Theo quy hoạch chungcủa thành phố đã xác định và điều chỉnh thì Quận 9 hiện
đang làmột đô th ịvệ tinhcủa Thành Phố, cách Thành Phố khỏang 7km theo quốclộ
52. Quậnnối liền Thành phốHồ Chí Minhvới khu công nghiệp Biên Hòa, khu dulịch
BàRịa-Vũng Tàu và làcửa ngõ vào trung tâm đốivới cáctỉnh lâncận như: ĐồngNai,
BìnhDương.
Trước đây Quận 9 làmột Quận ngoại thànhcủa Thành Phố,với đặc điểm là
vùng đồngbưng, cócỏ lác vàdừanước. Do nhiều đất hoang,hệ thống kênhrạch dày
đặc thuậnlợi cho nuôi trồng thủ y sản, canh tác lúanước và các loại hoa màu phụcvụ
cho 90% dâncưsốngbằngsản xuất nông nghiệp và phát triểnsản xuất tiểu thủ công
nghiệp.VàQuận 9 ngày nay được phát triển như làmột quận đô thị hóacủa thành phố.
Sau nhữngnăm xây dựng và phát triển thì Quận 9 đã th ậtsự thay da đổi thịt và đang
trên đà phát triểnvớimột diệnmạomới. Nhất là trong nhữngnămgần đây , Quận đã
thay đổi rõrệtvớisự ra đờicủa Khu công nghệ cao, khu dulịch Suối Tiên cùng các
trường ĐạiHọc, Cao Đẳng, TrungHọc. , Quận có nhiều loại hìnhsửdụng đất khác
nhau, có tiềmnăng đất đai để phát triển đô thị và công nghiệp hóa. Tu y đất nông
nghiệpvẫn chiếmtỉlệtương đối nhưng đang được chuy ển đổi nhanh chóng sang đất
đô thị, công nghiệp và các công trình dândụng; đất công nghiệp được quy hoachvới
diện tíchlớn trong đó cócảmục đích tiếp nhận cáccơsở công nghiệptừ các quậnnội
thành; đất giao thông chiếm phần đángkể do có nhiều trục giao thông quan trọng đi
qua( đạilộ Đông Tây , xalộ HàNội, tuyến đườngsắtnốicửa ngõ phía ĐôngBắcvới
trung tâm thành phố.v.v. ); đấtvăn hóavới các quần thể công trình dành cho giáo
dục.v.v.Chắc chắn trong quá trình phát triểncủa Quậnsẽ làm nảy sinh nhiềuvấn đề
2
môi trường khó kiểm soát do quá trìnhsửdụng đất, chất thải công nghiệp, quá trình đô
th ị hóa.v.v.
Chính vìvậy công tác quản lí môi trường hiện nay củacảnước nói chung và
củaQuận 9 nói riêng luôn đòihỏi phải có nhiều nghiêncứuvềvấn đề môi trường phát
sinh, đặc biệt là tìm hiểu ảnhhưởngcủavấn đề ô nhiễm đó gây ra những thiệthại gì
cho Quận trong thời điểm hiệntại vàcả trongtương lai, điển hình ở đây làvềlĩnhvực
kinhtế trong nuôi trồng và đánhbắt thủy sản. Tu y diện tích nuôi trồng chiếmtỷ lệ
khônglớn nhưngvề lâu dàisẽ ảnhhưởng đến môi trườngnướcmặt và các hoạt động
dâncư xung quanh. Vìvậ y bài tóan “Ứngdụng phương pháp mô hình đánh giá
thiệthạivề kinhtế do ô nhiễm môi trườngnướcmặt –lấy Quận 9 TP.Hồ Chí
Minh làm vídụ nghiêncứu” được tiến hành, đây làmột nghiêncứu được tác giả thực
hiệnvớisựhướngdẫn và chỉdạy của PGS.TSKH Bùi Tá Long. Đề tài được nghiên
cứuvới những đặc thùcủa Quận 9 và hiện trạng môi trường ở Quận.Với nghiêncứu
nàymong làsẽ gópmột phần nhỏ vào công tác quản lí và kiểm soát ô nhiễm tại những
tỉnh thành đang phát triển trêncảnước nói chung và Quận 9 nói riêng.
