Khóa luận Văn hóa doanh nghiệp - Bài học từ "Hiện tượng FPT" và "Sự cố Arena"

Trong không gian tri thức kinh tế, yếu tố con người đóng vai trò quyết định. Văn hóa làm cho yếu tố đó trở thành sợi dây liên kết và nhân lên các giá trị riêng lẻ của từng cá nhân, trở thành nguồn lực vô tận của mỗi quốc gia. Văn hóa kinh doanh là việc sử dụng các nhân tố văn hóa vào hoạt động kinh doanh để từ đó hình thành nên những nền tảng có tính ổn định và dặc thù trong hoạt động kinh doanh của họ. Bên cạnh vốn, chiến lược kinh doanh thì sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp đang ngày càng có vai trò quan trọng, trở thành một nhân tố tạo ra sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh. Thiếu vốn doanh nghiệp có thể đi vay, thiếu nhân lực có thể bổ sung thông qua con đường tuyển dụng, thiếu thị trường có thể từng bước mở rộng thêm, các đối thủ cạnh tranh có thể bắt chước và đi mua tất cả mọi thứ hiện hữu nhưng lại không thể bắt chước và đi mua được sự cống hiến, lòng tận tụy và trung thành của từng nhân viên trong doanh nghiệp. Làm thế nào để doanh nghiệp trở thành nơi tập hợp, phát huy mọi nguồn lực con người, là nơi làm gạch nối, nơi có thể tạo ra lực điều tiết, tác động đối với tất cả các yếu tố chủ quan, khách quan khác nhau, làm gia tăng nhiều lần giá trị của từng nguồn lực con người đơn lẻ, nhằm góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng và duy trì một nề nếp văn hoá đặc thù phát huy được năng lực và thúc đẩy sự đóng góp của toàn thể nhân viên vào việc đạt được các mục tiêu chung của tổ chức. Vì vậy, có thể khẳng định văn hóa doanh nghiệp là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp. Khi đó văn hóa doanh nghiệp làm nên sự khác biệt và là một lợi thế cạnh tranh.

pdf79 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2837 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Văn hóa doanh nghiệp - Bài học từ "Hiện tượng FPT" và "Sự cố Arena", để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI    KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: VĂN HÓA DAONH NGHIỆP – BÀI HỌC TỪ “HIỆN TƯỢNG FPT” VÀ “SỰ CỐ ARENA” Họ và tên sinh viên Lớp Khoá Giáo viên hướng dẫn : NguyÔn ThÞ Ngäc Anh : Anh 4 : 44 : ThS. Lª Thu H•êng Hà Nội, tháng 5 năm 2009 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................ i CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ............... 1 1. Những khái niệm cơ bản ....................................................................... 1 1.1. Khái niệm văn hóa ........................................................................... 1 1.2. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp .................................................... 3 1.3. Chức năng và vai trò của văn hóa doanh nghiệp ............................ 5 1.3.1. Nguồn lực đề doanh nghiệp phát triển bền vững ......................... 5 1.3.2. Định hướng cho hoạt động của doanh nghiệp ............................. 7 1.3.3. Điều chỉnh hành vi của các nhân viên trong doanh nghiệp .......... 8 2. Cấu trúc của văn hóa doanh nghiệp..................................................... 8 2.1. Nhóm yếu tố giá trị .......................................................................... 9 2.1.1. Lý tưởng ................................................................................... 10 2.1.2. Giá trị, niềm tin và thái độ ........................................................ 12 2.1.3. Lịch sử phát triển và truyền thống văn hóa ............................... 13 2.2. Nhóm yếu tố chuẩn mực ................................................................ 14 2.3. Nhóm yếu tố phong cách quản lý của doanh nghiệp .................... 15 2.4. Nhóm yếu tố hữu hình ................................................................... 15 2.4.1. Kiến trúc đặc trưng ................................................................... 15 2.4.2. Nghi lễ ...................................................................................... 16 2.4.3. Giai thoại .................................................................................. 17 2.4.4. Biểu tượng ................................................................................ 