Khóa luận Ứng dụng các phương pháp, nguyên tắc sáng tạo để giải quyết các vấn đề - Bài toán trong tin học

Nhà văn Gorki có nói : “Sức mạnh và sự giàu có của một dân tộc không phải ở chổ có nhiều đất đai, rừng gia súc và các quặng quý mà ở chất lượng và số lượng của những con người có học thức, ở lòng yêu tri thức, ở sự nhạy bén và năng động của trí tuệ - sức mạnh của dân tộc không nằm trong vật chất mà nằm trong năng lượng (trí tuệ)”. Thực tế ngày nay với các phát minh, sáng chế do cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đem lại, cùng sự xuất hiện một loại các nước phát triển mới càng khẳng định tính đúng đắn của ý kiến trên. Trong cuộc sống người ta thường gặp các tình huống cần giải quyết vấn đề gì đó ( học sinh phải giải bài tập, nhà sản xuất phải đưa ra mặt hàng có sức cạnh tranh, nhà thiết kế phải đưa ra các mẫu thiết kế mới thu hút thị hiếu người tiêu dùng, điều tra viên phải tìm ra thủ phạm vụ án ) mà lời giải thì chưa có sẳn. Điều này bắt buộc người ta phải động não suy nghĩ (tư duy). Nhờ tư duy sản phẩm của bộ não loài người sáng tạo ra nền văn minh và chiếm ưu thế tuyệt đối trong tự nhiên. Tuy vậy, nếu xét con người cụ thể thì không phải ai cũng biết cách suy nghĩ hợp lý và có hiệu quả. Vậy có cách nâng cao hiệu suất tư duy hay không ? Chúng ta khâm phục trí thông minh, tài năng và đâu đó trong góc tâm hồn ta thầm ao ước có được bộ óc như vậy. Trong suốt cuộc đời người ta học cách suy nghĩ bằng kinh nghiệm bản thân (nhiều khi khi là các kinh nghiệm phải trả bằng một giá rất đắt) hoặc gián tiếp qua những môn học khác. Sẽ chẳng có gì ngạc nhiên nếu nói : “Con người là động vật có khả năng tư duy”. Mỗi người bình thường đều có khả năng tư duy- sản phẩm của bộ não (dạng vật chất có tổ chức đặc biệt) và tất nhiên công nhận vai trò quan trọng của tư duy trong việc phát triển lịch sử con người. Loài người nhờ tư duy đã lập nên nhiều kỳ tích trong việc nhận thức, chinh phục và biến đổi thế giới.

doc31 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2045 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Ứng dụng các phương pháp, nguyên tắc sáng tạo để giải quyết các vấn đề - Bài toán trong tin học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC KHÓA LUẬN ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP, NGUYÊN TẮC SÁNG TẠO ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ - BÀI TOÁN TRONG TIN HỌC GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN GSTS. HOÀNG KIẾM HỌC VIÊN THỰC HIỆN BÙI TRẦN QUANG VŨ (CH0301088) 2005 GIỚI THIỆU Nhà văn Gorki có nói : “Sức mạnh và sự giàu có của một dân tộc không phải ở chổ có nhiều đất đai, rừng gia súc và các quặng quý mà ở chất lượng và số lượng của những con người có học thức, ở lòng yêu tri thức, ở sự nhạy bén và năng động của trí tuệ - sức mạnh của dân tộc không nằm trong vật chất mà nằm trong năng lượng (trí tuệ)”. Thực tế ngày nay với các phát minh, sáng chế do cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đem lại, cùng sự xuất hiện một loại các nước phát triển mới càng khẳng định tính đúng đắn của ý kiến trên. Trong cuộc sống người ta thường gặp các tình huống cần giải quyết vấn đề gì đó ( học sinh phải