Ngày nay xã hội ngày càng phát triển nhanh, đời sống con người ngày càng được mở rộng, nhu cầu sinh hoạt đi lại của con người cũng ngày càng được nâng cao. Cùng với sự phát triển đó, các phương tiện phục vụ cho nhu cầu đi lại của con người cũng phát triển theo. Nhưng chính vì sự phát triển nhanh chóng đó đã làm cho môi trường bị hủy hoại, ô nhiễm môi trường ngày một tăng. Ô nhiễm môi trường không khí ở các đô thị, thành phố lớn của nước ta đang là vấn đề được xã hội quan tâm. Theo kết quả của nhiều đề tài nghiên cứu, trong số các nguồn gây ô nhiễm, nguồn do giao thông vận tải ở nước ta chiếm một tỉ lệ lớn khoảng 70%. Trị số nồng độ trung bình ngày của bụi tổng số TSP, bụi dưới 10m PM10 và khí NO2 tại một số nút giao thông lớn ở TP Hồ Chí Minh đều vượt tiêu chuẩn cho phép. Với tốc độ tăng hàng năm về xe máy 1518%, về ô tô 810% như hiện nay, vấn đề ô nhiễm không khí tại các nút giao thông của TP Hồ Chí Minh cũng như các thành phố lớn khác trong cả nước trong những năm tới chắc chắn sẽ còn nghiêm trọng hơn.
Trong những năm gần đây số lượng người vào bệnh viện với các chứng bệnh về đường hô hấp ngày càng tăng lên. Một trong những tác nhân đáng kể, đó chính là các chất ô nhiễm không khí. Tuy đã có những biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm không khí tại nhiều thành phố, đô thị nhưng cho đến nay tình trạng ô nhiễm vẫn diễn ra và ngày càng nghiêm trọng hơn, khó khắc phục hơn. Đặc biệt tại các nút giao thông chính trong thành phố, nơi tập trung số lượng lớn xe vào giờ cao điểm, gây ách tắc giao thông, ô nhiễm không khí và tiếng ồn, làm ảnh hưởng đến những người tham gia giao thông và người dân trong khu vực.
Chính vì đề tài “Tổng quan về các vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động giao thông tại Thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất một số biện pháp khống chế” này được thực hiện nhằm góp phần giúp nhà quản lý thành phố có được những quyết định đúng đắn và hợp lý trong công tác quản lý đô thị của mình. Đồng thời một hệ quả tất yếu rất có ý nghĩa của công việc này là góp phần tạo nên bộ mặt văn minh đô thị của chúng ta trước mặt các bạn bè quốc tế.
126 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3138 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tổng quan về các vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động giao thông tại Thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất một số biện pháp khống chế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay xã hội ngày càng phát triển nhanh, đời sống con người ngày càng được mở rộng, nhu cầu sinh hoạt đi lại của con người cũng ngày càng được nâng cao. Cùng với sự phát triển đó, các phương tiện phục vụ cho nhu cầu đi lại của con người cũng phát triển theo. Nhưng chính vì sự phát triển nhanh chóng đó đã làm cho môi trường bị hủy hoại, ô nhiễm môi trường ngày một tăng. Ô nhiễm môi trường không khí ở các đô thị, thành phố lớn của nước ta đang là vấn đề được xã hội quan tâm. Theo kết quả của nhiều đề tài nghiên cứu, trong số các nguồn gây ô nhiễm, nguồn do giao thông vận tải ở nước ta chiếm một tỉ lệ lớn khoảng 70%. Trị số nồng độ trung bình ngày của bụi tổng số TSP, bụi dưới 10mm PM10 và khí NO2 tại một số nút giao thông lớn ở TP Hồ Chí Minh đều vượt tiêu chuẩn cho phép. Với tốc độ tăng hàng năm về xe máy 15¸18%, về ô tô 8¸10% như hiện nay, vấn đề ô nhiễm không khí tại các nút giao thông của TP Hồ Chí Minh cũng như các thành phố lớn khác trong cả nước trong những năm tới chắc chắn sẽ còn nghiêm trọng hơn.