18 2.4.5. Ngôn ngữ, khẩu hiệu ................................................................ 19 2.4.6. Ấn phẩm điển hình ................................................................... 19 3. Kinh nghiệm phát triển văn hóa doanh nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới ..................................................................................................... 21 3.1. Doanh nghiệp Trung Quốc ............................................................ 21 3.2. Doanh nghiệp Nhật Bản ................................................................ 22 3.3. Doanh nghiệp Mỹ .......................................................................... 24 Chƣơng II: Bài học văn hóa doanh nghiệp qua “hiện tƣợng FPT” và “sự cố ARENA”................................................................................................. 27 1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty FPT ............................ 27 2. Văn hóa doanh nghiệp của công ty FPT ............................................ 29 2.1. Giới thiệu chung về văn hóa FPT.................................................. 30 2.2. Những sự kiện, ngày kỷ niệm hàng năm diễn ra tại công ty FPT. 32 3. Hiện tƣợng FPT và sự cố ARENA ..................................................... 34 3.1. Hiện tượng FPT ............................................................................. 34 3.1.1. Phong trào Sáng tác company ................................................... 34 3.1.2. Tính hiện tượng của phong trào Sáng tác company................... 36 3.2. Sự cố ARENA ................................................................................ 41 3.2.1. Giới thiệu về trung tâm ARENA .............................................. 41 3.2.2. Sự cố ARENA .......................................................................... 42 4. Tác động tới văn hóa doanh nghiệp của doanh nghiệp FPT ............ 43 4.1. Tác động tích cực ........................................................................... 43 4.2. Tác động phi tích cực..................................................................... 46 Chƣơng III: Một số giải pháp trong việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam .......................................................................... 50 1. Giải pháp chung cho các doanh nghiệp Việt Nam ............................ 50 1.1. Giải pháp đối với Nhà nước ........................................................... 50 1.1.1. Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong kinh doanh .................. 50 1.1.2. Xây dựng môi trường cho văn hóa doanh nghiệp ...................... 51 1.1.3. Nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò của doanh nhân và tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp ................................................. 54 1.2. Giải pháp đối với doanh nghiệp ..................................................... 56 1.2.1. Xây dựng môi trường làm việc hiệu quả ................................... 56 1.2.2. Nâng cao năng lực của nhà lãnh đạo, đảm bảo sự cam kết và gương mẫu đi đầu của các cấp lãnh đạo trong doanh nghiệp .............. 57 1.2.3. Nâng cao nhận thức và trình độ của đội ngũ nhân viên ............. 59 1.2.4. Định hướng về công việc và cơ cấu tổ chức cho nhiệm vụ mới 61 1.2.5. Xây dựng, quảng bá và phát triển thương hiệu .......................... 62 2. Giải pháp cho doanh nghiệp FPT....................................................... 62 2.1. Học hỏi những giá trị từ các doanh nghiệp khác, từ nền văn hóa khác hay từ chính những thành viên trong công ty ............................. 62 2.2. Hạn chế các xung đột văn hóa ...................................................... 63 2.3. Xây dựng ý thức tổ chức kỷ luật .................................................... 65 2.4. Tạo cơ hội thăng tiến phát triển nghề nghiệp ............................... 66 2.5. Tăng cường sự đánh giá khen thưởng, tuyên dương của cấp trên 66 KẾT LUẬN ................................................................................................. 