Trong những năm gần đây, ở Việt Nam, liên tiếp xảy .ra những vụ bê
bối liên quan đến những hành vi thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp Việt
Nam đối với khách hàng, người tiêu dùng, cổ đông và toàn xã hội với những
hành vi tiêu biểu như: hành vi sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm không an
toàn, kém chất lượng, gây tác hại cho sức khỏe người tiêu dùng, trong đó nổi
cộm là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩ m.; hành vi thiếu minh bạch, thiế u
trung thực, thiếu trách nhiệ m trong việc công bố các thông tin tài chính, thông
tin hoạt động của doanh nghiệp cho các cổ đông, cho công chúng nhà đầu tư,
đặc biệt là vấn đề công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết trên thị
trường chứng khoán. Những vụ bê bối ấy đang đặt ra nhiều câu hỏi về trách
nhiệm xã hội cũng như đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.
Liệu rằng khái niệm đó có thực sự tồn tại trong các doanh nghiệp? Nếu như
chúng tồn tại thì chúng đang đóng vai trò gì trong hoạt động của các doanh
nghiệp? Và làm thế nào để phát triển, phát huy vai trò của đạo đức kinh
doanh, trách nhiệm xã hội trong hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam?
Nhìn ra các nước phát triển trên thế giới, trong quá trình phát triển của
mình, họ đã đúc rút ra những bài học kinh nghiệm về vai trò, tầm quan trọng
của đạo đức kinh doanh, cũng như sự cần thiết phải áp dụng, phát triển vai trò
của chúng trong hoạt động của doanh nghiệp. Hiện nay, chính phủ và bả n
thân doanh nghiệp ở những nước phát triển đã tích cực có những hành động,
biện pháp cụ thể nhằm đạt được mục tiêu trên.
100 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3021 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Vấn đề đạo đức kinh doanh ở một số quốc gia và bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
----------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH Ở MỘT SỐ
QUỐC GIA VÀ BÀI HỌC CHO CÁC DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Văn Hoà
Lớp : Anh 2
Khóa : 45A
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Trần Hồng Ngân
Hµ Néi - 05/2010
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƢƠNG I: Lý luận chung về đạo đức kinh doanh ........................................... 4
1. Tổng quan về đạo đức kinh doanh. ........................................................... 4
1.1. Khái niệm đạo đức. ................................................................................ 4
1.2. Khái niệm đạo đức kinh doanh. ............................................................. 6
1.2.1. Sự phát triển của khái niệm đạo đức kinh doanh trong các thời kì
lịch sử. ....................................................................................................... 6
1.2.2. Khái niệm đạo đức kinh doanh. .................................................... 10
2. Các khía cạnh thể hiện của đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp. . 15
2.1. Đạo đức trong quản trị doanh nghiệp. .................................................. 15
2.2. Đạo đức trong quan hệ với cổ đông. .................................................... 18
2.3. Đạo đức trong quan hệ với khách hàng. ............................................... 19
2.4. Đạo đức trong quan hệ cạnh tranh trên thị trường. ............................... 21
3. Vai trò của đạo đức kinh doanh. ............................................................. 23
3.1. Đạo đức kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh
doanh. ............................................................................................................ 23
3.2. Đạo đức kinh doanh góp phần làm tăng chất lượng quản lý của doanh
nghiệp. ........................................................................................................... 24
3.3. Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhân viên. .
