Du lịch biển là loại hình du lịch phát triển sớm nhất, hàng năm thu hút lượng
khách lớn nhất với mục đích nghỉ dưỡng, tham quan, nghiên cứu và khám phá
những bãi biển đẹp. Ngày nay nhu cầu đi du lịch của con người ngày càng tăng,
nhiều loại hình du lịch đã phát triển và thu hút du khách nhưng du lịch biển vẫn
chiếm ưu thế. Nhà nước đã đầu tư quy hoạch nhiều dự án để phát triển du lịch biển,
đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch. Du lịch biển đang được
đầu tư, khai thác ở nhiều địa phương trong cả nước trong đó có tỉnh Thái Bình.
Thái Bình là tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, nằm trong vựa lúa của miền
Bắc, là vùng phụ cận của tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Thái Bình là vùng đất có truyền thống văn hiến, mang đậm nét đặc trưng của nền
văn minh lúa nước vùng đồng bằng Bắc Bộ của người Việt cổ, còn lưu giữ được các
loại hình nghệ thuật như: múa rối nước, hát văn, hát trống cơm, đặc biệt là nghệ
thuật chèo. Thái Bình không có núi, đồi, nhưng bốn phía được bao bọc bởi sông
biển và hệ thống rừng ngập mặn, một mặt là biển, ba mặt là sông Hồng, sông Luộc
và sông Hóa với ba cửa sông lớn là Văn Úc - Diêm Điền, Ba Lạt, Trà Lý - Cửa Lân.
Thái Bình có khí hậu thoáng mát trong lành, nhiệt độ trung bình từ 23 - 250C, cảnh
quan thiên nhiên đồng quê rất thích hợp cho phát triển du lịch. Đặc biệt, Thái Bình
có 54 km đường bờ biển đã tạo lợi thế để phát triển kinh tế biển trong đó có du lịch
biển. Là vùng hải lưu rộng lớn đem lại nguồn lợi thuỷ sản phong phú dồi dào,
nguồn khí mỏ quý giá và nguồn nước khoáng thiên nhiên tinh khiết có thương hiệu
từ lâu. Huyện Tiền Hải có bãi biển Đồng Châu và bãi biển Cồn Vành, Cồn Thủ,
Cồn Đen ở huyện Thái Thụy là những nơi nghỉ mát, nghỉ dưỡng lý tưởng. Đặc biệt,
huyện Tiền Hải và huyện Thái Thụy có khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước và
nằm trong một phần của khu dự trữ sinh quyển Thế giới đồng bằng sông Hồng được
UNESCO công nhận vào ngày 02 tháng 12 năm 2004, là nguồn tài nguyên tự nhiên
giàu tiềm năng của tỉnh Thái Bình.
8 trang |
Chia sẻ: tuantu31 | Lượt xem: 1073 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khóa luận Văn hóa du lịch - Du lịch biển Thái Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA VĂN HÓA DU LỊCH
------------
DU LỊCH BIỂN THÁI BÌNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Giảng viên hướng dẫn : TS. Dương Văn Sáu
Th.S. Nguyễn Thị Kim Thìn
Sinh viên thực hiện : Đỗ Thanh Tùng
Lớp : VHDL 18C
Niên khóa : 2010 - 2014
HÀ NỘI – 2014
3
LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp là kết quả nghiên cứu của sinh viên sau những năm học
tại trường Đại học và sự giúp đỡ của các thầy cô giáo đã trang bị kiến thức cho
chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin
gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội; Hội
đồng khoa học khoa Văn hóa Du lịch, các thầy cô giáo khoa Văn hóa Du lịch, các
cán bộ làm việc tại các phòng ban trong nhà trường đã giúp đỡ em trong suốt thời
gian em học tập và thời gian em hoàn thành khóa luận này.
Đồng thời cho em gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám đốc Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình, Ủy ban nhân dân và phòng Văn hóa Thông tin
các huyện Tiền Hải, Thái Thụy, các cán bộ làm việc tại Trung tâm Thông tin và
Xúc tiến Du lịch tỉnh Thái Bình, các cán bộ làm việc tại Thư viện tỉnh Thái Bình đã
nhiệt tình cung cấp tài liệu, thông tin giúp em hoàn thành bài khóa luận.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Dương Văn Sáu và Thạc sĩ
Nguyễn Thị Kim Thìn đã giúp đỡ, định hướng, chỉ bảo và động viên em trong suốt
thời gian làm bài khóa luận.
Bài khóa luận tốt nghiệp của em đã hoàn thành nhưng sẽ không tránh khỏi
những sai sót do trình độ nhận thức vấn đề còn nhiều hạn chế. Em rất mong nhận
được sự đóng góp của các thầy cô giáo, bạn bè và những ai quan tâm đến bài khóa
luận.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng 05 năm 2014
Sinh viên
Đỗ Thanh Tùng
4
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH BIỂN VÀ DU LỊCH BIỂN THÁI BÌNH . 9
1.1. Cơ sở lý luận về du lịch biển .......................................................................... 9
1.1.1. Khái niệm ................................................................................................ 9
1.1.2. Đặc điểm của du lịch biển ..................................................................... 11
1.1.3. Vai trò của du lịch biển.......................................................................... 13
1.1.4. Điều kiện để phát triển du lịch biển ....................................................... 15
1.2. Khái quát chung về tỉnh Thái Bình .............................................................. 22
1.2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên ............................................................. 22
1.2.2. Đặc điểm dân cư, kinh tế - xã hội .......................................................... 27
Tiểu kết chương 1 ................................................................................................ 30
Chương 2. THỰC TRẠNG DU LỊCH BIỂN THÁI BÌNH ................................ 31
2.1. Thực trạng khai thác và phát triển du lịch biển Thái Bình ........................ 31
2.1.1. Tài nguyên du lịch biển Thái Bình ......................................................... 31
2.1.2. Cơ sở hạ tầng xã hội và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch .......................... 45
2.1.3. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch biển .................... 47
2.2.4. Các chính sách phát triển du lịch biển Thái Bình. .................................. 49
2.2. Đóng góp của du lịch biển Thái Bình trong những năm qua. ..................... 49
2.2.1. Số lượng khách du lịch .......................................................................... 49
2.2.2. Doanh thu du lịch biển .......................................................................... 50
2.2.3. Tác động của du lịch biển đến đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình ... 52
2.2.4. Các dự án đầu tư phát triển du lịch ........................................................ 54
2.3. Đánh giá tổng quan về du lịch biển Thái Bình ............................................ 59
2.3.1. Những mặt đạt được .............................................................................. 59
5
2.3.2. Những mặt hạn chế ................................................................................ 60
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................ 61
Chương 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN THÁI BÌNH. ............ 62
3.1. Phương hướng phát triển du lịch biển Thái Bình đến năm 2020 ............... 62
3.1.1. Định hướng chung trong phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Thái Bình ......... 62
3.1.2. Định hướng phát triển du lịch và du lịch biển Thái Bình ........................ 64
3.2. Giải pháp để phát triển du lịch biển Thái Bình ........................................... 68
3.2.1. Hình thành, hoàn thiện đuờng lối chính sách và đưa chính sách vào thực tiễn .... 68
3.2.2. Đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch biển ........................................................... 69
3.2.3. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ....................................................... 69
3.2.4. Thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch biển ......................................... 70
3.2.5. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch biển ....................................................... 70
3.2.6. Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch và liên kết kinh doanh trong du lịch ..... 71
3.2.7. Bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch biển ........................................... 72
3.2.8. Đẩy mạnh và tăng cường công tác quản lý du lịch ................................. 72
3.3. Một số kiến nghị ............................................................................................ 73
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................ 74
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 76
PHỤ LỤC ẢNH ................................................................................................... 77
6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch biển là loại hình du lịch phát triển sớm nhất, hàng năm thu hút lượng
khách lớn nhất với mục đích nghỉ dưỡng, tham quan, nghiên cứu và khám phá
những bãi biển đẹp. Ngày nay nhu cầu đi du lịch của con người ngày càng tăng,
nhiều loại hình du lịch đã phát triển và thu hút du khách nhưng du lịch biển vẫn
chiếm ưu thế. Nhà nước đã đầu tư quy hoạch nhiều dự án để phát triển du lịch biển,
đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch. Du lịch biển đang được
đầu tư, khai thác ở nhiều địa phương trong cả nước trong đó có tỉnh Thái Bình.
Thái Bình là tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, nằm trong vựa lúa của miền
Bắc, là vùng phụ cận của tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Thái Bình là vùng đất có truyền thống văn hiến, mang đậm nét đặc trưng của nền
văn minh lúa nước vùng đồng bằng Bắc Bộ của người Việt cổ, còn lưu giữ được các
loại hình nghệ thuật như: múa rối nước, hát văn, hát trống cơm, đặc biệt là nghệ
thuật chèo. Thái Bình không có núi, đồi, nhưng bốn phía được bao bọc bởi sông
biển và hệ thống rừng ngập mặn, một mặt là biển, ba mặt là sông Hồng, sông Luộc
và sông Hóa với ba cửa sông lớn là Văn Úc - Diêm Điền, Ba Lạt, Trà Lý - Cửa Lân.
Thái Bình có khí hậu thoáng mát trong lành, nhiệt độ trung bình từ 23 - 250C, cảnh
quan thiên nhiên đồng quê rất thích hợp cho phát triển du lịch. Đặc biệt, Thái Bình
có 54 km đường bờ biển đã tạo lợi thế để phát triển kinh tế biển trong đó có du lịch
biển. Là vùng hải lưu rộng lớn đem lại nguồn lợi thuỷ sản phong phú dồi dào,
nguồn khí mỏ quý giá và nguồn nước khoáng thiên nhiên tinh khiết có thương hiệu
từ lâu. Huyện Tiền Hải có bãi biển Đồng Châu và bãi biển Cồn Vành, Cồn Thủ,
Cồn Đen ở huyện Thái Thụy là những nơi nghỉ mát, nghỉ dưỡng lý tưởng. Đặc biệt,
huyện Tiền Hải và huyện Thái Thụy có khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước và
nằm trong một phần của khu dự trữ sinh quyển Thế giới đồng bằng sông Hồng được
UNESCO công nhận vào ngày 02 tháng 12 năm 2004, là nguồn tài nguyên tự nhiên
giàu tiềm năng của tỉnh Thái Bình.
7
Tuy nhiên, so với nhiều địa phương có tài nguyên biển thì khai thác để phát
triển du lịch biển Thái Bình vẫn đang còn ở dạng tiểm năng, chưa thu hút được
nhiều du khách đến nơi đây. Vì vậy, việc làm rõ thực trạng và gợi ý một số giải
pháp nhằm phát triển du lịch biển ở Thái Bình là vấn đề cần thiết đang cần được
quan tâm của Nhà nước ta cũng như các cấp, các ngành trong tỉnh Thái Bình.
Là một sinh viên học ngành Văn hóa du lịch lại sinh ra tại quê hương Thái
Bình, có điều kiện tiếp cận với thực tế của du lịch địa phương nên em nhận thấy tầm
quan trọng du lịch biển với sự phát triển du lịch cũng như phát triển kinh tế xã hội
của Thái Bình hiện nay.
Vì những lý do trên đây nên em đã chọn đề tài “Du lịch biển Thái Bình” làm
đề tài khóa luận tốt nghiệp với mong muốn đóng góp được một số giải pháp để phát
triển du lịch biển ở tỉnh Thái Bình hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Mục đích nghiên cứu của bài khóa luận này nghiên cứu, phân tích, đánh giá
các tài nguyên du lịch ở biển Thái Bình và việc khai thác các tài nguyên đó phục vụ
cho phát triển du lịch biển nói riêng và du lịch của tỉnh Thái Bình nói chung. Qua
đó đưa ra các giải pháp để triển khai tốt và có hiệu quả các sản phẩm du lịch biển
nhằm phát huy hết các tiềm năng du lịch sẵn có ở tỉnh Thái Bình.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Bài khóa luận tập trung nghiên cứu những vấn đề tài nguyên du lịch biển
thuộc hai huyện Tiền Hải và Thái Thụy của tỉnh Thái Bình.
Phạm vi không gian: các khu du lịch có thể khai thác để phát triển du lịch biển
của tỉnh Thái Bình bao gồm: khu du lịch sinh thái Cồn Vành và bãi biển Đồng Châu
thuộc huyện Tiền Hải; khu du lịch sinh thái Cồn Đen, khu rừng ngập mặn Thụy
Trường thuộc huyện Thái Thụy của tỉnh Thái Bình.
Phạm vi thời gian: nghiên cứu và đánh giá thực trạng của du lịch biển Thái
Bình từ năm 2008 đến nay.
Phạm vi nội dung nghiên cứu: đánh giá những thuận lợi và khó khăn của du
lịch biển Thái Bình thể hiện qua việc tìm hiểu các điều kiện để phát triển du lịch
8
biển như tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, sản phẩm du lịch biển
của huyện Tiền Hải và huyện Thái Thụy để từ đó đưa ra những giải pháp cho phát
triển du lịch biển của Thái Bình.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp khảo sát thực địa: khảo sát thực địa các khu lịch biển của Thái
Bình: khu du lịch sinh thái Cồn Vành và bãi biển Đồng Châu thuộc huyện Tiền Hải;
khu du lịch sinh thái Cồn Đen, khu rừng ngập mặn Thụy Trường thuộc huyện Thái
Thụy của tỉnh Thái Bình, để tìm hiểu thực trạng hoạt động du lịch tại đây.
- Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu: thu thập tài liệu tại Sở Văn hóa Thể
thao và Du lịch tỉnh Thái Bình, Thư viện tỉnh, Phòng văn hóa huyện Thái Thụy và
Tiền Hải, Ban quản lý sinh thái Cồn Vành, Phòng môi trường của khu rừng ngập
mặn thuộc các xã ven biển Thái Bình. Từ đó, chọn lọc để sử dụng thông tin cho phù
hợp với bài khóa luận.
- Phương pháp tư duy, phân tích - tổng hợp
Qua quá trình thu thập thông tin, tài liệu và khảo sát thực địa để phân tích,
tổng hợp đưa ra những số liệu cụ thể, xác thực về thực trạng của du lịch biển Thái
Bình hiện nay.
5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3
chương :
Chương 1: Tổng quan về du lịch biển và du lịch biển Thái Bình
Chương 2: Thực trạng du lịch biển Thái Bình
Chương 3: Giải pháp phát triển du lịch biển Thái Bình.
76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Quang An, Phạm Minh Đức (2010), Địa chí Thái Bình, Nxb Văn
hóa Thông tin, Hà Nội.
2. Luật du lịch năm 2005 và văn bản hướng dẫn thi hành (2007), Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
3. Phan Thị Dung (2012), Tâm lý du khách, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hoà (2004), Giáo trình kinh tế du lịch,
Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
5. Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, Nxb Đại học
Quốc gia, Hà Nội.
6. Trần Nhoãn (2005), Tổng quan du lịch, Trường Đại học Văn hóa, Hà Nội.
7. Dương Văn Sáu (2004), Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch,
Trường Đại học Văn hóa, Hà Nội.
8. Trần Đức Thanh (2000), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Đại học Quốc
gia, Hà Nội.
9. Trần Ngọc Thêm (1997), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
10. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 262/2006/QĐ - TTg ngày 14 tháng
11 năm 2006 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
11. Nguyễn Minh Tuệ (1999), Địa lý du lịch, Nxb Tp.HCM, Tp.Hồ Chí Minh.
12. Ủy ban nhân dân tỉnh, Quyết định số 1915/QĐ - UBND tháng 8 năm 2010 của
UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng khu du lịch sinh thái Cồn Vành.
13. Ủy ban nhân dân tỉnh, Quyết định số 1852/QĐ - UBND ngày 26 tháng 8
năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình về việc phê duyệt danh mục dự án
trọng điểm kêu gọi đầu tư của tỉnh Thái Bình năm 2013.
14. Bùi Thị Hải Yến (2005), Tuyến điểm du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
15. Bùi Thị Hải Yến (2006), Quy hoạch du lịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
16. Bùi Thị Hải Yến (2011), Tài nguyên du lịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội
17. Các website: