Khóa luận Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm và Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trên cơ sở số liệu tại địa bàn tỉnh Nghệ An

Trong những năm gần đây tình hình tội phạm nước ta đang có chiều hướng gia tăng và có nhiều diễn biến phức tạp. Phổ biến hiện nay là những vụ án nghiêm trọng có nhiều bị cáo tham gia, nhất là trong các vụ án tham nhũng xẩy ra gần đây đang được dư luận xã hội quan tâm theo dõi, lên án. Trong đồng phạm, mỗi bị cáo khi thực hiện tội phạm có thể có vai trò khác nhau. Sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa những người phạm tội càng củng cố quyết tâm phạm tội của cả họ. Điều đó giúp chúng ta nhận ra sự nguy hiểm của loại tội phạm được thực hiện dưới hình thức đồng phạm, đặc biệt là phạm tội có tổ chức. Chính vì vậy, việc đấu tranh phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm dưới hình thức đồng phạm nói riêng là việc làm cấp bách luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, đề cao và chú trọng. Hiện nay trong Bộ Luật hình sự năm 1999 vấn đề đồng phạm chỉ được đề cập đến ở Điều 20. Quy định này còn mang tính chung chung, chưa đề cập tới nhiều vấn đề cụ thể khác liên quan đến đồng phạm. Thực tế từ trước đến nay vấn mặc nhiên thừa nhận hướng giải quyết trách nhiệm hình sự cho những người đồng phạm như được nêu trong các tài liệu giảng dạy đã có, xung quanh vấn đề trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm còn có nhiều quan điểm khác nhau chưa có sự thống nhất. Việc giải quyết vấn đề này là cơ sở để giải quyết những vướng mắc trong thực tiễn xét xử hiện nay. Bộ luật hình sự hiện hành hiện vẫn chưa quy định cụ thể các vấn đề như: phạm tội có tổ chức, các giai đoạn thực hiện tội phạm, về hành vi chuẩn bị và chưa đạt đối với từng loại hành vi đồng phạm. Đó là những cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc thực hiện nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự cho những người đồng phạm. Để giải quyết những vấn đề còn vướng mắc trong lý luận cũng như trong thực tiễn xét xử liên quan đến đồng phạm và trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm cần phải có sự nghiên cứu nghiêm túc về vấn đề này. Đó là lý do tác giả khoá luận chọn và nghiên cứu đề tài: “Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trên cơ sở số liệu tại địa bàn tỉnh Nghệ An”

doc74 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4949 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm và Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trên cơ sở số liệu tại địa bàn tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây tình hình tội phạm nước ta đang có chiều hướng gia tăng và có nhiều diễn biến phức tạp. Phổ biến hiện nay là những vụ án nghiêm trọng có nhiều bị cáo tham gia, nhất là trong các vụ án tham nhũng xẩy ra gần đây đang được dư luận xã hội quan tâm theo dõi, lên án. Trong đồng phạm, mỗi bị cáo khi thực hiện tội phạm có thể có vai trò khác nhau. Sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa những người phạm tội càng củng cố quyết tâm phạm tội của cả họ. Điều đó giúp chúng ta nhận ra sự nguy hiểm của loại tội phạm được thực hiện dưới hình thức đồng phạm, đặc biệt là phạm tội có tổ chức. Chính vì vậy, việc đấu tranh phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm dưới hình thức đồng phạm nói riêng là việc làm cấp bách luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, đề cao và chú trọng. Hiện nay trong Bộ Luật hình sự năm 1999 vấn đề đồng phạm chỉ được đề cập đến ở Điều 20. Quy định này còn mang tính chung chung, chưa đề cập tới nhiều vấn đề cụ thể khác liên quan đến đồng phạm. Thực tế từ trước đến nay vấn mặc nhiên thừa nhận hướng giải quyết trách nhiệm hình sự cho những người đồng phạm như được nêu trong các tài liệu giảng dạy đã có, xung quanh vấn