86 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2365 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận ứng dụng phương pháp mô hình đánh giá thiệt hại về kinh tế do ô nhiễm môi trường nước mặt – lấy quận 9, thành phố Hồ Chí Minh làm ví dụ nghiên cứu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ THIỆT
HẠI VỀ KINH TẾ DO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
MẶT _ LẤY QUẬN 9, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÀM VÍ DỤ NGHIÊN CỨU
NGUYỄN THỊ THIÊN NGA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010
Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “ỨNG DỤNG PHƯƠNG
PHÁP MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI VỀ KINH TẾ DO Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG NƯỚC MẶT – LẤY QUẬN 9, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÀM
VÍ DỤ NGHIÊN CỨU”, do Nguyễn Thị Thiên Nga, sinh viên khóa 32 (2006-2010),
ngành KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG, đã bảo vệ thành công trước hội đồng
vào ngày ______________________.
PGS.TSKH. BÙI TÁ LONG
Giáo viên hướng dẫn
Ngày tháng năm
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư kí hội đồng chấm báo cáo
Ngày tháng năm Ngày tháng năm
LỜI CẢM ƠN
Thông qua khóa luận em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu
Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, cùng toàn thể các thầy cô, đặc
biệt là các thầy cô Khoa Kinh tế, đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong
thời gian học tập vừa qua dưới mái trường Nông Lâm thân thương. Và tạo điều kiện
cho em được thực hiện khóa luận như ngày hôm nay.
Em gửi lời cám ơn vô cùng sâu sắc đến PGS.TSKH. Bùi Tá Long, Thầy là một
người Thầy rất tận tâm với nghề và đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá
trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Mặc dù quá trình tiến hành đề tài cũng đã gặp
nhiều khó khăn nhưng Thầy đã giúp em vượt qua tất cả để hoàn thành tốt luận văn.
Qua đây em đồng cảm ơn đến ban lãnh đạo phòng Tài Nguyên và Môi Trường
Quận 9, TP.Hồ Chí Minh. Cảm ơn tất cả các cô chú, anh chị trong Tổ môi trường,
phòng Tài Nguyên Môi Trường Quận 9, cám ơn các anh chị trong phòng Tin học Môi
Trường, Viện Tài Nguyên Và Môi Trường, các cô chú trong Hội Khuyến Nông thuộc
Trung Tâm khuyến nông Quận 2, 9, Thủ Đức đã giúp đỡ em trong thời gian thực hiện
đề tài.
Và tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đến tập thể lớp DH06KM đã đồng hành
và chia sẻ cùng tôi trong suốt quá trình học tập vừa qua.
Lời tri ân cuối cùng con xin được gửi đến gia đình thân thương lòng biết ơn sâu
sắc. Tất cả mọi người là nguồn sống của con, là nguồn động lực đã giúp đỡ con rất
nhiều về mặt tinh thần, đã động viên con trong suốt thời gian học tập vừa qua và suốt
cả cuộc đời này.
Xin được cám ơn tất cả.
TP. HCM, Tháng 07 năm 2010.
Sinh viên
Nguyễn Thị Thiên Nga
NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ THIÊN NGA. Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm Thành phố
Hồ Chí Minh. Tháng 7 năm 2010. “Ứng Dụng Phương Pháp Mô Hình Đánh Gía
Thiệt Hại Về Kinh Tế Do Ô Nhiễm Môi Trường Nước Mặt – Lấy Quận 9, Thành
Phố Hồ Chí Minh Làm Ví Dụ Nghiên Cứu”.
NGUYEN THI THIEN NGA, Faculty of Economics, Nong Lam University –
Ho Chi Minh City. June 2010. “Application Modelling Method For Assessment Of
Damages - Economic Environment By Surface Water Pollution - District 9, Ho
Chi Minh City As A Case Study”.