Trong những năm gần đây số lượng người vào bệnh viện với các chứng bệnh về đường hô hấp ngày càng tăng lên. Một trong những tác nhân đáng kể, đó chính là các chất ô nhiễm không khí. Tuy đã có những biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm không khí tại nhiều thành phố, đô thị nhưng cho đến nay tình trạng ô nhiễm vẫn diễn ra và ngày càng nghiêm trọng hơn, khó khắc phục hơn. Đặc biệt tại các nút giao thông chính trong thành phố, nơi tập trung số lượng lớn xe vào giờ cao điểm, gây ách tắc giao thông, ô nhiễm không khí và tiếng ồn, làm ảnh hưởng đến những người tham gia giao thông và người dân trong khu vực.
Chính vì đề tài “Tổng quan về các vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động giao thông tại Thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất một số biện pháp khống chế” này được thực hiện nhằm góp phần giúp nhà quản lý thành phố có được những quyết định đúng đắn và hợp lý trong công tác quản lý đô thị của mình. Đồng thời một hệ quả tất yếu rất có ý nghĩa của công việc này là góp phần tạo nên bộ mặt văn minh đô thị của chúng ta trước mặt các bạn bè quốc tế.
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Đề tài tạo điều kiện cho em nắm được những hiện trạng về ô nhiễm không khí tại TP.HCM và qua đó đề ra một số biện pháp khắc phục và khống chế tình trạng ô nhiễm không khí trong địa bàn TP.HCM
3. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Tìm hiểu các vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động giao thông. Hiện trạng ô nhiễm không khí và tiếng ồn tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Thống kê và đánh giá nồng độ bụi tại các nút giao thông chính trong Thành phố Hồ Chí Minh (bao gồm: Vòng xoay Hàng Xanh, ngã tư Đinh Tiên Hoàng – Điện biên Phủ, vòng xoay Phú Lâm, ngã 6 Gò Vấp, ngã tư Nguyễn Văn Linh - Huỳnh Tấn Phát, ngả tư An Sương).
Đề xuất một số biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm không khi và tiếng ồn trong thành phố Hồ Chí Minh.
4. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Giới hạn về nội dung
Các vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động giao thông và ảnh hưởng của nó đối với con người.
Thu thập số liệu và khảo sát nồng độ các chất khí gây ô nhiễm.
Những biện pháp khống chế và khắc phục ô nhiễm.
Giới hạn về không gian
Các vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động giao thông và ảnh hưởng của nó đối với con người chủ yếu là ở TP.HCM.
Giới hạn về thời gian
Ngày giao Khoá luận: 04/05/2010
Ngày nộp khóa luận: 15/07/2010
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN GIAO THÔNG
TỔNG QUAN VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
1.1.1 Trước hết chúng ta hãy tìm hiểu thế nào là ô nhiễm không khí?
Bên cạnh các thành phần chính của không khí, bất kỳ một chất nào được thải vào không khí với nồng độ vừa đủ để ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển, sinh trưởng của động vật, thực vật, phá huỷ vật liệu, làm giảm cảnh quan đều gây nên ô nhiễm môi trường. Như vậy các chất SOx, NOx, bụi, các chất hữu cơ bay hơi… là các chất ô nhiễm.
Vấn đề ô nhiễm không khí có thể chia một cách đơn giản thành ba phần cơ bản sau đây:
Nguồn ô nhiễm
Nguồn tiếp nhận
Khí quyển
Nguồn ô nhiễm: Nguồn ô nhiễm là nguồn thải ra các chất ô nhiễm. Ví dụ: khí thải từ ống khói, khí từ xe cộ, bụi từ các máy mài…
Khí quyển: Khí quyển là môi trường trung gian để vận chuyển chất ô nhiễm từ nguồn gốc gây ô nhiễm tới nguồn tiếp nhận chất ô nhiễm.
Nguồn tiếp nhận chất ô nhiễm: Nguồn tiếp nhận chất ô nhiễm là con người, động vật, thực vật và các đồ vật công trình và cảnh quan môi trường…
Nguồn gốc ô nhiễm
Khí quyển
Thiết bị giám sát
Khống chế ô nhiễm tại nguồn
Khống chế ô nhiễm tại nguồn tiếp nhận
Người, động, thực vật vật liệu, đồ vật
Phản ứng lại
Phản ứng lại
Hình 1-1: Hệ thống ô nhiễm không khí
1.1.2 Phân loại nguồn ô nhiễm không khí
Có nhiều cách phân loại nguồn ô nhiễm không khí khác nhau. Cụ thể là:
Dựa vào nguồn gốc phát sinh: có thể phân loại nguồn ô nhiễm thành hai nhóm như sau:
Nguồn tự nhiên: là khí thoát ra từ các hoạt động tự nhiên của núi lửa, động đất, bụi tạo thành do bão cát, sự phân tán của phấn hoa, sự phân tán của phấn hoa, mùi hôi của các quá trình phân huỷ sinh học.