............................................................................................................ 25
3.4. Đạo đức kinh doanh góp phần làm hài lòng khách hàng. ..................... 25
3.5. Đạo đức kinh doanh góp phần tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. ....... 26
3.6. Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự vững mạnh của nền kinh tế quốc
gia. ............................................................................................................ 27
Chƣơng II: Vấn đề đạo đức kinh doanh ở một số quốc gia ............................... 29
1. Mỹ - nền kinh tế và nền tảng đạo đức kinh doanh phát triển nhất
thế giới. ......................................................................................................... 29
2. Nhật Bản. ........................................................................................... 45
3. Trung Quốc. ....................................................................................... 61
Chƣơng III: Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến
trình hội nhập. ..................................................................................................... 75
1. Thực trạng đạo đức kinh doanh Việt Nam. ............................................ 75
2. Bài học kinh nghiệm để phát triển đạo đức kinh doanh ở Việt Nam. ... 86
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 94
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong những năm gần đây, ở Việt Nam, liên tiếp xảy ..ra những vụ bê
bối liên quan đến những hành vi thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp Việt
Nam đối với khách hàng, người tiêu dùng, cổ đông và toàn xã hội với những
hành vi tiêu biểu như: hành vi sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm không an
toàn, kém chất lượng, gây tác hại cho sức khỏe người tiêu dùng, trong đó nổi
cộm là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm...; hành vi thiếu minh bạch, thiếu
trung thực, thiếu trách nhiệm trong việc công bố các thông tin tài chính, thông
tin hoạt động của doanh nghiệp cho các cổ đông, cho công chúng nhà đầu tư,
đặc biệt là vấn đề công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết trên thị
trường chứng khoán.... Những vụ bê bối ấy đang đặt ra nhiều câu hỏi về trách
nhiệm xã hội cũng như đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.
Liệu rằng khái niệm đó có thực sự tồn tại trong các doanh nghiệp? Nếu như
chúng tồn tại thì chúng đang đóng vai trò gì trong hoạt động của các doanh
nghiệp? Và làm thế nào để phát triển, phát huy vai trò của đạo đức kinh
doanh, trách nhiệm xã hội trong hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam?
Nhìn ra các nước phát triển trên thế giới, trong quá trình phát triển của
mình, họ đã đúc rút ra những bài học kinh nghiệm về vai trò, tầm quan trọng
của đạo đức kinh doanh, cũng như sự cần thiết phải áp dụng, phát triển vai trò
của chúng trong hoạt động của doanh nghiệp. Hiện nay, chính phủ và bản
thân doanh nghiệp ở những nước phát triển đã tích cực có những hành động,
biện pháp cụ thể nhằm đạt được mục tiêu trên.
1
Hiện nay, khái niệm đạo đức kinh doanh vẫn còn khá mới mẻ ở Việt
Nam; trong khi đó ở các nước phát triển, đạo đức kinh doanh đã trở thành một
khái niệm quen thuộc, và đã có những bước phát triển không ngừng. Chúng ta
là những người đi sau, có lợi thế là có thể học hỏi, đúc rút được những kinh
nghiệm từ quá trình phát triển của các quốc gia đi trước để tránh những sai lầm
và thúc đẩy quá trình phát triển của chính mình. Theo nguyên tắc này, người
viết đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Vấn đề đạo đức kinh doanh ở một số quốc
gia và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh
hội nhập”, để góp phần phát triển đạo đức kinh doanh trong các doanh nghiệp
ở Việt Nam – một vấn đề rất bức thiết đối với Việt Nam hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu.
Thông qua nghiên cứu tìm hiểu sự phát triển của đạo đức kinh doanh
cũng như những biện pháp, cách thức mà Chính phủ, xã hội và bản thân các
doanh nghiệp ở một số quốc gia đã và đang tiến hành để nâng cao đạo đức
trong doanh nghiệp, người viết sẽ rút ra những kinh nghiệm, biện pháp phù
hợp cho Việt Nam để thực hiện mục tiêu xây dựng, nâng cao đạo đức kinh
doanh trong hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiện trạng và sự phát triển của đạo
đức kinh doanh ở ba quốc gia đó là: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc. Lý do người
viết chọn ba quốc gia trên đó là Mỹ và Nhật Bản là hai cường quốc kinh tế
mạnh nhất trên thế giới, đồng thời cũng là những nước đã có sự phát triển cao
về thực hiện đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp; và Trung Quốc là một
đất nước đang phát triển đang trỗi dậy mạnh mẽ về kinh tế trên thế giới, bên
cạnh đó, bối cảnh cũng như các đặc điểm kinh tế - xã hội của Trung Quốc có
2
rất nhiều nét tương đồng đối với Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu là các chính
sách, luật pháp của các Chính phủ, các chính sách của các công ty và các tài
liệu của tổ chức xã hội liên quan đến đạo đức kinh doanh.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu để áp dụng chủ yếu là nghiên cứu phân tích
và tổng hợp tài liệu.
5. Bố cục.
Luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng I: Lý luận chung về đạo đức kinh doanh.
Chƣơng II: Vấn đề đạo đức kinh doanh ở một số quốc gia.
Chƣơng III: Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam.
Cuối cùng, người viết xin gửi lời chân thành cảm ơn đến ThS. Trần
Hồng Ngân – Giảng viên Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế - Trường Đai
học Ngoại Thương đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ người viết trong quá
trình hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 12 tháng 4 năm 2010
3
CHƢƠNG I: Lý luận chung về đạo đức kinh doanh
1. Tổng quan về đạo đức kinh doanh.
1.1. Khái niệm đạo đức.
Theo quan niệm phương Tây, đạo đức được viết trong tiếng La-tinh là
từ Moralital (luân lý) có nghĩa là bản thân mình cư xử và trong tiếng Hi
Lạp là từ “Ethigos” (đạo lý) có nghĩa là người khác muốn ta hành xử và ta
muốn người khác như vậy.
Đối với quan niệm của người phương Đông mà tiêu biểu là trong văn
minh Trung Hoa, người ta quan niệm “đạo” là đường đi, đường sống của
con người, “đức” là các nguyên tắc luân lý, đức tính cần có của con người.
Như vậy, tổng kết lại, khái niệm đạo đức đƣợc hiểu là tập hợp các
nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh, đánh giá hành
vi của con ngƣời đối với bản thân và trong quan hệ với cá nhân khác,
với toàn xã hội.[Dương Thị Liễu, 2006]
Có thể nói, đạo đức ra đời từ rất sớm ngay trong những hình thái xã
hội đầu tiên của loài người.Trong xã hội, đạo đức thường được thể hiện
qua những chuẩn mực và quy tắc đạo đức được phân ra hai loại là tốt và
xấu như: lòng độ lượng, bác ái, tính thật thà, tham lam, lùa dối... Những
chuẩn mực và quy tắc này được hình thành trên nguyên tắc phải có sự thừa
nhận tự nguyện của cả cộng đồng xã hội. Nó được chấp hành dựa trên sức
mạnh của sự thôi thúc của lương tâm cá nhân, của dư luận xã hội, của tập
quán truyền thống và của giáo dục.. Thông qua hệ thống các chuẩn mực và
quy tắc đạo đức này, đạo đức quy định thái độ, nghĩa vụ, trách nhiệm của
mỗi người đối với bản thân, những người xung quanh và toàn xã hội. Qua
4
đó, đạo đức điều chỉnh hành vi của con người trong xã hội. Đây chính là
chức năng cơ bản của đạo đức trong suốt các thời kì lịch sử.
Với bản chất là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức có hai đặc điểm:
Đạo đức có tính giai cấp, tính khu vực, tính địa phương: Điều kiện,
hoàn cảnh sống có tác động trực tiếp, ảnh hưởng lớn lên cách thức sinh
sống, lên tư duy và quan niệm về các vấn đề xã hội của con người. So sánh
giữa quan niệm đạo đức của các dân tộc ở các khu vực địa lý khác nhau,
giữa các giai cấp khác nhau ta dễ dàng nhận thấy sự khác biệt.
Nội dung của các chuẩn mực đạo đức thay đổi theo điều kiện lịch sử
cụ thể: Qua từng giai đoạn phát triển khác nhau của các hình thái tổ chức
xã hội. Chúng ta dễ dàng nhân thấy sự khác biệt trong chuẩn mực đạo đức
của từng thời kỳ. Nếu như trong xã hội phong kiến, việc trung thành với
quân vương là tiêu chuẩn tiên quyết trong đánh giá tư cách đạo đức con
người thì đến các xã hội sau này, tiêu chuẩn này đã mất đi.
Trong các hình thái xã hội phát triển cao hơn về sau này, khi có sự
xuất hiện của Nhà nước, pháp luật đã được ra đời và cùng đóng vai trò
điều chỉnh hành vi của con người trong xã hội với đạo đức. Tuy nhiên, đạo
đức có những đặc điểm khác biệt mà pháp luật không có được:
Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức không mang tính cưỡng chế,
cưỡng bức như pháp luật mà mang tính tự nguyện. Các chuẩn mực đạo
đức cũng không được qui định thành văn.
Phạm vi điều chỉnh của đạo đức rộng hơn so với pháp luật khi nó
không chỉ điều chỉnh những hành vi của con người như pháp luật mà còn
bao quát mọi lĩnh vực của thế giới tinh thần.
5
1.2. Khái niệm đạo đức kinh doanh.
1.2.1. Sự phát triển của khái niệm đạo đức kinh doanh trong các thời kì
lịch sử.
a) Sự phát triển của khái niệm đạo đức kinh doanh trước thời kì hiện đại.
Lịch sử xuất hiện của đạo đức kinh doanh gắn liền với sự ra đời và
phát triển của buôn bán, thương mại trên thế giới. Từ thuở ban đầu, trong
các hoạt động buôn bán, trao đổi người ta đã qui định, đòi hỏi với nhau
những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức như: không được trộm cắp, phải
trung thực, sòng phẳng trong trao đổi; phải có chữ tín, tôn trọng các cam
kết thỏa thuận... Đây là những nguyên tắc ban đầu của đạo đức kinh
doanh.
Trong giai đoạn đầu phát triển, những tín điều tôn giáo đóng vai trò
quan trọng trong việc hình thành và xây dựng ý thức tuân thủ các nguyên
tắc, chuẩn mực đạo đức của mọi người.
Ở phương Tây, trong Luật Tiên tri lâu đời đã có những lời khuyên
như: đến mùa thu hoạch, mọi người không nên gặt hái hết hoa màu mà nên
dành lại một phần để dành cho những người nghèo khó; hay mỗi tuần nên
dành một ngày để cho cả chủ và thợ được nghỉ ngơi... Đến thời Trung cổ,
Giáo hội La Mã đã có Luật đề ra những nguyên tắc của đạo đức kinh
doanh như: mọi người phải trung thực trong trao đổi, buôn bán theo
nguyên tắc “thuận mua vừa bán”; không nên trả lương quá thấp cho người
làm công...
Ở phương Đông, những tư tưởng về đạo đức kinh doanh đã được tìm
thấy trong Luật Hồi giáo với những điều răn dạy ngăn cản việc cho vay lấy
lãi, trừ trường hợp bỏ vốn ra đầu tư, buôn bán thì được phép hưởng lợi và
6
đặc biệt là những tư tưởng của các học giả Trung Quốc thời cổ đại mà tiêu
biểu đó là Khổng Tử và Hàn Phi Tử. Nhắc đến Khổng Tử là nhắc đến tư
tưởng Đức trị được thể hiện qua Ngũ thường: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Dũng
của ông.
Nhẫn là biết yêu thương, giúp đỡ người khác và lấy đó làm phương
hướng rèn luyện của bản thân. Nhân là yếu tố quan trọng nhất, đóng vai
trò chi phối trong Ngũ thường.
Nghĩa là thấy việc gì đáng làm thì dốc sức làm không mưu lợi cá nhân
với cả phương châm “không thành công cũng thành nhân”. Quan điểm này
đã được phát triển thành tư tưởng “đạo đức vĩ mô” trong đạo đức phương
Tây thời gian sau này.
Lễ là hình thức của Nhân, chủ trương “điều mình không muốn làm
cho mình thì không nên làm cho người khác”.
Trí là có trí tuệ, biết mình, biết người.
Dũng là sự kiên cường, quả cảm vượt qua khó khăn để đạt được mục
đích đề ra, thậm chí là sẵn sàng hi sinh bản thân vì mục đích cao cả. Ở
phương Tây, triết lý quản lý của nhiều công ty coi rủi ro là một yếu tố tất
yếu trong quá trình hoạt động, ra quyết định và họ khuyến khích tinh thần
dám đối mặt và phấn đấu vượt qua thách thức, khó khăn.
Khác hẳn với Khổng Tử, Hàn Phi Tử lại chủ trương dùng pháp trị, coi
hình phạt là cách thức ngăn chặn những hành vi xấu hiệu quả nhất. Ông
đưa ra ba khái niệm trong học thuyết cai trị của mình đó là Thế, Pháp và
Thuật.
7
Thế là quyền thế, là sự coi trọng quyền lực. Theo ông, quyền lực phải
được tập trung và thưởng phạt là cách thức cai trị.
Pháp là pháp luật, là căn cứ để phân biệt đúng – sai, phải – trái, thể
hiện tính công bằng và phải được công khai, phổ biến rộng rãi.
Thuật là nghệ thuật cai trị. Ông cho rằng trong nghệ thuật cai trị bao
gồm 2 khía cạnh là kỹ thuật và tâm thuật. Kỹ thuật là cách thức tuyển
dụng, đánh giá, quản lý. Còn tâm thuật là các mưu mẹo, thủ thuật khống
chế, điều khiển hành vi.
Trong những giai đoạn về sau, khi xã hội loài người đã có những bước
phát triển lên các giai đoạn cao hơn đánh dấu với sự ra đời và hoan thiện
của Nhà nước thì các nguyên tắc của đạo đức kinh doanh được dần dần
đưa vào trong luật pháp để ngày càng có tính ràng buộc, có hiệu lực điều
chỉnh hành vi xã hội mạnh cao hơn.
b) Sự phát triển của khái niệm đạo đức kinh doanh hiện đại.
Sang đến thế kỷ XX, đạo đức kinh doanh đã có những bước phát triển
vượt bậc khi trở thành một lĩnh vực nghiên cứu thu hút sự quan tâm của
nhiều học giả, các công ty, Nhà nước và của cả xã hội. Đạo đức kinh
doanh đã trở thành một lợi thế cạnh tranh quan trọng đối với các doanh
nghiệp. Sự phát triển của đạo đức kinh doanh trong thế kỷ XX được phân
chia thành các giai đoạn như sau:
Trước thập kỷ 60, đạo đức kinh doanh được khởi đầu bằng các vấn đề
chủ yếu do các Giáo phái đưa ra, đề cập chủ yếu đến mối quan hệ giữa
người lao động và các chủ doanh nghiệp như Đạo Thiên chúa giáo dành
nhiều sự quan tâm đến mức sống , quyền lợi của người công nhân...
8
Trong thập kỷ 60, đối tượng những người tiêu dùng bắt đầu được chú
ý. Các đạo luật về bảo vệ người tiêu dùng được ban hành. Năm 1963,
Tổng thống Mỹ đã đưa ra thông báo đặc biệt về quyền lợi người tiêu
dùng. Từ năm 1968 – 1970, một số luật có nội dung bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng được ban hành. Đây cũng là thập kỷ mà các vấn đề liên
quan đến môi trường sinh thái như vấn đề ô nhiễm, các chất độc hại cũng
đã bắt đầu được chú ý đến.
Đến thập kỷ 70, đạo đức kinh doanh đã trở thành một lĩnh vực nghiên
cứu. Các trung tâm nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
được thành lập. Người ta đã đưa ra những khuyến nghị về những nguyên
tắc đạo đức kinh doanh cần được áp dụng trong hoạt động của doanh
nghiệp. Đặc biêt, khi những vấn đề như hối lộ, quảng cáo lừa gạt, an toàn
sản phẩm, hành vi thông đồng câu kết với nhau để áp đặt giá của một số
doanh nghiệp bị phát giác thì khái niệm đạo đức kinh doanh đã ngày càng
trở nên quen thuộc với người tiêu dùng và trở thành một đòi hỏi bức thiết
họ đối với các doanh nghiệp.
Trong những năm 80, việc giảng dạy và nghiên cứu về đạo đức kinh
doanh đã có những bước tiến vượt bậc. Chỉ tính riêng ở Mỹ, đã có hơn 30
trung tâm nghiên cứu về đạo đức kinh doanh được thành lập. Các khóa học
về đạo đức kinh doanh tại các trường đại học của Mỹ đã tăng lên 500 khóa
và thu hút 70.000 sinh viên theo học. Các công ty lớn như:
Johnson&Johnson, Caterpiller đã thành lập những Ủy ban Đạo đức và
chính sách xã hội để giải quyết những vấn đề đạo đức trong công ty.
Trong thập kỷ 90, đạo đức kinh doanh đã được thể chế hóa. Tháng
11/1991, Quốc hội Mỹ đã thông qua chỉ dẫn xử án đối với các tổ chức có
9
các hành vi vô đạo đức gây thiệt hại cho các bên được ghi thành luật và
những khuyến khích đối với các doanh nghiệp có những biện pháp ngăn
ngừa các hành vi phi đạo đức.
Bước sang thế kỷ XXI, vấn đề đạo đức kinh doanh tiếp tục được
nghiên cứu, xem xét đa dạng hơn từ nhiều góc độ khác nhau gồm luật
pháp, triết học và các khoa học xã hội khác. Đặc biệt khi yếu tố phát triển
bền vững ngày càng được các doanh nghiệp và cộng đồng xã hội chú trọng
thì vai trò của đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp càng được đề cao,
trở thành một nhân tố không thể thiếu trong hoạt động của doanh nghiệp
bở vì chỉ khi doanh nghiệp hoạt động có đạo đức, doanh nghiệp mới có thể
có được sự phát triển bền vững.
1.2.2. Khái niệm đạo đức kinh doanh.
Trên thế giới hiện nay, tồn tại rất nhiều định nghĩa về đạo đức kinh
doanh của các học giả, các nhà nghiên cứu dựa trên những góc độ và quan
điểm nhìn nhận khác nhau.
Khái niệm đơn giản nhất về đạo đức kinh doanh của các học giả
phương Tây đưa ra đó là định nghĩa của Brenner theo đó: “Đạo đức kinh
doanh là những nguyên tắc được chấp nhận để phân định đúng sai, nhằm
điều chỉnh hành vi của các nhà kinh doanh”.[TS. Nguyễn Hoàng
Ánh,2009]
Giáo sư người Mỹ Phillip V.Lewis đã dành thời gian điều tra, thu thập
185 định nghĩa về đạo đức kinh doanh được đề cập trong các sách báo,
các bài nghiên cứu. Qua đó, ông đã tổng hợp những định nghĩa này và
đưa ra định nghĩa đạo đức kinh doanh là: “Đạo đức kinh doanh là tất cả
10
những quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo đức hoặc luật lệ để cung cấp
chỉ dẫn về hành vi ứng xử chuẩn mực và sự trung thực (của một tổ chức)
trong những trường hợp nhất định”.[TS. Nguyễn Hoàng Ánh, 2009]
Một khuyết điểm lớn trong những định nghĩa về đạo đức kinh doanh
của Giáo sư Philip V.Lewis và các học giả trước đó đó là họ nêu ra đạo
đức kinh doanh bao gồm những chuẩn mực, qui tắc ứng xử để phân định
các hành vi đúng sai trong hoạt động kinh doanh nhưng lại chưa chỉ ra
được bằng cách thức nào để xác định điều gì là đúng và điều gì là sai
trong hoạt động kinh doanh.
Phát triển từ định nghĩa của Giáo sư Lewis, hai học giả Ferrels và
John Fraedrich đã đưa ra một định nghĩa đầy đủ hơn về đạo đức kinh
doanh đó là: Đạo đức kinh doanh bao gồm những nguyên tắc cơ bản và
tiêu chuẩn điều chỉnh hành vi trong thế giới kinh doanh. Tuy nhiên, việc
đánh g