Khóa luận Tình hình lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua: Dự báo trong thời gian tới và đề xuất một số giải pháp

Lạm phát từ khi xuất hiện đến nay luôn là một trong những vấn đề được đề cập đến rất nhiều trong mỗi nền kinh tế cũng như trong nền kinh tế toàn cầu. Là một trong bốn đỉnh của “tứ giác mục tiêu”, việc kiềm chế lạm phát đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia bởi nó tác động trực tiếp đến lợi ích của các cá nhâ, tổ chức cũng như chính phủ. Việt Nam sau khi thống nhất đất nước đã trải qua những thời kỳ “thăng trầm” của lạm phát. Từ chỗ chưa được chính thức thừa nhận trong nền kinh tế những năm đầu giải phóng đến cơn bão siêu lạm phát những năm 1986-1988 sau đó “im lặng” trong một giai đoạn giảm phát, lạm phát lại bùng trở lại ở nước ta sau khi mở cửa nền kinh tế, gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Năm 2007, một năm sau khi trở thành thành viên chính thức của WTO, lạm phát phi mã đánh dẫu sự trở lại bằng việc đưa chỉ số giá tiêu dùng lên 12,6%. Năm tháng đầu năm 2008, chỉ số lạm phát đã vượt qua cả mục tiêu lạm phát cả năm do Quốc hội đề ra và tỷ lệ lạm phát của cả năm ngoái. Dường như nền kinh tế đang tăng trưởng quá nóng và không hấp thu được hết những cơ hội của nó. Bên cạnh đó là những bất cập trong hệ thống tài chính tiền tệ cũng như sự thiếu đồng bộ trong các chính sách của Chính phủ đã dẫn tới tình trạng lạm phát như hiện nay. Yêu cầu đặt ra là phải nghiên cứu xác định được đúng nguyên nhân lạm phát ở nước ta để có thể “kê đơn đúng bệnh” và đưa ra những dự đoán trong thời gian tới nhằm chuẩn bị một cách tốt nhất cho nền kinh tế trong giai đoạn mở cửa hơn nữa. Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó và qua nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề này trong quá trình học tập cũng như trong thực tế, em đã quyết định chọn đề tài: “Tình hình lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua – Dự báo trong thời gian tới và đề xuất một số giải pháp” cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Khóa luận được hình thành trên cơ sở xác định: ♦ Mục đích nghiên cứu: - Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về lạm phát - Nghiên cứu thực trạng và những nguyên nhân dẫn đến lạm phát ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Nhìn nhận các giải pháp của chính phủ và rút ra những thành công cũng như hạn chế của các giải pháp đó. Cuối cùng đưa ra những dự đoán về xu thế của lạm phát trong thời gian tới. - Đễ xuất một số giải pháp ♦ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài vấn đề lạm phát trong nền kinh tế - Phạm vi nghiên cứu: tình hình lạm phát ở Việt Nam trong thời gian gần đây (từ sau giải phóng đến nay) ♦ Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp sử dụng trong khóa luận này là phương pháp tiếp cận hệ thống duy vật biện chứng, logic và lịch sử. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng là phương pháp tiếp cận thực tế các vấn đề lý luận, phân tích, tổng hợp, so sánh, mô hình hóa và sơ đồ hóa dựa trên cơ sở các số liệu thực tế. Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận được trình bày theo 3 chương: Chương I: Tổng quan về lạm phát Chương II: Thực trạng lạm phát ở Việt Nam và các chính sách của Chính phủ Chương III: Xu hướng lạm phát của Việt Nam và các giải pháp kiềm chế lạm phát trong thời gian tới

doc74 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2945 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tình hình lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua: Dự báo trong thời gian tới và đề xuất một số giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan