Khóa luận Văn hóa kinh doanh trên thế giới và vấn đề xây dựng văn hóa kinh doanh ở Việt Nam

Ngày 11/9/2002, Trung tâm văn hóa doanh nhân được thành lập và là đơn vị trực thuộc Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, Trung tâm không những có nhiệm vụ tập hợp, xây dựng đội ngũ văn nghệ sỹ sáng tác và phục vụ doanh nhân mà còn là nơi để doanh nhân tụ lại sinh hoạt, giao lưu và bồi dưỡng văn hóa kinh doanh. Vì sao văn hóa kinh doanh lại quan trọng đến vậy? Nhà văn Lê Lựu đảm nhiệm cương vị Tổng giám đốc Trung tâm văn hóa doanh nhân đồng thời cũng là người đưa ra sáng kiến thành lập Trung tâm tâm đắc: “Chiến tranh đã qua đi hơn 30 năm, trong thời kỳ xây dựng đất nước, ai là lực lượng chính? Đó là các doanh nhân, hiện nay chúng ta đã có khoảng 10 vạn doanh nghiệp- họ đụng chạm đến quyền lợi thiết thực của hơn 80 triệu dân và họ xứng đáng được tôn vinh, khẳng định. Một xã hội có văn minh hay không cũng một phần quan trọng quyết định ở yếu tố văn hóa doanh nhân. Bước vào hội nhập, phải xây dựng nền tảng văn hóa cơ sở cho từng ngành, từng người mới mong giữ gìn được bản sắc riêng của mình. Có ý kiến cho rằng nên thành lập Viện nghiên cứu văn hóa cho doanh nhân. Làm sao để doanh nhân cũng như người dân nói chung nhận thức được làm giàu không chỉ bằng tiền mà còn bằng trí tuệ, tình cảm văn hóa. Mối quan hệ của nhân loại chính là tình cảm, tất nhiên trong kinh doanh phải có cạnh tranh nhưng phải giáo dục văn hóa kinh doanh làm sao để cuộc cạnh tranh ấy có văn hóa hơn thì sẽ đỡ độc ác, tàn bạo, bẩn thỉu và khinh miệt con người hơn. Nếu đã xác định doanh nhân là dũng sỹ trong xây dựng đất nước hôm nay mà xã hội cứ nhìn người ta như là con buôn, đám chụp giật, cơ hội, lừa đảo. thì làm sao họ trở thành nhân vật tiêu biểu mới cho dân chúng theo được. Bởi vậy, thay đổi quan niệm này, tuy không dễ, cũng là nhiệm vụ của Trung tâm văn hóa doanh nhân”. Văn hóa kinh doanh luôn hiện hữu trong mỗi con người, mỗi tập thể, mỗi môi trường sản xuất. Đời sống, nhận thức và xã hội ngày càng phát triển, yếu tố văn hóa càng được đề cao. Là một đề tài rộng với những khái niệm đang dạng (đôi khi khó nắm bắt) nhưng càng đi sâu vào tìm hiểu văn hóa kinh doanh, chúng ta càng rút ra được nhiều giá trị của cuộc sống từ những điều tưởng như đơn giản nhất. Xuất phát từ tầm quan trọng của Văn hoá kinh doanh như trên em đã lựa chọn đề tài Văn hoá kinh doanh trên thế giới và vấn đề xây dựng văn hoá kinh doanh ở Việt Nam làm khoá luận tốt nghiệp. Ngoài phần mở đầu và kết luận khoá luận, khoá luận tốt nghiệp được chia thành các chương: Chương I: Lý luận về văn hoá kinh doanh Chương II: Thực trạng xây dựng và phát triển văn hoá kinh doanh ở Việt Nam trong những năm qua. Chương III: Các giải pháp nhằm xây dựng và phát triển nền văn hoá kinh doanh mang bản sắc dân tộc Việt Nam trong thời gian tới.

doc71 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1785 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Văn hóa kinh doanh trên thế giới và vấn đề xây dựng văn hóa kinh doanh ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: VĂN HÓA KINH DOANH TRÊN THẾ GIỚI VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG VĂN HÓA KINH DOANH Ở VIỆT NAM Sinh viên thực hiện: Kiều Thị Bích Hương Lớp: A2- CN9 Hà Nội- 2003 LỜI CẢM ƠN Quả là không thể nói hết được về Văn hóa kinh doanh- một phạm trù quá rộng lớn và tinh tế. Nghiên cứu chuyên sâu, tỉ mỉ về Văn hóa kinh doanh đã khó, với một sinh viên còn chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế trong môi trường kinh doanh lại càng khó hơn. Để đi trọn vấn đề (trong khả năng có thể), hoàn thành cuốn khóa luận hôm nay, em phải nhờ vào sự giúp đỡ của nhiều người. Trước hết, em xin chân thành cảm ơn thày Phạm Duy Liên- Phó Chủ nhiệm khoa Kinh tế Ngoại thương- người đã hướng dẫn và chỉ bảo em cặn kẽ trong suốt quá trình làm khóa luận. Sự đào tạo, dạy dỗ của thày cô giáo trong khoa Kinh tế ngoại thương- trường ĐH Ngoại thương hơn 3 năm qua đã cung cấp nhiều kiến thức bổ ích cho em khi nghiên cứu và trình bày nội dung khóa luận tốt nghiệp. Đồng thời em xin được cảm ơn nhà văn Lê Lựu đã cung cấp nhiều thông tin quý báu để em áp dụng vào bản khóa luận này. Mặc dù khóa luận đã hoàn thành nhưng cũng không tránh khỏi những thiếu xót, hạn chế trong nội dung và cách trình bày. Rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý của thày cô để em có thêm những kinh nghiệm cho công tác. Một lần nữa em xin trân trọng cảm ơn! Sinh viên Kiều Thị Bích Hương LỜI NÓI ĐẦU Ngày 11/9/2002, Trung tâm văn hóa doanh nhân được thành lập và là đơn vị trực thuộc Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, Trung tâm không những có nhiệm vụ tập hợp, xây dựng đội ngũ văn nghệ sỹ sáng tác và phục vụ doanh nhân mà còn là nơi để doanh nhân tụ lại sinh hoạt, giao lưu và bồi dưỡng văn hóa kinh doanh. Vì sao văn hóa kinh doanh lại quan trọng đến vậy? Nhà văn Lê Lựu đảm nhiệm cương vị Tổng giám đốc Trung tâm văn hóa doanh nhân đồng thời cũng là người đưa ra sáng kiến thành lập Trung tâm tâm đắc: “Chiến tranh đã qua đi hơn 30 năm, trong thời kỳ xây dựng đất nước, ai là lực lượng chính? Đó là các doanh nhân, hiện nay chúng ta đã có khoảng 10 vạn doanh nghiệp- họ đụng chạm đến quyền lợi thiết thực của hơn 80 triệu dân và họ xứng đáng được tôn vinh, khẳng định. Một xã hội có văn minh hay không cũng một phần quan trọng quyết định ở yếu tố văn hóa doanh nhân. Bước vào hội nhập, phải xây dựng nền tảng văn hóa cơ sở cho từng ngành, từng người mới mong giữ gìn được bản sắc riêng của mình. Có ý kiến cho rằng nên thành lập Viện nghiên cứu văn hóa cho doanh nhân. Làm sao để doanh nhân cũng như người dân nói chung nhận thức được làm giàu không chỉ bằng tiền mà còn bằng trí tuệ, tình cảm văn hóa. Mối quan hệ của nhân loại chính là tình cảm, tất nhiên trong kinh doanh phải có cạnh tranh nhưng phải giáo dục văn hóa kinh doanh làm sao để cuộc cạnh tranh ấy có văn hóa hơn thì sẽ đỡ độc ác, tàn bạo, bẩn thỉu và khinh miệt con người hơn. Nếu đã xác định doanh nhân là dũng sỹ trong xây dựng đất nước hôm nay mà xã hội cứ nhìn người ta như là con buôn, đám chụp giật, cơ hội, lừa đảo... thì làm sao họ trở thành nhân vật tiêu biểu mới cho dân chúng theo được. Bởi vậy, thay đổi quan niệm này, tuy không dễ, cũng là nhiệm vụ của Trung tâm văn hóa doanh nhân”. Văn hóa kinh doanh luôn hiện hữu trong mỗi con người, mỗi tập thể, mỗi môi trường sản xuất... Đời sống, nhận thức và xã hội ngày càng phát triển, yếu tố văn hóa càng được đề cao. Là một đề tài rộng với những khái niệm đang dạng (đôi khi khó nắm bắt) nhưng càng đi sâu vào tìm hiểu văn hóa kinh doanh, chúng ta càng rút ra được nhiều giá trị của cuộc sống từ những điều tưởng như đơn giản nhất. Xuất phát từ tầm quan trọng của Văn hoá kinh doanh như trên em đã lựa chọn đề tài Văn hoá kinh doanh trên thế giới và vấn đề xây dựng văn hoá kinh doanh ở Việt Nam làm khoá luận tốt nghiệp. Ngoài phần mở đầu và kết luận khoá luận, khoá luận tốt nghiệp được chia thành các chương: Chương I: Lý luận về văn hoá kinh doanh Chương II: Thực trạng xây dựng và phát triển văn hoá kinh doanh ở Việt Nam trong những năm qua. Chương III: Các giải pháp nhằm xây dựng và phát triển nền văn hoá kinh doanh mang bản sắc dân tộc Việt Nam trong thời gian tới. Để hoàn thành đề tài này em đã sử dụng các phương pháp diễn dịch, quy nạp; xuất phát từ những hiện tượng, sự kiện cụ thể để tổng quát tình hình và đi đến kết luận chung, rút ra các bài học cũng như đề xuất biện pháp giải quyết. CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA KINH DOANH 1. Khái niệm và đặc điểm của văn hóa kinh doanh a. Thế nào là văn hóa? Cho đến hôm nay, những định nghĩ về văn hóa có giá trị nhất vẫn chưa làm thỏa mãn giới nghiên cứu. Vô vàn những định nghĩa khác nhau về văn hóa, thậm chí ngay trong một định nghĩa về văn hóa cũng phụ thuộc vào văn hóa. Tuy nhiên khái niệm văn hóa dù được tiếp cận từ góc độ nào cũng đều làm lộ ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp những đặc trưng về con người và về đời sống của con người. Từ góc tiếp cận này, ta có thể hiểu văn hóa là một khía cạnh của quan hệ giữa con người với thế giới bên trong và bên ngoài của nó- một “lát cắt” đi qua toàn bộ mối quan hệ phong phú và phức tạp của con người với thế giới hiện thực [1. Hồ Sĩ Quý, Vai trò của nhân tố văn hóa trong nền văn minh, Tạp chí Triết học số 4/93]. Theo một bản phúc trình năm 1995 của Ủy ban thế giới về văn hóa và phát triển của Liên hợp quốc, “văn hóa” có thể được hiểu theo hai nghĩa. Thứ nhất, văn hóa của một nước là những sinh hoạt trong “lĩnh vực văn hóa”, hay là “khu vực công nghiệp văn hóa” của nước ấy. Đó là viết văn, làm thơ, soạn nhạc, tạc tượng, vẽ tranh... nói chung là những hoạt động có tính văn chương nghệ thuật. Thứ hai, nhìn theo quan điểm nhân chủng và xã hội học, văn hóa là tập hợp những phong thái, tập quán và tín ngưỡng, là nền tảng, là chất keo không thể thiếu cho sự vận hành nhuần nhuyễn xã hội. Nó là hiện thân những giá trị được cộng đồng chấp nhận, dù có thể biến đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác. Như vậy văn hóa là biểu hiện của cách thức con người tồn tại, là tổng thể những giá trị mà con người đã, đang và sẽ tạo ra. Văn hóa là thứ đặc trưng nhất của dân tộc, để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. b. Văn hóa kinh doanh và đặc điểm: Văn hóa là sản phẩm của một quá trình được tích lũy qua nhiều thế hệ. Các nền kinh tế đâu đâu cũng chiều theo những nét đặc thù của lịch sử, cấu trúc xã hội, tâm lý học, tôn giáo và chính trị địa phương. Các lực lượng này tác động đến sở thích làm việc, tiêu thụ, đầu tư, tiết kiệm và đối mặt với rủi ro. Bản chất con người có thể không đổi, nhưng nó được khắc họa bởi văn hóa. Khái niệm cho rằng thành tích kinh tế không thể tách khỏi những đặc thù quốc gia là hiển nhiên, đó cũng chính là yếu tố hình thành nên văn hóa kinh doanh. Tóm lại văn hóa kinh doanh chính là cách thức hình thành và xây dựng một môi trường (bao gồm tập tục, quy định, thông lệ, thói quen, tư duy...) sản xuất, buôn bán trao đổi sản phẩm hoặc dịch vụ giữa cá nhân với cá nhân, tập thể với cá nhân và tập thể với tập thể mà trong đó yếu tố địa lý, thiên nhiên, gia đình, quốc gia, dân tộc đóng vai trò quyết định. Gần đây, nhiều học giả kinh tế và xã hội, tiên khởi là nhà xã hội học người Pháp Pierre Bourdieu cho rằng, muốn hiểu văn hóa như một nhân tố trong đời sống kinh tế, và nhất là muốn đánh giá vai trò của nó trong tiến trình phát triển, thì nên nhìn nó như một loại vốn- tương tự như ba loại vốn thường biết khác (vốn vật thể, như máy móc, thiết bị; vốn con người, như kỹ năng, kiến thức; vốn thiên nhiên, gồm những tài nguyên do thiên nhiên cống hiến và môi trường sinh thái). Thêm một bước, có thể phân biệt 2 dạng vốn văn hóa: vật thể và phi vật thể. Vốn văn hóa vật thể gồm những công trình kiến trúc, đền đài cung miếu, di tích lịch sử, những địa điểm có ý nghĩa văn hóa. Loại vốn này cung cấp một luồng dịch vụ có thể hưởng thụ ngay, hoặc đi vào sản xuất những sản phẩm và dịch vụ trong tương lai, văn hóa cũng như ngoại văn hóa. Dạng kia, vốn văn hóa phi vật thể, là những tập quán, phong tục, tín ngưỡng và các giá trị khác của xã hội. Loại vốn văn hóa này- cùng những nghệ phẩm công cộng như văn chương và âm nhạc- là một loại dây, một thứ keo gắn kết cộng đồng. Nó cũng cung cấp một luồng dịch vụ có thể hưởng thụ ngay, hoặc dùng trong sản xuất những sản phẩm văn hóa trong tương lai. Từ những nhận xét trên, vài nét chính về liên hệ giữa văn hóa, kinh tế và phát triển dần hiện rõ. Một là, muốn hội nhập vốn xã hội vào phân tích kinh tế ta phải xác định liên hệ giữa giá trị văn hóa và giá trị kinh tế. Lấy ví dụ vốn văn hóa vật thể, chẳng hạn như một ngôi nhà có tính di tích lịch sử. Ngôi nhà ấy có giá trị kinh tế như một kiến trúc (ngụ cư hoặc thương mại), biệt lập với giá trị văn hóa. Song giá trị kinh tế ấy có thể tăng lên, có thể là rất nhiều, nhờ giá trị văn hóa của nó. Do đó, lấy ví dụ, nhiều người sẽ sẵn sàng mua ngôi nhà đó một giá cao hơn giá trị vật thể thuần túy của nó. Giống như tranh của Van Gogh, Picaso... Hầu như mọi loại vốn văn hóa vật thể đều có thể được nghĩ đến như ngôi nhà lịch sử trong ví dụ, tức là chúng hòa quyện giá trị văn hóa vào giá trị kinh tế của vật thể, làm tăng thêm giá trị của vật thể ấy. Trong trường hợp vốn văn hóa phi vật thể thì liên hệ giữa giá trị văn hóa và giá trị kinh tế phức tạp hơn, không phải cái này gây cái kia. Hiển nhiên, ngôn ngữ, âm nhạc và văn chương, tập quán và tín ngưỡng... là những tài sản chung, có giá trị văn hóa vô cùng lớn, song chúng không có giá trị kinh tế theo nghĩa thông thường vì lẽ không thể được mua bán đổi chác trên thị trường như các hàng hóa hoặc dịch vụ khác. Nói cách khác, những dịch vụ xuất phát từ vốn văn hóa phi vật thể là có giá trị văn hóa và kinh tế, nhưng ở đây hai loại giá trị ấy hòa quyện lẫn nhau, không thể tách rời nhau. Hai là, vốn văn hóa đóng góp được gì vào tổng thu nhập và tốc độ phát triển của một nước. Trong các mô hình phân tích tăng trưởng kinh tế, có hai yếu tố luôn được coi là cốt lõi cho phát triển: lao động và vốn vật thể. Ba là vốn văn hóa giúp ta hiểu sâu hơn về ý niệm tính bền vững của phát triển. Đóng góp của nó vào khả năng phát triển dài hạn không khác gì đóng góp của vốn thiên nhiên. Vì môi trường sinh thái là thiết yếu cho hoạt động kinh tế, bỏ bê môi trường qua sự khai thác quá đáng tài nguyên sẽ làm giảm sút sản năng và phúc lợi kinh tế. Không bảo dưỡng vốn văn hóa (để di sản đồi trụy, làm mất bẳn sắc văn hóa dân tộc) cũng phải gánh lấy những hậu quả tai hại như vậy. 2. Vai trò của văn hóa kinh doanh trong đời sống xã hội Làm thế nào để tiếp cận được khách hàng? Đó là câu hỏi của tất cả doanh nhân. Đồng cảm chính là hai từ mà người kinh doanh mong muốn nhất để có được cảm tình của khách hàng. Và để có được sự đồng cảm, trước hết phải hiểu được tâm sinh lý, văn hóa của đối phương. Theo quan điểm của các nhà tâm lý học thì những người có thái độ và quan niệm về giá trị càng giống nhau thì sức hút giữa hai người càng lớn. Trong hoạt động kinh doanh, đó là yếu tố rất cần thiết để chinh phục khách hàng. Việc đưa hệ thống quản lý chất lượng ISO vào các doanh nghiệp VN là rất sáng tạo, vì bản chất của ISO cũng là quá trình tái tạo. Có những doanh nghiệp thành công, có doanh nghiệp không thành công. Hiện nay nhiều doanh nghiệp chạy theo ISO không vì thực chất mà là muốn có cái danh để bán hàng. Thực tế ISO thì có danh nhưng không thể không thực chất. Các doanh nghiệp có thể tham khảo ISO để tái tạo, nhưng ISO là một quá trình chung, và mỗi công ty