Ngày nay khi xu thế quốc tế hoá và toàn cầu hoá đang diễn ra nhanh
chóng, doanh nghiệp đang trong quá trình đổi m ới, mở cửa, hội nhập với khu
vực và toàn cầu thì vấn đề về sản xuất thị trường tồn tại và phát triển có ý
nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.
Có một thực tế là các doanh nghiệp Việt Nam chưa mạnh dạn tìm kiế m
thị trường các nước trên thế giới, đặc biệt là những nước có mức sống cao,
các nước đòi hỏi chất lượng cao, mẫu mã các sản phẩ m đẹp. Điều này có
nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân quan trọng là các doanh nghiệp chưa
thích ứng được với thị trường ngay mà đòi hỏi phải có thời gian dài hoạt động
mà vốn đầu tư cho quá trình nghiên cứu và ứng dụng đặc biệt là trong lĩnh
vực marketing quốc tế hàng xuất khẩu ra nước ngoài lại hạn chế.
Trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, dệt may được coi
là một trong những ngành trọng điểm của nền công nghiệp Việt Nam thời kỳ
đẩy mạnh công nghệ, hiện đại hoá đất nước. Đặc biệt, từ 31/12/2004, Hiệp
định ATC về buôn bán hàng dệt may hết hiệu lực, chế độ hạn ngạch dệt may
toàn cầu (MFA) kéo dài hàng thập kỷ chấm dứt cho ngành dệt may, theo đó,
các nước thành viên của WTO được tự do xuất khẩu hàng dệt may vào EU mà
không bị kiểm soát hạn ngạch. Việt Nam tuy chưa phải là thành viên của
WTO nên không được hưởng quy chế này, nhưng ngày 1/1/2005, EU đã kí
thoả thuận chính thức bãi bỏ hạn ngạch dệt may đối với Việt Nam. Đây là
bước đột phá quan trọng trong việc nâng quan hệ kinh tế thương mại vốn rất
tốt giữa Việt Nam và EU lên tầm cao mới, tạo điều kiện cho kim ngạch buôn
bán hai chiều tăng mạnh trong các năm tiếp theo. Mặt khác, ngành công
nghiệp dệt may sẽ có thêm điều kiện tiếp tục phát triển trên con đường hội
nhập quốc tế.
179 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2755 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Vận dụng marketing quốc tế trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
VẬN DỤNG MARKETING QUỐC TẾ TRONG VIỆC ĐẨY
MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO
THỊ TRƢỜNG EU
Họ và tên sinh viên : Lê Thu Hƣơng
Lớp : A5 - KTNT
Khoá : K41B
Giáo viên hƣớng dẫn : TS. Phạm Thu Hƣơng
HÀ NỘI - 11/2006
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MARKETING QUỐC
TẾ
1. Khái quát chung về Marketing quốc tế ......................................................... 3
1.1. Khái niệm Marketing ................................................................................. 3
1.2. Khái niệm Marketing quốc tế .................................................................... 5
1.3 . Bản chất và nội dung hoạt động của Marketing quốc tế ............................. 7
1.4. Chức năng của Marketing quốc tế ........................................................... 15
2. Môi trƣờng trong Marketing quốc tế ........................................................... 15
2.1. Môi trường văn hoá................................................................................ 17
2.2. Môi trường kinh tế ................................................................................. 17
2.3. Môi trường chính trị và pháp lý.............................................................. 18
2.4. Môi trường công nghệ ứng dụng ............................................................ 19
3. Vận dụng Marketing quốc tế trong việc đƣa ra quyết định Marketing - mix
đối với hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp ................................................ 20
3.1. Sản phẩm ............................................................................................... 20
3.2. Định giá sản phẩm cho thị trường nước ngoài ........................................ 23
3.3. Lựa chọn và thành lập kênh phân phối ................................................... 26
3.4. Xúc tiến bán hàng .................................................................................. 29
CHƯƠNG II: THỊ TRƯỜNG EU VỀ HÀNG DỆT MAY & THỰC TIỄN VẬN
DỤNG MARKETING QUỐC TẾ NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG
DỆT MAY VIỆT NAM
1. Thị trƣờng EU về hàng dệt may .................................................................... 33
