Năm 2002 kết thúc trong tiếc nuối của dân chúng toàn cầu với sự sụp đổ hàng
lo ạt tên tuổi lớn như Enron, Worldcom, Andersen.Thị trường chứng khoán thế giới
chao đảo, chỉ số chứng khoán trên thị trường chứng khoán New York liên tiếp sụt
giảm kéo theo nạn giảm phát ở hầu hết các nước tư bản phát triển. Cuộc chiến loại bỏ
chính quyền Saddam với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, giảm giá dầu thô xem ra
cũng không giúp sức được cho Mỹ là bao. Năm 2003 sắp đi qua, nền kinh tế Mỹ vẫn
đang trong tình trạng căng thẳng. Sức ép giảm cầu tiêu dùng, thâm hụt ngân sách,
thâm hụt cán cân thương mại đã buộc Mỹ phải dùng đến chiêu bài cuối cùng, đó là tỷ
giá hối đoái. Chính ông Alan Greenspan, người nắm quyền tối cao trong điều hành
chính sách tiền tệ của Mỹ đã công nhận mục tiêu giảm giá đồng đô la nhằm thúc đẩy
xuất khẩu, giảm bớt thâm hụt cán cân thương mại. Ông nói trong lần trả lời phỏng
vấn kênh truyền hình CNN hôm 12/10 vừa qua rằng: “Đã đến lúc người Mỹ phải thực
sự biết được tiềm năng xuất khẩu của nước mình.”
Theo T.S. Howard J.Shatz, giảng viên Trung tâm phát triển quốc tế Havard
(Mỹ) thì đối với xuất khẩu nói riêng và hoạt động ngoại thương nói chung, việc điều
chỉnh tỷ giá hay tác động gián tiếp đến tỷ giá được xem là công cụ hữu hiệu nhất
hướng ngoại thương phát triển theo chiều hướng có lợi cho các quốc gia. Ý thức được
tầm quan trọng của tỷ giá, nhiều quốc gia đã tìm đến công cụ này nhằm tạo được sự
đột phá trong phát triển ngoại thương. Sự phát triển vượt bậc của Nhật Bản những
năm 60, 70 thế kỷ trước cũng do bởi Chính phủ Nhật Bản đã sử dụng công cụ tỷ giá
rất đúng đắn bằng cách duy trì chính sách đồng Yên yếu. Và kết quả là việc hàng hóa
Nhật Bản với chất lượng ngang bằng hàng hóa Châu Âu được cung cấp với giá cực rẻ
đã đưa Nhật Bản trở thành cường quốc đứng thứ 2 thế giới sau Mỹ. Minh chứng mới
đây nhất cho tầm quan trọng của tỷ giá chính là việc các nước G7 ép Trung Quốc
phải nâng giá đồng Nhân dân tệ bởi việc định giá quá thấp đồng nhân dân tệ so với đô
la Mỹ đã làm tổn hại đến ngoại thương nước họ. Tính đến thời điểm này, Trung Quốc
ii
đã có thặng dư thương mại lên đên 183 tỷ đô la với Mỹ và dự trữ ngoại hối của Trung
Quốc đã được xếp vào vị trí số 3 trong 10 nước có dự trữ ngoại tệ lớn nhất
(39)
.
Trong khi công cụ tỷ giá luôn được các quốc gia trên thế giới đề cao thì ở Việt
Nam, tỷ giá dường như chưa được hiểu theo đúng nghĩa của nó. Người ta dường như
hờ hững với mọi biến động của tỷ giá và cho rằng vấn đề tỷ giá là mảng đề tài cổ lỗ,
rằng trong mối tương quan với hoạt động xuất nhập khẩu, tỷ giá không có ảnh hưởng
gì mấy. Và lối nghĩ ấy đã liên tiếp đưa việc điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam
xa rời thực tiễn. Cơ chế cố định tỷ giá từ trước những năm đổi mới quay trở lại với
cái mác tỷ giá thả nổi có quản lý song lại quản lý theo kiểu bò trườn (một dạng khác
của tỷ giá cố định). Chính cách quản lý này đã khiến tỷ giá danh nghĩa bị định cao
hơn so với tỷ giá thực rất nhiều lần, giá hàng nhập khẩu nhờ đó đột nhiên rẻ đi, tốc độ
nhập siêu tăng đến mức kỷ lục (dự kiến khoảng 66% năm 2003 so với 2002)
(56)
.
Thế giới giờ đây đã đổi khác, cái luận cứ phát triển hoạt động ngoại thương
nhờ sản xuất và bán hàng hóa ở mức giá rẻ do giá thành thấp không còn thích hợp.
Vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa và sắp tới đây là vụ kiện bán phá giá tôm do Mỹ
tiến hành đối với phía Việt Nam là một minh chứng hùng hồn cho vấn đề này. Xuất
phát từ những khó khăn hiện nay mà ngoại thương Việt Nam đang phải đối mặt cũng
như những hạn chế trong vấn đề quản lý tỷ giá, người viết đã chọn đề tài: Tỷ giá hối
đoái và tác động của tỷ giá đến ngoại thương Việt Nam nhằm đưa ra được cái nhìn
khách quan hơn về vai trò tỷ giá trong việc thúc đẩy hoạt động ngoại thương Việt
Nam
133 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3031 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá đến ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài
Tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá đến
ngoại thương Việt Nam
Giáo viên hướng dẫn: T.S Nguyễn Hữu Khải
Sinh viên : Vũ Thị Bích Thu
Lớp : A10K38C
Hà Nội, 12/2003
Bảng danh mục các ký hiệu viết tắt
TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT
AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
Association of Southest Asia Hiệp hội các quốc gia
ASEAN Nations Đông Nam Á
C/O Certificate of origin Giấy chứng nhận xuất xứ
CFA Catfish Famers Association Hiệp hội chủ trại cá nheo Mỹ
CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng
ECB European Central Bank Ngân hàng Trung ương châu Âu
EU European Union Liên minh Châu Âu
FED Federal Reserve Districts Cục Dự trữ Liên bang
IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế
NHNN Ngân hàng Nhà nước/Ngân hàng
(NHTW) Central Bank Trung ương
NHTM Commercial Bank Ngân hàng thương mại
ODA Official Development Aids Hỗ trợ phát triển chính thức
Organization of Petroleum Tổ chức các nước xuất khẩu
OPEC exporting countries dầu lửa
PPP Purchasing Power Parity Ngang giá sức mua
Vietnam Chambers of Phòng thương mại và công nghiệp
VCCI Commerce and Industry Việt Nam
WB World Bank Ngân hàng Thế giới
WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
i
Mục lục
Lời mở đầu ............................................................................................................. iii
Chương 1: Lý luận chung về tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá tới
ngoại thương ........................................................................................... 1
1.1.Khái niệm, cơ chế hình thành và phân loại tỷ giá hối đoái ........................... 1
1.1.1.Khái niệm ....................................................................................................... 1
1.1.2.Cơ chế hình thành tỷ giá hối đoái ................................................................... 3
1.1.2.1.Ngang giá vàng ............................................................................................ 3
1.1.2.2.Ngang giá sức mua ...................................................................................... 4
1.1.3.Phân loại......................................................................................................... 6
1.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế mở ................ 8
1.2.1.Độ mở nền kinh tế .......................................................................................... 9
1.2.2.Lãi suất .......................................................................................................... 13
1.2.3.Lạm phát ....................................................................................................... 16
1.2.4.Cán cân thanh toán ........................................................................................ 18
1.2.5.Cung cầu ngoại hối ........................................................................................ 21
1.2.6.Năng suất lao động ........................................................................................ 25
1.2.7.Đầu cơ tiền tệ ................................................................................................ 27
1.2.8.Chính sách tiền tệ .......................................................................................... 29
1.2.9.Sự can thiệp của nhà nước ............................................................................. 30
1.3.Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động ngoại thương ........................... 33
1.3.1.Tác động của biến động tỷ giá lên hoạt động xuất khẩu ................................. 34