thì phải có một quá trình riêng để áp dụng tùy đặc điểm văn hóa kinh doanh của mỗi công ty. Vậy văn hóa kinh doanh là yếu tố vô cùng quan trọng. Thử nhìn lại cuộc khủng hoảng kinh tế ở một số nước châu á và Mỹ Latinh gần đây. Yuthavong- Chủ tịch Viện hàn lâm khoa học công nghệ Thái Lan, phát biểu: “Có hai nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ Thái Lan năm 1997 sau đó lan sang các nước Đông Nam Á và rộng hơn. Nguyên nhân trực tiếp là nợ nước ngoài quá nhiều, đầu tư không cân đối vào các ngành phi sản xuất, đặt tỷ giá đồng baht quá cao, thiếu rành mạch trong hệ thống ngân hàng và kinh doanh... làm cho các nhà đầu tư mất lòng tin. Cho dù trầm trọng đến mức nào, các nguyên nhân này cũng chỉ mới châm ngòi. Nguyên nhân cốt lõi dẫn đến cuộc sụp đổ là thiếu tri thức và trình độ lành nghề để có thể cạnh tranh và bảo đảm phát triển bền vững. Cái lợi thế truyền thống của Thái Lan về giá trị nhân công và nguyên liệu đã hoàn toàn mất hiệu lực và tan biến ngay trong cơn sốc kinh tế đó”. Thái Lan được liệt vào danh sách 49 nền kinh tế có năng lực cạnh tranh cao nhất thế giới bên cạnh các cây đại thụ ở châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật và các nền kinh tế mới trỗi dậy như Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan v.v... [theo World Competitiveness Yearbooks]. Nhiều quy trình công nghệ hiện đại đã có mặt trên đất Thái Lan, song các tri thức và bí quyết công nghệ lại không nằm trong đầu người Thái. Thành ra văn hóa, giáo dục và khoa học công nghệ mới chính là những yếu tố quyết định quá trình phát triển bền vững. Yếu tố nào đã làm cho Sony, Toyota, Honda... chiếm lĩnh thị trường thế giới, làm thay đổi hẳn hình ảnh nước Nhật trên vũ đài kinh tế thế giới và đem lại vinh dự cho người Nhật vào thời kỳ 1960- 1980? Câu trả lời chỉ có thể là: sức sáng tạo và tinh thần doanh nghiệp. ở đây tinh thần doanh nghiệp cũng chính được khởi nguồn từ văn hóa kinh doanh. Người Nhật vốn nổi tiếng về chí lớn, tinh thần tự lập và tinh thần mạo hiểm, các yếu tố thuộc về tính cách đã hỗ trợ cho sức sáng tạo, làm sáng tạo thăng hoa cùng sự nhạy bén về tâm lý người tiêu dùng. Ví dụ chỉ cần bằng một ngữ cảm phong phú, Morita đã ghép 2 từ sound (âm thanh) và sonny (cậu bé) thành Sony- tên gọi vừa dễ nhớ, vừa có nhiều ý nghĩa đối với những sản phẩm phát ra âm thanh để đặt tên cho nhãn hiệu của sản phẩm và sau đó là tên công ty. Đánh trúng tâm lý người tiêu dùng, Morita đã làm cho tên Sony thẩm thấu nhanh chóng trên thị trường thế giới. Văn hóa kinh doanh không phải thứ bất biến trong mỗi người, mỗi phương châm của công ty, mỗi vùng, mỗi dân tộc mà nó phải luôn được cập nhập thông tin để biến đổi phù hợp với sự phát triển của cuộc sống- đó là quy luật và cũng là lý do vì sao cần có văn hóa kinh doanh. Ví dụ đâu là bí quyết thành công của Công ty kinh doanh địa ốc Solo ở Bắc Kinh (Trung Quốc) hiện được đánh giá là một doanh nghiệp