Khóa luận Tình hình cho vay và sử dụng vốn vay của hộ nông dân tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Trà Bá – Gia Lai

Việt Nam là một nước nông nghiệp với gần 80% dân số sống ở nông thôn và hơn 70% lực lượng lao động làm việc trong khu vực nông thôn. Để thực hiện mục tiêu CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn, Hội nghị Trung ương lần VI đã khẳng định : “Sự phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng CNH – HĐH có vai trò cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu dài, làm cơ sở để ổn định và phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Thực tế cho thấy, mặc dù đã có những cải thiện đáng kể nhưng đời sống vật chất của nông thôn còn thấp, cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và đời sống còn nhiều khó khăn, thu nhập thấp, khả năng tích lũy vốn còn hạn chế và thiếu vốn sản xuất, hiệu quả sản xuất không cao. Hàng năm Nhà nước vẫn dành một lượng ngân sách đáng kể để đầu tư cho nông nghiệp, nông dân vay vốn sản xuất. Hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam có vai trò quan trọng trong huy động nguồn vốn nhàn rỗi của các cá nhân, tổ chức để cung ứng vốn cho các hộ có nhu cầu. Trong những năm qua các hộ sản xuất đã vay vốn từ các nguồn khác nhau trong đó vay từ Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn là rất lớn để sử dụng theo mục đích của mình. Bên cạnh đó, có những hộ vay vốn ngoài mục đích sản xuất còn sử dụng vào các mục đích như chi tiêu ăn uống, chữa bệnh, học hành. Hơn thế nữa, trong quá trình sản xuất việc sử dụng vốn vay của các hộ có thể xảy ra ngoài ý muốn do sử dụng chưa hợp lý, do quản lý vốn vay chưa tốt, hoặc do những rủi ro bất thường làm cho vốn vay bị thất thoát. Nhận thức được vấn đề trên, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài : “Tình hình cho vay và sử dụng vốn vay của hộ nông dân tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Trà Bá – Gia Lai”, với mục đích: - Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về vốn, kinh tế hộ - Đánh giá thực trạng cho vay và kết quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân. - Đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn để cho đồng vốn của ngân hàng đến với hộ nông dân ngày nhiều và có hiệu quả

pdf84 trang | Chia sẻ: tuantu31 | Lượt xem: 1160 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tình hình cho vay và sử dụng vốn vay của hộ nông dân tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Trà Bá – Gia Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN ------------- CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC TÌNH HÌNH CHO VAY VÀ SƯ DỤNG VỐN VAY CỦA HỘ NÔNG DÂN TẠI CHI NHÁNH NHo&PTNT TRÀ BÁ THÀNH PHỐ PLEIKU TỈNH GIA LAI SINH VIÊN THỰC HIỆN TRƯƠNG THỊ HẰNG NI Khóa học: 2007 - 2011 Đại học Kin h tế Hu ế ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN ------------- CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC TÌNH HÌNH CHO VAY VÀ SƯ DỤNG VỐN VAY CỦA HỘ NÔNG DÂN TẠI CHI NHÁNH NHo&PTNT TRÀ BÁ THÀNH PHỐ PLEIKU TỈNH GIA LAI Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn Trương Thị Hằng Ni TS. Phan Văn Hòa Lớp: K41A_KTNN Niên khóa: 2007 – 2011 Huế, tháng 05 năm 2011 Đại học Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp đại học này là kết quả của việc vận dụng kết hợp giữa lý luận và thực tiễn qua bốn năm học trên giảng đường đại học. Tuy nhiên để thực hiện và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp ngoài sự cố gắng của bản thân tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của Quý thầy cô trong trường, cùng các anh chị, các cô, các bác trong ban lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp cùng toàn thể bà con nông dân Phường Chi Lăng, xã ChưHDrông, xã Gào, Thành phố Pleiku, Tỉnh Gia Lai. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước hết là giáo viên hướng dẫn của mình là Ts. Phan văn Hòa - giảng viên Khoa Kinh tế phát triển đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, quan tâm giúp tôi hoàn thành chuyên đề này. Tôi cũng xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế trong suốt khóa học đã tận tình truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu giúp tôi có được sự vững vàng và tự tin trên con đường sự nghiệp của mình. Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của các bác, các cô, các chú, các anh, các chị tại Chi nhánh NHNo&PTNT Trà Bá đã chỉ dạy những kinh nghiệm làm việc thực tế, tạo điều kiện cho tôi tìm hiểu thực tế, cung cấp số liệu để hoàn thành khóa luận. Cuối cùng tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè những người đã luôn chia sẻ và tạo điều kiện để tôi học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 04 năm 2011 Sinh viên thực hiện Trương Thị Hằng Ni Đại học Kin h tế Hu ế iMỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................................. i DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... iv DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ........................................................ v PHẦN 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................1 PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................... 