Mục tiêu Khóa luận là bước đầu nghiên cứu đánh giá thiệt hại về kinh tế cho
Quận 9 do ô nhiễm nguồn nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà điển
hình là hoạt động công nghiệp và nông nghiệp trên địa bàn Quận 9, dựa trên cơ sở xác
định các nguồn thải công nghiệp gây ô nhiễm hệ thống nước mặt tại Quận 9, và các
vấn đề môi trường liên quan đến nguồn thải trong hoạt động nuôi trồng thủy sản. Khóa
luận tập trung vào ứng dụng phương pháp mô hình nhằm đánh giá ô nhiễm nước mặt,
bằng cách sử dụng các thông tin về địa bàn nghiên cứu như: tọa độ vị trí và chất lượng
các điểm quan trắc nước mặt; danh sách vị trí (tọa độ các nguồn thải), họ tên, địa chỉ,
diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản; danh sách và thông tin nguồn phát thải
trong họat động công nghiệp có kèm tọa độ vị trí. Cùng với sự giúp đỡ của giáo viên
hướng dẫn tác giả luận văn đã tham gia xây dựng phần mềm MASTER quản lý cơ sở
dữ liệu môi trường liên quan tới thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường. Trên cơ sở
ứng dụng phần mềm Master tác giả khóa luận tiến hành đánh giá thiệt hại cho Quận 9
cụ thể là thiệt hại kinh tế về nuôi trồng và đánh bắt thủy sản trên địa bàn quận bằng
cách đưa ra báo cáo điều tra thiệt hại đánh bắt và nuôi trồng tại Quận 9 trên cơ sở số
liệu do tác giả thu thập. Kết hợp việc áp dụng phương pháp đánh giá thiệt hại trong
trường hợp tổn thất toàn bộ sản lượng cá áp dụng cho các hồ nuôi trên địa bàn Quận 9
như sau:
Thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường nước mặt của Quận 9 được áp dụng
trong Khóa luận này = Thiệt hại nuôi trồng (cá + tôm) + Thiệt hại đánh bắt.
Qua việc ứng dụng các phương pháp, các cách tính toán và chức năng trong mô
hình Master 2010_ mô hình thiệt hại tổng sản lượng, đã giúp đưa ra thiệt hại cho
Quận. Trong đó là tổng thiệt hại nuôi trồng của năm 2006 so với năm 2005 là
9.651.000.000 đồng và tổng thiệt hại đánh bắt năm 2008 so với năm 2004 là
371.700.000 đồng. Phần mềm với chức năng là giúp ích cho việc lưu trữ và quản lý
các thông tin về cần thiết về Quận 9, đồng thời kết hợp thiết lập các điểm trên bản đồ,
từ đó cho thấy một cái nhìn tổng quan hơn về các nguồn thải công nghiệp, các điểm
quan trắc cũng như là các hộ nuôi trồng trên địa bàn Quận. Góp phần cho các cấp
chính quyền quản lý hiệu quả tài nguyên và môi trường ở Quận.
v
MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt viii
Danh mục các bảng x
Danh mục các hình xi
Danh mục phụ lục xiii
CHƯƠNG 1 1
MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu đề tài 2
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.2. Nội dung nghiên cứu 3
1.3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu 3
1.5. Cấu trúc của luận văn 4
CHƯƠNG 2 5
TỔNG QUAN 5
2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 5
2.2. Tổng quan về quận 9 6
2.2.1. Điều kiện tự nhiên 7
2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội 9
2.2.3. Tài nguyên và khoáng sản 14
2.2.4. Các vấn đề môi trường của Quận 15
2.2.5. Hệ thống quản lý môi trường ở Quận. 16
2.2.6. Hiện trạng sản xuất công nghiệp trên địa bàn quận 9. 17
2.2.7. Tình hình phát triển tiểu thủ công nghiệp 21
2.2.8. Hiện trạng và kết quả quan trắc chất lượng môi trường Quận 9 22
vi
CHƯƠNG 3 25
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
3.1. Khái quát về môi trường và ô nhiễm môi trường 25
3.1.1. Khái niệm về môi trường 25
3.1.2. Ô nhiễm môi trường và các tác nhân gây ô nhiễm môi trường 25
3.1.3. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường 26
3.2. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước 26
3.3. Mô hình được sử dụng trong khóa luận 27
3.4. Phương pháp nghiên cứu 30
3.4.1. Phương pháp khảo sát thực địa. 30
3.4.2. Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu. 30
3.4.3. Phương pháp xử lí số liệu và phương pháp GIS. 30
3.4.4. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia. 31
3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu. 31
3.4.6. Phương pháp lý thuyết tính thiệt hại 31
CHƯƠNG 4 32
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 32
4.1. Sơ đồ các khối dữ liệu 33
4.2. Mô hình Master 34
4.3. Ứng dụng phần mềm Master 2010 37
4.4. Tính thiệt hại kinh tế trong nuôi trồng thủy sản ở quận 9 44
4.4.1. Áp dụng cho lĩnh vực nuôi trồng 45
4.4.2. Áp dụng cho lĩnh vực đánh bắt thủy sản 47
4.5. Kết luận chương 48
CHƯƠNG 5 49
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49
5.1. Kết luận 49
5.2. Kiến nghị 50
5.2.1. Đối với các cơ quan chức năng 50
vii
5.2.2. Đối với người dân 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CN-TTCN Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp
UBND Uỷ Ban Nhân Dân
QLMT Quản lý môi trường
BVMT Bảo vệ môi trường
TSKH Tiến Sĩ Khoa Học
CN Công nghiệp
TP Thành Phố
GIS Hệ thống thông tin địa lý
K/CCN Khu/cụm công nghiệp
KCN Khu công nghiệp
CCN Cụm công nghiệp
TNMT Tài nguyên môi trường
NĐ-CP Nghị định chính phủ
QH Quốc Hội
NN Nông nghiệp
MT Môi trường
CNH-HĐH Công nghịêp hóa-Hiện đại hóa
VLXD Vật liệu xây dựng
DT Diện tích
SD Sử dụng
CNC Công nghệ cao
SXCN Sản xuất công nghiệp
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
KV Khu vực
TM-SX Thương mại-Sản xuất
KTXH Kinh tế xã hội
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
QCQG Quy chuẩn quốc gia
ix
BTNMT Bộ Tài Nguyên Môi Trường
Q.9 Quận 9
ÔNMT Ô nhiễm môi trường
TMDV Thương mại dich vụ
QLMT Quản lí môi trường
DNTN Doanh nghiệp tư nhân
LTM Phường Long Thạnh Mỹ
BOD5 Nhu cầu Ôxi sinh học
COD Nhu cầu Ôxi hóa học
TP.HCM Thành Phố Hồ Chí Minh
TSS Tổng chất rắn lơ lửng
LT Phường Long Trường
PLA Phường Phước Long A
TB Trung bình
ha Hecta
TM - DV Thương mại – Dịch Vụ
GC ấp Gò Công
x
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Diện Tích Và Dân Số Quận Theo Đơn Vị Hành Chính. 6
Bảng 2.2. Biến Động Dân Số Trên Địa Bàn Quận Qua Các Năm. 9
Bảng 2.3. Các Chỉ Tiêu Về Nông Nghiệp. 10
Bảng 2.4.Một Số Chỉ Tiêu Về Công Nghiệp. 11
Bảng 2.5.Các Chỉ Tiêu Trong Lĩnh Vực Thương Mại - Dịch Vụ. 11
Bảng 2.6. Các Chỉ Tiêu Về Giáo Dục. 12
Bảng 2.7. Tình Hình Và Dự Kiến Sử Dụng Đất Quận 9. 14
Bảng 2.8. Tình Hình Thực Hiện Các Dự Án Tại Các KCN Trên Địa Bàn Quận. 18
Bảng 2.9. Đặc Trưng Hoạt Động Sản Xuất Các Ngành Nghề Trên Địa Bàn Quận. 20
Bảng 2.10. Lao Động SXCN Trên Địa Bàn Quận 9 Chia Theo Thành Phần Kinh Tế
Năm 2004-2008. 21
Bảng 3.1. Các Chỉ Tiêu Chủ Yếu Quy Định Trong Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia Về
Chất Lượng Nước Mặt Loại B1. 26
Bảng 3.2. Các Chỉ Tiêu Chủ Yếu Quy Định Trong Tiêu Chuẩn Việt Nam Về Chất
Lượng Nước Mặt Loại B. 27
xi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính Quận 9. 7
Hình 2.2. Biểu Đồ Thể Hiện Sự Phân Công Lao Động Trong Các Ngành. 13
Hình 2.3. Cơ Cấu Tổ Chức Hành Chính Trong Hệ Thống QLMT Quận 9. 17
Hình 2.4. Vị Trí Các Điểm Quan Trắc Nước Mặt Trên Địa Bàn Quận 9. 22
Hình 4.1. Khối CSDL Doanh Nghiệp 33
Hình 4.2. Khối CSDL Kết Quả Quan Trắc Chất Lượng Môi Trường Nước 33
Hình 4.3. Khối Quản Lý Mô Hình Tính Toán 34
Hình 4.4. Khối Dữ Liệu Liên Quan Tới Phân Quyền 34
Hình 4.5. Mô Hình Hệ Thống Thông Tin Master. 35
Hình 4.6. Sơ Đồ Làm Việc Của Module Quản Lý Doanh Nghiệp. 36
Hình 4.7. Sơ Đồ Làm Việc Của Module Quản Lý Các Điểm Nuôi Trồng Và Đánh Bắt
Thủy Sản. 36
Hình 4.8. Sơ Đồ Làm Việc Của Module Mô Hình Toán Trong Master. 37
Hình 4.9. Sơ Đồ Làm Việc Của Module Báo Cáo Thống Kê Trong Master. 37
Hình 4.10. Logo Của Phần Mềm Master 2010. 38
Hình 4.11. Cửa Sổ Đăng Nhập Của Phần Mềm MASTER. 38
Hình 4.12. Giao Diện Chính Của Phần Mềm Master. 39
Hình 4.13. Các Menu Chính Thường Được Sử Dụng Trên Phần Mềm. 39
Hình 4.14. Giao Diện Menu Thông Tin Doanh Nghiệp. 40
Hình 4.15. Giao Diện Menu Vị Trí Nuôi Trồng. 41
Hình 4.16. Giao Diện Menu Vị Trí Lấy Mẫu. 42
Hình 4.17. Giao Diện Mô Hình Thiệt Hại Tổng Sản Lượng. 42
Hình 4.18. Chi Tiết Mô Hình Kịch Bản. 43
Hình 4.19. Thông Tin Đầu Vào Cho Báo Cáo. 43
Hình 4.20. Báo Cáo Xuất Ra Của Phần Mềm. 44
Hình 4.21. Thông Tin Về Giá Cả Tôm, Cá Do Nuôi Trồng. 46
Hình 4.22. Tổng Sản Lượng Nuôi Tôm Theo Năm. 46
Hình 4.23. Tổng Sản Lượng Nuôi Cá Theo Năm. 46
Hình 4.24. Thông Tin Về Giá Cả Do Đánh Bắt Thủy Sản. 47
xii
Hình 4.25. Thông Tin Về Sản Lượng Đánh Bắt Cá Theo Năm. 47
Hình 4.26. Kết Quả Tính Toán Thiệt Hại Do Master Xuất Ra. 48
xiii
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Kết Quả Phân Tích Chất Lượng Nước Mặt Trên Địa Bàn Quận 9.
Phụ lục 2: Kết Quả Phân Tích Nước Ngầm Trên Địa Bàn Quận 9.
Phụ lục 3: Kết Quả Phân Tích Không Khí Trên Địa Bàn Quận 9.
Phụ lục 4: Nồng Độ Các Chất Ô Nhiễm Tại 11 Điểm Xã Thải Công Nghiệp Thuộc
Quận 9.
Phụ lục 5: Bảng Điều Tra Hiện Trạng Nuôi Trồng Thủy Sản Của Người Dân Ở Quận 9
(Tháng 6/ 2010).
Phụ lục 6: Thông Tin Các Doanh Nghiệp Có Công Suất Xả Thải Nhiều Ở Địa Bàn
Q.9.
Phụ lục 7: Phiếu Lấy Ý Kiến Trong Nuôi Trồng Thủy Sản.
Phụ lục 8: Các Hình Ảnh Của Họat Động Nuôi Trồng Trên Địa Bàn Quận 9.
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Theo quy hoạch chung của thành phố đã xác định và điều chỉnh thì Quận 9 hiện
đang là một đô thị vệ tinh của Thành Phố, cách Thành Phố khỏang 7km theo quốc lộ
52. Quận nối liền Thành phố Hồ Chí Minh với khu công nghiệp Biên Hòa, khu du lịch
Bà Rịa-Vũng Tàu và là cửa ngõ vào trung tâm đối với các tỉnh lân cận như: Đồng Nai,
Bình Dương.
Trước đây Quận 9 là một Quận ngoại thành của Thành Phố, với đặc điểm là
vùng đồng bưng, có cỏ lác và dừa nước. Do nhiều đất hoang, hệ thống kênh rạch dày
đặc thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản, canh tác lúa nước và các loại hoa màu phục vụ
cho 90% dân cư sống bằng sản xuất nông nghiệp và phát triển sản xuất tiểu thủ công
nghiệp.Và Quận 9 ngày nay được phát triển như là một quận đô thị hóa của thành phố.