1.3.2.Tác động của biến động tỷ giá lên hoạt động nhập khẩu ................................ 37
1.3.3.Tác động của phá giá, nâng giá tiền tệ lên tổng thể hoạt động
ngoại thương ......................................................................................................... 38
Chương 2: Ngoại thương Việt Nam dưới tác động của tỷ giá
hối đoái...................................................................................... 44
2.1.Đánh giá sơ bộ hoạt động ngoại thương Việt Nam trong xu thế hội nhập .. 45
i
2.1.1.Qui mô, tốc độ tăng trưởng ngoại thương ...................................................... 46
2.1.2.Cơ cấu các mặt hàng xuất – nhập khẩu .......................................................... 50
2.1.3. Thị trường xuất – nhập khẩu ......................................................................... 54
2.2.Thực tiễn điều hành tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá tới
ngoại thương Việt Nam ..................................................................................... 58
2.2.1.Giai đoạn trước đổi mới 1986 ........................................................................ 58
2.2.2.Giai đoạn sau đổi mới 1986 ........................................................................... 63
2.2.2.1.Giai đoạn 1986-1989 .................................................................................. 63
2.2.2.2.Giai đoạn 1989-1992 .................................................................................. 65
2.2.2.3.Giai đoạn 1993-1996 .................................................................................. 70
2.2.2.4.Giai đoạn 1997-1999 .................................................................................. 75
2.2.2.5.Giai đoạn 2000- nay ................................................................................... 76
Chương 3: Một số giải pháp tăng cường tác động tích cực của tỷ
giá hối đoái lên hoạt động ngoại thương Việt Nam .....................82
3.1.Căn cứ lựa chọn giải pháp ............................................................................. 83
3.2.Một số giải pháp cụ thể .................................................................................. 86
3.2.1.Giải pháp vĩ mô ............................................................................................. 86
3.2.1.1.Nhóm giải pháp đối với hoạt động của NHNN ........................................... 86
3.2.1.2.Nhóm giải pháp đối với hệ thống NHTM ................................................... 96
3.2.1.3.Một số giải pháp vĩ mô khác ..................................................................... 100
3.2.2.Giải pháp vi mô ........................................................................................... 105
3.2.2.1.Giải pháp đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu ....................................... 105
3.2.2.2.Giải pháp đối với người sản xuất hàng xuất khẩu ..................................... 110
Kết luận ................................................................................................................ 113
Tài liệu tham khảo ................................................................................................ 115
Phụ lục ................................................................................................................. 119
ii
Lời mở đầu
1.Tính cấp thiết của đề tài:
Năm 2002 kết thúc trong tiếc nuối của dân chúng toàn cầu với sự sụp đổ hàng
loạt tên tuổi lớn như Enron, Worldcom, Andersen...Thị trường chứng khoán thế giới
chao đảo, chỉ số chứng khoán trên thị trường chứng khoán New York liên tiếp sụt
giảm kéo theo nạn giảm phát ở hầu hết các nước tư bản phát triển. Cuộc chiến loại bỏ
chính quyền Saddam với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, giảm giá dầu thô xem ra
cũng không giúp sức được cho Mỹ là bao. Năm 2003 sắp đi qua, nền kinh tế Mỹ vẫn
đang trong tình trạng căng thẳng. Sức ép giảm cầu tiêu dùng, thâm hụt ngân sách,
thâm hụt cán cân thương mại đã buộc Mỹ phải dùng đến chiêu bài cuối cùng, đó là tỷ
giá hối đoái. Chính ông Alan Greenspan, người nắm quyền tối cao trong điều hành
chính sách tiền tệ của Mỹ đã công nhận mục tiêu giảm giá đồng đô la nhằm thúc đẩy
xuất khẩu, giảm bớt thâm hụt cán cân thương mại. Ông nói trong lần trả lời phỏng
vấn kênh truyền hình CNN hôm 12/10 vừa qua rằng: “Đã đến lúc người Mỹ phải thực
sự biết được tiềm năng xuất khẩu của nước mình...”