Nguồn nhân tạo: là các nguồn ô nhiễm do con người tạo nên. Nó bao gồm các nguồn cố định và nguồn di động.
Nguồn cố định bao gồm: các nguồn từ các quá trình đốt khí thiên nhiên, đốt dầu, củi, trấu…, các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp…
Nguồn di động: là khí thải từ các quá trình giao thông như khí thải của xe cộ, máy bay, tàu hoả…
Dựa vào tính chất hoạt động:
Ô nhiễm do quá trình sản xuất: sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp…
Do giao thông vận tải: ôtô, xe máy, máy bay, tàu hoả, tàu thuỷ…
Ô nhiễm do sinh hoạt: các quá trình sử dụng nhiên liệu (dầu than củi…) để thắp sáng, nấu nướng…
Ô nhiễm do các quá trình tự nhiên: đó là sự phân huỷ các chất hữu cơ do vi sinh vật gây nên mùi hôi, bão cát, núi lửa, động đất…
Dựa vào bố trí hình học: Có thể chia nguồn ô nhiễm thành ba nhóm như sau:
Điểm ô nhiễm: ống khói các nhà máy, các nhà máy, thiết bị sản xuất cụ thể (các nguồn cố định).
Đường ô nhiễm: các quá trình hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải (xe cộ, máy bay, tàu hoả, tàu thuỷ…)
Vùng ô nhiễm: khu chăn nuôi lớn, khu tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp…
1.1.3 Hiện trạng ô nhiễm không khí ở VIỆT NAM
Tình hình ô nhiễm không khí tại Việt Nam thường tập trung ở một số thành phố lớn và các khu đô thị công nghiệp. Các thành phố lớn và khu công nghiệp của Việt nam so với nhiều nước trên thế giớituy quy mô và tầm cỡ chưa bằng, nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm không khí nói riêng đang ngày một tăng và có nơi đã ở mức trầm trọng. Công tác điều tra, đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường được cơ quan chức năng thực hiện trong những năm của thập niên 90 thông qua các trạm quan trắc quốc gia, các mạng lưới kiểm soát và giám sát ô nhiễm môi trường của các tỉnh, các khu công nghiệp. Vì thế chưa có đủ số liệu đánh giá một cách đầy đủ tình hình ô nhiễm không khí ở Việt Nam.
Ở nước ta, chưa xảy ra thảm hoạ nào ảnh hưởng lớn đến môi trường do ô nhiễm không khí. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy do các hoạt động công nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt, nông nghiệp…, đã làm gia tăng mức độ ô nhiễm không khí lên rất cao, nhất là sau khi có chính sách mở của đầu tư vào sản xuất (từ năm 1984). Tại các khu công nghiệp, các thành phố lớn, nồng độ chất ô nhiễm vượt quá mức cho phép rất nhiều lần. Gần đây chúng ta đã phát hiện có mưa axit ở Cà Mau, Bạc Liêu và có thể ở nhiều nơi khác mà chúng ta chưa biết đến.
Nếu không nhìn nhận vấn đề một cách nghiêm túc, từ các cấp quản lí tới người dân bình thường, tương lai sẽ phải trả giá rất đắt cho tình trạng ô nhiễm không khí ngày một gia tăng, nhất là tại các thành phố lớn và đông dân như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh...
1.1.3.1 Các vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động giao thông
Mỗi ngày lại có thêm nhiều người chết và thương tích do tai nạn giao thông, nhiều đô thị lớn thường xuyên bị ùn tắc đó lànhững gì mà phương tiện truyền thông thường xuyên nhắc đến trong suốt thời gian qua. Khi quá quan tâm đến mảng an toàn giao thông thì vấn đề ô nhiễm môi trường lại bị bỏ qua. Ô nhiễm môi trường giao thông là tiếng ồn, khói bụi, phát thải nhiên liệu xăng dầu vào không khí của các phương tiện tham gia giao thông như xe gắn máy, ôtô, cá nhân gây ra.
