Chủ nghĩa hậu hiện đại là trào lưu văn học thu hút nhiều sự quan tâm trên
phạm vi toàn thế giới. Sức hấp dẫn của nó nằm ở chỗ vẫn còn quá nhiều vấn
đề gây tranh cãi trong giới phê bình, ngay cả các nhà nghiên cứu chuyên sâu
về hậu hiện đại cũng chưa thực sự thống nhất với nhau. Tuy nhiên, những đặc
trưng nổi bật về thủ pháp có thể kể đến là: thủ pháp nhại phỏng, giải cấu trúc
và tính liên văn bản. Những đặc điểm này có tác động qua lại cũng như hàm
chứa lẫn nhau.
Thủ pháp nhại phỏng là một trong những thủ pháp đặc trưng của chủ
nghĩa hậu hiện đại. Sự nhại phỏng được thể hiện qua ngôn ngữ khi các nhà
văn sử dụng lại các cụm từ, câu đã có với mục đích tạo nghĩa mới hoặc để
giễu nhại, mỉa mai nghĩa đã có; nó cũng thể hiện ở những cách miêu tả, sắp
xếp tình tiết như một kiểu nhại phỏng lại những hành động của con người vào
những tình huống có tính chất trái ngược. Ở mức độ giễu nhại, thủ pháp này
thể hiện sự hoài nghi những tín điều, những đại tự sự, những giá trị được cho
là bất biến.
46 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2206 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Từ điển Khazar và những đóng góp của Milorad Pavic, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khóa luận tốt nghiệp
Từ điển Khazar và
những đóng góp của
Milorad Pavic
MỤC LỤC
DẪN NHẬP............................................................................................................................. 1
1. Lý do lựa chọn đề tài................................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề.............................................................................................................. 1
3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................................. 3
4. Mục đích của đề tài..................................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ của đề tài..................................................................................................... 4
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................ 4
7. Kết cấu của khóa luận................................................................................................. 4
CHƯƠNG 1: MILORAD PAVIC VÀ TỪ ĐIỂN KHAZAR................................................. 6
1.1. Milorad Pavic và văn học Serbia........................................................................... 6
1.1.1. Liên bang Nam Tư với Serbia: những biến động lịch sử........................... 6
1.1.2. Serbia với Milorad Pavic............................................................................... 10
1.2. Từ lịch sử dân tộc Khazar đến Từ điển Khazar.................................................... 14
1.3. Milorad Pavic với Từ điển Khazar......................................................................... 17
CHƯƠNG 2: TỪ ĐIỂN KHAZAR: MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN SÁNG TẠO..................... 21
2.1. Nghệ thuật kết cấu.................................................................................................... 21
2.1.1. Về kết cấu hình thức....................................................................................... 21
2.1.2. Các thủ thuật hình thức khác......................................................................... 23
2.1.3. Về kết cấu nội dung........................................................................................ 26
2.2. Nghệ thuật thể hiện nhân vật.................................................................................. 30
2.3. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện............................................................................. 37
2.4. Nghệ thuật trần thuật............................................................................................... 44
2.5. Nghệ thuật sáng tạo thời gian và không gian........................................................ 49
CHƯƠNG 3: TỪ ĐIỂN KHAZAR VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA MILORAD PAVIC. 55
3.1. Từ điển Khazar và chủ nghĩa hậu hiện đại........................................................... 55
3.2. Về vấn đề sáng tạo và tiếp nhận............................................................................. 64
3.3. “Cuốn tiểu thuyết đầu tiên của thế kỷ XXI”........................................................ 67
3.4. Từ điển Khazar và những nỗi niềm nhân sinh của Milorad Pavic.................... 75
KẾT LUẬN.............................................................................................................................. 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................... 84
PHỤ LỤC................................................................................................................................. 88
3.1. Từ điển Khazar và chủ nghĩa hậu hiện đại
Chủ nghĩa hậu hiện đại là trào lưu văn học thu hút nhiều sự quan tâm trên
phạm vi toàn thế giới. Sức hấp dẫn của nó nằm ở chỗ vẫn còn quá nhiều vấn
đề gây tranh cãi trong giới phê bình, ngay cả các nhà nghiên cứu chuyên sâu
về hậu hiện đại cũng chưa thực sự thống nhất với nhau. Tuy nhiên, những đặc
trưng nổi bật về thủ pháp có thể kể đến là: thủ pháp nhại phỏng, giải cấu trúc
và tính liên văn bản. Những đặc điểm này có tác động qua lại cũng như hàm
chứa lẫn nhau.