giải bài tập, nhà sản xuất phải đưa ra mặt hàng có sức cạnh tranh, nhà thiết kế phải đưa ra các mẫu thiết kế mới thu hút thị hiếu người tiêu dùng, điều tra viên phải tìm ra thủ phạm vụ án …) mà lời giải thì chưa có sẳn. Điều này bắt buộc người ta phải động não suy nghĩ (tư duy). Nhờ tư duy sản phẩm của bộ não loài người sáng tạo ra nền văn minh và chiếm ưu thế tuyệt đối trong tự nhiên. Tuy vậy, nếu xét con người cụ thể thì không phải ai cũng biết cách suy nghĩ hợp lý và có hiệu quả. Vậy có cách nâng cao hiệu suất tư duy hay không ? Chúng ta khâm phục trí thông minh, tài năng và đâu đó trong góc tâm hồn ta thầm ao ước có được bộ óc như vậy. Trong suốt cuộc đời người ta học cách suy nghĩ bằng kinh nghiệm bản thân (nhiều khi khi là các kinh nghiệm phải trả bằng một giá rất đắt) hoặc gián tiếp qua những môn học khác. Sẽ chẳng có gì ngạc nhiên nếu nói : “Con người là động vật có khả năng tư duy”. Mỗi người bình thường đều có khả năng tư duy- sản phẩm của bộ não (dạng vật chất có tổ chức đặc biệt) và tất nhiên công nhận vai trò quan trọng của tư duy trong việc phát triển lịch sử con người. Loài người nhờ tư duy đã lập nên nhiều kỳ tích trong việc nhận thức, chinh phục và biến đổi thế giới. Bản báo cáo này là kết qủa tìm hiểu về “Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học”, do Bùi Trần Quang Vũ (CH0301088) thuộc lớp cao học công nghệ thông tin qua mạng khoá I, Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh. Em xin chân thành cảm ơn GSTS. Hoàn Kiếm, giảng viên giảng dạy môn học, đã hướng dẫn Em hoàn thành bản báo cáo này. B. MỤC LỤC B1.TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO KHOA HỌC Mở đầu - Những khái niệm cơ bản 1. Mở đầu Bình thường mà nói không phải ai cũng chịu tư duy, suy nghĩ vì suy nghĩ sẽ mệt óc và tốn nhiều năng lượng. Quá trình tư duy, suy nghĩ bắt đầu khi người ta có vấn đề cần giải quyết. Tất nhiên, có những chàng lườI, có vấn đề cũng không chịu suy nghĩ, coi mình là người “ăn theo” tư duy của người khác, có những người sử dụng ngay lối mòn có sẳn để giải quyết vấn đề, bằng cách đó cũng trốn suy nghĩ. Ngoài ra có nhiều lúc ta cần suy nghĩ để phát hiện ra vấn đề chứ không phải chỉ để giải quyết vấn đề, nhưng cũng cấn phải nói không phải cứ suy nghĩ, tư duy là ra vấn đề mà quan trọng là phải suy nghĩ và tư duy như thế nào? Sau đây là mẩu chuyện vui về E. Rutherford. Một buổi tối E. Rutherford (nhà vật lý người Anh, Tác giả của mẩu hành tinh nguyên tử) ghé vào phòng thí nghiệm. Mặc dù đã rất muộn nhưng một học trò của Ông vẫn miệt mài bên các máy đo. Rutherford hỏi anh ta : “Anh làm gì muộn như vậy? Người học trò trả lời : “ Thưa giáo sư, tôi làm việc”. Thế ban ngày anh làm gì ? Tất nhiên là tôi làm việc ? Và sáng sớm anh cũng làm việc ? Vâng, thưa giáo sư, sáng sớm tôi cũng làm việc - người học trò xác nhận và chờ đợi sư khen ngợi từ miệng nhà bác học nổi tiếng. Rutherford sa sầm mặt và bực bội hỏi : “ Hãy nghe đây, khi nào thì anh suy nghĩ?” Qua câu chuyện trên ta thấy Rutherford đánh giá cao khả năng tư duy như thế nào. Quá trình tư duy dẫn đến giải quyết được vấn đề gọi là tư duy sáng tạo. Như vậy tư duy sáng tạo của con người giải quyết vấn đề thể