Dân số nước ta vào khoảng 86 triệu người, với số lượng phương tiện giao thông cơ giới trên 1 triệu xe ôtô các loại và trên 26 triệu xe gắn máy, số lượng xe gắn máy chiếm khoảng ¼ dân số. Nhìn vào vấn đề giao thông trong các thành phố lớn như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh ngày nay đã nói lên điều này. Đó là lý giải vì sao ô nhiễm môi trường giao thông ngày càng tăng cao. Nhưng chúng ta vẫn cứ mặc nhiên chịu đựng sự ngột ngạt ô nhiễm trong không khí trên đường để cố đổi lấy sự đi lại cho tự do bằng việc mỗi người một phương tiện! Đặc biệt khi bị ùn tắc giao thông trong các đô thị lãng phí nhiên liệu tăng lên, đồng thời sự ô nhiễm càng tăng do khối lượng phương tiện dồn ứ không di chuyển được.
Hơn 26 triệu xe máy đang hoạt động đồng nghĩa với với việc hơn 26 triệu bình xăng cùng với 26 triệu ống xả xả vào không khí. Trong khi sông Đồng Nai ô nhiễm do công ty bột ngọt Vedan đã nhiều năm lén xả xuống chất thải độc hại, thì bầu không khí cũng trong trạng thái ô nhiễn nhưng không phải do lén lút mà rất đường hoàng từ chính phương tiện cá nhân của mỗi chúng ta!
Theo Bộ Tài Nguyên Môi trường quốc gia công bố thì ít nhất hơn 8 triệu người ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng hàng ngày đang phải hít một lượng không khí bị ô nhiễm một cách “đáng báo động”.
Sử dụng giao thông cá nhân không phù hợp hay hoạch định sách lược về giao thông vận tải không đúng hướng dẫn đến nhiều hệ luỵ. Thật khó tự lý giải vì sao một đất nước còn nghèo giá cả xăng dầu đã tăng cao mà phương tiện đi lại bằng xe gắn máy ôtô cá nhân thì thi nhau phát triển đem lại quá nhiều hệ luỵ cho xã hội. Không chỉ bụi, nồng độ khí CO và NO2 tại các nút giao thông lớn trong đô thị cũng đã vượt tiêu chuẩn cho phép. Theo đánh giá của các chuyên gia môi trường, ô nhiễm không khí ở đô thị do giao thông vận tải, do lưu lượng xe lớn và tình trạng kẹt xe liên tục tại các nút giao thông gây ra chiếm tỉ lệ khoảng 70%.
Mặt khác từ nông thôn đến thành thị từ nhà giàu đến người nghèo đâu đâu cũng có phương tiện cá nhânh từ ôtô du lịch, xe máy cao cấp, xe mày thông dụng, xe máy rẻ tiền phù hợp cho đủ mọi tầng lớp… Đi đôi với nó là các dịch vụ đáp ứng như trạm xăng dầu các điểm sửa chửa và rửa xe tư nhân được tự do mọc lên như nấm, làm phát thải xăng dầu vào trong không khí.
Bên cạnh đó, nhiều dịch vụ xăng dầu lại “tự nhiên” mọc lên ngay ở khu dân cư hay ở khu vực chợ. Các dịch vụ sửa chữa và rửa xe nhỏ lẻ có mặt khắp nơi lại cho ra hướng ô nhiễm khác. Đó là cặn bẩn,dầu mỡ các loại từ sửa chữa và nước rửa xe ra mọi nơi vào đất đai hay ao cống gây ra ô nhiễm đất và nước.
Chưa ai thống kê hết những hệ luỵ do sự bùng nổ phương tiện giaop thông cá nhân gây ra. Điều kì lạ cũng là năng lượng ngang nhau nhưng với nguồn điện thì được khuyến cáo cần tiết kiệm tối đa. Còn xăng dầu phải nhập siêu có lúc giá đã lên đến 19.000 đồng/lít thì không được sự cảnh báo vào cuộc của cơ quan chức năng của xã hội đề cập đến cần tiết kiệm xăng dầu từ nhiều phương tiện cá nhân không cần thiết.