Thủ pháp nhại phỏng là một trong những thủ pháp đặc trưng của chủ
nghĩa hậu hiện đại. Sự nhại phỏng được thể hiện qua ngôn ngữ khi các nhà
văn sử dụng lại các cụm từ, câu… đã có với mục đích tạo nghĩa mới hoặc để
giễu nhại, mỉa mai nghĩa đã có; nó cũng thể hiện ở những cách miêu tả, sắp
xếp tình tiết như một kiểu nhại phỏng lại những hành động của con người vào
những tình huống có tính chất trái ngược. Ở mức độ giễu nhại, thủ pháp này
thể hiện sự hoài nghi những tín điều, những đại tự sự, những giá trị được cho
là bất biến.
Giải cấu trúc liên quan chặt chẽ đến quan niệm giải trung tâm của chủ
nghĩa hậu hiện đại. Chủ nghĩa hậu hiện đại cho rằng mọi vật tồn tại vì/cho
chính bản thân nó chứ không tồn tại quanh một trung tâm nào. Giải cấu trúc
được thể hiện ở nhiều mức độ tùy vào các tác giả nhưng nhìn chung nó có
những biểu hiện thường thấy là sự phủ nhận tính nguyên bản của một tác
phẩm nghệ thuật: cốt truyện tan vỡ, nhân vật tùy tiện không thể giải thích
được, bối cảnh như những mảnh ghép rời rạc... Sự liền mạch trong văn học
truyền thống bị gạt đi, thay vào đó là sự kết hợp những mảng, những khối
khác nhau, đôi khi xen lẫn những mảng trống vào kết cấu tác phẩm, đồng
thời đưa ra nhiều cái kết trong tác phẩm. Giải cấu trúc còn được thể hiện rõ
qua sự lai tạp của thể loại: truyện ngắn – tư liệu, truyện ngắn – nhật ký,
truyện ngắn – chân dung…, tức xoá nhoà ranh giới giữa nghệ thuật và đời
sống thường ngày, xóa nhòa ranh giới giữa các thể loại.
Với các nhà lý luận hậu hiện đại, tác phẩm văn học không phải là sáng tạo
riêng của tác giả, mọi chi tiết của nó đều đã được nói đến ở đâu đó trước đó
rồi; một văn bản mới chẳng qua chỉ là sự sắp xếp lại những đoạn văn bản đã
có. Tính liên văn bản trong chủ nghĩa hậu hiện đại được thể hiện qua việc cắt
dán những phần, những mục khác nhau và lắp ghép lại để tạo thành tác phẩm.
Sự nối kết trong tác phẩm văn học của các nhà hậu hiện đại với những tác
phẩm trước đó khiến cho độc giả đọc tác phẩm này có thể liên tưởng đến tác
phẩm khác. Tuy nhiên, việc văn bản này xếp nối, chồng ghép với văn bản kia
đã tạo ra sự đứt gãy về mặt ngữ nghĩa trong tác phẩm.
Cả ba đặc trưng này đều được thể hiện trong Từ điển Khazar, có khi
chúng đan cài vào nhau trong cùng một chi tiết.