đề trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm còn có nhiều quan điểm khác nhau chưa có sự thống nhất. Việc giải quyết vấn đề này là cơ sở để giải quyết những vướng mắc trong thực tiễn xét xử hiện nay. Bộ luật hình sự hiện hành hiện vẫn chưa quy định cụ thể các vấn đề như: phạm tội có tổ chức, các giai đoạn thực hiện tội phạm, về hành vi chuẩn bị và chưa đạt đối với từng loại hành vi đồng phạm. Đó là những cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc thực hiện nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự cho những người đồng phạm. Để giải quyết những vấn đề còn vướng mắc trong lý luận cũng như trong thực tiễn xét xử liên quan đến đồng phạm và trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm cần phải có sự nghiên cứu nghiêm túc về vấn đề này. Đó là lý do tác giả khoá luận chọn và nghiên cứu đề tài: “Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trên cơ sở số liệu tại địa bàn tỉnh Nghệ An” 2. Mục đích nghiên cứu đề tài Đề tài tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự về đồng phạm: bản chất, tính chất và mức độ nguy hiểm của đồng phạm; tính chất và hành vi của từng loại người đồng phạm; các nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự (TNHS) cụ thể cho từng người đồng phạm và thực tiễn xử lý các vụ án đồng phạm trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Từ đó đánh giá tình hình tội phạm nói chung, đồng phạm nói riêng trong giai đoạn hiện nay, đưa ra kiến nghị, đề xuất góp phần hoàn thiện chế định đồng phạm của Bộ luật hình sự trong tương lai. 3. Ý nghĩa của đề tài Việc nghiên cứu vấn đề đồng phạm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cơ bản sau đây: - Về lý luận, nghiên cứu đồng phạm giúp chúng ta xác định chính xác cơ sở pháp lý của đồng phạm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc truy cứu TNHS của người đồng phạm. - Nghiên cứu vấn đề hình sự có ý nghĩa đặc biệt lớn trong công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm, giúp Toà án xét xử đúng người, đúng tội và đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm. Việc xác định TNHS cho từng người đồng phạm còn giúp cơ quan tư pháp xác định đúng tội danh và hình phạt tương ứng trong vụ án có nhiều người tham gia. 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến việc xác định TNHS của những người đồng phạm, đồng thời nghiên cứu thực tiễn xét xử những vụ án đồng phạm trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận là quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, quan điểm, đường lối và chính sách của Đảng Và Nhà nước về đấu tranh phòng chống tội phạm. Bên cạnh sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật, đề tài còn sử dụng các phương pháp so sánh, lôgic, phân tích, chứng minh và tổng hợp 6. Kết cấu khoá luận Ngoài lời nói đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo khoá luận bao gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về cơ sở lý luận của đồng phạm Chương 2: Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm Chương 3: Thực tiễn xử lý các vụ án đồng phạm tại địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2005 đến năm 2008. B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỒNG PHẠM 1.1 Những vấn đề chung về đồng phạm. 1.1.1 Khái niệm đồng phạm. Tội phạm có thể do một chủ thể thực hiện cũng có thể là sự phối hợp cùng tham gia của nhiều chủ thể khác nhau. Khi một tội phạm được thực hiện bởi nhiều người phạm tội thì việc xác định TNHS đối với họ là rất phức tạp. Một trong những cơ sở quan trọng để chúng ta xác định được đúng người đúng tội chính là những quy định đã được pháp điển hoá trong Bộ Luật hình sự. Lụât hình sự các nước trên thế giới đều có quy định về đồng phạm. BLHS của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa 1979 tại điều 22 quy