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................3 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ..........................................................................................................3 1.1.1 Khái quát về tín dụng ngân hàng.................................................................................3 1.1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng..................................................................................3 1.1.1.2 Phân loại tín dụng .....................................................................................................3 1.1.1.3 Bản chất tín dụng ......................................................................................................4 1.1.1.4 Nội dung quy trình nghiệp vụ cho vay tín dụng .......................................................5 1.1.2 Những quy định về hoạt động tín dụng ngân hàng .....................................................7 1.1.2.1 Nguyên tắc cho vay ..................................................................................................7 1.1.2.2 Điều kiện vay vốn.....................................................................................................8 1.1.2.3 Đối tượng cho vay ....................................................................................................8 1.1.2.4 Lãi suất cho vay........................................................................................................9 1.1.2.5 Thẩm định và quyết định cho vay ..........................................................................10 1.1.2.6 Phương thức cho vay ..............................................................................................10 1.1.3 Hộ nông dân và kinh tế hộ.........................................................................................11 1.1.3.1 Khái niệm hộ nông dân và kinh tế hộ.....................................................................11 1.1.3.2 Một số đặc điểm về kinh tế nông hộ ở nước ta ......................................................14 1.1.3.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của kinh tế hộ nông dân ......15 1.1.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.....................................................................................17 1.1.4.1 Đối với ngân hàng ..................................................................................................17 1.1.4.2 Đối với hộ ...............................................................................................................18 1.1.4.3 Chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ ....................................19 1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN ....................................................................................................19 1.2.1 Những kết quả đạt được của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ....................................................................................................................................19 1.2.2 Những kết quả đạt được của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Trà Bá, tỉnh Gia Lai .........................................................................................................................20 CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..............................23 2.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên của Thành phố Pleiku.....................................................23 2.1.1 Vị trí địa lý.................................................................................................................23 2.1.2 Địa hình .....................................................................................................................23 2.1.4 Đặc điểm thời tiết, khí hậu của vùng.........................................................................23 2.2 Tình hình kinh tế - xã hội Thành phố Pleiku................................................................24 Đại học Kin h tế Hu ế ii 2.2.1 Dân số và lao động ....................................................................................................24 2.2.2 Tinh hình sử dụng đất đai ..........................................................................................26 2.2.3 Tình hình kinh tế của Thành phố Pleiku ...................................................................29 2.3 Khái quát chung của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Trà Bá ...........34 2.3.1 Quá trình hình thành và phát triển .............................................................................34 2.3.2 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng...................................................................................36 2.3.3 Tình hình lao động của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Trà Bá ...............................................................................................................................38 2.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Trà Bá qua 2 năm 2009-2010 ............................................................................39 2.4 Tình hình cho vay hộ nông dân phát triển sản xuất của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Pleiku ..............................................................................42 2.4.1 Tình hình biến động doanh số cho vay hộ nông dân .................................................42 2.4.2 Tình hình biến động doanh số thu nợ hộ nông dân ...................................................43 2.4.3 Tình hình biến động dư nợ đối với hộ nông dân .......................................................44 CHƯƠNG 3 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA HỘ NÔNG DÂN Ở CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRÀ BÁ.....................................................................................................46 3.1 