Hình thức của tác phẩm, như đã khảo sát ở mục 2.1.1, là khá mới mẻ,
Milorad Pavic vừa tuân thủ, vừa làm sai lệch hình thức từ điển mà ông đã
chọn. Chúng ta có thể gọi hình thức không đáng tin cậy của Từ điển Khazar
là sự ngụy tạo (simulacres), trong đó các văn bản được trích dẫn như tài liệu
chứng thực cho lịch sử Khazar cũng trộn lẫn giữa giả và thật, giữa tham khảo
nghiêm túc và tưởng tượng tự do. Câu chuyện về ấn bản đầu tiên đã bị tiêu
hủy, và những người từng sở hữu cuốn sách tẩm độc đó cũng đã chết khi
chưa đọc được gì nhiều là một cái cớ hoàn hảo cho những sai lệch nếu có
trong tác phẩm. Song chúng ta không cần mất công tra cứu các thư tịch hiện
đang lưu giữ tại Viện hàn lâm Nam Tư về khoa học nghệ thuật hay trong biên
niên sử đồ sộ của Serbia, cũng có thể nhận ra những chi tiết ngụy tạo không
che giấu. Chẳng hạn đoạn cuối mục từ Akshani Yabir Ibn như sau:
Theo một truyền thuyết khác, Yabir Ibn Akshaki không hề chết. Có lần
vào một buổi sáng năm 1699, ở Constantinople, y thả một lá nguyệt quế vào
chậu nước đoạn nhúng đầu vào để rửa nhúm tóc trước trán… Khi y rút đầu ra
khỏi nước, hít một hơi dài và thẳng người lên, quanh y không còn
Constantinople, chẳng còn cái đế quốc mà ở đó y vừa rửa mặt. Y đang ở
trong khách sạn hạng sang “Kingston” ở Istambul, đây là năm 1982 sau Isa, y
có vợ, con và hộ chiếu công dân Bỉ, y nói tiếng Pháp, và chỉ dưới đáy chiếc
bồn rửa mặt hiệu F.Primavesi & Son, Correella, Cardiff vẫn còn nguyên
chiếc lá nguyệt quế ướt sũng (tr.194).
Lại là truyền thuyết, nhưng cái mốc 1982 quá gần và quá chính xác, đến
nỗi truyền thuyết mang dáng dấp dự báo, một dự báo đúng đến từng chi tiết,
ngay cả nhãn hiệu chiếc bồn rửa mặt trong khách sạn. Người ta vẫn thường xì
xầm về các lời tiên tri nhưng phải có quá trình giải mã mới tìm thấy mối liên
hệ giữa chúng với thực tế. Còn ở đây, đoạn văn như một nụ cười mỉa nhằm
vào biên giới mà người ta vẫn đặt ra giữa thật và giả để định giá hay phán
xét. Những đặc điểm không đáng tin cậy của hình thức từ điển cũng cho thấy
hành động ngụy tạo không che giấu. Từ điển Khazar không khác gì một ngụy
thư, trong đó ngầm chứa thái độ giễu nhại với những gì được gọi là thư tịch
cổ – nguồn tham khảo quý báu, hay là lịch sử – quá khứ cần được tôn trọng.
Những đặc điểm về nội dung lại cho thấy cấu trúc phân mảnh – vốn rất
đặc trưng cho chủ nghĩa hậu hiện đại. Sự tan rã thể hiện ở nhiều cấp độ: cốt
truyện, thời gian, không gian làm cho quá trình tiếp nhận tác phẩm tuy tự do
nhưng khó khăn gấp bội. Việc sử dụng những phong cách văn bản khác nhau:
thư, nhật ký, biên bản, các hình vẽ… xen lẫn trong tác phẩm gây ấn tượng về
sự rời rạc và chồng xếp ngẫu nhiên của nhiều văn bản khác loại. Đó cũng là
mô hình của hiện thực thậm phồn trong thời hậu hiện đại, nơi mà con người
có cơ hội tiếp xúc với rất nhiều thông tin, nhưng quá nhiều đến nỗi hoài nghi
cả quá trình nhận thức của mình. Độc giả của Từ điển Khazar cũng rơi vào
tình huống tương tự khi phải tiếp xúc với một văn bản lai ghép, cắt dán vô số
những văn bản có trước, càng đọc càng bối rối không biết đâu là thật, đâu là
giả, câu chuyện nào đáng tin và câu chuyện nào không nên tin. Sự đối chiếu
xuyên qua các mục từ, các từ điển bộ phận cũng thể hiện đặc trưng liên văn
bản của văn học hậu hiện đại. Từ điển Khazar là một văn bản đa tầng, trong
đó nó chứa những văn bản nhỏ hơn (ba từ điển bộ phận), nhỏ hơn nữa (các
mục từ), và nhỏ hơn nữa (các truyền thuyết, ghi chép…). Tính cố kết của văn
bản nghệ thuật truyền thống đã bị phá vỡ, tiểu thuyết chỉ là những mảnh ghép
mà thậm chí không có thứ tự xác định. Milorad Pavic đã giao quyền cho độc
giả rồi, và họ có thể tháo tung văn bản ra, lắp ráp như thế nào tùy thích.