định: “Hai hay nhiều người người cố ý cùng thực hiện một tội phạm là đồng phạm” [6, 14]. Theo điều 33 BLHS của Liên Bang Nga cũng có quy định: “Hai hay nhiều người cùng cố ý thực hiện một tội cố ý là đồng phạm” [6, 58]. Pháp luật hình sự của các nước trên thế giới có những quy định rất đa dạng về đồng phạm. Nhưng điều mà chúng ta quan tâm hơn cả đó chính là những quy định trong pháp luật hình sự Việt Nam về trường hợp nhiều người cùng tham gia vụ đồng phạm. Trên lãnh thổ của nước Việt Nam trước đây, trong thời kỳ Phong kiến cũng đã có các quy định sơ khai về đồng phạm. Luật hình sự Phong kiến hình thành và phát triển trên cơ sở của nhiều chế định khác nhau, thì vấn đề đồng phạm đã bước đầu được đề cập tới. Bộ “Quốc triều hình luật” năm 1483 đã đề cập đến vấn đề nhiều người cùng phạm tội. Điều 454 quy định “Những kẻ đồng mưu với nhau đi ăn cướp nhưng khi đi thì lại không đi, người đi lấy được của về chia nhau, mà kẻ đồng mưu ở nhà cũng lấy phần, thì xử tội như là có đi ăn cướp (ăn trộm cũng vậy). Nếu không lấy được phần chia thì xử lưu đi châu gần. Trước kia vẫn từng đi ăn cướp mà khi ấy không đi, dù không lấy phần cũng xử tội như đi ăn cướp”. Hoặc điều 539 quy định: “Những kẻ xúi giục cho người ta không biết là phạm pháp, hay là biết phép mà cứ xúi giục họ làm trái phép, cũng là để người ta phạm pháp rồi bất ngờ tố cáo hay là để người khác bắt, hay tố cáo, chủ ý để lấy thưởng hay hiềm khích mà xúi dục để cho người ta phạm tội thì cũng bị xử như người phạm pháp”. Việc ghi nhận TNHS đối với “kẻ đồng mưu” hay “Người xúi dục kẻ khác phạm pháp” trong hai điều luật trên cho thấy chế định đồng phạm đã được đề cập đến trong luật hình sự Phong kiến Việt Nam. Bộ “Quốc triều hình luật” thể hiện đường lối xử lý của Nhà nước Phong kiến dưới triều Lê; Điều 35 quy định: “Nhiều người cùng phạm một tội thì lấy người khởi xướng làm đầu, người a tòng được giảm một bậc. Nếu tất cả người một nhà cùng phạm một tội, chỉ bắt người tôn trưởng”. Sau ngày thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam), Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến đồng phạm. Sắc lệnh số 233 - SL (17/11/1946) quy định: “ Nhiều người phạm tội đưa hối lộ và hối lộ có thể bị xử lý tịch thu nhiều nhất là 3/4 tài sản, những người đồng phạm cũng bị xử như trên”. Sắc lệnh số 133 - SL (20/1/1959) và pháp lệnh ngày 30/10/1967 về trừng trị những tội phản cách mạng cũng quy định những trường hợp phạm tội của nhiều người trong đó bao gồm bọn chủ mưu, bọn cầm đầu và bọn tham gia tổ chức phản cách mạng. Ở giai đoạn này chúng ta vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về đồng phạm. Thành tựu lập pháp mới chỉ dừng lại ở quy định các trường hợp phạm tội có đồng phạm như: “Phạm tội có tổ chức”, “Phạm tội có móc ngoặc” hay quy định những loại người cụ thể trong vụ phạm tội có nhiều người cùng liên kết thực hiện như bọn chủ mưu, bọn cầm đầu hay người xúi dục. Có thời điểm đã có quan niệm việc nhiều người cố ý cùng phạm một tội được coi là “cộng phạm” và đến năm 1963 khái niệm này đã được khẳng định lại trong báo cáo tổng kết ngành Toà án:“Coi là cộng phạm nếu hai hoặc nhiều người cùng chung ý chí và hành động, nghĩa là hoặc là tổ chức hoặc là xúi giục hoặc giúp sức hoặc tham gia thực hiện tội phạm để cùng đạt tới kết quả phạm tội”. Trong nội tại các văn bản pháp luật trên quy định về đồng phạm chúng ta chưa thể tìm thấy sự phân hoá TNHS đối với những kẻ cùng thực hiện tội phạm nhưng qua đó chúng ta đã có được tư duy để phân biệt giữa trường hợp phạm tội riêng lẻ và trường hợp phạm tội có sự tham gia cùng thực hiện của nhiều người là đồng phạm. Những quy định trên đây sẽ là nguồn tài liệu quan trọng và thực sự quý báu để nhà làm luật tiếp tục hoàn thiện chế định đồng phạm trong giai đoạn sau. Pháp luật hình sự giai đoạn sau này có những