Theo T.S. Howard J.Shatz, giảng viên Trung tâm phát triển quốc tế Havard
(Mỹ) thì đối với xuất khẩu nói riêng và hoạt động ngoại thương nói chung, việc điều
chỉnh tỷ giá hay tác động gián tiếp đến tỷ giá được xem là công cụ hữu hiệu nhất
hướng ngoại thương phát triển theo chiều hướng có lợi cho các quốc gia. Ý thức được
tầm quan trọng của tỷ giá, nhiều quốc gia đã tìm đến công cụ này nhằm tạo được sự
đột phá trong phát triển ngoại thương. Sự phát triển vượt bậc của Nhật Bản những
năm 60, 70 thế kỷ trước cũng do bởi Chính phủ Nhật Bản đã sử dụng công cụ tỷ giá
rất đúng đắn bằng cách duy trì chính sách đồng Yên yếu. Và kết quả là việc hàng hóa
Nhật Bản với chất lượng ngang bằng hàng hóa Châu Âu được cung cấp với giá cực rẻ
đã đưa Nhật Bản trở thành cường quốc đứng thứ 2 thế giới sau Mỹ. Minh chứng mới
đây nhất cho tầm quan trọng của tỷ giá chính là việc các nước G7 ép Trung Quốc
phải nâng giá đồng Nhân dân tệ bởi việc định giá quá thấp đồng nhân dân tệ so với đô
la Mỹ đã làm tổn hại đến ngoại thương nước họ. Tính đến thời điểm này, Trung Quốc
i
đã có thặng dư thương mại lên đên 183 tỷ đô la với Mỹ và dự trữ ngoại hối của Trung
Quốc đã được xếp vào vị trí số 3 trong 10 nước có dự trữ ngoại tệ lớn nhất(39).
Trong khi công cụ tỷ giá luôn được các quốc gia trên thế giới đề cao thì ở Việt
Nam, tỷ giá dường như chưa được hiểu theo đúng nghĩa của nó. Người ta dường như
hờ hững với mọi biến động của tỷ giá và cho rằng vấn đề tỷ giá là mảng đề tài cổ lỗ,
rằng trong mối tương quan với hoạt động xuất nhập khẩu, tỷ giá không có ảnh hưởng
gì mấy. Và lối nghĩ ấy đã liên tiếp đưa việc điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam
xa rời thực tiễn. Cơ chế cố định tỷ giá từ trước những năm đổi mới quay trở lại với
cái mác tỷ giá thả nổi có quản lý song lại quản lý theo kiểu bò trườn (một dạng khác
của tỷ giá cố định). Chính cách quản lý này đã khiến tỷ giá danh nghĩa bị định cao
hơn so với tỷ giá thực rất nhiều lần, giá hàng nhập khẩu nhờ đó đột nhiên rẻ đi, tốc độ
nhập siêu tăng đến mức kỷ lục (dự kiến khoảng 66% năm 2003 so với 2002) (56).
Thế giới giờ đây đã đổi khác, cái luận cứ phát triển hoạt động ngoại thương
nhờ sản xuất và bán hàng hóa ở mức giá rẻ do giá thành thấp không còn thích hợp.
Vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa và sắp tới đây là vụ kiện bán phá giá tôm do Mỹ
tiến hành đối với phía Việt Nam là một minh chứng hùng hồn cho vấn đề này. Xuất
phát từ những khó khăn hiện nay mà ngoại thương Việt Nam đang phải đối mặt cũng
như những hạn chế trong vấn đề quản lý tỷ giá, người viết đã chọn đề tài: Tỷ giá hối
đoái và tác động của tỷ giá đến ngoại thương Việt Nam nhằm đưa ra được cái nhìn
khách quan hơn về vai trò tỷ giá trong việc thúc đẩy hoạt động ngoại thương Việt
Nam.
