Khóa luận Từ những quan điểm về đạo đức của triết học nho gia, bàn về vấn đề đào tạo và sử dụng đội ngũ trí thức ở nước ta hiện nay
Tư tưởng đạo đức Nho gia là một nội dung cốt lõi của triết học Nho gia nói riêng và triết học phương Đông nói chung, là sự kết hợp nhuần nhuyễn các quan điểm về thế giới quan, nhân sinh quan. Tư tưởng đạo đức của triết học Nho gia đã có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành các chuẩn mực đạo đức ở nước ta. Mặc dù có những hạn chế nhất định, nhưng nhiều quan niệm về đạo đức cá nhân, đạo đức xã hội và giáo dục đạo đức của triết học Nho gia cho đến nay đối với nước ta vẫn còn nguyên giá trị. Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá cao Nho giáo chủ yếu là ở các quan niệm về đạo đức. Người cho rằng: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân”. Việt Nam, cũng như các nước phương Đông khác, vấn đề đạo đức luôn được xem là nền tảng của xã hội. Dân tộc Việt Nam ta là một dân tộc văn hiến, có truyền thống tôn trọng trí thức. Mấy trăm năm trước, Lê Quý Đôn đã có sự tổng kết tài tình: “Phi công bất phú, phi thường bất hoạt, phi nông bất ổn, phi trí bất hưng”. Như vậy, sự hưng thịnh của mỗi quốc gia phụ thuộc rất lớn vào vai trò và thái độ của tầng lớp trí thức đối với xã hội. Cũng chính vì vậy mà đội ngũ trí thức cần phải có những phẩm chất đạo đức tiêu biểu cho truyền thống đạo đức và văn hóa của dân tộc.