Trong khi đó, ở Mỹ khi giá cả xăng dầu tăng cao, tại một số đô thị chính quyền và các cơ quan đã kêu gọi người dân đi lại bằng xe đạp và đi bộ. Hà Lan một đất nước giàu mà vẫn giữ truyền thống từ lâu đi làm bằng xe đạp.
Bảng 1-1: Sự gia tăng của các chất ô nhiễm trong khí quyển
Chất ô nhiễm
Thời kỳ tiền công nghiệp (ppm)
Hiện nay (ppm)
Tốc độ tăng (%/năm)
CO2
270
340
0,4
NO2
0,28
0,3
0,25
SO2
0,001
0,002
2
CO
0,05
0,13
3
1.1.3.2 Nguồn gốc phát thải chất ô nhiễm
Ảnh hưởng chủ yếu của các phương tiện vận tải đến môi trường là gây ô nhiễm không khí, gây ồn, rung động và bụi. Khí thải phát tán từ các phương tiện vận tải chiếm tỷ trọng lớn so với các nguồn phát thải khác trong việc gây ô nhiễm không khí. Chất gây ô nhiễm gồm có khói thải và hơi của nhiên liệu bay hơi (xăng, dầu diezel). Chúng bao gồm bụi, các khí CO, CO2, SO2, NOx và các chất hữu cơ bay hơi VOC.
Nguồn ô nhiễm: có 3 nguồn chính là khí thải, khí lọt qua các khe hở và nhiên liệu bay hơi
Bảng 1-2 Các nguồn phát thải chất ô nhiễm từ phương tiện giao thông đường bộ
Nguồn gốc
Chất ô nhiễm
CO
VOC
NOx
Khí thải
100%
55%
100%
Nhiên liệu bay hơi
20%
Khí lọt
25%
Các chất ô nhiễm không khí được phát ra chủ yếu từ ống xả, một phần từ các xe (máy nổ), thùng nhiên liệu và bộ chế hòa khí của các phương tiện giao thông đường bộ sau đây:
Các xe ô tô chạy xăng
Các xe gắn máy, xe mô tô 2-3 bánh (2 kỳ, 4 kỳ)
Các xe buýt, xe khách, xe tải (hạng nhẹ, hạng trung, hạng nặng) chạy diesel.
Các chất ô nhiễm chính phát thải từ phương tiện cơ giới:
Hình 1-2: Các nguồn phát thải chất ô nhiễm từ phương tiện cơ giới
Khí thải: Khí nhiên liệu cháy tạo tạo ra khói có chứa bụi và các chất khí CO2; CO; VOC; NOx; H2O. Khói đen là thành phần độc hại chủ yếu trong khí xả động cơ diezel. Đó là các hạt cacbon tự do hình thành trong quá trình nhiên liệu cháy thiếu oxy. Nồng độ khói trong khí xả liên quan nhiều đến thời điểm đánh lửa của động cơ xăng hoặc thời điểm phun nhiên liệu của động cơ diezel, tình trạng kỹ thuật động cơ, ... Chất thải rắn trong khí thải gồm các hạt cứng lẫn trong nhiên liệu, dầu bôi trơn, các hạt mài, … Với những động cơ chạy xăng pha chì, lượng chì thải ra không khí ở dạng bụi. SO2 xuất hiện trong khí thải do lưu huỳnh trong nhiên liệu bị cháy. Alđêhyt (R-CHO) tạo ra trong quá trình cháy không hoàn toàn. Mặc dù nồng độ của chúng trong khí thải không lớn nhưng độ độc hại rất cao.
Bảng 1-3: Thành phần độc hại trong khí xả
STT
Các thành phần độc hại trong khí xả
Dạng nhiên liệu
Xăng (g/l)
Diezel (g/l)
1.
CO
200,59
20,81
2.
VOC
23,28
4,16
3.
NOx
15,83
18,01
4.
SOx
1,86
7,8
5.
Aldehyt
0,93
0,78
6.
Khói, bụi
1,00
5,00
7.
Pb
0,5
0
Nhiên liệu bay hơi: Đó là khí HC bay vào không khí từ thùng chứa nhiên liệu và bộ chế hoà khí.
Khí lọt: Khí lọt gồm khí hỗn hợp đã cháy và khí hỗn hợp không cháy lọt qua khe hở giữa Piston và thành xilanh xuống cácte dầu và thoát ra môi trường không khí.