2.Mục tiêu nghiên cứu:
*Hệ thống lại một số vấn đề lý luận liên quan đến tỷ giá hối đoái.
*Tổng kết, đánh giá toàn diện tỷ giá hối đoái trong tương quan với hoạt động
ngoại thương Việt Nam.
*Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn và chiến lược xuất khẩu của nước ta
nhằm đưa ra một số giải pháp tăng cường tác động tích cực của tỷ giá hối đoái lên
hoạt động ngoại thương.
3.Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài áp dụng phương pháp phân tích- tổng hợp, tự nghiên cứu...vận dụng
những lý luận cơ bản về tỷ giá hối đoái và tham khảo kinh nghiệm về điều hành tỷ
ii
giá hối đoái tại một số nước trên thế giới nhằm đưa ra được mốt số giải pháp tăng
cường tác động tích cực của tỷ giá lên hoạt động ngoại thương Việt Nam.
4.Phạm vi nghiên cứu:
Tỷ giá hối đoái là một vấn đề vô cùng phức tạp và nhạy cảm do đó việc nghiên
cứu tác động của tỷ giá hối đoái lên ngoại thương Việt Nam sẽ được giới hạn trong
khuôn khổ tác động của tỷ giá USD/VND lên hoạt động xuất-nhập khẩu hàng hóa
hữu hình. Bên cạnh đó, để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài đã sử dụng một số số
liệu phân tích, tổng hợp tình hình đặc biệt từ năm 89 đến nay.
5. Nội dung nghiên cứu:
Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu
thành 3 chương như sau:
Chương 1: Lý luận chung về tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá đến hoạt
động ngoại thương.
Chương 2: Ngoại thương Việt Nam dưới tác động của tỷ giá hối đoái.
Chương 3: Một số giải pháp tăng cường tác động tích cực của tỷ giá hối đoái
lên hoạt động ngoại thương Việt Nam.
6.Những đóng góp của đề tài:
Đề tài đã tổng hợp được tác động của tỷ giá hối đoái lên hoạt động ngoại
thương Việt Nam suốt giai đoạn 1955 đến nay và đã nêu được một số luận chứng làm
cơ sở cho việc điều hành tỷ giá hối đoái của Việt Nam. Tuy nhiên, do thời gian và
trình độ còn hạn chế, đề tài chắn chắn sẽ không tránh khỏi sai sót, điển hình là chưa
biểu thị được mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và tổng thể hoạt động ngoại thương
Việt Nam bằng mô hình kinh tế lượng.
Cuối cùng, người viết xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới T.S Nguyễn Hữu Khải,
người đã có những nhận xét quý báu trong quá trình đề tài được thai nghén và thực
thi.
iii
iv
Chương 1: Lý luận chung về tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá tới
ngoại thương
Tỷ giá hối đoái là một trong những biến số kinh tế vĩ mô hết sức nhạy cảm.
Tỷ giá biến động từng ngày, từng giờ và chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố. Bên
cạnh các yếu tố mà ảnh hưởng của chúng đến tỷ giá dễ dàng nhận biết như cung cầu
ngoại hối, lãi suất, lạm phát, cán cân thanh toán…tỷ giá còn chịu tác động bởi
những yếu tố nếu thoáng qua sẽ tưởng như chẳng có mối ràng buộc nào cả. Ví như
công việc của một người bán hàng rong: xét một cách cụ thể công việc của một
người bán hàng rong ảnh hưởng đến thu nhập của anh ta, đến lượt thu nhập lại tác
động lên chi tiêu thực tế, gây ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng và cuối cùng là tỷ
giá hối đoái thực tế. Mặc dù biến động của tỷ giá hối đoái là vô cùng phức tạp song
tỷ giá luôn là đề tài hấp dẫn đối với giới nghiên cứu kinh tế cũng như các nhà quản
lý vĩ mô trong bối cảnh tự do hóa thương mại hiện nay. Các quốc gia trên thế giới từ
lớn đến nhỏ, từ mạnh đến yếu đều ý thức được rằng tỷ giá hối đoái sẽ là một công
cụ hữu hiệu, một liều thuốc cứu cánh cho thương mại các quốc gia nói chung cũng
như ngoại thương nói riêng đang trong tình trạng hấp hối. Việc nghiên cứu những lý
luận cơ bản về tỷ giá hối đoái dưới đây do đó sẽ giúp ta hiểu hơn tại sao tỷ giá hối
đoái lại quan trọng đối với các quốc gia đến như vậy.