bước tiến nhảy vọt với sự ra đời của BLHS 1985. Tại đây, lần đầu tiên khái niệm đồng phạm đã chính thức được sử dụng. Khoản 1 Điều 17 BLHS 1985 nêu rõ: “Hai hoặc nhiều người cố ý cùng thực hiện một tội phạm là đồng phạm”. BLHS 1999 ra đời, điều 20 BLHS năm 1999 quy định: “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”. Từ những quy định trên đây chúng ta có thể nhận ra điểm tương đồng so với khái niệm đồng phạm đã được quy định trong BLHS năm 1985 và BLHS 1999. Như vậy quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đã cho chúng ta khái niệm đầy đủ và thống nhất về đồng phạm. Đó là đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện tội phạm, hay nói cách khác, khi một tội phạm được thực hiện bởi ít nhất là hai chủ thể và hai chủ thể đó thoả mãn dấu hiệu “cùng cố ý” thì trường hợp đó được coi là đồng phạm. Để hiểu rõ hơn bản chất pháp lý của đồng phạm chúng ta tiếp tục nghiên cứu mặt chủ quan và mặt khách quan là thuộc tính cơ bản của đồng phạm. 1.1.2 Dấu hiệu pháp lý của đồng phạm 1.1.2.1 Mặt khách quan của đồng phạm Để xác định bản chất của đồng phạm chúng ta cần nghiên cứu dấu hiệu về mặt khách quan. So với trường hợp phạm tội riêng lẻ thì tội phạm khi được thực hiện bằng hình thức đồng phạm luôn có những dấu hiệu cơ bản bắt buộc sau: a) Có ít nhất hai người có đủ điều kiện chủ thể tham gia thực hiện tội phạm. Yếu tố chủ thể tham gia thực hiện tội phạm là cơ sở quyết định tính chất của đồng phạm. Thực tế cho thấy nhìn nhận trực quan có trường hợp một tội phạm được thực hiện chỉ do một người nhưng cũng có thể nó là kết quả của sự liên kết phối hợp giữa nhiều chủ thể khác nhau. Sự tham gia của nhiều người vào việc gây án đã làm cho tội phạm thay đổi về chất và có tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn hẳn trường hợp phạm tội riêng lẻ. Khi tội phạm có nhiều người cùng tham gia thì những người phạm tội có tâm lý dựa vào sức mạnh tập thể nên liều lĩnh và táo bạo hơn, quyết tâm phạm tội cao hơn. Do đó, tội phạm có khả năng gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội cao hơn. Ví dụ: Tại bản án số 29/2007/HSST ngày 29/9/2007 do TAND huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An xét xử cho thấy: Nguyễn Tuấn Anh, Lê Văn Thái, Lê Văn Dương và Ngũ Văn Truyền lợi dụng lúc gia đình chị Hoàng Thị Hà ở khối 10 Thị Trấn Thanh Chương đi vắng đã lén lút đột nhập vào nhà chị Hà lấy đi 8.525.000 đồng và 4 cây thuốc lá ngựa trắng và 2 cây thuốc Vinataba. Trong vụ án này Nguyễn Tuấn Anh nhờ có sự cảnh giới của Ngũ Văn Truyền, sự tham gia tích cực của Thái và Dương đã nhanh chóng thực hiện được hành vi trộm cắp theo kế hoạch đã vạch ra từ trước. Điều này càng chứng tỏ tính nguy hiểm cao của loại tội phạm được thực hiện bởi nhiều người cùng tham gia. Tuy vậy không phải mọi trường hợp cứ có nhiều người cùng thực hiện một tội phạm đều là đồng phạm. Ví dụ: A có hiềm khích với gia đình anh B đã xúi dục bé C (mới 7 tuổi) dùng lửa đốt cháy nhà anh B Để xác định A và C có phải là đồng phạm trong vụ đốt nhà anh B hay không, trước hết phải xác định điều kiện chủ thể thực hiện tội phạm của A và C. Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự (NLTNHS) đạt độ tuổi luật định và đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể. NLTNHS chỉ được hình thành khi con người đạt độ tuổi nhất định. Điều 12 BLHS năm 1999 quy định: 1. Người từ đủ 18 tuổi trở lên phải chịu TNHS về mọi tội phạm 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trong trường hợp này A và C không phải là đồng phạm vì C chưa đạt độ tuổi theo luật định và không có năng lực trách nhiệm hình sự. Như vậy NLTNHS và độ tuổi là dấu hiệu pháp lý bắt buộc của chủ thể tội phạm. Trong một số trường hợp chủ thể của tội phạm đòi hỏi phảỉ có thêm một số dấu hiệu đặc biệt khác vì chỉ khi thoả mãn những dấu