Sau những năm xây dựng và phát triển thì Quận 9 đã thật sự thay da đổi thịt và đang
trên đà phát triển với một diện mạo mới. Nhất là trong những năm gần đây, Quận đã
thay đổi rõ rệt với sự ra đời của Khu công nghệ cao, khu du lịch Suối Tiên cùng các
trường Đại Học, Cao Đẳng, Trung Học.., Quận có nhiều loại hình sử dụng đất khác
nhau, có tiềm năng đất đai để phát triển đô thị và công nghiệp hóa. Tuy đất nông
nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ tương đối nhưng đang được chuyển đổi nhanh chóng sang đất
đô thị, công nghiệp và các công trình dân dụng; đất công nghiệp được quy hoach với
diện tích lớn trong đó có cả mục đích tiếp nhận các cơ sở công nghiệp từ các quận nội
thành; đất giao thông chiếm phần đáng kể do có nhiều trục giao thông quan trọng đi
qua( đại lộ Đông Tây, xa lộ Hà Nội, tuyến đường sắt nối cửa ngõ phía Đông Bắc với
trung tâm thành phố..v..v..); đất văn hóa với các quần thể công trình dành cho giáo
dục..v..v..Chắc chắn trong quá trình phát triển của Quận sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề
2
môi trường khó kiểm soát do quá trình sử dụng đất, chất thải công nghiệp, quá trình đô
thị hóa..v..v.
Chính vì vậy công tác quản lí môi trường hiện nay của cả nước nói chung và
của Quận 9 nói riêng luôn đòi hỏi phải có nhiều nghiên cứu về vấn đề môi trường phát
sinh, đặc biệt là tìm hiểu ảnh hưởng của vấn đề ô nhiễm đó gây ra những thiệt hại gì
cho Quận trong thời điểm hiện tại và cả trong tương lai, điển hình ở đây là về lĩnh vực
kinh tế trong nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Tuy diện tích nuôi trồng chiếm tỷ lệ
không lớn nhưng về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến môi trường nước mặt và các hoạt động
dân cư xung quanh. Vì vậy bài tóan “Ứng dụng phương pháp mô hình đánh giá
thiệt hại về kinh tế do ô nhiễm môi trường nước mặt – lấy Quận 9 TP. Hồ Chí
Minh làm ví dụ nghiên cứu” được tiến hành, đây là một nghiên cứu được tác giả thực
hiện với sự hướng dẫn và chỉ dạy của PGS.TSKH Bùi Tá Long. Đề tài được nghiên
cứu với những đặc thù của Quận 9 và hiện trạng môi trường ở Quận. Với nghiên cứu
này mong là sẽ góp một phần nhỏ vào công tác quản lí và kiểm soát ô nhiễm tại những
tỉnh thành đang phát triển trên cả nước nói chung và Quận 9 nói riêng.
1.2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu đề tài
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở điều tra khảo sát thực tế và thực trạng phát triển công nghiệp - nông
nghiệp của Quận Khóa luận có mục tiêu là đánh giá thiệt hại về kinh tế của nghề nuôi
trồng và đánh mặt thủy sản trên địa bàn cấp quận – lấy quận 9 TP. HCM làm ví dụ
nghiên cứu.
1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu về thực trạng ô nhiễm nước trên địa bàn quận 9.
Nghiên cứu về tình hình ô nhiễm nguồn nước bằng cách xác định các nguồn
thải trong những họat động công nghiệp tiêu biểu.
Điều tra thực tế về họat động nuôi trồng đánh bắt thủy sản ở quận 9. Từ đó làm
cơ sở cho việc đánh giá những thiệt hại về kinh tế do ô nhiễm nguồn nước thải từ các
họat động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp của Quận đối với họat động nuôi trồng
và đánh bắt thủy sản.
3
Tìm hiểu các vấn đề còn tồn tại trong công tác QLMT tại địa phương.
Đề xuất một số biện pháp trong công tác QLMT đối với các cấp quản lý.
1.2.2. Nội dung nghiên cứu
Do sự hạn chế về thời gian và nguồn số liệu đề tài chỉ nhằm vào các nội dung
chính như sau:
Mô tả hiện trạng về môi trường tại Quận 9.
Trình bày hiện trạng ô nhiễm nguồn nước do một số doanh nghiệp họat động
công nghiệp có lưu lượng xả thải nhiều tại Quận 9.