1.1. Khái quát chung về thị trường EU .......................................................... 33
1.2. Đặc điểm thị trường hàng dệt may EU ................................................... 39
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU .... 45
2. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU & thực tiễn vận dụng
Marketing quốc tế trong xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam ................... 48
2.1. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU ........................... 48
2.2. Thực tiễn vận dụng Marketing quốc tế trong xuất khẩu hàng dệt may Việt
Nam .............................................................................................................. 54
2.3. Nhận xét chung về tình hình vận dụng marketing quốc tế nhằm xuất khẩu
dệt may của Việt Nam sang EU thời gian gần đây ....................................... 63
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP VẬN DỤNG MARKEITNG QUỐC TẾ NHẰM
ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG EU
1. Mục tiêu, triển vọng của việc xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU
1.1. Mục tiêu & triển vọng của việc xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đến
2010 .............................................................................................................. 65
1.2. Triển vọng xuất khẩu hàng dệt may sang EU đến 2010 .......................... 70
2. Các giải pháp vận dụng Marketing quốc tế nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng
dệt may Việt Nam sang EU ................................................................................ 71
2.1. Nghiên cứu và đánh giá lại thị trường EU .............................................. 71
2.2. Hoàn thiện các chính sách Marketing - mix ........................................... 72
2.3. Phân tích SWOT .................................................................................... 79
3. Một số kiến nghị ............................................................................................. 82
3.1. Các kiến nghị mang tính vĩ mô .............................................................. 82
3.2. Các kiến nghị mang tính vi mô .............................................................. 86
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 91
Vận dụng Marketing quốc tế trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU
Lê Thu Hương - Anh 5 - K41B 1
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay khi xu thế quốc tế hoá và toàn cầu hoá đang diễn ra nhanh
chóng, doanh nghiệp đang trong quá trình đổi mới, mở cửa, hội nhập với khu
vực và toàn cầu thì vấn đề về sản xuất thị trường tồn tại và phát triển có ý
nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.
Có một thực tế là các doanh nghiệp Việt Nam chưa mạnh dạn tìm kiếm
thị trường các nước trên thế giới, đặc biệt là những nước có mức sống cao,
các nước đòi hỏi chất lượng cao, mẫu mã các sản phẩm đẹp. Điều này có
nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân quan trọng là các doanh nghiệp chưa
thích ứng được với thị trường ngay mà đòi hỏi phải có thời gian dài hoạt động
mà vốn đầu tư cho quá trình nghiên cứu và ứng dụng đặc biệt là trong lĩnh
vực marketing quốc tế hàng xuất khẩu ra nước ngoài lại hạn chế.
Trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, dệt may được coi
là một trong những ngành trọng điểm của nền công nghiệp Việt Nam thời kỳ
đẩy mạnh công nghệ, hiện đại hoá đất nước. Đặc biệt, từ 31/12/2004, Hiệp
định ATC về buôn bán hàng dệt may hết hiệu lực, chế độ hạn ngạch dệt may
toàn cầu (MFA) kéo dài hàng thập kỷ chấm dứt cho ngành dệt may, theo đó,
các nước thành viên của WTO được tự do xuất khẩu hàng dệt may vào EU mà
không bị kiểm soát hạn ngạch. Việt Nam tuy chưa phải là thành viên của
WTO nên không được hưởng quy chế này, nhưng ngày 1/1/2005, EU đã kí
thoả thuận chính thức bãi bỏ hạn ngạch dệt may đối với Việt Nam. Đây là
bước đột phá quan trọng trong việc nâng quan hệ kinh tế thương mại vốn rất
tốt giữa Việt Nam và EU lên tầm cao mới, tạo điều kiện cho kim ngạch buôn
bán hai chiều tăng mạnh trong các năm tiếp theo. Mặt khác, ngành công
nghiệp dệt may sẽ có thêm điều kiện tiếp tục phát triển trên con đường hội
nhập quốc tế.
Vận dụng Marketing quốc tế trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU
Lê Thu Hương - Anh 5 - K41B 2
Tuy nhiên việc xuất khẩu sang thị trường EU của ngành dệt may Việt
Nam còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao do hoạt động marketing
quốc tế chưa thực sự được vận dụng đúng cách và hợp lý. Vì vậy cần phải
đánh giá phân tích thực tiễn vận dụng marketing trong việc xuất khẩu hàng
may mặc của doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường EU những năm qua, từ
đó rút ra những giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả xuất khẩu.
Xuất phát từ những lý do trên, em xin chọn đề tài: “Vận dụng
Marketing quốc tế trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt
Nam vào thị trƣờng EU" làm khóa luận tốt nghiệp.
Mục đích nghiên cứu: Với mục đích đem lý thuyết ứng dụng với thực tế,
qua đó làm sáng tỏ luận cứ khoa học về sử dụng Marketing quốc tế trong xuất
khẩu hàng dệt may. Trên cơ sở này, đánh giá các ưu nhược điểm, những tồn
tại và hạn chế để từ đó tổng hợp, đề xuất những biện pháp và kiến nghị đối
với việc hoàn thiện việc vận dụng Marketing quốc tế xuất khẩu hàng dệt may
Việt Nam sang thị trường EU.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trên khoa và đặc biệt là cô giáo
hướng dẫn, Tiến sĩ Phạm Thu Hương - giáo viên bộ môn Marketing quốc tế,
khoa Kinh tế ngoại thương, trường Đại học Ngoại thương Hà Nội - đã tận tình
giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn tốt nghiệp
này.
Kết cấu luận văn được chia làm 3 chương:
Chương I. Những vấn đề lý luận chung về marketing quốc tế.
Chương II. Thị trường EU về hàng dệt may & thực tiễn vận dụng
marketing quốc tế nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam.
Chương III. Các giải pháp vận dụng marketing quốc tế nhằm đẩy mạnh
xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU.
Vận dụng Marketing quốc tế trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU
Lê Thu Hương - Anh 5 - K41B 3
CHƢƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ
MARKETING QUỐC TẾ.
1. Khái quát chung về marketing quốc tế.
1.1. Khái niệm marketing.
Xã hội phát triển tạo cơ hội cho người tiêu dùng có nhiều lựa chọn đối
với cùng một loại sản phẩm. Khách hàng trở thành thượng đế và marketing tất
yếu ra đời nhằm để lôi cuốn và thu hút khách hàng dựa trên những nghiên cứu
khoa học về người tiêu dùng và sự kết hợp các công cụ để thoả mãn nhu cầu
người tiêu dùng.
Thuật ngữ marketing có nguồn gốc từ tiếng Anh là “market” nghĩa là “thị
trường” dùng để chỉ các hoạt động đang diễn ra trên thị trường. Vì vậy, khái
niệm ban đầu của Marketing đơn giản chỉ là hoạt động thị trường [4]. Trong
“hoạt động trên thị trường” thì hoạt động trao đổi là hoạt động cơ bản nhất.
Có rất nhiều định nghĩa Marketing nhưng do đứng trên nhiều góc độ và
theo những quan điểm riêng của các tác giả mà chưa có định nghĩa nào được
coi là duy nhất đúng.
Theo Hiệp hội Marketing Mỹ thì Marketing là tiến hành các hoạt động
kinh doanh có liên quan trực tiếp đến dòng vận chuyển hàng hoá và dịch vụ từ
người sản xuất đến người tiêu dùng. [16]
Còn viện Marketing của Anh lại định nghĩa “Marketing là quá trình tổ
chức và quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất - kinh doanh, từ việc phát
hiện ra và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về một
mặt hàng cụ thể, đến việc sản xuất và đưa các hàng hoá đến người tiêu dùng
cuối cùng, nhằm đảm bảo cho Công ty thu được lợi nhuận dự kiến”[16]
Theo Philip Kotler: “Marketing là một hình thức hoạt động của con
người hướng vào việc đáp ứng những nhu cầu thông qua trao đổi”. [16]
Vận dụng Marketing quốc tế trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU
Lê Thu Hương - Anh 5 - K41B 4
Trải qua thời gian, marketing phát triển qua 3 giai đoạn: marketing
truyền thống, marketing hiện đại và marketing chiến lược. Sự khác biệt của
chúng được mô tả như sau:
Bảng 1: Sự tiến triển về quan niệm marketing
Quan niệm Đối tƣợng ƣu tiên Phƣơng tiện Mục đích
Marketing
truyền thống
Sản phẩm, dịch vụ Bán hàng
Lợi nhuận thu
được từ bán hàng
Marketing
hiện đại
Người tiêu dùng
Liên kết các hoạt
động marketing
Lợi nhuận thu
được từ việc thoả
mãn người tiêu
dùng
Marketing
chiến lược
Môi trường trong
quan hệ với người
tiêu dùng
Quản lý chiến
lược
Lợi ích đạt được
từ các đối tác của
doanh nghiệp
Nguồn: Philip Kotler (1996), marketing management[12]
Như vậy, có thể hiểu: “Marketing là một dạng hoạt động của con người
nhằm thoả mãn nhu cầu và ước muốn thông qua trao đổi” hoặc nói cách khác
“Marketing là làm việc với thị trường để thực hiện những vụ trao đổi với mục
đích thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của con người”. Cao hơn nữa:
“mục đích của marketing không nhất thiết là đẩy mạnh tiêu thụ. Mục đích của
nó là nhận biết và hiểu khách hàng kỹ đến mức độ hàng hoá hay dịch vụ sẽ
đáp ứng đúng thị hiếu của khách hàng và tự nó được tiêu thụ” [11].
Người ta cũng có thể nói: Marketing là bán cái thị trường cần, chứ không
phải bán cái mình có.[16]
Đến đây, có thể thấy rằng mặc dù khái niệm, câu chữ về marketing có thể
thay đổi nhưng bản chất của marketing không đổi và được nhìn nhận trên hai
khía cạnh sau:
Vận dụng Marketing quốc tế trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU
Lê Thu Hương - Anh 5 - K41B 5
Thứ nhất, marketing là một hệ thống các hoạt động kinh tế nằm trong kế
hoạch tổng thể của doanh nghiệp. Các giải pháp về marketing được đưa ra
một cách đồng bộ giữa bộ phận sản xuất, bộ phận bán hàng và bộ phận nghiên
cứu thị trường.
Thứ hai, marketing là sự tác động tương hỗ hai mặt của một quá trình
thống nhất. Một mặt, nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng và đưa
ra định hướng sản xuất theo thị trường có khả năng đáp ứng tốt nhất nhu cầu
trên thị trường dựa trên khả năng chủ quan của doanh nghiệp. Mặt khác,
nghiên cứu và tìm cách tác động tích cực ngược trở lại thị trường giúp khách
hàng nhận ra nhu cầu tiềm ẩn của bản thân rồi từ đó nâng cao chất lượng sản
phẩm và thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
Do vậy, có thể định nghĩa marketing trên cơ sở bản chất chung của nó
như sau: “Marketing là tổng thể những hoạt động của doanh nghiệp hướng tới
thoả mãn, gợi mở những nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường để đạt
được các mục tiêu lợi nhuận”.[16]
1.2. Khái niệm về marketing quốc tế.
Với sự phát triển vũ bão của khoa học công nghệ cùng xu thế toàn cầu
hoá làm cho sự ngăn cách giữa các quốc gia ngày càng nhỏ lại, marketing
không chỉ dừng lại trong phạm vi một quốc gia mà đã được mở rộng thành
marketing giữa nhiều quốc gia. Cùng với toàn cầu hoá, marketing quốc tế ra
đời và ngày càng phát triển.
