Hoạt động tín dụng là hoạt động mang tính truyền thống và đem lại lợi nhuận
cao nhất cho ngân hàng. Nhưng tất nhiên đi kèm với lợi nhuận cao là rủi ro lớn. Rủi
ro này không những chỉ ảnh hưởng đến NH cấp tín dụng mà còn có thể ảnh hưởng
xấu đến toàn bộ nên kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam.
Hiện nay, các NHTM Việt Nam đang phát triển đa dạng các sản phẩm tín dụng dành
cho mọi đối tượng. Trong đó, các sản phẩm tín dụng dành cho doanh nghiệp ngành
càng đa dạng và phong phú. Nó luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nợ của
ngân hàng và cũng mang lại tỷ trọng thu nhập cao nhất cho ngân hàng. Song đây là
mảng tín dụng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và khi rủi ro xảy ra thường có hậu quả rất lớn,
ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Do đó khâu thẩm định, đánh giá
xếp hạng tín dụng cho KH doanh nghiệp là một nhiệm vụ luôn luôn mang tính cấp
thiết đối với hệ thống ngân hàng nói chung và ngân hàng Quốc tế (VIB) nói riêng.
Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu,em thấy hệ thống XHTD nội bộ của ngân hàng
Quốc tế còn bộc lộ một số hạn chế. Việc đề xuất một mô hình thống kê định lượng để
hoàn thiện hơn hệ thống XHTD tại NH Quốc tế (NH mà đề tài nghiên cứu) là một
vấn đề mang tính tất yếu và chiến lược. Chính bởi vậy, em đã lựa chọn đề tài “ Ứng
dụng mô hình Logit nhằm nâng cao chất lượng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
tại Ngân hàng Quốc tế - Chi nhánh Hoàn Kiếm” để làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp.
106 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2356 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Ứng dụng mô hình logit nhằm nâng cao chất lượng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng quốc tế chi nhánh Hoàn Kiếm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA : NGÂN HÀNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LOGIT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG QUỐC TẾ
CHI NHÁNH HOÀN KIẾM
Giáo viên hướng dẫn : Ths. Đinh Đức Thịnh
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Văn Hùng
Mã sinh viên : 11A4010234
Lớp : NHTMG - K11
HÀ NỘI - 2012
2
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan nội dung và kết quả của bài khóa luận này do chính em nghiên cứu
và thực hiện. Các số liệu được sử dụng trong bài khóa này đều có nguồn trung thực
và được phép công bố.
Thành phố Hà Nội – 06/2012
Nguyễn Văn Hùng
3
DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT
STT CHỮ VIẾT TẮT NGUYÊN VĂN
1 XHTD Xếp hạng tín dụng
2 NHTM Ngân hàng thương mại
3 KH, DN Khách hàng, Doanh nghiệp
4 NH Ngân hàng
5 VIB Ngân hàng Quốc tế Việt Nam
6 ADB Ngân hàng phát triển Châu Á
7 BCTC Báo cáo tài chính
8 CIC Trung tâm thông tin tín dụng
Công ty thông tin tín nhiệm và xếp
9 C&R
hạng doanh nghiệp
Công ty cổ phần xếp hạng tín nhiệm
10 CRV
doanh nghiệp Việt Nam
4
DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG NỘI DUNG TRANG
Bảng 1.1 Bảng so sánh XHTD với chấm điểm tín dụng 6
Bảng 1.2 Các chỉ tiêu tài chính dùng trong XHTD 17
Bảng 1.3 Mô hình điểm số Z áp dụng với một số loại hình DN 28
Bảng 2.1 Các chỉ số tài chính sử dụng trong XHTD của Fitch 32
Bảng 2.2 Các chỉ số tài chính sử dụng trong XHTD của Moody 33
Bảng 2.3 Các chỉ số tài chính sử dụng trong XHTD của S&P 34
Bảng 2.4 Bảng phân loại XHTD của ngân hàng Agribank 38
Bảng 2.5 Bảng trọng số áp dụng cho các tiêu chí phi tài chính 39
Bảng 2.6 Bảng trọng số áp dụng theo thông tin được kiểm toán 39
Bảng 2.7 Bảng phân loại XHTD DN của ngân hàng Quốc tế 50-51
Bảng 2.8 Bảng giả thiết về các biến sử dụng trong mô hình Logit 65
Bảng 2.9 Cơ cấu nhóm dữ liệu khách hàng sử dụng trong mô hình Logit 66
Bảng 2.10 Bảng chỉ số thống kê mô tả mẫu nghiên cứu 68
Bảng 2.11 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình Logit 72
Bảng 2.12 Kết quả ước lượng mô hình với đẩy đủ các biến 73
Bảng 2.13 Bảng so sánh kết quả của hai mô hình so với thực tế 76
Bảng 2.14 So sánh kết quả giữa mô hình hiện (VIB) và mô hình xây dựng 77
5
DANH MỤC HÌNH
HÌNH NỘI DUNG TRANG
Hình 1.1 Sơ đồ quy trình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp 6
Hình 2.1 Phần mềm XHTD sử dụng trong hệ thống XHTD nội bộ 52
Bảng kết quả chấm điểm và XHTD doanh nghiệp của NH
Hình 2.2 53
Quốc tế - VIB
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
BIỂU ĐỒ NỘI DUNG TRANG
Biểu đồ 2.1 Kết quả hoạt động của Ngân hàng Quốc tế qua các năm 42
Biểu đồ 2.2 Biểu đồ so sánh hoạt động tín dụng và huy động của các NH 43