hiện ở chổ đưa ra cái “mới “ (từ “chưa biết” trở thành “biết”) và cái mới thường có lợi hơn cái cũ. Tuy nhiên “mới” cũng có nhiều mức độ khác nhau, “mới” đối với ít người, nhiếu người hay toàn nhân loại ( ví dụ các phát minh, sáng chế). Tư duy sáng tạo tìm ra “cái mới có ích “ là động lực thúc đẩy xã hội loài người phát triển. Trong xã hội có hiện tượng : Tuy ai cũng có khả năng tư duy sáng tạo nhưng không phải ai cũng có sáng chế, phát minh, do đó khi nói về những người có những phát minh hay sáng chế lớn, người ta thường hay dùng các từ như : Thiên tài, thần đồng, thông minh, có tài và thường quy về khả năng bẩm sinh. Vì lẽ đó những nhà nghiên cứu mạnh dạn hơn đến gặp thẳng các nhà sáng chế, phát minh hỏi : “Xin ông cho biết ông suy nghĩ thế nào mà làm ra được những phát minh A, sáng chế B?”. Các nhà bác học nhún vai, giơ hai tay lên trờI, than thở : “tài năng gì ở đây, tôi làm việc như trâu, suy nghĩ căng thẳng mãi rồi tự nhiên bật ra ý tưởng giải quyết vấn đề. Chính tôi còn không tự giải thích điều ấy, huống gì còn giải thích cho ai”. T.Edison, người được mệnh danh là “có thể sáng chế ra bất cứ thứ gì” nói : “Trong những công trình nghiên cứu của tôi 99% là kết quả lao động cật lực và chỉ có 1% là cảm hứng, nay mắn và tài năng ”. Các bạn nghĩ “Các nhà bác học nói dối”. Không, họ nói thật 100%. Phải suy nghĩ và làm việc thật siêng năng, phải thật tập trung (nhiều khi đến đãng trí, quên hết mọi chuyện khác) còn ý tưởng thì đến bất chợt, tình cờ. Quả táo rơi xuống đầu và Newton phát minh ra định luật vạn vật hấp dẫn. Mạng nhện giăng ngang trên cây thình lình giúp kỹ sư Samuel Braun có ý tưởng thiết kế cầu treo đầu tiên trên thế giới . Meldeleev nhìn thấy các nguyên tố hóa học xếp thành bảng tuần hoàn trong …mơ…nhưng ngay cả những nhà bác học với nhau, khi xem xét những phẩm chất cần thiết cho hoạt động sáng tạo cũng có những ý kiến trái ngược nhau. Thường nói đến tư duy sáng tạo, người ta thường suy nghĩ ngay quá trình tâm lý xảy ra bên trong bộ óc người giải bài toán và suy nghĩ rằng, đi tìm những quy luật tư duy sáng tạo tức là đi tìm những quy luật tâm lý chủ quan ấy. Thực chất vấn đề là ở chổ nào? Chúng ta thử tượng tình huống sau đây: Chiếc ôtô đi trên con đường quanh co, uốn khúc, lên dốc, xuống đèo. Trên xe có người lái xe và người nghiên cứu. Nhiệm vụ của người nghiên cứu là quan sát, mô tả hành động của người lái xe và rút ra những hoạt động cần thiết. sau đây là bảng báo cáo của người nghiên cứu sau chuyến đi : “Tôi ngồi bên cạnh người lái xe xuống cả chặng đường từ B đến C, mắt không rời anh ta một giây. Do đó những điều tôi quan sát được là tuyệt đối đầy đủ. Rõ ràng người lái xe là người ham hoạt động hơn các người khác mà tôi đã gặp, tôi thấy anh ta hết đánh vôlăng sang trái rồi lại đáng vôlăng sang phải. Không những thế anh ta còn sang số và thay đổi tốc độ liên tục. Mặt trời hết chiếu bên trái lại chiếu sang bên phải má anh ta, điều này chứng tỏ anh ta không chỉ ham hoạt động mà còn là người thích sưởi nắng cho thật đều khuôn mặt của mình… Tóm lại qua nghiên cứu nhiều người lái xe trên nhiều đoạn đường, tôi thấy họ rất đa dạng, tuy nhiên có thể nhận xét chungm đáng lưu ý: Họ thích