1.1.Khái niệm, cơ chế hình thành và phân loại tỷ giá hối đoái:
1.1.1. Khái niệm:
Tất cả chúng ta đã quá quen thuộc với khái niệm thương mại trong nước, khi
ta mua cam Sài Gòn hay bưởi Vĩnh Long, tất nhiên chúng ta sẽ trả bằng tiền đồng
của Việt Nam và tất cả những người bán cũng muốn chúng ta trả cho họ bằng đồng
tiền như vậy. Điều đó cho thấy các giao dịch kinh tế trong phạm vi một nước rất
đơn giản. Song nếu chúng ta muốn mua cam California (Mỹ) thì mọi việc sẽ hoàn
toàn khác. Các nhà xuất khẩu Mỹ sẽ muốn chúng ta trả cho họ đô la Mỹ chứ không
phải tiền đồng Việt Nam, do đó ta sẽ phải mua đô la Mỹ, từ đó dùng lượng đô la
này để trả cho họ. Một câu hỏi đặt ra liệu chúng ta sẽ cần bao nhiêu đô la Mỹ ? Khi
ấy, chúng ta sẽ phải quan tâm đến một khái niệm mới đó là: tỷ giá hối đoái.
1
Karl Mark (1818-1883) chính là người đầu tiên đưa ra khái niệm tỷ giá hối
đoái. Trong bộ “Tư bản”(1858) ông viết: “Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế
lịch sử, gắn với giai đoạn phát triển sản xuất của xã hội, tính chất,cường độ tác
động của nó phụ thuộc vào trình độ phát triển thị trường và các giai đoạn cụ thể
trong lưu thông tiền tệ thế giới”. Đây là một khái niệm khá phức tạp mang nặng
tính lý luận hơn nghiên cứu thực tế song cũng đã thể hiện được phần nào tính lịch
sử cũng như sự vận động của tỷ giá. Sau Mark, tỷ giá hối đoái đã được hiểu đơn
giản hơn và cho đến nay khái niệm thường được sử dụng nhất là: Tỷ giá hối đoái là
giá cả của đồng tiền nước này tính theo đồng tiền nước khác(2). Điều đó có nghĩa tỷ
giá hối đoái cũng là giá cả song giá cả của một loại hàng hóa đặc biệt: tiền tệ.
Mỗi quốc gia hiện nay thường tạo dựng cho mình một đồng tiền riêng, đồng
tiền nước này là ngoại tệ của nước khác, việc thanh toán giữa các quốc gia đòi hỏi
phải sử dụng đồng tiền này đổi lấy đồng tiền kia, từ đó lại xuất hiện hai khái niệm
cụ thể hơn về tỷ giá hối đoái xét trên phạm vi một quốc gia:
*Tỷ giá là giá của đồng ngoại tệ tính theo đơn vị nội tệ. Khái niệm này biểu
trưng cho cách yết giá trực tiếp (ngoại tệ/nội tệ). Ví dụ tỷ giá EUR/VND (EUR:
euro, đồng tiền chung Châu Âu) trên thị trường Việt Nam ngày 5/11/2003 là
18.142VND và ở đây giá 1EUR đã được biểu hiện trực tiếp bằng VND.
*Tỷ giá là giá cả của đồng nội tệ tính theo ngoại tệ. Đây là khái niệm chỉ
cách yết giá gián tiếp (nội tệ/ngoại tệ), ví dụ như tỷ giá CNY/VND (CNY: Nhân
dân tệ) tại Bắc Kinh là 1.842, giá VND chưa biểu hiện ra bên ngoài, do vậy để biết
được giá VND, phải tiến hành chuyển đổi như sau: 1VND = 1/1.842CNY.
Điều 4 mục 3.5 nghị định của Chính phủ về quản lý ngoại hối ban hành 17/8/1998
quy định: Tỷ giá hối đoái là giá một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền
tệ Việt Nam.
Để tiện nghiên cứu, trong toàn bộ đề tài này nếu không có ghi chú gì đặc biệt
thì tỷ giá tăng sẽ được hiểu là tỷ giá nội tệ tăng tức đồng nội tệ tăng giá, còn tỷ giá
giảm sẽ được hiểu là tỷ giá nội tệ giảm, đồng nội tệ giảm giá. Điều này cũng có
nghĩa phá giá làm tỷ giá hối đoái giảm còn nâng giá làm tỷ giá hối đoái tăng.
2
Trong cách viết EUR/VND, EUR đứng trước gọi là tiền yết giá và là một đơn vị
tiền tệ; VND đứng sau là tiền định giá, là một số đơn vị tiền tệ thay đổi phụ thuộc
vào thời giá của tiền yết giá(35).
1.1.2.Cơ chế hình thành tỷ giá hối đoái:
Tỷ giá hối đoái có một quá trình phát triển lâu dài, trải qua nhiều chế độ khác
nhau, các chế độ tỷ giá hối đoái luôn gắn liền với quá trình hình thành và phát triển
của thương mại thế giới. Từ chế độ bản vị vàng (1875-1914) đến chế độ bản vị hối
đoái vàng (1944-1972) rồi chế độ tỷ giá thả nổi, thả nổi có quản lý (1975 - nay), tỷ
giá đều được hình thành trên tương quan so sánh giá trị đồng tiền quốc gia này với
quốc gia khác bất kể đó là vàng hay là tiền tệ của một quốc gia đơn lẻ nào đó. Có
thể nói trong lịch sử phát triển của mình, tỷ giá được hình thành trên hai ngang giá
chính đó là ngang giá vàng và ngang giá sức mua.
1.1.2.1.Ngang giá vàng:
Trước năm 1850, rất nhiều quốc gia trên thế giới theo đuổi một chế độ tiền tệ
song bản vị: bạc và vàng là hai loại tiền tệ chính được lưu hành trong thanh toán
thương mại giữa các quốc gia, tỷ giá hối đoái do đó được hình thành trên cơ sở so
sánh hàm lượng vàng và bạc. Năm 1850, khi khám phá ra hai mỏ vàng mới ở Mỹ và
Úc, lượng vàng khai thác được đổ dồn về các quốc gia Châu Âu. Nếu trước đó chỉ
có Anh tiến hành vàng hóa thanh toán (tức mọi giấy bạc của Anh đều đổi được ra
vàng) thì năm 1851, Pháp và một số quốc gia khác cũng đi theo bước chân của Anh.
Đồng bạc bị loại khỏi thanh toán và chế độ bản vị vàng bắt đầu.
Tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền của hai nước bất kì thời kỳ bản vị vàng
được quyết định dựa trên việc so sánh hàm lượng vàng của hai nước với nhau. Giả
sử hàm lượng vàng của đồng bảng Anh (GBP) là 1 ounce = 6 GBP trong khi hàm
lượng vàng của franc Pháp (FRF) là 1 ounce = 12 FRF thì suy ra:
6GBP = 12FRF 1GBP = 2FRF
3
Có thể tổng quát hóa bằng công thức sau:
Hàmluong vàng trong1đonvi tiên A
Tỷ giá hối đoái (đồng A/ đồng B)=
Hàmluong vàng trong1đonvi tiên B
Dưới chế độ bản vị vàng, khi tiền giấy tự do đổi ra vàng và ngược lại, thì mọi
biến động của tỷ giá hối đoái sẽ tự động được điều chỉnh về mức cân bằng. Hãy lấy
ví dụ trên làm minh chứng. Với hàm lượng vàng như trên giữa các đồng tiền GBP
v