hiệu đó những người thực hiện hành vi phạm tội mới được coi là chủ thể của tội phạm. b) Những người đồng phạm phải cùng thực hiện một tội phạm. Dấu hiệu cùng thực hiện tội phạm có nghĩa là những người tham gia trong một vụ đồng phạm bằng hành vi của mình đều góp phần thực hiện tội phạm hoặc thúc đẩy việc thực hiện một tội phạm với một hoặc một số hành vi sau: Hành vi thực hành, hành vi tổ chức, hành vi xúi giục, hành vi giúp sức. Tương ứng với bốn loại hành vi này là bốn loại người đồng phạm, đó là: người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức và người thực hành. Thực tế cho thấy trong một vụ án đồng phạm có thể có đủ bốn loại hành vi nhưng cũng có thể chỉ có một trong bốn hành vi đó. Những người đồng phạm có thể tham gia với một loại hành vi hoặc với nhiều loại hành vi khác nhau. Họ có thể cùng nhau tham gia thực hiện tội phạm ở thời điểm tội phạm bắt đầu cho tới khi tội phạm đã hoàn thành và kết thúc cũng có trường hợp người tham gia vào hành vi phạm tội khi tội phạm đã được thực hiện nhưng chưa kết thúc. Bằng những hành vi cụ thể những người tham gia vào vụ án đồng phạm đều hướng tới một hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Những hành vi đó được thực hiện trong mối liên kết thống nhất với nhau, hành vi của mỗi người là điều kiện cần thiết cho hoạt động phạm tội chung. Trong đó hành vi thực hành trực tiếp phát sinh hậu quả còn các hành vi khác như hành vi xúi giục, hành vi giúp sức không trực tiếp làm phát sinh hậu quả nhưng hành vi của họ có quan hệ nhân quả với hậu quả chung. Ví dụ: A rủ B cùng đi ăn trộm Điện thoại Di động ở cửa hàng Minh Châu. Vào lúc 11 giờ 45 phút cả A và B cùng đi tới cửa hàng, lúc này C đang đi trên đường trước cửa hàng Minh Châu. A và B đã rủ C canh chừng để A và B cạy khóa lấy điện thoại di động và sẽ chia phần cho C. Ở đây hành vi của A và B đã trực tiếp làm phát sinh hậu quả còn riêng hành vi của C là hành vi giúp sức không trực tiếp làm phát sinh hậu quả, mà thông qua sự tác động lên hành vi của người thực hành là A, B phát sinh hậu quả. Như vậy tìm hiểu dấu hiệu thuộc mặt khách quan của đồng phạm ta cần phải xác định được những người tham gia thực hiện tội phạm đó có đủ điều kiện của một chủ thể tội phạm hay không và những người đó phải cùng tham gia, cùng cố ý thực hiện tội phạm. Hành vi của mỗi người có mối liên hệ thống nhất với nhau, hậu quả của tội phạm phải là kết quả hoạt động chung của tất cả những người đồng phạm. 1.1.2.2 Mặt chủ quan của đồng phạm. Tội phạm là thể thống nhất giữa mặt khách quan và chủ quan. Nếu mặt khách quan là những biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm thì mặt chủ quan là hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội [11, 23]. Trong luật hình sự, đồng phạm được coi là hình thức phạm tội đặc biệt, do vậy khi nghiên cứu về đồng phạm không thể tách rời hai mặt khách quan và chủ quan. Mặt chủ quan của tội phạm nói chung, đồng phạm nói riêng bao gồm các dấu hiệu đặc trưng cơ bản sau: Lỗi, động cơ và mục đích. a) Dấu hiệu lỗi “Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức là cố ý hoặc vô ý” [9, 101]. Điều 20 BLHS năm 1999 đã quy định đồng phạm chỉ được thực hiện với lỗi cố ý, mỗi người đồng phạm khi thực hiện hành vi phạm tội đều cố ý với hành vi của mình và mong muốn sự cố ý tham gia của những người đồng phạm khác. Lỗi cố ý trong đồng phạm được thể hiện trên hai mặt lý trí và ý chí như sau: t Về lý trí: Trong nhận thức của những người đồng phạm đều phải biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, đồng thời họ cũng phải biết rằng người khác cũng có hành vi nguy hiểm cho xã hội cùng với mình. Mỗi người đồng phạm còn thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình cũng như hậu quả chung của tội phạm mà họ tham gia thực hiện. Nếu một người chỉ biết mình có