sưởi nắng, thích hưởng gió mát theo sở thích riêng của mình. Không nghi ngờ gì nữa, kết luận trên có thể coi như điều khẳng định, được chứng minh rõ ràng. Từ đó suy ra : Để người lái xe làm việc tốt cần tạo điều kiện để họ thỏa mãn các sở thích riêng của họ ” Tình huống tưởng tượng trên đây, ít nhiều mang tính ngụ ngôn, và … có quan hệ khá gần với tư duy sáng tạo. Bây giờ chúng ta cùng mổ xẻ tình huống trên đó. Người lái xe, muốn lái xe an toàn phải nhìn rõ đường và phải lái xe đi đúng tuyến đường, cho nên trên con đường quanh co, uốn khúc, lên dốc, xuống đèo anh ta không thể làm gì khác hơn là bẻ tay lái bên trái, rồi bẻ bên phải và sang số nhiều lần … người nghiên cứu không chú ý tới những điều khách quan đó mà chỉ tập trung quan sát người lái xe (“mắt không rời anh ta một giây”), xem những hành động và phản ứng tâm lý của anh ta là cái gì rất quyết định để lái được xe từ B đến C. Khái quát hóa lên ta có thể coi con đường như quy luật khách quan. Như vậy cái gốc của vấn đề chính là các quy luật khách quan, trước hết là những quy luật, liên quan đến sự phát triển và tiến hóa của sự vật. Trong tình huống “tưởng tượng” nói trên, rất may là con đường đã có sẳn, nói cách khác quy luật phát triển đã ở mức rất cụ thể. Nhưng trong thực tế có những lúc con đường hoàn toàn chưa tìm ra. Nhưng dù gì đi nữa, tư duy sáng tạo phải dựa vào những quy luật khách quan đó. Còn những suy nghĩ theo kinh nghiệm mang tính chủ quan sẽ phải trả giá đắt, bởi kinh nghiệm “tốt” của trường hợp này có thể là “xấu” đối với trường hợp khác. Nói như vậy kghông có nghĩa là bỏ qua các quy luật về tâm lý, trái lại cần nhận thức chúng một cách đầy đủ để phát huy những mặt mạnh và hạn chế những mặt yếu của chúng. Lời khuyên của Oristic hiện đại sẽ là : “Hãy suy nghĩ theo những quy luật khách quan về sự phát triển, chắn chắc bạn sẽ có những sáng kiến, cải tiến, cao hơn nữa, những sáng chế, phát minh”. Edison tìm cái kim trong đống rơm : cho đến nay Edison vẫn là người có nhiều sáng chế nhất: hơn 1000 sáng chế. Ông không làm việc một mình mà cả một tập thể lớn làm việc cho ông. Phương pháp tư duy sáng tạo của ông là phương pháp thử-sai (trial–and–error method), nghĩa là lựa chọn lần lượt các phương án giải một cách mò mẫn và dùng số lượng lớn các phép thử để bù khả năng định hướng. Để sáng tác ra ắcquy kiềm, Edison đã làm hơn 50000 thí nghiệm. Nhà sáng chế Nikolai Tesla, có thời gian làm việc chung với Edison đã viết : “Nếu như Edison cần tìm cái kim rớt trong đống rơm, ông ta sẽ không mất thời gian để suy nghĩ xem khả năng lớn nhất cái kim sẽ nằm ở đâu. Không chậm trể, với sự siêng năng vội vã của con ong, ông ta sẽ xem xét từng cọng rơm một cho tới khi tìm thấy cây kim thì thôi. Cách làm việc của ông rất kém hiệu quả: ông có thể bỏ ra rất nhiều thời gian và sức lực mà không thu được kết quả gì”. Trong tư duy sáng tạo cũng có “mẹo vặt” F.Raleslais nhà văn cổ điển Pháp trong một lần quá túng thiếu, không có tiền để đến Paris. Ông nghĩ ra một mẹo: Đi mua đường và chia thành 3 gói nhỏ. Trên một gói ông viết : “Thuốc để đầu độc vua”, gói thứ 2 “ Thuốc để đầu độc hoàng hậu”, gói thứ 3 “Thuốc để đầu độc tể tướng”. Mấy gói đó ông để lộ liễu trên bàn và chẳng bao lậu cảnh sát tới bắt ông và giải ông lên xe đi Paris. Trước tòa án. Rabelais đã giải thích “mẹo” của mình cốt để đến được Paris và uống một lúc hết 3 gói đường. Trong cuộc sống, do kinh nghiệm bản thân người ta nghĩ ra được nhiều “mẹo vặt” để giải quyết vấn đề một cách đơn giản, không đòi hỏi những phương tiện chính quy, tốn kém. Trên đây người ta đã nghĩ ra “mẹo” nhưng lẹo có “mẹo” để nghĩ hay không? Nhà văn Bernard Shaw nội tiếng là người hài hước. Có người hỏi ông : “Làm thế nào mà ngài luôn nói được những câu dí dỏm, thông minh như thế ?” Ôi ! rất đơn giản, thoạt tiên tôi nghĩ về một điều gì đó rất đần độn và sau đó nói ngược lạI! – Bernard Shaw trả lời. Các bạn nghĩ nhà văn lại “tuế” nữa rồi . Không, Bernard Shaw “nghiêm chỉnh” đấy. Có những người đi làm hàng ngày và thấy một điều rất bình thường : người và xe cộ chuyển động còn đường,cây cối và nhà cửa thì đứng yên. Anh nghĩ ngược lại : nếu xe cộ đứng yên còn cây cối thì chuyển động thì sao nhỉ, và thế là ý tưởng mới nảy sinh, xe đạp thay vì đi trên đường thì đi trên những trục lăn, trục quay còn người đi xe vẫn đứng yên. Loại xe này hiện nay chính là xe tập thể thao trong nhà. “Mẹo” nghĩ ngược là một thủ thuật mạnh trong tư duy sáng tạo, rất nhiều sáng chế ra đời dựa trên việc nghĩ ngược lại. Các “mẹo” tư duy trong nhiều trường hợp giúp người giải bài toán giảm bớt số lần thử một cách đáng kể. Những điều kể trên là những nét sơ lược về phương pháp sáng tạo khoa học. 2. Khoa học là gì? Là hệ thống tri thức về mọi quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy (Pierre Auger UNESCO-PARIS) Các tiêu chí nhận biết một bộ môn khoa học Có đối tượng để nghiên cứu? Có hệ thống lý thuyết? Có hệ thống phương pháp luận hay không? Có mục đích sử dụng hay không? Phân loại khoa học Khoa học lý thuyết Khoa học sáng tạo Khoa học thực hành …. 3. Nghiên cứu khoa học là gì? Là nhu cầu nhận thức và cải tạo thế giớI * Các chức năng cơ bản Mô tả (định tính, định lượng) Giải thích ( thuộc tính, nguồn gốc, quan hệ …) Dự đoán Sáng tạo ( giải giải pháp cải tạo thế giới) * Các đặc điểm Tính mớI Tính tin cậy Tính thông tin Tính khách quan Tính rủi ro Tính thừa kế Tính cá nhân Tính phi kinh tế * Các loại hình nghiên cứu khoa học Nghiên cứu cơ bản ( phát hiện bản chất, qui luật…) + Thuần túy (tự do) + Định hướng ++ Nền tảng : dịch tể học, điều tra cơ bản… ++ Chuyên đề : plasma, Gen di truyền Phát minh Nghiên cứu ứng dụng Là sự vận động các quy luật từ nghiên cứu cơ bản đến các nguyên ký về giải pháp ( cộng nghệ, vật liệu, tổ chức, quản lý…) Sáng chế : Giải pháp kỹ thuật có tính mới và áp dụng được Nghiên cứu triển khai (R & D) Các hình mẩu mang tính khả thi về kỹ thuật 3 mức độ triển khai * Các bước nghiên cứu Xác lập vấn đề nghiên cứu: + Chọn và cụ thể hóa đề tài + Xác định cơ sở cho lý thuyết + Nghiên cứu lịch sử vấn đề Giai đoạn chuẩn bị nghiên cứu : + Chuẩn bị điều kiện nghiên cứu + Thiết lập danh mục tư liệu Lựa chọn và nghiên cứu thông tin: + Thu thập và xử lý thông tin + Nghiên cứu tư liệu + Thâm nhập thực tế + Tiếp xúc cá nhân + Xử lý thông tin Xây dựng giải thuyết, lựa chọn phương pháp và lập kế hoạch : + Xây dựng giải thuyết + Xác định phương pháp luận nghiên cứu + Lập kế hoạch Hoàn tất nghiên cứu: + Đề xuất và xử lý thông tin + xây dựng kết luận và khuyến nghị Viết báo cáo hoàn tất công trình: + Sắp xếp tư liệu + Viết báo cáo Giai đoạn kết thúc + Hoàn tất cộng tác + Áp dụng kết quả B2.VẤN ĐỀ KHOA HỌC & CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT I. Vấn đề khoa học 1 . Khái niệm Vấn đề khoa học (Scientific Problem) cũng được gọi là vấn đề nghiên cứu (research problem) hoặc câu hỏi nghiên cứu là câu hỏi được đặt ra khi người nghiên cứu đứng trước mâu thuẫn giữa tính hạn chế của tri thức khoa học hiện có với yêu cầu phát triển tri thức ở cấp độ cao hơn. 2. Phân loại Nghiên cứu khoa học luôn tồn tại hai vấn đề : + Vấn đề về bản chất sự vật đang tìm kiếm + Vấn đề về phương pháp nghiên cứu để làm sáng tỏ về lý thuyết và thực tiễn như những vấn đề thuộc lớp thứ nhất. 3. Các tình huống vấn đề : Có ba tình huống : Có vấn đề, không có vấn đề, giả vấn đề được cho trong hình dưới đây : Có nghiên cứu Có vấn đề Không có nghiên cứu Không có vấn đề Không có vấn đề Không có nghiên cứu Giả vấn đề Nghiên cứu theo một hướng khác nảy sinh vấn đề khác 4. Các phương pháp phát hiện vấn đề khoa học Có sáu phuơng pháp: Tìm những kẻ hở, phát hiện những vấn đề mớI Tìm những bất đồng Nghĩ ngược lại những quan niệm thông thường Quan sát những vướt mắc thực tế lắng nghe lời kêu ca phàn nàn cảm hứng : những câu hỏi bất chợt xuất hiện khi quan sát sự kiện nào đó. II. Phương pháp giải quyết vấn đề- bài toán phát minh a) Vepol “Bất cứ hệ thống kỹ thuật nào cũng có ít nhất 2 thành phần vật chất tác động tương hổ và một loại trường hay năng lượng”. Từ đó có một thuật ngữ về tam giác kỹ thuật gọi là tam giác Vepol. Vepol là mô hình hệ thống kỹ thuật. vepol đưa ra cốt chỉ để phản ánh một tính chất vật chất của hệ thống nhưng là chủ yếu nhất với bài toán đã cho. Ví dụ xét bài toán nâng cao tốc độ tàu phá băng thì băng đóng vai trò vật phẩm, tàu phá băng đóng vai trò công cụ, và trường cơ lực đặc vào tàu để tác động tương hổ với băng. Việc phân loại các chuẩn để giải quyết các bài toán sáng chế dựa vào phân tích vepol. Mô hình Vepol gồm 3 yếu tố: T Một trường T và trong T có 2 vật chất V1,V2. V2 V1 Tuy nhiê Tuy nhiên, một hệ thống ban đầu chưa hẳn đã có một chuẩn Vepol đủ 3 yếu tố trên, hoặc đã đủ thì có thể phát triển gì thêm trên vepol đó. Có 5 phương pháp : + Dựng Vepol đầy đủ + Chuyển sang Fepol + Phá vở Vepol + Xích vepol + Liên trường b) Các thủ thuật, nguyên tắc về phát minh, sáng tạo 1. Nguyên tắc phân nhỏ Nội dung : Chia các đối tượng thành các phần độc lập Làm đối tượng thành các thành phần tháo ráp Tăng mức độ phân nhỏ của đối tượng Nhận xét: Nguyên tắc phân nhỏ thường dùng các nguyên tắc “2_tách khỏi”,”3_Phẩm chất cục bộ”,”5_kết hợp”,”6_vạn năng”… - Ứng dụng nguyên tắc trên ( trong tin học) vào việc sắp xếp dãy (Quick Sort), hay tìm kiếm nhị phân, mỗi lần tìm kiếm ta chia đôi dãy phần tử, khi đó ta chỉ tìm trên nữa dãy. Nguyên tắc này sẽ cải thiện tốc độ tìm kiếm và độ phức tạp thuận toán sẽ được cải thiện đáng kể. - Ứng dụng quen thuộc nhất chính là chia chương trình thành nhiều chức năng nhỏ, còn được gọi là “hàm” hay “thủ tục”. 