Năng lực sản xuất của các hộ điều tra ..........................................................................46 3.1.1 Tình hình lao động và nhân khẩu của các hộ điều tra ...............................................46 3.1.2 Tình hình đất đai của các hộ điều tra.........................................................................48 3.1.3 Tình hình tư liệu sản xuất của các hộ điều tra ...........................................................51 3.2 Tình hình vay vốn từ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Trà Bá của các hộ nông dân ........................................................................................................................52 3.2.1 Nhu cầu vay vốn của các hộ điều tra .........................................................................52 3.2.2 Tình hình vay vốn từ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Trà Bá của các hộ điều tra .....................................................................................................................55 3.3 Tình hình sử dụng vốn vay từ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Trà Bá của các hộ điều tra ..............................................................................................................56 3.3.1 Mục đích sử dụng vốn vay của các hộ điều tra .........................................................56 3.3.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ điều tra .....................................59 3.3.3 Tình hình hoàn trả vốn vay của các hộ điều tra.........................................................63 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN .............................................................65 4.1 Các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay của ngân hàng đến hộ nông dân.................65 4.1.1 Đối với các ngành, các cấp chính quyền ...................................................................65 4.1.2 Đối với NHNo&PTNT Trà Bá ..................................................................................65 4.2 Các giải pháp giúp hộ sử dụng vốn vay có hiệu quả ....................................................66 4.2.1 Về phía Ngân hàng ....................................................................................................66 4.2.2 Về phía hộ nông dân ..................................................................................................66 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................68 Đại học K n h tế Hu ế iii 1. Kết luận...........................................................................................................................68 2. Kiến nghị ........................................................................................................................68 2.1 Đối với chính quyền địa phương ..................................................................................68 2.2 Đối với ngân hàng ........................................................................................................69 2.3 Đối với hộ vay vốn .......................................................................................................69 Đại học Kin h tế Hu ế iv DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Tình hình dân số và lao động của Tp Pleiku qua 3 năm 2008-2010 25 Bảng 2: Tình hình sử dụng đất đai của Thành phố Pleiku qua 3 năm 2008 – 2010 ..............................................................................................................................28 Bảng 3: Tình hình sử dụng lao động của NHNo&PTNT Trà Bá qua 2 năm 2009- 2010 39 Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Trà Bá qua 2 năm 2009- 2010 40 Bảng 5: Tình hình cho vay phát triển sản xuất đối với hộ nông dân của NHNo&PTNT Trà Bá 2 năm 2009 – 2010 .....43 Bảng 6: Đặc điểm chung của hộ điều tra ....... 46 Bảng 7: Tình hình đất đai của hộ điều tra ................ .49 Bảng 8: Tình hình tư liệu sản xuất của hộ điều tra ....................51 Bảng 9: Nhu cầu vay vốn của các hộ điều tra và khả năng đáp ứng của NHNo&PTNT Trà Bá. ..... 54 Bảng 10: Tình hình vay vốn từ NHNo&PTNT Trà Bá của hộ điều tra .. 55 Bảng 11: Mục đích sử dụng vốn vay từ NHNo&PTNT Trà Bá của hộ điều tra .....58 Bảng 12a: Kết quả hoạt động sản xuất của hộ điều tra .59 Bảng 12b: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ vay vốn ngân hàng ..................................................................................................................61 Bảng 13: Tình hình hoàn trả vốn vay của hộ điều tra 63 Đại học K n h tế Hu ế vDANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT NHNo&PTNT : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn CBCNV : Cán bộ công nhân viên NHTM : Ngân hàng thương mại CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa TCKT : Tổ chức kinh tế HND : Hộ nông dân CBTD : Cán bộ tín dụng UBND : Ủy ban nhân dân TSCĐ : Tài sản cố định NHCSXH : Ngân hàng chính sách xã hội ĐVT : Đơn vị tính BQC : Bình quân chung BQ : Bình quân TLLĐ : Tư liệu lao động HTX : Hợp tác xã Đại học Kin h tế Hu ế 1PHẦN 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một nước nông nghiệp với gần 80% dân số sống ở nông thôn và hơn 70% lực lượng lao động làm việc trong khu vực nông thôn. Để thực hiện mục tiêu CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn, Hội nghị Trung ương lần VI đã khẳng định : “Sự phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng CNH – HĐH có vai trò cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu dài, làm cơ sở để ổn định và phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Thực tế cho thấy, mặc dù đã có những cải thiện đáng kể nhưng đời sống vật chất của nông thôn còn thấp, cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và đời sống còn nhiều khó khăn, thu nhập thấp, khả năng tích lũy vốn còn hạn chế và thiếu vốn sản xuất, hiệu quả sản xuất không cao. Hàng năm Nhà nước vẫn dành một lượng ngân sách đáng kể để đầu tư cho nông nghiệp, nông dân vay vốn sản xuất. Hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam có vai trò quan trọng trong huy động nguồn vốn nhàn rỗi của các cá nhân, tổ chức để cung ứng vốn cho các hộ có nhu cầu. Trong những năm qua các hộ sản xuất đã vay vốn từ các nguồn khác nhau trong đó vay từ Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn là rất lớn để sử dụng theo mục đích của mình. Bên cạnh đó, có những hộ vay vốn ngoài mục đích sản xuất còn sử dụng vào các mục đích như chi tiêu ăn uống, chữa bệnh, học hành... Hơn thế nữa, trong quá trình sản xuất việc sử dụng vốn vay của các hộ có thể xảy ra ngoài ý muốn do sử dụng chưa hợp lý, do quản lý vốn vay chưa tốt, hoặc do những rủi ro bất thường làm cho vốn vay bị thất thoát. Nhận thức được vấn đề trên, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài : “Tình hình cho vay và sử dụng vốn vay của hộ nông dân tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Trà Bá – Gia Lai”, với mục đích: - Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về vốn, kinh tế hộ - Đánh giá thực trạng cho vay và kết quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân. - Đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn để cho đồng vốn của ngân hàng đến với hộ nông dân ngày nhiều và có hiệu quả. Đại học Kin h tế Hu ế 2Phương pháp nghiên cứu: - Thu thập số liệu sơ cấp: Tiến hành điều tra, phỏng vấn 50 hộ theo phương pháp ngẫu nhiên không lặp lại trong Thành phố Pleiku từ danh sách vay vốn tại ngân hàng bằng các bảng hỏi có sẵn kết hợp phỏng vấn trực tiếp để có thêm thông tin phục vụ cho đề tài. Cách thức điều tra dựa vào ý kiến của cán bộ ngân hàng. Theo cán bộ ngân hàng, trên địa bàn Thị xã có đến 50% hộ nông dân vay vốn để trồng trọt, 30% hộ vay vốn cho chăn nuôi và 20% hộ vay vốn cho dịch vụ. - Thu thập số liệu thứ cấp: Dựa vào các tài liệu như niên giám thống kê của Thành phố Pleiku qua 3 năm 2008-2010, các tài liệu, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Trà Bá qua 2 năm 2009 -2010. Ngoài ra còn có các tài liệu thu thập được trên mạng, sách báo, tạp chí chuyên ngành tài chính – ngân hàng và được kế thừa một cách hợp lý trong chuyên đề. - Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Đê thực hiện chuyên đề tốt nghiệp, tôi đã thu thập và tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, tài chính ngân hàng, ý kiến của cô giáo hướng dẫn, các cô chú ở NHNo&PTNT Trà Bá, các hộ nông dân làm ăn giỏi của địa phương để làm căn cứ đưa ra các kết luận một cách chính xác, có căn cứ khoa học và thực tiễn. - Phương pháp phân tích số liệu: sử dụng phương pháp phân tích thống kê, phân tích so sánh... trên cơ sở điều tra thu thập, phân tích và xử lý số liệu. Đại học Kin h tế Hu ế 3PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1 Khái quát về tín dụng ngân hàng 1.1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng Tín dụng hiểu theo một cách đơn giản đó là quan hệ vay mượn lẫn nhau trên cơ sở hoàn trả cả gốc lẫn lãi giữa người đi vay và người cho vay. Đối với NHTM, tín dụng là một việc cho vay hay ứng trước tiền do ngân hàng thực hiện với cam kết từ người đi vay sẽ hoàn trả cả gốc lẫn lãi đúng thời hạn. Theo nghĩa rộng, “Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị dưới hình thức vật chất hay tiền tệ giữa người nắm quyền sở hữu tài sản với người đi vay trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc phải hoàn trả một lượng giá trị lớn hơn”. Tín dụng ngân hàng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp, và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay đến hạn thanh toán. 1.1.1.2 Phân loại tín dụng a. Căn cứ vào thời hạn hoàn trả vốn tín dụng - Tín dụng ngắn hạn: là tín dụng có thời hạn dưới 1 năm, thường được dùng để cung cấp tạm thời lượng vốn lưu động thiếu hụt của các doanh nghiệp và phục vụ nhu cầu sinh hoạt của dân cư. - Tín dụng trung hạn: là tín dụng có thời hạn từ 12 tháng đến 60 tháng, thường được sử dụng cho vay mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh. - Tín dụng dài hạn: là tín dụng có thời hạn từ 60 tháng trở lên, được sử dụng để cấp vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản như đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn. Đại học Kin h tế Hu ế 4b. Căn cứ vào đối tượng tín dụng - Tín dụng vốn lưu động: Là loại tín dụng được cung cấp để hình thành vốn lưu động của các tổ chức kinh tế như cho vay để dự trữ hàng hóa đối với các doanh nghiệp thương nghiệp, cho vay để phục vụ sản xuất... - Tín dụng vốn cố định: Là loại hình tín dụng cung cấp nhằm hình thành tài sản cố định của các doanh nghiệp. Tín dụng vốn cố định thường được đầu tư để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và công trình mới. Thời hạn cho vay đối với loại hình tín dụng này là trung hạn và dài hạn. c. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay - Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: Là loại tín dụng được cung cấp cho các nhà doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác để tiến hành sản xuất và lưu thông hàng hóa. - Tín dụng tiêu dùng: Là loại tín dụng được cung cấp cho các cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng,
Luận văn liên quan