hành vi nguy hiểm cho xã hội mà không biết người khác cũng có hành vi nguy hiểm cho xã hội như mình thì chưa phải là cùng cố ý, do vậy đây không phải đồng phạm. Ví dụ: Khi mượn xe cải tiến của B để đi trộm cắp phân đạm, A đã nói dối là cần xe để chở đất đắp nền nhà. B biết ý định thật của A nhưng do thù tức thủ kho nên đã vờ vô tình cho mượn. Trong vụ án này A chỉ biết mình có hành vi trộm cắp tài sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội mà không biết B cũng có hành vi nguy hiểm cho xã hội cùng với mình (là hành vi giúp sức). Do vậy A và B không đồng phạm với nhau. Mặt khác mỗi người đồng phạm còn thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình cũng như hậu quả chung của tội phạm mà họ thực hiện, và mục đích mà họ cùng mong muốn đạt được là thực hiện được kế hoạch vạch ra. t Về ý chí: Những người đồng phạm mong muốn có hoạt động chung và cùng mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả phát sinh. Trở lại định nghĩa được quy định tại khoản 1 Điều 20 BLHS năm 1999: “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”. Ở đây luật hình sự chỉ đưa ra giới hạn “cùng cố ý”, tức lỗi của họ đều phải là lỗi cố ý chứ điều luật không yêu cầu họ cùng có lỗi cố ý trực tiếp hay lỗi cố ý gián tiếp [13, 23]. Những trường hợp không mong muốn có sự liên kết hành vi để cùng gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội hay khi các hậu quả mà những người có hành vi nguy hiểm cho xã hội mong muốn không đồng nhất với nhau thì không phải là đồng phạm. Ví dụ: Nhiều người cùng ăn cắp lúa của Hợp Tác xã nhưng giữa họ không có sự rủ rê lôi kéo thì không phải là đồng phạm mà đây thuộc trường hợp phạm tội riêng lẻ. Do đó điều mà chúng ta quan tâm khi tìm hiểu dấu hiệu ý chí trong đồng phạm là những người đồng phạm có cùng mong muốn hoặc cùng có ý thức để mặc cho hậu quả phát sinh hay không? Phân tích dấu hiệu lỗi trong đồng phạm trên hai mặt lý trí và ý chí cho chúng ta đi đến thống nhất quan điểm: Đồng phạm là trường hợp mà những người tham gia thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện và biết người khác cũng có hành vi nguy hiểm cùng với mình, họ đều thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội của mình cũng như hậu quả chung của tội phạm mà họ tham gia thực hiện, đồng thời họ cùng mong muốn có hoạt động chung và cùng mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả phát sinh. Bên cạnh dấu hiệu lỗi cùng cố ý, từ nội dung họ cùng cố ý thực hiện tội phạm trong đồng phạm nêu trên, chúng ta có thể thấy trong mặt chủ quan của đồng phạm cần phải xem xét dấu hiệu động cơ, mục đích đối với những tội phạm mà điều luật quy định là dấu hiệu bắt buộc. b) Dấu hiệu động cơ, mục đích. Ngoài dấu hiệu lỗi là cùng cố ý, trong một số trường hợp đồng phạm còn đòi hỏi dấu hiệu cùng mục đích, nên mục đích là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP. Ví dụ: Những tội thuộc chương XI Các tội phạm an ninh quốc gia. Mục đích chống chính quyền nhân dân hoặc làm suy yếu chính quyền là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của tất cả các tội phạm. Nếu không thoả mãn dấu hiệu cùng mục đích sẽ không có đồng phạm trong trường hợp này, những người tham gia sẽ chịu TNHS độc lập với nhau. Ví dụ: B là nhà báo, A là cấp trên của B, A thường xuyên giao cho B nhiệm vụ thu thập những tin tức liên quan đến hoạt động tôn giáo tại miền Nam, A đã sử dụng những tin tức mà B đã thu thập được để cung cấp cho một tổ chức phản động ở nước ngoài với mục đích chống chính quyền nhân dân. Giữa A và B không có đồng phạm mà chỉ A mới phải chịu TNHS độc lập về tội gián điệp theo điều 80 BLHS. Hành vi của B tuy có tạo điều kiện cho việc phạm tội của A nhưng do A và B không có sự thống nhất mục đích nên không được coi là đồng phạm tội gián điệp. Xuất phát t
Luận văn liên quan