Biểu đồ 2.3 Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng VIB qua các năm 43
Biểu đồ 2.4 Cơ cấu nợ của ngân hàng VIB qua các năm 2010,2011 44-45
Số lượng chi nhánh, phòng giao dịch và ATM của 12 NH lớn
Biểu đồ 2.5 46
trong 2010
Biểu đồ 2.6 Biểu đồ so sánh các mô hình với thực tế 75
Sơ đồ 2.1 Sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân của ngân hàng VIB 46
Sơ đồ 2.2 Các sản phẩm dành cho khách hàng DN của ngân hàng VIB 47
Sơ đồ 2.3 Quy trình chấm điểm sử dụng phần mềm chấm điểm tại VIB 52
6
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG .............................. 3
1.1 Xếp hạng tín dụng với hoạt động kinh doanh của NHTM ........................... 3
1.1.1 Khái niệm xếp hạng tín dụng ........................................................................... 3
1.1.2 Đối tượng của xếp hạng tín dụng .................................................................... 7
1.1.2.1 Xếp hạng tín dụng người đi vay ................................................................... 7
1.1.2.2 Xếp hạng tín dụng quốc gia .......................................................................... 8
1.1.2.3 Xếp hạng tín dụng công cụ đầu tư ................................................................ 8
1.1.3 Đặc điểm xếp hạng tín dụng ............................................................................ 9
1.1.4 Cơ sở của xếp hạng tín dụng ........................................................................... 9
1.1.4.1 Xác định các dấu hiệu nên đưa vào để lấy thông tin về KH ........................ 9
1.1.4.2 Xây dựng thang điểm cho các dấu hiệu........................................................ 10
1.1.4.3 Xác định trọng số (hay tham số) cho mỗi dấu hiệu ...................................... 10
1.1.4.4 Xây dựng mô hình ra quyết định tín dụng dựa trên hàm điểm tín dụng ...... 10
1.1.5 Nguyên tắc xếp hạng tín dụng ......................................................................... 10
1.1.5.1 Kết hợp phân tích định lượng và định tính ................................................... 10
1.1.5.2 Tính khách quan của xếp hạng tín dụng ....................................................... 10
1.1.5.3 XHTD phải được thực hiện liên tục ............................................................. 11
1.1.6 Mục đích của XHTD đối với NHTM ............................................................... 11
1.1.7 Ý nghĩa của việc XHTD ................................................................................... 11
1.1.7.1 Đối với ngân hàng ........................................................................................ 11
1.1.7.2 Đối với nhà phát hành .................................................................................. 12
1.1.7.3 Đối với nhà đầu tư ........................................................................................ 14
1.1.7.4 Đối với cơ quan quản lý nhà nước ............................................................... 14
1.2 Quy trình và phương pháp xếp hạng tín dụng .............................................. 15
1.2.1 Quy trình xếp hạng tín dụng ............................................................................ 15
1.2.2 Các nhân tố cần được xem xét khi xếp hạng tín dụng ..................................... 16
1.2.2.1 Yếu tố về các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp ....................................... 17
1.2.2.2 Yếu tố về các chỉ tiêu phi tài chính của doanh nghiệp ................................. 18
1.2.2.3 Yếu tố về độ tin cậy của nguồn thông tin tín dụng ....................................... 18
1.2.3 Phương pháp xếp hạng tín dụng...................................................................... 19
7
1.2.3.1 Phương pháp chuyên gia .............................................................................. 20
1.2.3.2 Phương pháp xếp hang theo mô hình toán học ............................................ 21
1.2.3.3 Phương pháp XHTD theo mô hình kết hợp ................................................. 25
1.3 Một số kinh nghiệm và nghiên cứu về mô hình XHTD doanh nghiệp ........ 25
1.3.1 Một số nghiên cứu về XHTD doanh nghiệp ................................................... 26
1.3.2 Mô hình điểm số Z của Edward I. Altman ...................................................... 27
Tóm tắt Chương 1 ..................................................................................................... 28
Chương 2: THỰC TRẠNG XHTD TẠI NGÂN HÀNG QUỐC TẾ (VIB) – CHI
NHÁNH HOÀN KIẾM .......................................................................................... 30
2.1 Thực trạng hoạt động XHTD trên thế giới và tại Việt Nam ........................ 30
2.1.1 Thực trạng hoạt động XHTD trên thế giới ...................................................... 30
2.1.1.1 Phương pháp XHTD doanh nghiệp của Fitch .............................................. 30
2.1.1.2 Phương pháp XHTD doanh nghiệp của Moody’s ........................................ 32
2.1.1.3 Phương pháp XHTD doanh nghiệp của S&P ............................................... 33
2.1.1.4 Bài học kinh nghiệp rút ra đối với Việt Nam ............................................... 35
2.1.2 Thực trạng hoạt động XHTD tại Việt Nam ..................................................... 35
2.1.2.1 Hệ thống XHTD của trung tâm tín dụng CIC .............................................. 35
2.1.2.2 Hệ thống XHTD của một số công ty XHTD tại Việt Nam .......................... 36
2.1.2.3 Phương pháp XHTD doanh nghiệp của ngân hàng Agribank ...................... 38
2.2 Thực trạng hoạt động XHTD tại ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB) ....... 40
2.2.1 Khái quát về Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB) .......................................... 40
2.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ................................................................ 40
2.2.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, chiến lược kinh doanh ........................... 41
2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng Quốc tế ..................... 41
2.2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng ................................... 41
2.2.2.2 Dịch vụ ngân hàng bán lẻ ............................................................................. 42
2.2.2.3 Dịch vụ ngân hàng bán buôn – Khối KHDN ............................................... 47
2.2.2.4 Quản trị rủi ro ............................................................................................... 49
2.2.3 Thực trạng hoạt động XHTD doanh nghiệp tại ngân hàng Quốc tế (VIB) ..... 49
2.2.3.1 Văn bản quy định về XHTD của ngân hàng Quốc tế (VIB) ........................ 50
2.2.3.2 Hệ thống công nghệ thông tin và phần mềm chấm điểm tín dụng ............... 51
2.2.3.3 Quy trình chấm điểm tín dụng tại ngân hàng Quốc tế (VIB) ....................... 52
8
2.2.4 Những kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân của hoạt động XHTD tại ngân
hàng Quốc tế (VIB) – Chi nhánh Hoàn Kiếm .......................................................... 56
2.2.4.1 Những kết quả đạt được ............................................................................... 56
2.2.4.2 Những khó khăn và tồn tại ........................................................................... 57
2.2.4.3 Những nguyên nhân chủ yếu ........................................................................ 60
2.3 Kiểm định việc XHTD doanh nghiệp của ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB)
– Chi nhánh Hoàn Kiếm bằng mô hình Logit ...................................................... 61
2.3.1 Lựa chọn mô hình ............................................................................................ 62
2.3.2 Lựa chọn biến số.............................................................................................. 62
2.3.2.1 Biến phụ thuộc .............................................................................................. 62
2.3.2.2 Biến độc lập .................................................................................................. 62
2.3.3 Chọn mẫu ......................................................................................................... 65
2.3.4 Tiến hành xây dựng mô hình Logit ................................................................. 67
2.3.4.1 Khái quát về mô hình Logit được áp dụng ................................................... 67
2.3.4.2 Các tiêu chuẩn được áp dụng trong mô hình Logit ...................................... 69
2.3.5 Kết quả thực nghiệm ........................................................................................ 70
2.3.6 So sánh độ chính xác với mô hình mà ngân hàng đang áp dụng .................... 74
Tóm tắt chương 2 ...................................................................................................... 75
Chương 3: GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT NGÂN CAO CHẤT LƯỢNG XHTD
TẠI NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VIB – CHI NHÁNH HOÀN KIẾM ................. 77
3.1 Định hướng hoạt động kinh doanh và hoạt động XHTD tại VIB
3.1.1 Định hướng hoạt động kinh doanh trong những năm tới của VIB ................. 77
3.1.2 Định hướng hoạt động XHTD tại VIB ............................................................. 77
3.2 Những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng XHTD tại ngân
hàng Quốc tế (VIB) – Chi nhánh Hoàn Kiếm ...................................................... 78
3.2.1 Giải pháp từ phía ngân hàng Quốc tế Việt Nam ............................................. 77
3.2.1.1 Nâng cao chất lượng nguồn thôn tin đầu vào ............................................... 77
3.2.1.2 Bổ sung chỉ tiêu: Mức độ chính xác của thông tin đầu vào ......................... 79
3.2.1.3 Nâng cao trình độ cán bộ ............................................................................. 80
3.2.1.4 Nâng cao tính liên tục trong xếp hạng tín dụng ........................................... 80
3.2.1.5 Thường xuyên đánh giá lại mô hình xếp hạng ............................................ 81
3.2.2 Giải pháp từ phía khách hàng ......................................................................... 82
9
3.2.2.1 Công tác kế toán ........................................................................................... 82
3.2.2.2 Vấn đề công bố thông tin .............................................................................. 82
3.2.3 Đề xuất với cơ quan quản lý Nhà nước ....................................................... 82
3.2.3.1 Tạo môi trường cho hoạt động kinh doanh tín nhiệm phát triển .................. 82
3.2.3.2 Thúc đẩy xây dựng các cơ quan xếp hạng tín nhiệm độc lập ....................... 82
3.2.3.3 Nâng cao vai trò và thông tin từ trung tâm tín dụng CIC ............................. 83
3.2.3.4 Xây dựng hệ thống dữ liệu để cung cấp thông tin doanh nghiệp nhanh chóng,
đầy đủ và chính xác .................................................................................................. 83
Tóm tắt chương 3 ...................................................................................................... 86
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 88
PHỤ LỤC
10
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Hoạt động tín dụng là hoạt động mang tính truyền thống và đem lại lợi nhuận
cao nhất cho ngân hàng. Nhưng tất nhiên đi kèm với lợi nhuận cao là rủi ro lớn. Rủi
ro này không những chỉ ảnh hưởng đến NH cấp tín dụng mà còn có thể ảnh hưởng
xấu đến toàn bộ nên kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam.
Hiện nay, các NHTM Việt Nam đang phát triển đa dạng các sản phẩm tín dụng dành
cho mọi đối tượng. Trong đó, các sản phẩm tín dụng dành cho doanh nghiệp ngành
càng đa dạng và phong phú. Nó luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nợ của
ngân hàng và cũng mang lại tỷ trọng thu nhập cao nhất cho ngân hàng. Song đây là
mảng tín dụng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và khi rủi ro xảy ra thường có hậu quả rất lớn,
ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Do đó khâu thẩm định, đánh giá
xếp hạng tín dụng cho KH doanh nghiệp là một nhiệm vụ luôn luôn mang tính cấp
thiết đối với hệ thống ngân hàng nói chung và ngân hàng Quốc tế (VIB) nói riêng.
Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu,em thấy hệ thống XHTD nội bộ của ngân hàng
Quốc tế còn bộc lộ một số hạn chế. Việc đề xuất một mô hình thống kê định lượng để
hoàn thiện hơn hệ thống XHTD tại NH Quốc tế (NH mà đề tài nghiên cứu) là một
vấn đề mang tính tất yếu và chiến lược. Chính bởi vậy, em đã lựa chọn đề tài “ Ứng
dụng mô hình Logit nhằm nâng cao chất lượng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
tại Ngân hàng Quốc tế - Chi nhánh Hoàn Kiếm” để làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng không có nợ đủ tiêu chuẩn
của các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng Quốc tế. Từ đó, ước lượng
mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố lên xác suất KH có nợ đủ tiêu chuẩn là bao nhiêu
bằng việc ứng dụng mô hình Binary Logistic ( Mô hình Logit).
Đánh giá hệ thống xếp hạng tín dụng của ngân hàng Quốc tế, đưa ra các
mặt đã làm được, những mặt còn hạn chế từ đó đề xuất các kiến nghị để hoàn thiện
hơn nữa hệ thống XHTD của ngân hàng.
3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
11
i. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là các hệ thống XHTD
doanh nghiệp. Đối tượng khảo sát chính là những KH doanh nghiệp có quan hệ tín
dụng với ngân hàng Quốc tế - Chi nhánh Hoàn Kiếm.
ii. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định
lượng, sử dụng thống kê mô tả mô hình Logit để phân tích dữ liệu. Dữ liệu được lấy
từ tháng 01/2010 đến tháng 04/2012 về thông tin của 36 KH có quan hệ tín dụng với
ngân hàng Quốc tế - Chi nhánh Hoàn Kiếm.
Do hạn chế trong cơ sở dữ liệu, nên đề tài chỉ dừng lại ở mức đánh giá
XHTD với những tiêu chí cơ bản nhất, và kết quả của đánh giá còn ở mức kiêm tốn,
mức ý nghĩa chưa cao. Tuy nhiên, mô hình vẫn cố gắng để đưa ra những thông số có
ý nghĩa nhất trong những kết quả có được từ mô hình xây dựng.
Ngoài phương pháp trên, đề tài còn kết hợp phương pháp duy vật biện
chứng, vận dụng các nguyên tắc khách quan, toàn diện và thống nhất giữa lịch sử và
logic, sử dụng các phương pháp đi từ cụ thể đến trừu tượng… ngoài ra đề tài còn sử
dụng các tài liệu, các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước có liên quan.
4. Ý nghĩa của đề tài:
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần thêm cơ sở khoa học cho các tổ
chức tài chính và các cá nhân liên quan, đặc biệt là ngân hàng Quốc tế (VIB) – Chi
nhánh Hoàn Kiếm trong quá trình hoạt động kinh doanh và quản trị rủi ro của mình.
Kết quả nghiên cứu còn là tài liệu tham khảo cho các chủ thể tham gia vào quá trình
XHTD, cũng như cho những nghiên cứu liên quan đến XHTD doanh nghiệp.
5. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần kết luận và các danh mục, phụ lục kèm theo, kết cấu của đề tài gồm 3
chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về xếp hạng tín dụng
Chương II: Thực trạng hoạt động xếp hạng tín dụng tại ngân hàng Quốc
tế (VIB) – Chi nhánh Hoàn Kiếm.
Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng xếp hạng tín dụng doanh
nghiệp tại Ngân hàng Quốc tế (VIB).
12
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG
Mục tiêu nghiên cứu của chương này nhằm tiếp cận một số cơ sở lý luận, các
yếu tố liên quan và phương pháp tiếp cận lĩnh vực xếp hạng tín dụng nói chung,
XHTD doanh nghiệp nói riêng. Từ đó, hình thành cơ sở và phương pháp luận để tiếp
tục nghiên cứu trong các chương tiếp theo của đề tài.
1.1. Xếp hạng tín dụng với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm xếp hạng tín dụng
Bắt đầu từ thập kỷ 70, dự báo rủi ro tài chính đã trở thành một hướng phát
triển mạnh mẽ của mô hình hóa xác suất thống kê. Khi nhắc tới rủi ro tài chính gần
như ngay lập tức người ta liên tưởng tới hoạt động quản lý danh mục đầu tư, định giá
quyền chọn (option) và các công cụ tài chính khác. Công thức định giá quyền chọn
(option) Black-Scholes, bài viết về định giá trái phiếu công ty của Merton, ... là
những khái niệm quen thuộc. Và xếp hạng tín dụng cũng là một trong những hoạt
động nhằm quản lý rủi ro tài chính mà các tổ chức tài chính trên thế giới, thậm chí cả
quốc gia quan tâm và ứng dụng từ rất sớm.
Xếp hạng tín dụng (credit ratings) là thuật ngữ do Moody đưa ra năm 1909
trong cuốn “Cẩm nang chứng khoán đường sắt”, khi tiến hành nghiên cứu, phân tích
và công bố bảng xếp hạng tín dụng đầu tiên cho 1500 trái phiếu của 250 công ty theo
một hệ thống ký hiệu gồm 3 chữ cái A, B, C được xếp lần lượt từ (AAA) đến (C).
Hiện nay, những ký hiệu này trở thành chuẩn mực quốc tế. Ở Việt Nam thuật ngữ
xếp hạng tín dụng đang tồn tại nhiều tên gọi như: xếp hạng tín nhiệm, xếp hạng
doanh nghiệp, định dạng tín dụng, xếp hạng KH, phân loại tín dụng... Trong đề tài
này em dùng thuật ngữ “xếp hạng tín dụng” (XHTD). Cho đến nay, khó có