Bởi lời phát ra không phải từ cái đầu hay từ linh hồn mà từ thế giới của
những cái lưỡi nhớp và mồm thối; từ lâu chúng đã bị gặm, bị nhá nham nhở
và lấm mỡ bởi nhai đi nhai lại không ngừng. Từ lâu chúng đã không còn
nguyên vẹn hình hài, bị chà đi xát lại bởi vô số hàm răng trong vô số cái
mồm (tr.437).
Milorad Pavic khẳng định rằng văn bản cũng như những lời nói kia thôi,
văn bản sau là sự hiện diện, chắp nối, cắt dán, tái hiện của những văn bản có
trước nó. Từ điển Khazar cũng là sự chắp mảnh của vô số các văn bản riêng
lẻ, đến lượt chúng lại bị xé nhỏ, trộn vào nhau tạo thành thể thống nhất mà
độc giả được tiếp xúc. Ám ảnh của sự phân mảnh vương vít toàn bộ tác
phẩm. Khi thư giãn, sắc đẹp của Ateh “vỡ vụn ra như muối” (tr.46), Cyril
sáng tạo bảng chữ cái Slavơ bằng cách “đập vỡ nó thành từng mảnh… rồi
dán các mảnh lại với nhau bằng nước bọt” (tr.105), những giọt nước mắt của
Skila “rơi lả tả và nát vụn dưới ngón tay như những mảnh kính vỡ” (tr.157)…
Rời rạc dường như mới là tính chất bản thể của vũ trụ, trong đó mọi sự vật
chỉ là những phân khúc chắp nối lỏng lẻo và có thể tan vỡ bất cứ lúc nào. Nỗi
hoài nghi về hình thức tồn tại được thể hiện bằng cách lặp đi lặp lại những từ
“vỡ nát”, “vỡ vụn”, “nát vụn”… Người đọc tìm thấy sự giống nhau giữa các
nhân vật, các sự kiện, đó là nỗi hoang mang về cái gọi là sự thống nhất trong
một chỉnh thể. Milorad Pavic đã cho thấy khát vọng đi tìm cái toàn vẹn bằng
cách tìm các mảnh của Adam Ruhani – người tiền triệu của loài người – chỉ
là cứu cánh hão huyền: Mokadasa – nhà săn mộng tài ba nhất của người
Khazar – cũng chỉ “tái tạo được một sợi tóc” (tr.273) của Adam mà thôi.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Từ điển Khazar cũng thể hiện tinh
thần của chủ nghĩa hậu hiện đại. Nhân vật không hoạt động trên cấp độ tâm
lý, cảm xúc của họ hoàn toàn bị thủ tiêu và chỉ được thuật lại theo kiểu thông
báo, các hành động mất logic nhân quả (xem mục 2.2). Không thể áp dụng
những quy thức cũ để phân tích nhân vật được nữa, vì ngay cả những đặc
điểm cá nhân cũng bị xóa mờ. Nhân vật bị phân tán ra nhiều mảnh, trên nhiều
trục không gian và thời gian. Ba linh hồn Cohen tranh cãi với nhau, T.S
Schutlz tự viết thư cho mình, nhân vật gặp lại nhau trong một nhân thân khác,
nhân vật hiện diện trong một bối cảnh khác... Chưa hết, diện mạo nhân vật
vừa không rõ ràng, vừa được khắc họa qua nhiều điểm nhìn: người biên soạn,
chính nhân vật, một nhân vật khác. Tất cả làm cho nhân vật cũng bị phân
mảnh và rời rạc. Các nhân vật có lúc trùng lặp nhau, có lúc biến hóa làm cho
những chuẩn xác định sự tồn tại của vật thể như không gian và thời gian trở
nên mất tác dụng. Nhân vật trở thành những biểu tượng.
Từ điển Khazar mượn một sự kiện lịch sử có thật, một dân tộc đã từng tồn
tại để làm nền cho câu chuyện của mình. Vấn đề đặt ra ở đây là tại sao
Milorad Pavic chọn Khazar chứ không phải là bất cứ dân tộc nào khác. Cũng
giống như khi đặt câu hỏi về hình thức từ điển, sự lựa chọn này phải có ngụ ý
của nó.