Các loại bụi/hạt (PM):
Các phương tiện cơ giới đống vai trò là nguồn chính phát sinh ra bụi, đặc biệt lầ các loại muội được sinh ra do quá trình đốt cháy nhiện liệu – còn được gọi là black carbon đã tạo ra các hạt siêu nhỏ (nanoparticles).
Ngoài nguồn phát sinh sơ cấp, bụi trong giao thông còn bao gồm cả các loại thứ cấp như các hợp chất carbon hữu cơ, các hợp chất axít như sulfate và nitrate.
Kích thước hạt và sự phân bố cỡ hạt của chúng được minh hoạ bằng các hình dưới đây:
Tổng bụi lơ lửng
Bụi 10
Bụi mịn
Bụi siêu mịn
Bụi kích thước nano
Thể khí (CO2, dioxyd carbon):
CO2 là chất cấu tạo bình thường của khí quyển. Nồng độ 380ppm, nhưng không ổn định mà tăng liên tục. Chủ yếu là do người ta dùng nhiên liệu hóa thạch để tạo năng lượng. Tổng số năng lượng tạo ra trên thế giới đã vượt 11 tỉ tấn đương lượng carbon, mà 9/10 là từ nhiên liệu hóa thạch.
Biết rằng 12g C khi bị đốt cháy tạo ra 44g CO2, ta thấy lượng CO2 tạo ra từ sự oxy hoá số nhiên liệu trên lớn cỡ nào. Ước lượng có 21 tỉ tấn CO2 thải vào khí quyển. Việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch ngày càng tăng hơn một thế kỷ nay đã làm xáo trộn chu trình carbon. Con người đã làm cản trở sự cân bằng động giữa lượng CO2 thải ra (hô hấp, lên men, núi lửa) và lượng hấp thu (quang hợp và trầm tích). Các nhân tố ổn định sự cân bằng không còn hữu hiệu, lượng CO2 từ 268ppm vào thế kỷ trước đã lên đến 380ppm như hiện nay. Sự xáo trộn chu trình carbon do hoạt động của chúng ta là một hiện tượng sinh thái học đáng quan tâm hàng đầu vì các hậu quả của nó có thể dự kiến được.
Monoxyd carbon, CO:
Trong điều kiện tự nhiên, CO có hàm lượng rất nhỏ, khoảng 0,1 - 0,1 ppm. Nguồn gốc tự nhiên của nó còn chưa biết hết. Núi lửa, sự dậy men ở môi trường hiếm khí, sấm chớp, cháy rừng là nguồn chủ yếu của CO. Các sinh vật biển cũng có vai trò đáng kể. Các tảo nâu như Fucus và Neocystis, sứa Physalia physalis và các sứa ống khác cũng có chứa CO với lượng đáng kể. Ngoài ra thực vật cũng tạo ra CO khi các tinh dầu thực vật bị oxyd hoá. Mặc dù vậy, sự đốt nhiên liệu do con người vẫn là nguồn ô nhiễm chủ yếu. Ðộng cơ xe hơi là nguồn thải chính của CO. Chỉ riêng thành phố có đến hơn 67 triệu tấn khí CO thải vào không khí do xe cộ hàng năm. Ngoài ra, sự đốt than đá, củi và sự cháy rừng cũng là nguồn thải CO do con người. CO có nhiều tác động khác nhau lên sinh vật. Liều quá cao sẽ gây độc cho thực vật vì ngăn chặn quá trình hô hấp. Ðộng vật máu nóng rất mẫn cảm với CO, vì CO kết hợp với hemoglobin, tạo thành carboxyhemoglobin, làm các tế bào thiếu oxygen, gây ngạt thở. Hít không khí ô nhiễm 6,4 x 1000 ppm CO trong vòng 2 phút gây nhức đầu và choáng váng, trong vòng 15 phút có thể bất tỉnh và tử vong. Liều 100ppm CO được xem là giới hạn tối đa cho phép.