Thực địa về tình hình đánh bắt và nuôi trồng thủy sản ở Quận.
Trên cơ sở đó đã xác định được các thiệt hại về kinh tế trong nuôi trồng và đánh
bắt thủy sản bằng các phương pháp, và bằng cách xây dựng cơ sở dữ liệu và ứng dụng
phầm mềm MASTER.
Qua đó đề xuất các chính sách bảo vệ, khai thác và quản lý nguồn tài nguyên
nước để hạn chế ô nhiễm cho địa bàn nghiên cứu.
1.3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về mặt không gian: Nghiên cứu trên địa bàn Quận 9 TP.HCM.
Phạm vi nghiên cứu về măt thời gian: Từ tháng 04/2010 – tháng 07/2010.
Giới hạn về nội dung: Do thời gian nghiên cứu có hạn và tình hình đang phát
triển của Quận như hiện nay là đất nông nghiệp đang dần được đô thị hóa và chuyển
đổi sang các mục đích sử dụng nhằm phát triển công nghiệp nên đề tài chỉ tập trung
nghiên cứu, đánh giá thiệt hại về kinh tế do ô nhiễm môi trường nước thải từ các
nguồn ô nhiễm chủ yếu là các hoạt động phát triển CN điển hình và họat động nuôi
trồng, đánh bắt thủy sản tại những phường tiêu biểu nhất trên Quận trong tổng thể quá
trình đô thị hóa và công nghiệp hóa hiện nay.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp khảo sát thực địa.
Phương pháp tham khảo đề tài nghiên cứu có liên quan.
Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu.
Phương pháp xử lí số liệu phương pháp GIS.
Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia.
4
Phương pháp lý thuyết tính thiệt hại.
1.5. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm có 5 chương
Chương 1: Mở đầu
Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, nội
dung nghiên cứu và cấu trúc của luận văn.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu tổng quan về tài liệu tham khảo, trình bày về điều kiện tự nhiên, kinh
tế xã hội của quận 9, và tổng quát về tình hình phát triển CN - NN. Cũng như hiện
trạng ô nhiễm tại địa bàn nghiên cứu.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu, các chỉ tiêu và
những phương pháp đã sử dụng để tiến hành nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trong chương này sẽ trình bày những kết quả nghiên cứu mà đề tài đã đạt được
bao gồm những thông tin về các nguồn gây ô nhiễm và hiện trạng ô nhiễm nước mặt
trong phạm vi Quận 9. Tính tóan thiệt hại cụ thể trong nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.
Sau cùng là một số đề xuất.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Tóm tắt lại các kết quả đã nghiên cứu được và đưa ra những kiến nghị nhằm
góp phần giúp hạn chế mức độ ô nhiễm nước tại địa bàn Quận 9 trong quá trình đô thị
hóa như hiện nay, cũng như trong quá trình quản lý nguồn tài nguyên và môi trường
tại Quận.
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Nghiên cứu kinh tế về thiệt hại của ô nhiễm nước mặt đối với một Quận mà
điển hình là Quận 9, đây là một đề tài mới. Các nghiên cứu trước đây về ô nhiễm ở
nước ta nói chung và tại Hồ Chí Minh nói riêng chỉ chủ yếu tập trung vào gốc độ kĩ
thuật nhằm tính tóan, quan trắc động thái cũng như chất lượng nước mà chưa đưa yếu
tố kinh tế vào phục vụ công tác khai thác và quản lí nguồn tài nguyên đó. Tại các nước
trên thế giới nghiên cứu kinh tế tài nguyên nước cũng không nhiều. Với các lí do là
nguồn số liệu thứ cấp cần thiết không sẵn có và khó thu thập. Do vậy, trong quá trình
thực hiện đề tài này luận văn chỉ tham khảo một vài các nghiên cứu trước và các
nguồn số liệu cần thiết cho việc nghiên cứu.
Nguyễn Anh Xuân, (2009), Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng môi trường do họat
động phát triển CN-TTCN trên địa bàn quận 9 TP.HCM. Qua những kết quả tổng hợp
về tình hình họat động CN-TTCN trên địa bàn Quận từ đó đề tài có thể nắm được hiện
trạng họat động của các K/CCN, các cơ sở TTCN cũng như có thể đánh giá về tình
hình ô nhiễm của nó đối với nguồn nước mặt.
Về số liệu: các