2. Nguyên tắc “tách riêng” Nội dung : Tách phần gây “phiền phức” ( tính chất “phiền phức”) hay ngược lạI, tách phần duy nhất “cần thiết” (tính chất “cần thiết”) ra khỏi đối tượng. Nhận xét: đối tượng thông thường, có nhiếu phần (tính chất, khía cạnh, chức năng…), trong khi đó, người ta chỉ thực sự cần một trong những số đó. Vậy không nên dùng cả đối tượng vì sẽ tốn thêm chi phí. Phải nghĩ cách tách phần cần thiết riêng ra để dùng. Tương tự như vậy đối với phần phiền phức, để khắc phục nhược điểm có trong đối tượng. Nguyên tắc tách khỏi thường hay dùng với các nguyên tắc : 1.Phân nhỏ, 3. Phẩm chất cục bộ, 5. Kết hợp, 6. Vạn năng, 15. Nguyên tắc linh động … Minh họa các ứng dụng (thuận toán) dựa vào nguyên tắc trên Hệ thống ERP cũng áp dụng nguyên tắc trên : Do hệ thống bao gồm nhiều Module (phân hệ), mỗi phân hệ có thể sử dụng riêng cho từng yêu cầu như : Phân hệ Kế toán có thể dùng riêng cho lãnh vực kế toán, phân hệ nguồn nhân lực , phân hệ sản xuất … Khi đó công ty có thể dùng toàn bộ hệ thống cho công việc của mình, nhưng cũng có thể dùng một hay một vài module nào đó cần thiết cho công việc của mình thôi để giảm bớt chi phí . Tưong tự ta cũng áp dụng nguyên tắc trên trong việc tìm khóa của một quan hệ (dựa trên tập phụ thuộc hàm). Khi đó ta sẽ tách một phần (đại diện) phụ thuộc hàm có vòng lặp (circle) ra khỏi tập phụ thuộc hàm, rồi tìm khoá trên phận phụ thuộc hàm còn lại, sau đó ta lần lượt thay thế các thuộc tính trong phần tách ra chỉ lấy “vế trái” ( mà có thuộc tính vế phải nằm trong danh sách các thuộc tính khóa) với danh sách khóa vừa tìm ra, ta sẽ có danh sách khóa thật sự của quan hệ. Vd : F={a,b,c,d} a->b b->a c->d Ta tách phụ thuộc hàm “a->b” hay “b->a” ra khỏi danh sách phụ thuộc hàm, giả sử ta tách “a->b”. Khi đó danh sách còn lại là : b->a; c->d. Sẽ có khóa là b,c. sau đó ta lấy a trong phụ thuộc hàm “a->b” thay thế với b ta sẽ có danh sách khóa là b,c và a,c. Áp dụng nguyên tắc trên ta sẽ tránh được việc đệ quy đi tìm khóa rất mất thời gian, nếu không khéo rất dễ bị lúp chương trình … Trên đây là một vài ví dụ minh họa cách áp dụng nguyên tắc “tách khỏi”. Và sau đây là mẩu chuyện vui. … Sau khi người ta công bố phát minh tia Rơnghen, một lần nhà bác học Rơnghen nhận được bức thơ kỳ lạ. Người gởi thư yêu cầu gởi cho anh ta vài tia Rơnghen kèm theo bản hướng dẫn cách sử dụng chúng. Thì ra “trong lồng ngực anh ta có mắc viên đạn súng lục nhưng anh ta không có thời giờ để đến chỗ Rơnghen. Nhà bác học có tính hài hước đã trả lời như sau : Tiếc rằng bấy giờ tôi không có tia X. Vả lại gởi đi cũng phiền toái lắm. Ta làm thế này cho tiện vậy : Anh hãy gởi lồng ngực đến cho tôi ” . 3. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ Nội dung : Chuyển đối tượng (hay môi trường bên ngoài, tác động bên ngoài) có cấu trúc đồng nhất thành không đồng nhất. Các phần khác nhau của đối tượng phải có những chức năng khác nhau. Mỗi phần của đối tượng phải ở trong những điều kiện thích hợp nhất đối với công việc. Nhận xét : Các đối tượng đấu tiên thường có tính đồng nhất cao về vật liệu, cấu hình, chức năng, thời gian, không gian … đối với các thành phần trong đối tượng. Khuynh hướng phát tri