Từ khi biến mất đột ngột vào thế kỷ thứ XI sau cuộc chinh phạt của người
Nga, Khazar được giới sử học biết đến với tư cách một vùng đất bí ẩn, thậm
chí sau quá trình khai quật các địa điểm được cho là lãnh thổ của Khazar, giới
sử học bắt đầu nghi ngờ cái gọi là dân tộc thiện chiến vùng Caucasus. Một
đối tượng như vậy tạo ra không gian tuyệt vời cho sự hư cấu, vốn là bản chất
của thể loại tiểu thuyết, hơn thế, người đọc lúc nào cũng tỏ ra hào hứng với
những bí mật, thành công về mặt doanh thu có thể đảm bảo được. Nhưng đó
chỉ là thứ yếu, nhân loại chẳng thiếu những vùng đất bí ẩn khác mà chắc chắn
cái tên Khazar không thể nào nổi tiếng bằng, như đảo Phục Sinh hay Atlantic,
ngay cả Angko Wat cũng có giá trị thương mại hơn nhiều.
Có lẽ vấn đề nằm ở đây: trong khi sử ký của người A rập, người Armenia,
người Tiurki, người Gruzia, thậm chí cả Byzance “tất cả đều nói đến người
Khazaria, chỉ người Khazaria là không kể gì về bản thân… các sử biên niên
của người Khazaria im lặng” [19; 170,174]. Dân tộc nào cũng tự ca ngợi
mình trong các bộ sử, đó là điều thường tình, nhưng người Khazar thì ngược
lại, họ giấu mình đi. Một dân tộc quá khứ không chịu nằm yên trong cách
tiếp cận truyền thống của ngành sử học:
Một vùng lãnh thổ cần được nghiên cứu là nơi cư trú xưa kia của một dân
tộc nào đó thường được tìm thấy một cách dễ dàng. Đôi khi có những cuộc
tranh luận về việc xác định ranh giới của vùng cư trú và thời gian cư trú ở
những địa điểm này hay kia, nhưng đó chỉ là các chi tiết của một vấn đề
chung mà thôi. Bù lại, việc tái hiện lịch sử của dân tộc lại vấp phải những
khó khăn khác nhau và không phải luôn khắc phục được. Trong lý giải vấn đề
Khazaria mọi chuyện hoàn toàn ngược lại [19; 179].
Có lẽ chính điều này đã hấp dẫn được Milorad Pavic. Cái khác biệt, đó là
mục tiêu của quá trình lựa chọn. Khazar đã đáp ứng được điều ấy. Ở cách
chép sử của người Khazar có một cái gì tương tự như là chống lại phương
cách tâm lý thông thường của nhân loại. Được ghi nhận là một đối trọng,
thậm chí đã có những chiến thắng trong giao tranh với Byzance, đế chế
Khazar còn gợi lên hình ảnh của sự chống chọi lại một nền văn minh lớn láng
giềng, và điều này sẽ trở nên rất có ý nghĩa trong tác phẩm mà chúng tôi sẽ
phân tích sau.
Một điều thú vị là, gần Belgrad – nơi Pavic sinh ra, lớn lên và làm việc
đến tận cuối đời người ta cũng phát hiện ra dấu tích một nền văn minh cổ,
nền văn minh Vinca, nó cũng được xếp vào danh sách những vùng đất bí ẩn
của thế giới. Ngay tại dãy Caucasus, nơi được cho là cực nam lãnh thổ
Khazar cũng đã khai quật được dấu tích của một nền văn minh phát triển cao,
những bí ẩn về văn minh vùng Caucasus cũng đang thu hút sự tò mò của giới
khoa học. Với tất cả những điều đó, Khazar như là nơi hội tụ của sự bí ẩn, đa
tầng về lịch sử và còn có sự gần gũi khi liên tưởng đến quê hương Belgrad.
Điều đó phải chăng cũng đã tác động vào sự lựa chọn của Milorad Pavic?
