Trong xu thếhội nhập nền kinh tếquốc tếhiện nay, nước ta đã có chủtrương
mởcửa kinh tếvới các nước trên thếgiới. Hoạt động ngọai thương góp phần quan
trọng vào sựtăng trưởng của nền kinh tếViệt Nam trong những năm qua.
Việt Nam là nước đang phát triển, còn nhiều hạn chếvềtrình độkhoa học kỹ
thuật và công nghệ, cơsởhạtầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tếxã
hội của đất nước. Để đẩy nhanh quá trình phát triển và hội nhập thì chúng ta phải
nhanh chóng tiếp cận, đi tắt đón đầu các công nghệvà kỹthuật tiên tiến của nước
ngoài, phát triển hệthống cơsởhạtầng kỹthuật. Đểthực hiện được điều này thì
hoạt động nhập khẩu đóng vai trò rất quan trọng.
Lýdo chọn đềtài:
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai nhu cầu vềtàu biển sử
dụng trong giao thương quốc tếvà nhu cầu vềsửdụng công cụ, dụng cụcho công
nghiệp sửa chữa ôtô tăng cao. Nhưng việc cung ứng hóa chất và dụng cụtrong nước
vẫn chưa đủ đáp ứng cho thịtrường cũng nhưchưa đảm bảo chất lượng. Do vậy
việc nhập khẩu hóa chất hỗtrợcông tác vận hành và sửa chữa trong ngành hàng hải
và nhập khẩu công cụdụng cụphục vụngành công nghiệp sửa chữa ôtô là một giải
pháp đểkhắc phục bổsung những khiếm khuyết đó. Thực tếkinh doanh nhập khẩu
hàng hóa của các công ty Việt Nam hiện nay chưa thực sự đem lại hiệu quảnhư
mong muốn. Có nhiều vướng mắc xuất phát từbản thân công ty và Nhà nước cần
phải khắc phục kịp thời. Trước bối cảnh đó đã đặt ra cho các ngành trong nền kinh
tếnói chung và ngành thương mại nói riêng cũng nhưcác công ty thương mại kinh
doanh xuất nhập khẩu trong đó có Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại
Dịch VụKim Đại Hải những cơhội và thách thức lớn lao.
Mục tiêu đềtài:
Trên cơsở phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu hóa chất và
dụng cụtại công ty đểtìm ra những mặt đã đạt được và những mặt còn hạn chếchủ
yếu trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty. Từ đó đưa ra một sốgiải
pháp góp phần nâng cao hiệu quảcủa hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại công ty.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Tập trung nghiên cứu các mặt hàng và thịtrường chủlực mà công ty đang
nhập khẩu cũng nhưcác chỉtiêu kinh tếmà công ty đạt được từhoạt động kinh
doanh nhập khẩu trong 3 năm từ2007 đến 2009.
Phương pháp nghiên cứu:
Chủyếu dựa vào phương pháp quan sát thực tếvà cách nghiên cứu, phân tích
qua sốliệu ghi chép thực tếtại công ty.
Kết cấu của đềtài:
Qua một thời gian thực tập tại phòng kinh doanh, công ty Kim Đại Hải, cùng
với những kiến thức được bịtrong nhà trường, với mục đích tìm hiểu thêm vềtình
hình nhập khẩu vật liệu và máy móc thiết bịtại Công ty, em đã chọn đềtài: “Tình
hình kinh doanh nhập khẩu tại công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại và
Dịch VụKim Đại Hải”, cho báo cáo khóa luận tốt nghiệp của mình. Những nội
dung chính của đềtài:
Chương 1: Cơsởlýluận chung vềnhập khẩu hàng hóa
Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại công ty TNHH
TM-DV Kim Đại Hải
Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quảhoạt động kinh doanh
nhập khẩu của công ty TNHH TM-DV Kim Đại Hải
78 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4682 | Lượt tải: 8
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tình hình kinh doanh nhập khẩu tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ Kim Đại Hải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SVTH: Huỳnh Ngọc Đoan Trang GVHD: Ths. Cao Minh Trí
1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế hiện nay, nước ta đã có chủ trương
mở cửa kinh tế với các nước trên thế giới. Hoạt động ngọai thương góp phần quan
trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua.
Việt Nam là nước đang phát triển, còn nhiều hạn chế về trình độ khoa học kỹ
thuật và công nghệ, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã
hội của đất nước. Để đẩy nhanh quá trình phát triển và hội nhập thì chúng ta phải
nhanh chóng tiếp cận, đi tắt đón đầu các công nghệ và kỹ thuật tiên tiến của nước
ngoài, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Để thực hiện được điều này thì
hoạt động nhập khẩu đóng vai trò rất quan trọng.
Lý do chọn đề tài:
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai nhu cầu về tàu biển sử
dụng trong giao thương quốc tế và nhu cầu về sử dụng công cụ, dụng cụ cho công
nghiệp sửa chữa ôtô tăng cao. Nhưng việc cung ứng hóa chất và dụng cụ trong nước
vẫn chưa đủ đáp ứng cho thị trường cũng như chưa đảm bảo chất lượng. Do vậy
việc nhập khẩu hóa chất hỗ trợ công tác vận hành và sửa chữa trong ngành hàng hải
và nhập khẩu công cụ dụng cụ phục vụ ngành công nghiệp sửa chữa ôtô là một giải
pháp để khắc phục bổ sung những khiếm khuyết đó. Thực tế kinh doanh nhập khẩu
hàng hóa của các công ty Việt Nam hiện nay chưa thực sự đem lại hiệu quả như
mong muốn. Có nhiều vướng mắc xuất phát từ bản thân công ty và Nhà nước cần
phải khắc phục kịp thời. Trước bối cảnh đó đã đặt ra cho các ngành trong nền kinh
tế nói chung và ngành thương mại nói riêng cũng như các công ty thương mại kinh
doanh xuất nhập khẩu trong đó có Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại
Dịch Vụ Kim Đại Hải những cơ hội và thách thức lớn lao.
Mục tiêu đề tài:
Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu hóa chất và
dụng cụ tại công ty để tìm ra những mặt đã đạt được và những mặt còn hạn chế chủ
yếu trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty. Từ đó đưa ra một số giải
pháp góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại công ty.
SVTH: Huỳnh Ngọc Đoan Trang GVHD: Ths. Cao Minh Trí
2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Tập trung nghiên cứu các mặt hàng và thị trường chủ lực mà công ty đang
nhập khẩu cũng như các chỉ tiêu kinh tế mà công ty đạt được từ hoạt động kinh
doanh nhập khẩu trong 3 năm từ 2007 đến 2009.
Phương pháp nghiên cứu:
Chủ yếu dựa vào phương pháp quan sát thực tế và cách nghiên cứu, phân tích
qua số liệu ghi chép thực tế tại công ty.
Kết cấu của đề tài:
Qua một thời gian thực tập tại phòng kinh doanh, công ty Kim Đại Hải, cùng
với những kiến thức được bị trong nhà trường, với mục đích tìm hiểu thêm về tình
hình nhập khẩu vật liệu và máy móc thiết bị tại Công ty, em đã chọn đề tài: “Tình
hình kinh doanh nhập khẩu tại công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại và
Dịch Vụ Kim Đại Hải”, cho báo cáo khóa luận tốt nghiệp của mình. Những nội
dung chính của đề tài:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về nhập khẩu hàng hóa
Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại công ty TNHH
TM-DV Kim Đại Hải
Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
nhập khẩu của công ty TNHH TM-DV Kim Đại Hải
Vì thời gian thực tập có hạn và do còn thiếu kinh nghiệm nên bài báo cáo này
của em còn chưa được tốt. Rất mong quý thầy cô và quý công ty Kim Đại Hải góp ý
kiến để báo cáo được hòan thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn thầy hướng dẫn Cao Minh Trí và bà Trần Thị
Thanh – Giám đốc công ty cùng tập thể các anh chị nhân viên phòng kinh doanh
của công ty đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để em hòan thành bài báo cáo này.
SVTH: Huỳnh Ngọc Đoan Trang GVHD: Ths. Cao Minh Trí
3
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận chung về nhập khẩu hàng hóa
1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của nhập khẩu
1.1.1 Khái niệm
Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của hoạt động ngoại thương, là một
trong hai hoạt động cơ bản cấu thành nên hoạt động ngoại thương. Có thể hiểu nhập
khẩu là quá trình mua hàng hoá và dịch vụ từ nước ngoài để phục vụ cho nhu cầu
trong nước và tái nhập nhằm mục đích thu lợi nhuận.
Nhập khẩu có thể bổ sung những hàng hoá mà trong nước không thể sản
xuất được hoặc chi phí sản xuất quá cao hoặc sản xuất nhưng không đáp ứng được
nhu cầu trong nước. Nhập khẩu cũng nhằm tăng cường cơ sở vật chất kinh tế, công
nghệ tiên tiến hiện đại ….tăng cường chuyển giao công nghệ, tiết kiệm được chi phí
sản xuất, thời gian lao động, góp phần quan trọng phát triển sản xuất xã hội một
cách có hiệu quả cao. Mặt khác nhập khẩu tạo ra sự cạnh tranh giữa hàng hoá nội
địa và hàng hoá ngoại nhập từ đó tạo ra động lực thúc đẩy các nhà sản xuất trong
nước phải tối ưu hoá tổ chức sản xuất, tổ chức bộ máy để cạnh tranh được với các
nhà sản xuất nước ngoài.
1.1.2 Đặc điểm của hoạt động nhập khẩu:
Hoạt động nhập khẩu là hoạt động mua bán quốc tế, nó là một hệ thống các
quan hệ mua bán rất phức tạp và có tổ chức từ bên trong ra bên ngoài. Vì thế hoạt
động nhập khẩu đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng nó cũng có thể gây những hậu
quả do tác động với cả hệ thống kinh tế bên ngoài, mà một quốc gia tham gia nhập
khẩu không thể khống chế được.
Hoạt động nhập khẩu được tổ chức, thực hiện nhiều nhiệm vụ, nhiều khâu
khác nhau. Từ điều tra thị trường nước ngoài, lựa chọn hàng hoá nhập khẩu, giao
dịch, tiến hành đàm phán và ký kết hợp đồng, tổ chức thực hiện hợp đồng cho đến
khi nhận hàng hoá và thanh toán. Các khâu, các nhiệm vụ phải được nghiên cứu và
phân tích kỹ lưỡng để nắm bắt được những lợi thế và đạt được kết quả mà mình
mong muốn.
Hoạt động nhập khẩu là hoạt động giao dịch buôn bán giữa những người có
quốc tịch khác nhau. Với đặc điểm thị trường rộng lớn, khó kiểm soát, đồng tiền
thanh toán là ngoại tệ đối với một nước hoặc cả hai,và các quốc gia khác nhau khi
SVTH: Huỳnh Ngọc Đoan Trang GVHD: Ths. Cao Minh Trí
4
tham gia vào hoạt động nhập khẩu phải tuân theo những phong tục tập quán của địa
phương, và các thông lệ quốc tế.
Hoạt động nhập khẩu diễn ra trên phạm vi rất rộng cả về không gian và thời
gian. Nó có thể được tiến hành trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia hoặc trên
nhiều quốc gia khác trên thế giới, và có thể chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn
hoặc có thể kéo dài hàng năm.
Hoạt động nhập khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, có thể hàng hoá nhập khẩu là
hàng tiêu dùng hay là các tư liệu sản xuất, các máy móc thiết bị và cả công nghệ kỹ
thuật cao. Nhằm mang lại lợi ích cho các quốc gia nhập khẩu.
1.1.3 Vai trò của nhập khẩu:
Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng trong thương mại quốc tế, nó tác
động trực tiếp đến tình hình sản xuất, và đời sống nhân dân (thông qua tiêu dùng
hàng nhập khẩu). Thông qua nhập khẩu sẽ tăng cường được cơ sở vật chất kỹ thuật,
công nghệ tiên tiến, hiện đại cho quá trình sản xuất, và người dân được tiêu dùng
các sản phẩm mà trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất chưa đáp ứng được
nhu cầu. Hoạt động nhập khẩu có những vai trò chủ yếu sau đây:
1.1.3.1 Đối với nền kinh tế thế giới:
Thông qua hoạt động nhập khẩu các quốc gia trên thế giới có điều kiện hiểu
rõ về phong tục tập quán, văn hoá chính trị… Qua đó sẽ góp phần đẩy nhanh quá
trình hội nhập hoá nền kinh tế giữa các nước, khai thác triệt để về lợi thế so sánh
của nước mình và sử dụng các nguồn lực, tài nguyên thiên một cách hợp lý hơn.
Hoạt động nhập khẩu sẽ kích thích việc sản xuất và tiêu dùng trong mỗi
nước phát triển hơn. Làm cho khối lượng hàng hoá và nhu cầu trong nền kinh tế thế
giới tăng lên, từ đó mức sống của người dân được nâng cao.
Hoạt động nhập khẩu sẽ giúp cho các nước kém phát triển hoặc đang phát
triển có cơ hội học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong quản lý, tiếp thu được các
thành tựa khoa học kỹ thuật và phục vụ cho công cuộc hiện đại hoá, công nghiệp
hoá đất nước.
Hoạt động nhập khẩu sẽ giúp cho quá trình liên kết kinh tế giữa các quốc
gia, các khu vực được đẩy mạnh hơn. Làm cho quá trình phân công lao động quốc
tế diễn ra trên toàn thế giới. Tạo uy tín cho mỗi quốc gia thành viên được nâng cao.
SVTH: Huỳnh Ngọc Đoan Trang GVHD: Ths. Cao Minh Trí
5
Các hoạt động đối ngoại khác như bảo hiểm, du lịch, dịch vụ thương mại cũng phát
triển nhanh chóng.
1.1.3.2 Đối với nền kinh tế Việt Nam:
Nước ta là một nước đang phát triển do đó nhập khẩu hàng hoá là một tất
yếu để phục vụ cho quá trình phát triển nền kinh tế, và đẩy nhanh công cuộc công
nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Như vậy hoạt động nhập khẩu có một vai trò rất
to lớn đối với nền kinh tế Việt Nam:
- Nhập khẩu các thiết bị xây dựng sẽ giúp cho quá trình xây dựng cơ sở vật
chất kỹ thuật được rút ngắn thời gian và công sức. Tạo điều kiện phát triển nền kinh
tế với các dây truyền thiết bị hiện đại, thông qua nhập khẩu các thiết bị hiện đại sẽ
làm cho đội ngũ lao động của nước ta nâng cao tay nghề và kiến thức, các nhà quản
lý có điều kiện trao dồi những kiến thức về trình độ và công tác quản lý.
- Nhập khẩu hàng hoá sẽ làm đa dạng các mặt hàng và chủng loại hàng hóa,
người tiêu dùng sẽ lựa chọn được những hàng hoá phù hợp với thu nhập của mình.
Qua đó sẽ góp phần cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân. Thông qua hoạt động
nhập khẩu sẽ bổ xung kịp thời những hàng hoá thiếu hụt trong nước do sản xuất
trong nước không đáp ứng đủ hoặc chưa sản xuất được.
- Nhờ nhập khẩu mà ngành sản xuất trong nước sẽ đào thải được các đơn vị
có năng lực sản xuất yếu kém không có sức cạnh tranh. Thông qua hoạt động nhập
khẩu sẽ giúp cho các doanh nghiệp trong nước phải đổi mới cả công nghệ và cách
quản lý để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá sản xuất ra. Tạo điều kiện cho việc
chiếm lĩnh thị trường trong nước và dần dần tiến tới xuất khẩu.
- Nhập khẩu sẽ tạo cơ hội cho nước ta mở rộng được quan hệ ngoại giao với
các nước khác. Từ đó tranh thủ sự ủng hộ của họ để phát triển kinh tế của mình.
1.1.3.3 Đối với các doanh nghiệp:
Thông qua hoạt động nhập khẩu các doanh nghiệp phải đổi mới cải tiến
công nghệ chất lượng, dịch vụ sản phẩm để tăng sức canh tranh của sản phẩm nội
địa. Qua đó hiệu quả sản xuất được nâng cao, người lao động tìm được việc làm, đời
sống cán bộ công nhân được nâng cao.
Hoạt động nhập khẩu là hoạt động trên phạm vi quốc tế rất phức tạp vì có
sự giao lưu của nhiều nền kinh tế khác nhau về văn hoá, chính trị, tập quán, ngôn
ngữ…Vì vậy, buộc các doanh nghiệp nhập khẩu phải luôn hoàn thiện và đổi mới
SVTH: Huỳnh Ngọc Đoan Trang GVHD: Ths. Cao Minh Trí
6
công tác quản trị kinh doanh, các cán bộ, các cá nhân luôn phải học hỏi kinh
nghiệm, nâng cao nghiệp vụ… Điều đó làm nâng cao năng lực chuyên môn của các
thành viên trong doanh nghiệp.
Hoạt động nhập khẩu hàng hoá có vai trò làm tăng thế lực và uy tín của
công ty cả ở thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Lợi nhuận do kinh doanh
đem lại cho phép công ty xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mở rộng các lĩnh vực
kinh doanh cả về chiều sâu lẫn chiều rộng, góp phần giải quyết công ăn việc làm
cho người lao động, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, góp phần giải quyết
vấn đề bức xúc của xã hội, cải thiện và phát triển mối quan hệ trong kinh doanh.
Hoạt động nhập khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp liên kết giữa các
chủ thể trong và ngoài nước một cách tự giác, xuất phát từ lợi ích của cả hai bên, tạo
ra sức mạnh chủ thể trong doanh nghiệp một cách thiết thực.
Như vậy nhập khẩu có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia, nó
tồn tại như là một nhu cầu cần thiết.
1.2 Các hình thức nhập khẩu
Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu chỉ được tiến hành ở các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu trực tiếp, nhưng trong thực tế do tác động của điều kiện kinh doanh,
Nhà nước tạo ra nhiều hình thức xuất nhập khẩu khác nhau. Ở đây, ta chỉ xét một
vài hình thức nhập khẩu phổ biến đang được áp dụng tại các doanh nghiệp nước ta
hiện nay.
1.2.1 Nhập khẩu trực tiếp
Khái niệm: Nhập khẩu trực tiếp là hoạt động nhập khẩu độc lập của một
doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu trên cơ sở nghiên cứu kỹ thị trường trong nước
và quốc tế, tính toán chính xác các chi phí, đảm bảo hiệu quả kinh doanh nhập khẩu,
tuân thủ đúng các chính sách, luật pháp quốc gia và luật pháp quốc tế.
Đặc điểm: Trong hình thức nhập khẩu trực tiếp này thì doanh nghiệp phải
đứng mũi chịu sào tất cả. Đây là hoạt động phải được xem xét cẩn thận ngay từ
bước ban đầu là nghiên cứu thông tin cho đến việc ký kết hợp đồng bởi doanh
nghiệp phải tự bỏ vốn của mình chịu mọi phí tổn giao dịch, nghiên cứu thị trường,
giao nhận, lưu kho, chi phí để tiêu thụ hàng hoá, các khoản thuế phải nộp khi doanh
nghiệp tự doanh, doanh nghiệp được trích kim ngạch nhập khẩu và khi tiêu thụ hàng
SVTH: Huỳnh Ngọc Đoan Trang GVHD: Ths. Cao Minh Trí
7
hoá doanh nghiệp phải chịu thuế doanh thu, thuế mặt hàng. Thông thường, doanh
nghiệp chỉ cần lập một hợp đồng với bên nước ngoài còn hợp đồng mua bán trong
nước sau khi hàng về sẽ lập sau.
1.2.2 Nhập khẩu uỷ thác
Khái niệm: Nhập khẩu uỷ thác là hoạt động hình thành giữa một doanh
nghiệp trong nước có vốn ngoại tệ riêng và có nhu cầu nhập khẩu một loại hàng hoá
nhưng lại không có quyền tham gia quan hệ xuất nhập khẩu trực tiếp đã uỷ thác cho
một doanh nghiệp có chức năng trực tiếp giao dịch ngoại thương tiến hành nhập
khẩu theo yêu cầu của mình. (Nói cách khác nhập khẩu uỷ thác là doanh nghiệp
nhập khẩu đóng vai trò trung gian nhập khẩu ).
Bên nhận uỷ thác phải tiến hành đàm phán với nước ngoài để nhập khẩu
hàng hoá theo yêu cầu của bên uỷ thác. Thông thường doanh nghiệp nhận uỷ thác
được hưởng một khoản thù lao trị giá 0,5% đến 1,5% tổng giá trị hợp đồng (phí ủy
thác) và phải nộp thuế thu nhập trên nguồn thu này, khi tiến hành nhập khẩu doanh
nghiệp nhận uỷ thác chỉ tính kim ngạch xuất nhập khẩu chứ không tính vào doanh
số và nộp thuế giá trị gia tăng.
Đặc điểm: Trong hoạt động nhập khẩu này doanh nghiệp nhận uỷ thác
không phải bỏ vốn, không phải xin hạn nghạch (nếu có), không phải nghiên cứu thị
trường hàng nhập mà chỉ đứng ra làm đại diện bên uỷ thác để tìm và giao dịch với
bạn hàng nước ngoài, ký kết hợp đồng và làm thủ tục nhập khẩu hàng cũng như thay
bên uỷ thác khiếu nại, đòi bồi thường với bên nước ngoài khi có tổn thất.
Khi nhập khẩu uỷ thác thì các doanh nghiệp nhận uỷ thác phải lập 2 hợp
đồng:
- Một hợp đồng ngoại - mua hàng với nước ngòai
- Một hợp đồng nội - uỷ thác nhập khẩu với bên uỷ thác
1.2.3 Nhập khẩu liên doanh
Khái niệm: Là hoạt động nhập khẩu hàng hoá trên cơ sở liên kết kinh tế
một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp (trong đó có ít nhất một doanh nghiệp
xuất nhập khẩu trực tiếp) nhằm phối hợp kỹ năng để cùng giao dịch và đề ra các chủ
SVTH: Huỳnh Ngọc Đoan Trang GVHD: Ths. Cao Minh Trí
8
trương biện pháp có liên quan đến hoạt động nhập khẩu, thúc đẩy hoạt động này
phát triển theo hướng có lợi nhất cho cả hai bên lãi cùng chia, lỗ cùng chịu
Đặc điểm: So với nhập khẩu tự doanh thì doanh nghiệp bớt chịu rủi ro hơn
bởi vì mỗi doanh nghiệp liên doanh nhập khẩu chỉ phải góp một phần vốn nhất định,
quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bên cũng tăng theo vốn góp. Việc phân chia chi
phí, thuế doanh thu theo tỷ lệ vốn góp, lãi lỗ tuỳ theo hai bên thoả thuận phân chia
dựa trên vốn góp cộng với phần trách nhiệm mà mỗi bên phải gánh vác.
Trong nhập khẩu liên doanh, doanh nghiệp đứng ra nhập hàng sẽ được tính
kim ngạch nhập khẩu nhưng khi đưa hàng về tiêu thụ thì chỉ tính doanh số trên số
hàng tính theo tỷ lệ vốn góp và chỉ chịu thuế doanh thu trên số hàng đó.
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp phải thực hiện 2 hợp đồng:
- Một hợp đồng mua hàng với nước ngoài
- Một hợp đồng liên doanh với doanh nghiệp khác
Sự phân chia trên là dựa vào chủ thể của hoạt động nhập khẩu, nếu quan tâm đến
hình thức thanh toán trong hoạt động này thì có thể thấy 2 hình thức chính là mua
bán, thanh toán bằng tiền và thanh toán bằng hàng hay còn gọi là mua bán đối lưu.
Mua bán bằng tiền là hình thức thông thường và trong phạm vi ở đây cần quan tâm
đến hình thức nhập khẩu đối lưu hay đổi hàng.
1.2.4 Nhập khẩu đối lưu
Khái niệm: Nhập khẩu đổi hàng cùng với trao đổi bù trừ là 2 loại nghiệp vụ
chủ yếu của buôn bán đối lưu, nó là một hình thức nhập khẩu gắn với xuất khẩu,
thanh toán trong hợp đồng này không phải dùng tiền mà dùng chính bằn hàng hoá.
Ở đây mục đích của nhập khẩu hàng không chỉ để thu lãi từ hoạt động nhập khẩu
mà còn nhằm để xuất được hàng thu cả lãi từ hoạt động xuất.
Đặc điểm: Hoạt động này rất có lợi bởi cùng một hợp đồng mà có thể tiến
hành cùng một lúc hoạt động xuất và nhập, do đó có thể thu lãi từ 2 hoạt động.
- Hàng xuất và hàng nhập tương đương về giá trị, tính quý hiếm cân bằng về
giá. Bạn hàng bán cũng chính là bạn hàng mua.
SVTH: Huỳnh Ngọc Đoan Trang GVHD: Ths. Cao Minh Trí
9
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp được tính của kim ngạch nhập
khẩu và kim ngạch xuất khẩu, doanh số trên cả hàng nhập và hàng xuất.
Ngoài ra chia theo mục đích hàng nhập khẩu có thể phân ra nhập hàng tiêu
thụ trong nước và nhập hàng để tái xuất. Ở nước ta hiện nay chủ yếu là nhập về tiêu
dùng trong nước, nhập tái xuất ít, chưa ở mức độ cao thế nhưng trong tương lai sẽ
phát triển thông dụng.
1.2.5 Nhập khẩu tái xuất
Khái niệm: Là hoạt động nhập hàng vào trong nước nhưng không phải để
tiêu thụ trong nước mà để xuất sang một nước nào đó nhằm thu lợi nhuận, những
hàng nhập này không được qua chế biến ở nước tái xuất. Như vậy, nhập khẩu tái
xuất luôn thu hút 3 nước tham gia: nước xuất khẩu , nước tái xuất và nước nhập
khẩu.
Đặc điểm: Doanh nghiệp nước tái xuất phải lập 2 hợp đồng:
- Một hợp đồng nhập khẩu
- Một hợp đồng xuất khẩu
Doanh nghiệp nước tái xuất phải tính toán chi phí ghép mối bạn hàng xuất
và nhập sao cho có thể thu được số tiền lớn hơn tổng chi phí bỏ ra để tiến hành hoạt
động.
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp được tính kim ngạch xuất và nhập,
doanh số tính trên giá trị hàng xuất do đó phải chịu thuế doanh thu.
Hàng hoá không nhất thiết phải chuyển về nước tái xuất mà có thể chuyển
thẳng sang nước thứ 3, nhưng trả tiền thì phải luôn do người tái xuất thu từ người
nhập khẩu và trả cho người xuất khẩu. Nhiều khi người tái xuất còn thu được lợi tức
về tiền hàng do thu được nhanh và trả chậm.
Ø Trên đây ta xét một số hình thức nhập khẩu cơ bản. Trong đó nhập khẩu
trực tiếp là hoạt động phổ biến nhất và tồn tại lâu đời nhất. Trải qua nhiều biến đổi
của xã hội hoạt động nhập khẩu có nhiều hình thức được sáng tạo ra nhằm đáp ứng
nhu cầu thay đổi đó. Việc áp dụng hình thức nào là tuỳ thuộc và điều kiện và trình
độ cũng như năng lực của mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia. Đứng trước thực trạng
SVTH: Huỳnh Ngọc Đoan Trang GVHD: Ths. Cao Minh Trí
10
đó mỗi quốc gia mỗi tổ chức quốc tế đều đưa ra quan điểm của mình. Bởi đây là
một vấn đề nhạy cảm liên quan đến thương mại của mỗi quốc gia, cho nên không
phải quốc gia nào cũng có được quan điểm rõ ràng nhất quán. Nhìn chung vấn đề
nhập khẩu được giải quyết hết sức linh hoạt ở các nước khác nhau.
1.3 Nội dung chủ yếu của hoạt động nhập khẩu hàng hóa
Hoạt động nhập khẩu có những nhiệm vụ phức tạp hơn nhiều so với hoạt động
kinh doanh nội địa do có sự khác biệt về chủ thể và khoảng cách địa lý. Vì vậy, để
thực hiện hoạt động nhập khẩu có hiệu quả thì doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần xác
định rõ trách nhiệm, nội dung và trình tự công việc phải làm. Mỗi bước, mỗi nghiệp
vụ phải được nghiên cứu, thực hiện đầy đủ, kỹ lưỡng và đặt trong mối quan hệ lẫn
nhau, tranh thủ nắm bắt lợi thế nhằm đảm bảo cho hoạt động đạt hiệu quả cao nhất,
phục vụ đầy đủ, kịp thời cho sản xuất và tiêu dùng trong nước.
1.3.1 Nghiên cứu thị trường
Thị trường ra đời và phát triển gắn liền với lịch sử p