Hydrocarbon, Cx Hy:
Thực vật là nguồn tạo ra Cx Hy thuộc nhóm terpène tự nhiên. Còn nguồn nhân tạo là do máy nổ hay diesel cũng như lò sưởi dùng dầu cặn (fuel). Sự cháy không trọn vẹn các hợp chất CxHy không no sẽ tạo ra peroxy-acyl-nitrates (PAN) trong không khí đô thị bị ô nhiễm nặng và nắng nhiều gây nên sương mù quang hóa (Smogs photochimiques). Cũng trong quá trình cháy không hoàn toàn sẽ tổng hợp nên chất Cx Hy đa vòng gây ung thư, như benzo-3,4-pyrene …
Dioxyt lưu huỳnh, SO2:
Núi lửa là nguồn tự nhiên chính yếu của SO2 Nhưng đa phần của nó thải vào không khí là do hoạt động của con người, chủ yếu cũng do sự đốt cháy nhiên liệu hóa thạch. Than đá và dầu FO (fuel oil) chứa một lượng đáng kể SO2 Than đá có thể chứa 5% và dầu nặng 3% lưu huỳnh. Luyện kim và điều chế acid sulfuric cũng có vai trò thải ra lưu huỳnh. SO2 thải vào không khí có thể biến đổi thành SO3 và acid sulfuric. Chất này là một nguyên nhân của mưa acid ở nhiều vùng trên thế giới. SO2 cũng rất độc đối với thực vật và động vật.
Dẫn xuất Nitrogen:
Các oxyd nitơ (NO và NO2) là khí cấu tạo của khí quyển. Nhưng chúng là sản phẩm với số lượng quan trọng của sự cháy ở nhiệt độ cao và nhất là các máy nổ xăng và dầu. Chúng là những chất có vai trò đáng kể trong ô nhiễm không khí. NO2 là một khí bền vững, màu vàng sậm, làm giảm tầm nhìn và tạo nên màu nâu đặc trưng bao phủ vùng đô thị. Nó có độ hấp thụ mạnh đối với tia cực tím tạo nên ô nhiễm quang hóa học. NO2 cũng tạo ra mưa acid.
Ozone, O3:
Ðó là một chất cấu tạo khí quyển. Nồng độ O3 tăng dần theo cao độ và đạt trị số tối đa trong tầng bình lưu, trong khoảng 18 -35 km. Trong không khí đô thị có nhiều sương mù quang hoá, nồng độ O3 có thể lên trên 1 ppm. Khi đó nó trở nên độc cho sinh vật. Nếu ô nhiễm không khí đô thị gây nên O3 ở gần mặt đất, thì một quá trình ô nhiễm khác lại làm giảm O3 trong tần bình lưu. Việc giảm này là do các oxyt nitơ từ sự cháy, sự sử dụng ngày càng tăng phân đạm và nhất là việc thải khí Fréons (nhưng hiện nay khí này đã được cấm sản xuất).
Bảng 1-4: Chủng loại và nguồn gốc các nhóm chất gây ô nhiễm không khí chính
DẠNG TỒN TẠI
CHỦNG LOẠI
NGUỒN THẢI
KHÍ
CO2
Núi lửa, hô hấp của sinh vật, nhiên liệu hóa thạch
CO
Núi lửa, máy nổ
Hydrocarbure
Thực vật, vi khuẩn, máy nổ
Hợp chất hữu cơ
Kỹ nghệ hóa học, đốt rác - sự cháy
SO2 và các dẫn xuất của S
Núi lửa - nhiên liệu hóa thạch, sương mù biển - vi khuẩn
Dẫn xuất của N
Vi khuẩn, sự đốt cháy
Chất phóng xạ
Trung tâm nguyên tử, nổ hạt nhân
RẮN
Kim loại nặng – Khoáng
Núi lửa - Thiên thạch, xâm thực do gió, nhiều kỹ nghệ, máy nổ
Hợp chất hữu cơ tự nhiên hoặc tổng hợp
Cháy rừng, đốt rác, nông nghiệp (nông dược)
Phóng xạ
Nổ hạt nhân
1.1.3.3 Ảnh hưởng của ÔNKK do giao thông
Chất ô nhiễm dạng hạt (bụi) do hoạt động giao thông vận tải gây ra có kích thước lớn hơn 1µm và tốc độ trầm lắng của chúng lớn hơn 4.10-5m/s. Thành phần ô nhiễm này có tác hại đến môi trường về con người.
Các sol khí và bụi lơ lủng có tác dụng hấp thụ và khuyếch tán ánh sáng mặt trời, làm giảm độ trong suốt của khí quyển, tức là làm giảm bớt tầm nhìn. So với các vùng nôn