Khóa luận Tình hình thu mua - Xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần XNK thủy sản Hà Tĩnh

Từ lâu thủy sản đã là loại thực phẩm phổ biến, được ưa chuộng ở nhiều quốc gia. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, gia tăng dân cư nên nhu cầu về thủy sản ngày càng nhiều hơn để đáp ứng thị hiếu tiêu dùng đa dạng, từ cao cấp đến bình dân. Ngoài ra, mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm của thủy sản cao hơn các loại thực phẩm khác, trong khi dịch bệnh ở gia súc, gia cầm như H5N1,H1N1 .có chiều hướng gia tăng càng làm cho nhu cầu tiêu thụ thủy sản trên thế giới tăng mạnh. Tăng trưởng tiêu dùng thủy sản không những diễn ra mạnh mẽ ở các nước phát triển, mà còn ở các nước đang phát triển. Cùng với xu hướng tiêu thụ này thì việc trao đổi, xuất nhập khẩu thủy sản giữa các quốc gia được đẩy mạnh và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung đó. Trong số các nhà xuất khẩu thủy sản, Việt Nam được coi là nước có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản nhanh nhất. Tổng sản lượng thủy sản năm 2011 ước tính là 5432,9 nghìn tấn, tăng 5,6% so với năm 2010; trong đó cá chiếm 4050,5 nghìn tấn, tăng 5,6%; tôm 632,9 nghìn tấn, tăng 6,8%. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước trong tháng 7 năm 2010 ước đạt 430 triệu USD, nâng tổng giá trị xuất khẩu 7 tháng đầu năm lên 2,45 tỷ USD, tăng 11,6 % so vời cùng kỳ năm trước. Đây là thành tựu quan trọng của một thời gian dài phát triển không ngừng của ngành thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên bên cạnh những điều kiện thuận lợi cũng có những khó khăn do điều kiện địa hình và thủy vực phức tạp, hàng năm có nhiều mưa bão, lũ,vào mùa khô lại hay bị hạn hán, gây khó khăn và cả những tổn thất to lớn cho ngành thủy sản. Trong sản xuất nguồn lợi thủy sản giảm sút, dịch bệnh tràn lan. Trong xuất khẩu, thủy sản đang phải đối mặt với những thách thức do yêu cầu của các nước nhập khẩu về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Thị trường trong nước cũng còn nhiều bấp cập: hoạt động sản xuất vẫn còn mang tính tự cấp, tự túc; công nghệ sản xuất thô sơ, lạc hậu; sản phẩm tạo ra chất lượng chưa cao. Nguồn lao động tuy đông nhưng trình độ văn hoá kỹ thuật không cao, lực lượng được đào tạo chiếm tỷ lệ nhỏ, hầu hết chỉ dựa vào kinh nghiệm do đó khó theo kịp sự thay đổi và nhu cầu thị trường; dung lượng thị trường nhỏ lại chưa được quan tâm thích đáng; việc tổ chức kênh tiêu thụ còn nhiều hạn chế

pdf77 trang | Chia sẻ: tuantu31 | Lượt xem: 726 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tình hình thu mua - Xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần XNK thủy sản Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN -------------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC TÌNH HÌNH THU MUA - XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XNK THỦY SẢN HÀ TĨNH Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Ánh PGS.TS. Phùng Thị Hồng Hà Lớp: K42 - KDNN Niên khóa: 2008 - 2012 Huế, tháng 5 năm 2012 Đại học Kin h tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phùng Thị Hồng Hà SVTH: Nguyễn Thị Ánh 1 Lời cảm ơn Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đại học“ Tình hình thu mua – xuất khẩu thủy sản của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Hà Tĩnh”. Ngoài sự nổ lực của riêng bản thân, tôi may mắn nhận được sự giúp đỡ của mọi người. Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến các thầy cô trường Đại học Kinh Tế Huế, đặc biệt là PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà – người đã tận tình hướng dẫn, luôn theo sát và chỉ bảo tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn đến cán bộ nhân của Công ty cổ phần XNK thủy sản Hà Tĩnh đã tạo điều kiện thuận lợi để cho tôi tiếp cận theo sát thực tế trong quá trình thu thập thông tin và truyền đạt cho tôi những kinh nghiệm thực tiễn hữu ích. Và cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã quan tâm giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu hoàn thành khóa luận này. Tuy nhiên do giới hạn về thời gian , kiến thức cũng như kinh nghiệm trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi một số hạn chế và thiếu sót rất mong nhận được sự chỉ bảo của quý thầy cô và mọi người. Chân thành cảm ơn! Huế, tháng 5.2012 Nguyễn Thị Ánh Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phùng Thị Hồng Hà SVTH: Nguyễn Thị Ánh 2 LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC THUÂT NGỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ. TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................0 PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .....................................................................9 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU MUA VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN.......................................................................................................9 1.1. Cơ sở lý luận về xuất khẩu ...............................................................................9 1.2. Nguồn hàng và tạo nguồn hàng xuất khẩu .....................................................12 1.2.1. Nguồn hàng xuất khẩu..............................................................................12 1.2.2. Hoạt động tạo nguồn hàng cho xuất khẩu ................................................15 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình thu mua – xuất khẩu và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty......................................................................................17 1.2.3.1. Các chỉ đánh giá tình hình thu mua thủy sản .....................................17 1.2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình xuất khẩu..........................................17 1.2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh ........18 1.3. Xu hướng và tình hình xuất khẩu thủy sản trên thế giới và ở Việt Nam ..............18 1.3.1. Xu hướng phát triển thủy sản thế giới ......................................................18 1.3.2. Tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam ..................................................22 CHƯƠNG II TÌNH HÌNH THU MUA VÀ XUẤT KHẨU THÚY SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN HÀ TĨNH......28 2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Hà Tĩnh .................28 2.1.1. Mô hình tổ chức .......................................................................................29 2.1.2. Tình hình nhân sự của Công ty ...............................................................32 2.2. Tình hình thu mua và xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp .........................34 2.2.1. Tình hình thu mua thủy sản doanh nghiệp ...............................................34 2.2.1.1. Khối lượng các mặt hàng thu mua thủy sản ......................................34 Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phùng Thị Hồng Hà SVTH: Nguyễn Thị Ánh 3 2.2.1.2. Giá trị thủy sản thu mua của doanh nghiệp .......................................38 2.2.1.3. Tổ chức mạng lưới thu mua của Công ty XNK thủy sản Hà Tĩnh ....41 2.2.2. Tình hình xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp ......................................45 2.2.2.1. Khối lượng thủy sản xuất khẩu ..........................................................45 2.2.2.2. Giá trị xuất khẩu thủy sản ..................................................................47 2.2.2.3. Thị trường xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp ..............................49 2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ....................................54 2.3. Những khó khăn và thuận lợi về công tác thu mua và xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp..........................................................................................................55 2.3.1. Đối với công tác thu mua thủy sản ...........................................................55 2.3.2. Đối với công tác xuất khẩu thủy sản ........................................................58 CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC THU MUA VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XNK THỦY SẢN HÀ TĨNH .................................................61 3.1. Xây dựng các mặt hàng chủ lực......................................................................61 3.1.1. Đa dạng hoá sản phẩm và thị trường........................................................62 3.1.2. Các biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm thủy sản xuất khẩu ....................................................................................................................62 3.1.3. Các biện pháp để tạo nguồn hàng ổn định ..............................................65 3.2. Giải pháp về vốn ............................................................................................66 3.3. Phát triển năng lực của đội ngũ cán bộ ...........................................................67 PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................68 4.1. Kết luận...........................................................................................................68 4.2. Kiến nghị.........................................................................................................69 4.2.1. Kiến nghị đối với doanh nghiệp ...............................................................69 4.2.2. Kiến nghị đối với tỉnh...............................................................................70 Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phùng Thị Hồng Hà SVTH: Nguyễn Thị Ánh 4 DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT XK : Xuất khẩu XNK : Xuất nhập khẩu ĐVT : Đơn vị tính CP :Cổ phẩn DN : Doanh nghiệp Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phùng Thị Hồng Hà SVTH: Nguyễn Thị Ánh 5 DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ........................22 Bảng 2: Sản lượng các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam ........................25 Bảng 3: Tình hình nhân sự của doanh nghiệp ...........................................................33 Bảng 4: Khối lượng thu mua thủy sản của Công ty ..................................................36 Bảng 5: Giá trị thủy sản thu mua của doanh nghiệp .................................................39 Bảng 6 : Số lượng các đại lý thu mua thủy sản của Công ty phân theo tỉnh ............43 Bảng 7: Giá trị thu mua của Công ty phân theo tỉnh.................................................44 Bảng 8: Khối lượng thủy sản xuất khẩu của công ty ................................................46 Bảng 9: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp .......................................48 Bảng 10: Các thị trường xuất khẩu thủy sản của công ty .........................................50 Bảng 11: Giá trị xuất khẩu các thị trường Châu Á của công ty ................................52 Bảng 12: Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp .....................................54 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2: Bộ máy của công ty ....................................................................................29 Sơ đồ 2: mạng lưới thu mua của Công ty cổ phần XNK thủy sản Hà Tĩnh. ............42Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phùng Thị Hồng Hà SVTH: Nguyễn Thị Ánh 6 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Từ lâu thủy sản đã là loại thực phẩm phổ biến, được ưa chuộng ở nhiều quốc gia. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, gia tăng dân cư nên nhu cầu về thủy sản ngày càng nhiều hơn để đáp ứng thị hiếu tiêu dùng đa dạng, từ cao cấp đến bình dân. Ngoài ra, mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm của thủy sản cao hơn các loại thực phẩm khác, trong khi dịch bệnh ở gia súc, gia cầm như H5N1,H1N1..có chiều hướng gia tăng càng làm cho nhu cầu tiêu thụ thủy sản trên thế giới tăng mạnh. Tăng trưởng tiêu dùng thủy sản không những diễn ra mạnh mẽ ở các nước phát triển, mà còn ở các nước đang phát triển. Cùng với xu hướng tiêu thụ này thì việc trao đổi, xuất nhập khẩu thủy sản giữa các quốc gia được đẩy mạnh và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung đó. Trong số các nhà xuất khẩu thủy sản, Việt Nam được coi là nước có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản nhanh nhất. Tổng sản lượng thủy sản năm 2011 ước tính là 5432,9 nghìn tấn, tăng 5,6% so với năm 2010; trong đó cá chiếm 4050,5 nghìn tấn, tăng 5,6%; tôm 632,9 nghìn tấn, tăng 6,8%. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước trong tháng 7 năm 2010 ước đạt 430 triệu USD, nâng tổng giá trị xuất khẩu 7 tháng đầu năm lên 2,45 tỷ USD, tăng 11,6 % so vời cùng kỳ năm trước. Đây là thành tựu quan trọng của một thời gian dài phát triển không ngừng của ngành thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên bên cạnh những điều kiện thuận lợi cũng có những khó khăn do điều kiện địa hình và thủy vực phức tạp, hàng năm có nhiều mưa bão, lũ,vào mùa khô lại hay bị hạn hán, gây khó khăn và cả những tổn thất to lớn cho ngành thủy sản. Trong sản xuất nguồn lợi thủy sản giảm sút, dịch bệnh tràn lan. Trong xuất khẩu, thủy sản đang phải đối mặt với những thách thức do yêu cầu của các nước nhập khẩu về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Thị trường trong nước cũng còn nhiều bấp cập: hoạt động sản xuất vẫn còn mang tính