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 68 i LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong không gian tri thức kinh tế, yếu tố con người đóng vai trò quyết định. Văn hóa làm cho yếu tố đó trở thành sợi dây liên kết và nhân lên các giá trị riêng lẻ của từng cá nhân, trở thành nguồn lực vô tận của mỗi quốc gia. Văn hóa kinh doanh là việc sử dụng các nhân tố văn hóa vào hoạt động kinh doanh để từ đó hình thành nên những nền tảng có tính ổn định và dặc thù trong hoạt động kinh doanh của họ. Bên cạnh vốn, chiến lược kinh doanh thì sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp đang ngày càng có vai trò quan trọng, trở thành một nhân tố tạo ra sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh. Thiếu vốn doanh nghiệp có thể đi vay, thiếu nhân lực có thể bổ sung thông qua con đường tuyển dụng, thiếu thị trường có thể từng bước mở rộng thêm, các đối thủ cạnh tranh có thể bắt chước và đi mua tất cả mọi thứ hiện hữu nhưng lại không thể bắt chước và đi mua được sự cống hiến, lòng tận tụy và trung thành của từng nhân viên trong doanh nghiệp. Làm thế nào để doanh nghiệp trở thành nơi tập hợp, phát huy mọi nguồn lực con người, là nơi làm gạch nối, nơi có thể tạo ra lực điều tiết, tác động đối với tất cả các yếu tố chủ quan, khách quan khác nhau, làm gia tăng nhiều lần giá trị của từng nguồn lực con người đơn lẻ, nhằm góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng và duy trì một nề nếp văn hoá đặc thù phát huy được năng lực và thúc đẩy sự đóng góp của toàn thể nhân viên vào việc đạt được các mục tiêu chung của tổ chức. Vì vậy, có thể khẳng định văn hóa doanh nghiệp là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp. Khi đó văn hóa doanh nghiệp làm nên sự khác biệt và là một lợi thế cạnh tranh. ii Trên thế giới văn hóa doanh nghiệp đang ngày càng được các công ty, các tập đoàn lớn coi trọng và xây dựng, còn ở Việt Nam thì còn rất ít công ty nhận ra tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp, hoặc có nhận thức được thì cũng chưa có chiến lược cụ thể xây dựng văn hóa riêng cho doanh nghiệp, công ty của mình. Chỉ có một vài doanh nghiệp lớn xây dựng cho mình một nền văn hóa doanh nghiệp mang bản sắc riêng, đặc trưng như FPT, Mai Linh taxi, cà phê Trung Nguyên… trong đó FPT là doanh nghiệp có nền văn hóa doanh nghiệp đặc trưng nhất. Do vậy, nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp để có nhận thức đúng đắn, từ đó xây dựng cho doanh nghiệp một bản sắc riêng chứa đựng toàn bộ tinh thần, giá trị của các thành viên trong doanh nghiệp là điều hết sức cần thiết. Đó cũng chính là lý do em chọn đề tài: “Văn hóa doanh nghiệp – Bài học từ “hiện tượng FPT” và “ sự cố ARENA””. 2. Tình hình nghiên cứu Trên thực tế có nhiều tác giả đã đề cập đến đề tài văn hóa doanh nghiệp trong các nghiên cứu của mình, sau đây là một số tác phẩm tiêu biểu: Văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp. Khóa luận tốt nghiệp của Tường Thùy Dung, sinh viên K42 trường Đại học Ngoại thương, đề tài đã đưa ra các khái niệm cơ bản về văn hóa doanh nghiệp, tổng quan về thực trạng văn hóa doanh nghiệp của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đồng thời có chỉ ra một số giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung. Tác động của văn hóa doanh nghiệp đến sự thành công trong kinh doanh của công ty FPT. Khóa luận tốt nghiệp của Trần Ngọc Diệp, sinh viên K40 trường Đại học Ngoại thương. Đề tài đã phân tích những nét điển hình trong văn hóa doanh nghiệp của công ty FPT từ đó làm minh chứng cho sự thành công của công ty này trong kinh doanh. iii Những nghiên cứu trên đã cho thấy văn hóa doanh nghiệp luôn luôn là đề tài rất được quan tâm. Tuy nhiên, trong hầu hết các nghiên cứu, các tác giả chỉ đưa ra những nhận xét chung về văn hóa doanh nghiệp hoặc chỉ ra những điểm mạnh của văn hóa doanh nghiệp FPT, chưa có nghiên cứu nào đưa ra những nhận xét, đánh giá về những mặt trái, những sai lầm trong việc xây dựng văn hóa FPT nói riêng và của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung dẫn đến những ảnh hưởng xấu cho một doanh nghiệp. Vì vậy trong bài khóa luận này, em xin được nêu ra một vài nhận xét nhằm giúp FPT cũng như các doanh nghiệp Việt Nam có cái nhìn đúng đắn, khách quan và hoàn thiện về văn hóa doanh nghiệp. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng của khóa luận: “Văn hóa doanh nghiệp – Bài học từ “hiện tượng FPT” và “ sự cố ARENA”” chính là văn hóa doanh nghiệp Việt Nam được khái quát hóa từ một văn hóa doanh nghiệp FPT, thông qua việc nghiên cứu, phân tích một hiện tượng, sự việc cụ thể - “hiện tượng FPT” và “sự cố ARENA”, phân tích sự tác động ngược của VHDN từ một hiện tượng xấu, đồng thời cũng nêu ra những nhận xét, đánh giá chung về thực trạng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. 4. Mục đích và phạm vi nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu nhằm mục đích đưa ra cái nhìn tổng quan về văn hóa doanh nghiệp, với mong muốn tìm hiểu sâu, phân tích vai trò của văn hóa doanh nghiệp và giúp các công ty nhận thức đúng đắn về văn hóa doanh nghiệp, từ đó có kế hoạch, chiến lược phát triển văn hóa doanh nghiệp, tạo ra một lợi thế cạnh tranh trên thương trường. Từ việc nghiên cứu đối tượng là “hiện tượng FPT” và “sự cố ARENA”, khóa luận còn nhằm chỉ ra một vài những sai lầm mà các doanh nghiệp gặp phải trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đồng thời nêu ra một số giải pháp giúp các doanh nghiệp xây dựng văn hoá mạnh một cách có hiệu quả. iv 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu thứ cấp, phương pháp nghiên cứu văn hoá học, phương pháp nghiên cứu khách quan theo tư duy biện chứng. 6. Kết cấu của khóa luận Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, Mục lục, Tài liệu tham khảo, Khóa luận gồm có 3 phần chính: Chương 1: Những lý luận chung về văn hóa doanh nghiệp Chương 2: Bài học về văn hóa doanh nghiệp qua “hiện tượng FPT” và “sự cố ARENA” Chương 3: Một số giải pháp trong việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam Do những hạn chế về thời gian và kiến thức, khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo - Thạc sĩ Lê Thị Thu Hường đã giúp đỡ em hết sức nhiệt tình, tạo điều kiện để em hoàn thành khóa luận này. 1 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 1. Những khái niệm cơ bản 1.1. Khái niệm văn hóa Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, phim ảnh… Các “trung tâm văn hóa” có ở khắp nơi chính là cách hiểu này. Một cách hiểu thông thường khác: văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ăn mặc, ăn uống, cư xử và cả đức tin, tri thức được tiếp nhận.... Vì vậy, chúng ta nói một người nào đó là văn hóa cao, có văn hóa hoặc văn hóa thấp, vô văn hóa. Văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo, có từ thuở bình mình của xã hội loài người. Ở phương Đông, từ văn hóa đã có trong đời sống ngôn ngữ từ rất sớm. Trong Chu Dịch đã có từ văn và hóa: xem dáng vẻ con người, lấy đó mà giáo hóa thiên hạ (Quan hồ nhân văn dĩ hóa thành thiên hạ). Người sử dụng từ văn hóa sớm nhất có lẽ là Lưu Hướng (năm 77-76 trước công nguyên), thời Tây Hán với nghĩa như một phương thức giáo hóa con người – văn trị giáo hóa, văn hóa ở đây được dùng đối lập với vũ lực. Ở phương Tây, để chỉ đối tượng đang nghiên cứu, người Pháp, người Anh có từ culture, người Đức có từ kutur, người Nga có từ kultura. Những chữ này lại có chung gốc Latinh là chữ cultus animi là trồng trọt tinh thần. Vậy chữ cultus là văn hóa với hai khía cạnh: trồng trọt, thích ứng với tự nhiên, khai thác tự nhiên và giáo dục đào tạo cá thể hay cộng đồng để họ không còn là vật tự nhiên, và họ có những phẩm chất tốt đẹp [2]. Tuy vậy, việc xác định và sử dụng khái niệm văn hóa không đơn giản và thay đổi theo thời gian, thuật ngữ văn hóa với nghĩa “canh tác tinh thần” 2 được sử dụng vào thế kỷ XVII – XVIII bên cạnh nghĩa gốc là quản lý, canh tác nông nghiệp. Vào thế kỷ XIX thuật ngữ “văn hóa” được những nhà phân loại học phương Tây sử dụng như một danh từ chính. Những học giả này cho rằng văn hóa (văn minh) thế giới có thể phân loại ra từ trình độ thấp nhất đến cao nhất, và văn hóa của họ chiếm vị trí cao nhất. Bởi vì họ cho rằng bản chất văn hóa hướng về trí lực và sự vươn lên, sự phát triển tạo thành văn minh, E.B. Taylor là đại diện của họ. Theo ông, văn hóa là toàn bộ phức thể bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, những khả năng và tập quán khác mà con người có được với tư cách là một thành viên của xã hội. Ở thế kỷ XX, khái niệm “văn hóa” thay đổi theo F.Boa, ý nghĩa văn hóa được quy định do khung giải thích riêng, vì vậy sự khác nhau về mặt văn hóa từng dân tộc cũng không phải theo tiêu chuẩn trí lực. Đó cũng là “tương đối luận của văn hóa”. Văn hóa không xét ở mức độ thấp cao mà ở góc độ khác biệt. Trong hội nghị của UNESCO diễn ra tại Mêhicô năm 1982, các nhà lãnh đạo đã thống nhất một tuyên bố về những chính sách văn hóa. Trong cuộc họp đó khái niệm văn hóa đã được định nghĩa như sau: “Văn hóa có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng: văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lí. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân” [2]. 3 Như vậy, từ những điều trên ta có thể rút ra kết luận: văn hóa không phải là một lĩnh vực riêng biệt, văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Ngoài ra, theo cách định nghĩa như vậy, không chỉ các dân tộc, các quốc gia mới có văn hóa mà mỗi tổ chức, cá nhân và mỗi doanh nghiệp đều có văn hóa riêng mình, không kể đó là văn hóa mạnh hay yếu, văn minh hay lạc hậu, hàn lâm hay câu lạc bộ. 1.2. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp Đã từ lâu thuật ngữ “văn hóa doanh nghiệp” không còn xa lạ đối với nhiều người, đặc biệt là đối với những nhà kinh doanh, nhưng người ta vẫn chưa xác định được cụm từ đó xuất hiện từ khi nào. Nếu văn hóa là nền tảng tinh thần, đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội thì văn hóa doanh nghiệp cũng chính là nền tảng, là linh hồn của một doanh nghiệp. Có thể nói, văn hóa kinh doanh được hình thành ngay từ khi xuất hiện hoạt động kinh doanh trong đời sống xã hội của một quốc gia dù con người có ý thức được hay không. Vì vậy, sự ra đời, phát triển của văn hóa kinh doanh gắn liền với sự ra đời phát triển của hoạt động kinh doanh. Giữa văn hóa và kinh doanh có mối quan hệ mật thiết, thống nhất và phụ thuộc vào nhau. Mục đích của kinh doanh là thu lợi nhuận, còn văn hóa giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững. Không thể có văn hóa suy đồi mà kinh tế phát triển. Văn hóa bao giờ cũng là động lực cho sự phát triển kinh tế, mặt khác kinh tế phát triển là mảnh đất màu mỡ đầy thuận lợi cho sự phát triển văn hóa. Chính mối quan hệ này đã hình thành nên “văn hóa doanh nghiệp”. Điều này đã tạo nên những nét đẹp trong kinh doanh, tạo nên những đặc trưng trong kinh doanh của các quốc gia, các dân tộc. Cũng như văn hóa nói chung, văn hóa doanh nghiệp có những nét đặc trưng cụ thể riêng biệt. Trước hết, văn hóa doanh nghiệp là sản phẩm của những người làm trong cùng một doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững. Nó xác lập một hệ thống giá trị được mọi người làm trong doanh 4 nghiệp chấp nhận, chia sẻ, đề cao và ứng xử theo các giá trị đó. Xây dựng phong cách văn hóa doanh nghiệp là nhằm xây dựng một phong cách quản trị hiệu quả đưa hoạt động của doanh nghiệp vào nề nếp, làm cho doanh nghiệp trở thành cộng đồng làm việc trên tinh thần hợp tác, tin cậy, gắn bó, thân thiện và tiến thủ. Trên cơ sở đó hình thành tâm lý chung là lòng tin vào sự thành công của doanh nghiệp [12]. Văn hóa doanh nghiệp do văn hóa của bản thân các doanh nghiệp hợp thành nhưng gắn liền với văn hóa xã hội. Mỗi nền văn hóa có những giá trị đặc trưng riêng có hệ quả đặc thù với doanh nghiệp. Trong các nền văn hóa phương Tây, chủ nghĩa cá nhân, tự do cá nhân và khả năng cá nhân được đề cao. Vì vậy, các doanh nghiệp trong các nền văn hóa này thường đề cao các phương diện nói trên và có khuynh hướng chú trọng tới tính chủ động và sự thành đạt của cá nhân, đề cao trách nhiệm cá nhân và khuyến khích sự ganh đua giữa các cá nhân ngay trong nội bộ doanh nghiệp. Ngược lại, trong các nền văn hóa phương Đông như Nhật Bản hay Trung Quốc thì tinh thần tập thể, tính cộng đồng, tình nhân ái được đề cao. Các doanh nghiệp trong nền văn hóa này có khuynh hướng nhấn mạnh thành tích của nhóm, hợp tác thân thiện, sự thống nhất từ trên xuống dưới. Các nhà nghiên cứu đã tổng kết rằng một trong những nguyên nhân làm cho
Luận văn liên quan