Nhưng như thế vẫn chưa đủ. Milorad Pavic đã chọn một đối tượng không
xa lạ gì với độc giả châu Âu, trước và sau ông đã có nhiều người viết về
Khazar, nhưng ông không viết về lịch sử của Khazar, ông tập trung vào cuộc
luận chiến. Tinh thần của chủ nghĩa hậu hiện đại cũng bộc lộ ở đây. Trong
khi cả ba tôn giáo tham gia cuộc luận chiến tranh giành phần thắng về mình
như một biểu hiện cho sức ảnh hưởng to lớn, sự bành trướng của mình thì
xuyên suốt tác phẩm, Milorad Pavic thể hiện thái độ khước từ việc lựa chọn
một quan điểm duy nhất để tin tưởng hay thần phục. Người biên soạn nói
ngay từ đầu, rằng anh ta không đưa ra lựa chọn nào cả, khi đưa ra các dẫn
chứng, người biên soạn cũng không xác quyết nó đúng hay sai, bởi vì nó vượt
quá tầm hiểu biết của anh ta. Sự bênh vực riêng cho tôn giáo nào hay ý thức
hệ nào là hoàn toàn không có. Lịch sử của Từ điển Khazar cho thấy rằng mọi
rắc rối, hiểu lầm và thiếu sót bắt đầu từ việc người ta cứ khăng khăng quy cái
đúng về một hướng duy nhất, rằng chân lý chỉ gọi tên một người/ một lý lẽ.
Ba cuốn từ điển bộ phận tồn tại dựa trên nguyên tắc cơ bản là chỉ ghi chép về
đại diện của tôn giáo đó, còn hai vị kia – người có mặt vì hai tôn giáo còn lại
– không hề được đả động. Câu chuyện tìm lại sự thực của các bộ ba tìm kiếm
bắt đầu từ đó, mục đích của họ là tổng hợp cả ba cuốn để tìm ra sự thực, tức
là không chấp nhận thế độc tôn của một ý thức hệ, nhưng việc làm của họ lại
dẫm vào vết xe đổ mà họ cố tránh. Kết quả mà họ ra sức tìm kiếm cũng là sự
cố chấp cho rằng phần thắng nhất định phải thuộc về ai đó, và kết quả ấy
không bao giờ được tìm thấy. Đặt ba cuốn từ điển bộ phận vào cùng một gáy,
“người biên soạn” cho thấy rõ dụng ý của mình, rằng không có ý thức hệ nào
cao hơn, có giá trị hơn những ý thức hệ khác, do đó nó không có quyền độc
tôn, giống như Halevi đã nói “cái hiền minh trên những tầng cao nhất của vũ
trụ cũng không lớn hơn cái hiền minh trong sinh vật nhỏ nhoi nhất” (tr.351).
Lời nói của các vị đại diện ba tôn giáo trong luận chiến “tôn giáo của chúng
tôi tốt hơn của các nước khác” (tr.113) đã biến họ trở thành những kẻ ngu
muội và nực cười trong mắt công chúa Ateh.
Các nhà hậu hiện đại chống lại thuyết ngôn từ trung tâm luận
(logocentrism), nhân loại trung tâm luận (anthropocentrism)… họ hướng về
cái phi trung tâm. Từ điển Khazar cho thấy sự tồn tại song song của những
thực thể khác nhau, đòi hỏi quyền tồn tại của những thứ bị cho là thấp kém.
Cyril – đại diện của Cơ đốc giáo “tranh cãi với các nhà tam giáo luận vốn
khẳng định rằng chỉ có tiếng Hy lạp, tiếng Do Thái và tiếng La tinh là những
ngôn ngữ xứng đáng với việc thờ phụng lễ bái” (tr.107), T.S Muawia – hậu
thân của Masudi trong thế kỷ XX lên án sự phân biệt lớn – nhỏ bằng cách
chia sẻ trải nghiệm cay đắng:
Bà chỉ có thể trở thành nhà khoa học vĩ đại… nếu như bà và các dự án của
bà được ủng hộ bởi một trong các cộng đồng quốc tế hùng mạnh nhất của thế
giới chúng ta: Do Thái giáo, Hồi giáo hoặc Thiên Chúa giáo. Bà thuộc về một
trong số đó. Tôi thì không, chính vì vậy tôi là kẻ vô danh tiểu tốt (tr.417).
Milorad Pavic đã xây dựng hệ thống nhân vật và sự kiện ở thế lưỡng phân,
tam phân thay cho hình thức nhất thể thường thấy trong tư duy truyền thống.
Người Khazar được biết đến với thể song sinh Khazar trắng và Khazar đen,
người cầm quyền trong vương quốc Khazar là vua và Kaghan, dòng sông
chính của đất nước chảy theo hai hướng khác nhau cùng một lúc, năm của
người Khazar là năm kép: một trôi từ tương lai đến quá khứ, còn năm kia từ
quá khứ đến tương lai. Cohen có ba linh hồn tranh đấu với nhau trong