làm ăn phát đạt, có sản phẩm bán chạy nhất khu vực? Bí quyết thành công của Solo là đánh trúng thị hiếu của khách hàng trẻ tuổi, có học và bắt đầu có tiền. Trong cuộc sống hôm nay, người Trung Quốc không thể khư khư giữ lấy nếp cũ là hướng về một đại gia đình, nơi nhiều thế hệ sống với nhau, nơi bữa cơm phải lúc nào cũng đủ đầy các thành viên, người phụ nữ phải có trách nhiệm lo toan tất cả công việc gia đình... Solo đã xây dựng những căn hộ nhỏ, thiết kế đẹp, trang nhã, tiện nghi, hợp với túi tiền và nhu cầu của giới trẻ độc thân, những gia đình trẻ ít người. Cụ thể người ta cho xây những căn hộ vừa và nhỏ từ 18m2 đến 80m2 để thu hút khách hàng trẻ tuổi. Những căn hộ này đáp ứng các tiêu chí: nhỏ nhưng đẹp, tiện nghi, có nhiều phòng, đủ ánh sáng và giá cả phải chăng phù hợp với các hộ độc thân và những gia đình gồm 3 thành viên. Vì sao Singapore- một đất nước vô cùng nhỏ bé- lại có sự phát triển đáng kinh ngạc như vậy? Hãy nhìn lại chính sách của ông Lý Quang Diệu, nhân vật của thế kỷ 20. Mặc dù về mặt cá nhân, ông Lý Quang Diệu có vẻ không cảm tình lắm với Mỹ nhưng ông ưu tiên cho đầu tư của Mỹ vì thường đi kèm công nghệ cao, so với đầu tư vào châu Á, thường mang kỹ nghệ thấp. Nếu ví nước Mỹ phát triển nhờ biết bước lên vai khổng lồ nhân loại thì cũng có thể ví Singapore phát triển nhờ biết bám thắt lưng Mỹ- một đất nước nhỏ hẹp, dân số ít như Singapore, bắt buộc con người phải có cách thức suy nghĩ, hành động khôn ngoan “núp bóng lớn mà tiến”, tính cách ấy cũng chính là một thứ văn hóa kinh doanh áp dụng trên thương trường. Những gì thực sự thuộc về truyền thống thì chẳng thể nào biến mất, vì nó lắng đọng, bám chặt ở tầng sâu nhất trong tâm khảm, trong cách tư duy của mỗi người. Dân tộc Nhật có nền văn hóa lâu đời nên họ không sợ đánh mất truyền thống khi bắt chước phương Tây một cách toàn diện, kể cả các chi tiết nhỏ nhặt. Chiến lược bắt chước để tự vệ giúp họ làm nên nhiều chuyện thần kỳ. Người Nhật tự hào không một chút mặc cảm về tiến trình Âu Mỹ hóa nhanh kỳ diệu của mình, họ rất muốn biết người khác thấy họ bắt chước nước ngoài đã giống chưa. Điều đáng nói là đằng sau sự bắt chước có vẻ mù quáng ấy là cả một quyết sách khôn ngoan: bắt chước để cho mình tồn tại và giàu mạnh lên bằng và hơn kẻ mình bắt chước. Chiến lược này đã trở thành truyền thống dân tộc và là một trong các bí quyết khiến Nhật trở thành một quốc gia châu á thịnh vượng nhất. Do đâu họ có tính hiếu kỳ và hay bắt chước như vậy? Có thể giải thích về đặc điểm địa lý và tính cách thế này: Nhật luôn ở ngoài rìa những nền văn minh lớn, bởi vậy họ luôn có mặc cảm của một anh nhà quê, khao khát muốn học hỏi, bắt chước người thành thị. Trước thế kỷ 19, họ hướng về Trung Quốc. Trong khi giai cấp thống trị Trung Quốc tự mãn luôn nghĩ nước mình là trung ương chi quốc, trung tâm tinh hoa, thì tầng lớp quan lại Nhật chưa bao giờ cho rằng nước mình là trung tâm của thế giới. Họ hăng hái tiếp thu văn hóa Trung Quốc: mượn chữ Hán để làm chữ viết, tổ chức triều chính phỏng theo triều đình Trung Quốc, tiếp nhận Khổng giáo, Phật giáo, tuy từ xưa họ đã có Thần đạo (Shinto)... Khi thấy trung tâm văn minh đã chuyển sang phương Tây, họ lập tức đổi hướng, vua Minh Trị tổ chức lại toàn bộ bộ máy nhà nước: xây dựng hệ thống chính trị theo kiểu Đức, hạm đội kiểu Anh, nền hành chính kiểu Pháp, công nghiệp hóa kiểu Mỹ, bỏ chế độ phong kiến... Nhờ chiến lược “bất đề kháng” và bắt chước phương tây, Nhật thoát khỏi bị ngoại bang chiếm đóng và nhanh chóng thực hiện tham vọng trở thành cường quốc số một châu Á... Bắt chước thành công như vậy là do người Nhật có hai ưu thế. Thứ nhất, họ thực sự khiêm tốn, vì bắt chước là tự thừa nhận người khác giỏi hơn mình. Hình như họ không bao giờ tự mãn và không có bệnh sĩ diện rởm. Thứ hai, họ tin chắc nền văn hóa Nhật thực sự xán lạn, bền vững, không việc gì phải sợ vì bắt chước mà bị xói mòn, ngược lại càng tỏa sáng hơn, tận sâu thẳm tâm hồn người Nhật không hề bị hoen ố bởi bất cứ cái gì xa lạ, họ gọi đó là “tinh thần Nhật, kiến thức phương Tây”. Sau mấy nghìn năm du nhập văn hóa Trung Quốc, nhưng văn minh Nhật vẫn được coi là một trong 8 nền văn minh lớn của thế giới. Ngày nay, văn hóa Nhật đang tác động mạnh mẽ tới cả thế giới qua các sáng tạo như karaoke, truyện tranh Doremon, trò chơi điện tử, máy nghe băng Walkman, đồng hồ Quartz, máy ảnh kỹ thuật số... 3.Sự khác biệt về văn hóa kinh doanh của các châu lục a.Nhân tố văn hóa trong kinh doanh ở phương Đông: Khác với phương Tây, văn hóa phương Đông có nguồn gốc nông nghiệp, đặc trưng là: trong ứng xử với môi trường tự nhiên thì nghề trồng trọt buộc người dân phải định cư chờ cây cối lớn lên, ra hoa, kết quả và thu hoạch. Do sống phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên cư dân có ý thức tôn trọng thiên nhiên và có ước vọng sống hòa hợp với thiên nhiên. Do vậy các thành tựu về chinh phục thiên nhiên của người phương Đông kém hơn phương Tây. Trong tổ chức cộng đồng, người phương Đông ưa sống theo nguyên tắc trọng tình nghĩa. Lối sống trọng tình cảm đó dần dẫn đến thái độ trọng đức, trọng văn, tâm lý coi trọng tập thể (đối lập với phương Tây)- mang đậm tính nhân văn. ở phương Đông, Nhật Bản là nước đi tiên phong trong việc phát huy nhân tố văn hóa để phát triển kinh tế: “Sự thần kỳ kinh tế sau thế chiến thứ II chính là đỉnh cao vinh quang trong sự nghiệp phát triển kinh tế của Nhật”. Đây là ví dụ điển hình cho sự thành công kỳ diệu trong lĩnh vực kinh doanh kết hợp với những nhân tố văn hóa dân tộc, cũng như với tư cách là một xã hội phát triển. Văn hóa Nhật có 4 đặc trưng: - Người Nhật có phương pháp suy nghĩ thiên về tư tưởng thực tế và kinh nghiệm chủ nghĩa. Nét tiêu biểu cho tư tưởng Nhật là tư tưởng chính trị và lý luận có tính chất thực tiễn. - Về mặt kết cấu tinh thần, tâm linh người Nhật dựa trên cơ sở một tôn giáo kh