Theo chuyên gia marketing P. Cateora: “Marketing quốc tế là những hoạt
động kinh doanh hướng dòng hàng hoá và dịch vụ của công ty tới người tiêu
dùng hoặc người mua ở nhiều quốc gia khác nhau để thu lợi nhuận” [3]. Hay
theo Joel R. Evans thì “Marketing quốc tế là marketing về hàng hoá và dịch
vụ ở bên ngoài biên giới quốc gia của doanh nghiệp” [6].
Vận dụng Marketing quốc tế trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU
Lê Thu Hương - Anh 5 - K41B 6
Hiệp hội Marketing Mỹ AMA 1985 định nghĩa: “Marketing quốc tế là
một quá trình đa quốc gia để lập ra kế hoạch và thực hiện các chính sách sản
phẩm, giá, phân phối, xúc tiến hỗ trợ kinh doanh của hàng hoá, ý tưởng và
dịch vụ để tiến hành hoạt động trao đổi nhằm thoả mãn mục đích của các tổ
chức và cá nhân”[7]
Các định nghĩa này chỉ ra rằng quá trình Marketing quốc tế không phải
chỉ là sự lặp lại chiến lược marketing của công ty trên thị trường nước ngoài.
Các hoạt động marketing được tiến hành ở nhiều nước và chúng cần phải
được nhà quản trị phối hợp với nhau khi triển khai thực hiện chương trình
marketing trên thị trường các quốc gia khác nhau. Bên cạnh đó, định nghĩa
cũng cho thấy phân phối chỉ là một bộ phận cấu thành của marketing - mix và
bốn công cụ 4P cần phải được nhất thể hoá và cần được điều chỉnh cho mỗi
thị trường quốc gia riêng biệt.
Hiện nay, do xu thế tự do hoá và quốc tế hoá, marketing quốc tế không
nhất thiết phải tiến hành hoạt động ở nước ngoài, mà có khi ngay trên thị
trường nội địa các doanh nghiệp có thể tiến hành và tham gia vào thương mại
quốc tế. Vì vậy có thể hiểu marketing quốc tế là việc thực hiện các hoạt động
kinh doanh, nhằm định hướng dòng vận động của hàng hoá và dịch vụ tới
người tiêu dùng hay người mua ở nhiều quốc gia vì mục tiêu lợi nhuận.
Marketing quốc tế thường được chia thành 3 bộ phận chính:
- Marketing xuất khẩu: Marketing của các doanh nghiệp xuất khẩu với
yêu cầu cơ bản là làm thích ứng các chính sách marketing với nhu cầu
của thị trường xuất khẩu bên ngoài.
- Marketing thâm nhập: Marketing của các doanh nghiệp đã tạo ra được
một chỗ đứng trên thị trường xuất khẩu. Thực chất đó là marketing nội
địa của các hãng đa quốc gia trên thị trường xuất khẩu.
Vận dụng Marketing quốc tế trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU
Lê Thu Hương - Anh 5 - K41B 7
- Marketing toàn cầu: Marketing của một số hãng lớn theo đuổi mục
tiêu hướng ra thị trường thế giới và thoả mãn nhu cầu của đoạn thị
trường quốc tế hoặc của toàn bộ thị trường thế giới.[10]
1.3. Bản chất và nội dung hoạt động của marketing quốc tế
1.3.1. Bản chất.
Như đã trình bày ở trên, trong nền kinh tế hiện đại thì vai trò của khách
hàng và nhu cầu của họ có ý nghĩa quyết định đối với mọi hoạt động và sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì vậy mà marketing được định nghĩa như
là các hoạt động nhằm nắm bắt nhu cầu thị trường để xác lập các biện pháp
thoả mãn tối đa các nhu cầu đó, qua đó mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh
nghiệp. Như vậy, marketing quốc tế thực chất chỉ sự vận dụng những nguyên
lý, nguyên tắc, các phương pháp và kỹ thuật tiến hành của marketing nói
chung trong điều kiện của thị trường nước ngoài. Nó chủ trương rằng chìa
khoá để đạt được sự thành công của doanh nghiệp và mục tiêu của doanh
nghiệp là xác định nhu cầu và mong muốn của các thị trường trọng điểm,
đồng thời phân phối sản phẩm, dịch vụ mà các thị trường đó chờ đợi một cách
hiệu quả hơn đối thủ cạnh tranh.