tự cấp, tự túc; công nghệ sản xuất thô sơ, lạc hậu; sản phẩm tạo ra chất lượng chưa cao. Nguồn lao động tuy đông nhưng trình độ văn hoá kỹ thuật không cao, lực lượng được đào tạo chiếm tỷ lệ nhỏ, hầu hết chỉ dựa vào kinh nghiệm do đó khó theo kịp sự thay đổi và nhu cầu thị Đại học Kin h tế H ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phùng Thị Hồng Hà SVTH: Nguyễn Thị Ánh 7 trường; dung lượng thị trường nhỏ lại chưa được quan tâm thích đáng; việc tổ chức kênh tiêu thụ còn nhiều hạn chế. Là một tỉnh có nhiều ưu thế về phát triển thủy sản, Hà Tĩnh có tiềm năng khá dồi dào khoảng hơn 24 nghìn ha diện tích có khả năng đưa vào nuôi trồng thủy sản cả nước ngọt và mặn lợ cùng hàng trăm nghìn người đang ở độ tuổi lao động. Vì vậy, cần phải khai thác, sử dụng tối đa tiềm năng lợi thế diện tích đất, mặt nước và các nguồn lực để phát triển nuôi trồng thủy sản và xuất khẩu thủy sản theo hướng công nghiệp, đáp ứng cho thị trường xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Là lĩnh vực sản xuất hàng hoá có giá trị kinh tế cao nên ngành thủy sản thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia, tạo thành nghề mới ở nông thôn. Toàn tỉnh hiện có 256 trang trại nuôi trồng thủy sản và nuôi trồng thủy sản kết hợp có quy mô từ 2 ha trở lên, 17 doanh nghiệp và hợp tác xã nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản. Điều đáng mừng mỗi năm ngành thủy sản ở tỉnh Hà Tĩnh giải quyết việc làm và tạo nguồn thu khá cao và ổn định cho khoảng 20 ngàn lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn. Nhìn chung, nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản ở Hà Tĩnh đã có bước phát triển tương đối rõ nét. Song vẫn chưa “thấm” gì so với tiềm năng lợi thế về phát triển thủy sản ở Hà Tĩnh. Nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề nên tôi quyết định chọn đề tài: “Tình hình thu mua - xuất khẩu thủy sản tại Công ty cổ phần XNK thủy sản Hà Tĩnh” nơi công ty mà tôi đang thực tập để làm đề tài tốt nghiệp của mình. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài này chúng tôi nhằm phân tích tình hình thu mua và xuất khẩu thủy sản của Công ty nhằm tìm ra những nguyên nhân và tồn tại từ đó đưa ra một số giải pháp để đẩy mạnh thu mua và xuất khẩu thủy sản của Công ty cổ phần XNK thủy sản Hà Tĩnh. Đối tượng nghiên cứu: tình hình thu mua và xuất khẩu thủy sản của Công ty cổ phần XNK thủy sản Hà Tĩnh. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: tại Công ty cổ phần XNK thủy sản Hà Tĩnh. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phùng Thị Hồng Hà SVTH: Nguyễn Thị Ánh 8 Về thời gian: các số liệu thứ cấp về tình hình thu mua và xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp được lấy qua 3 năm từ 2009 - 2011trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2012.Các số liệu thứ cấp về tình hình cơ bản xuất khẩu thủy sản của cả nước. Phương pháp nghiên cứu đề tài: Phương pháp so sánh: so sánh số tương đối và tuyệt đối từ đó thiết lập bảng, biểu đồ, sơ đồ của các chỉ tiêu giữa các năm về doanh thu, sản lượng, giá trị sản lượng thu mua, xuất khẩu Phương pháp sơ đồ: sử dụng bảng biểu, sơ đồ để mô tả các kênh tiêu thụ từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Phương pháp phân tích thống kê mô tả: các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này sử dụng lấy số liệu từ các nguồn : Từ nguồn Internet. Từ niêm giám tống kê Hà Tĩnh. Cục thống kê. Từ số liệu thu thập qua điều tra trực tiếp. Từ số liệu thứ cấp của Công ty. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phùng Thị Hồng Hà SVTH: Nguyễn Thị Ánh 9 PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU MUA VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN 1.1. Cơ sở lý luận về xuất khẩu Xuất khẩu là một công cụ hay nói đúng hơn là một hình thức hoạt động giao lưu thương mại nhằm dung hòa lợi ích của mọi người trên thế giới. Như vậy xuất khẩu được hiểu trước hết là một hình thức trao đổi hàng hóa, dịch vụ trên thị trường mà thị trường đó là thị trường thế giới nhằm đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của một quốc gia không thể tự đáp ứng cho chính mình, đồng thời phát huy hết nội lực kinh tế và mang lại nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia xuất khẩu trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Xuất khẩu là một hình thức thương mại nhằm thu được doanh lợi từ việc bán hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài. Xuất khẩu - thành công lớn nhất của ngành thủy sản. Xuất khẩu thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến và các dịch vụ hậu cần khác của ngành. Như vậy xuất khẩu đóng một vai trò rất quan trọng đối với ngành thủy sản trong việc kích thích sự tăng trưởng kinh tế. Thể hiện: Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu công nghệ, máy móc và những nguyên liệu cần thiết phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công nhiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo và chậm phát triển của nước ta. Để công nghiệp hóa đất nước trong một thời gian ngắn, đòi hỏi phải có số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến. Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn như đầu tư nước ngoài; vay nợ, viện trợ; thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ thu ngoại tệ; xuất khẩu sức lao độngCác nguồn vốn đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ tuy quan trọng nhưng rồi cũng phải trả bằng cách này hay cách khác ở thời kỳ sau này. Nguồn vốn quan trọng nhất để nhập khẩu, công nghiệp hóa đất nước là xuất khẩu. Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phùng Thị Hồng Hà SVTH: Nguyễn Thị Ánh 10 Trong tương lai nguồn vốn bên ngoài sẽ tăng lên. Nhưng mọi cơ hội đầu tư và vay nợ của nước ngoài và các tổ chức quốc tế chỉ thuận lợi khi các chủ đầu tư và người cho vay thấy được khả năng xuất khẩu – nguồn vốn duy nhất để trả nợ – trở thành hiện thực.  Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi vô cùng mạnh mẽ. Đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế thế giới là tất yếu đối với nước ta. Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Một là, xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuất vượt quá nhu cầu nội địa. Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển như nước ta, sản xuất về cơ bản còn chưa đủ tiêu dùng. Nếu chỉ thụ động chờ ở sự “thừa ra” của sản xuất thì xuất khẩu vẫn cứ nhỏ bé và tăng trưởng chậm chạp. Sản xuất và sự thay đổi cơ cấu kinh tế sẽ rất chậm chạp. Hai là, coi thị trường và đặc biệt là thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất. Quan điểm thứ hai chính là xuất phát từ nhu cầu thị trường thế giới để tổ chức sản xuất. Điều đó có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Sự tác động này đến sản xuất thể hiện ở:  Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi.  Xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần cho sản xuất phát triển và ổn định.Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước.  Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế – kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao sản xuất trong nước. Điều này muốn nói đến xuất khẩu là phương tiện quan trọng để tạo ra vốn và kỹ thuật, công nghệ từ thế giới bên ngoài vào Việt Nam, nhằm hiện đại hóa nền kinh tế của đất nước, tạo một năng lực sản xuất mới. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phùng Thị Hồng Hà SVTH: Nguyễn Thị Ánh 11  Thông qua xuất khẩu, hàng hóa của chúng ta sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả và chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi được với thị trường.  Xuất khẩu còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công việc quản trị sản xuất – kinh doanh, thúc đẩy xuất khẩu, mở rộng thị trường.  Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân. Tác động của xuất khẩu tới đời sống bao gồm nhiều mặt. Trước hết sản xuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập không thấp. Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng ngày một phong phú nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.  Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước. Chúng ta thấy rõ xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại phụ thuộc lẫn nhau. Có thể hoạt động xuất khẩu có sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác và tạo điều kiện thúc đẩy các quan hệ này phát triển. Chẳng hạn, xuất khẩu và công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy các quan hệ tín dụng, đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế Mặt khác, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại trên lại tạo tiền đề cho mở rộng xuất khẩu. Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu được xem là yếu tố quan trọng để kích thích sự tăng trưởng kinh tế, việc đẩy mạnh xuất khẩu cho phép mở rộng quy mô sản xuất, nhiều ngành hàng mới ra đời phục vụ cho xuất khẩu gây phản ứng dây chuyền giúp cho các ngành kinh tế khác phát triển, làm tăng tổng sản phẩm xã hội và nền kinh tế ph
Luận văn liên quan