Vận dụng Marketing quốc tế trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU
Lê Thu Hương - Anh 5 - K41B 8
1.3.2. Nội dung hoạt động của marketing quốc tế
Quá trình marketing quốc tế được khái quát trong mô hình sau:
Sơ đồ 1 - Mô hình hoạt động của marketing quốc tế
Nguồn: Marketing Thương mại quốc tế [10]
Chi tiết hoá từng bước trong mô hình hoạt động marketing quốc tế:
Phân tích môi trường marketing quốc tế
Từ khái niệm, bản chất của marketing quốc tế đã trình bày ở trên, ta biết
rằng đối với các doanh nghiệp, phân tích môi trường marketing quốc tế là
công việc đầu tiên và rất quan trọng bởi lẽ môi trường marketing có ảnh
hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Do đó cần phải nghiên cứu thói quen, tập quán sử dụng và thị hiếu của
người tiêu dùng nước ngoài đối với loại sản phẩm mà công ty muốn xâm nhập
vào. Không những thế nghiên cứu marketing ở đây ngoài việc nghiên cứu tất
Phân tích môi trường marketing quốc tế
Đánh giá khả năng thâm nhập thị trường
nước ngoài của doanh nghiệp
Xây dựng chiến lược marketing quốc tế
Xác định mục tiêu và lập kế hoạch
marketing quốc tế
Tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá
việc thực hiện kế hoạch marketing quốc
tế
Vận dụng Marketing quốc tế trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU
Lê Thu Hương - Anh 5 - K41B 9
cả các yếu tố giống như nghiên cứu marketing nội địa mà còn phải nghiên cứu
yếu tố chính trị, pháp lý, kinh tế quốc tế, tài chính quốc tế và văn hoá quốc tế.
Như vậy các nhà hoạch định marketing phải luôn phân tích môi trường
marketing có liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm cả môi
trường bên trong và bên ngoài. Làm tốt công việc này chính là đã là tạo tiền
đề hay làm điểm tựa để phát triển các bước tiếp theo.
Đánh giá khả năng thâm nhập thị trường nước ngoài của doanh nghiệp
Sau khi đã phân tích môi trường marketing quốc tế một cách kỹ càng,
bước tiếp theo phải làm trong mô hình hoạt động marketing quốc tế là đánh
giá khả năng thâm nhập thị trường nước ngoài của doanh nghiệp hay nói cách
khác là tiến hành phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (phân
tích SWOT). Các công việc này bao gồm việc cân nhắc lợi ích của việc thâm
nhập vào thị trường, đánh giá rủi ro và khả năng cạnh tranh của công ty trên
thị trường đó nhằm nêu bật lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối
thủ, tìm ra khả năng và triển vọng kinh doanh cũng như lợi nhuận thu được từ
thị trường đó. Dựa trên những dữ liệu, những giả định và thông tin thu thập từ
bước đầu tiên, việc đánh giá thường tập trung vào những khía cạnh:
- Công nghệ đang áp dụng của doanh nghiệp
- Kiểu dáng, mẫu mã và nhãn hiệu sản phẩm
- Chất lượng sản phẩm, quản lý chất lượng và vòng đời sản phẩm
- Sự hoàn thiện của ngành hàng
- Dịch vụ phục vụ khách hàng
- Khả năng cung cấp nguyên vật liệu
- Giá, giá thành và cơ cấu phân phối
Điểm mạnh (Strengths) xuất phát từ yếu tố bên trong, mang tính chủ
quan có thể được thể hiện ở uy tín doanh nghiệp, sự trung thành khách hàng,
Vận dụng Marketing quốc