Ngày nay, toàn cầu hoá và khu vực hoá đã trở thành một trong những xu
thế phát triển chủ yếu của quan hệ quốc tế. Xu thế này sẽ tiếp tục phát triển
mạnh trong thời gian tới. Như vậy, hội nhập hội nhập kinh tế quốc tế là một
đòi hỏi tất yếu, bức thiết của nước ta.
Trên thực tế, kinh tế Việt Nam đã hội nhập kinh tế thế giới từ lâu, nhưng
vẫn ở trình độ thấp, sơ khai. Hiện nay tuy Việt Nam đã tham gia AFTA,
ASEAN, nhưng sự tham gia đó vẫn dừng ở phạm vi hẹp, nhỏ cả về lĩnh vực
lẫn quy mô khối lượng Trước yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước, trước yêu cầu của phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, chúng ta không thể không đẩy mạnh tốc độ, quy mô hội nhập
kinh tế quốc tế. Chỉ có hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả thì chúng ta mới
tạo ra được thế đứng mới trên thương trường quốc tế, mới hạn chế được
những đối xử không công bằng. Chỉ có hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta mới
tranh thủ được các nguồn lực về kinh tế, kỹ thuật phục vụ cho sự phát triển
kinh tế. Chỉ có hội nhập, chúng ta mới mở rộng được thị trường xuất nhập
khẩu, tạo điều kiện thận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩ m.
Rõ ràng, hội nhập kinh tế quốc tế là nhu cầu nội sinh của nền kinh tế nước
ta. Thời cơ đang đến, yêu cầu của chính bản thân đòi hỏi, không còn sự lựa
chọn nào khác có thể tốt hơn. Vấn đề đặt ra là chúng ta sẽ hội nhập như thế
nào để vẫn phát triển mà vẫn giữ được bản sắc, giữ được chủ quyền của mình.
Chúng ta có nhiều lợi thế để bước vào hội nhập. Nếu biết vận dụng đúng lợi
thế, chúng ta sẽ tạo ra nhiều cơ hội tốt để hội nhập. Chúng ta có thế mạnh về
con người, về lao động với trí thông minh, nhanh nhẹn, cần cù. Đất nước ta
nằm ở vị trí chiến lược trong bản đồ phát triển kinh tế thế giới và khu vực.
Nằm ở trung tâm của Thái Bình Dương nơi hội tụ các luồng vận tải biển quốc
tế, nơi giao thoa c ủa các dòng chảy thương mại Âu-Á, Mỹ-Á, Đại Dương-Á,
2
và Phi-Á, Việt Nam có điều kiện rất thuận lợi để phát triển ngành hàng hải.
Trong những năm tiến hành cải cách, mở cửa, ngành Vận tải biển của Việt
Nam đã và đang phát triển rất nhanh chóng. Tổng khối lượng hàng hoá thông
qua cảng trong toàn quốc tăng bình quân 10%/năm. Riêng hàng container
trong giai đoạn đầu (1991-1996) tăng mạnh với 30-35%/nă m. Tuy nhiên,
trong hoàn cảnh đất nước mở cửa hội nhập với khu vực và thế giới, hàng loạt
các hãng tàu lớn của thế giới đã có mặt tại Việt Nam, các hãng tàu này cạnh
tranh với nhau trên thị trường và cạnh tranh với ngành hàng hải Việt Nam còn
nhỏ yếu. Chỉ tính riêng lĩnh vực vận chuyển hàng hoá container đã có 25 hãng
tàu nước ngoài với gần 80 tàu biển trọng tải lớn thường xuyên hoạt động trên
các tuyến vận tải đến Việt Nam. Riêng các dịch vụ vận tải container trên các
tàu gom hàng (feeder) chủ yếu được đảm nhận bởi các công ty liên doanh và
công ty vận tải biển nước ngoài. Để giải quyết vấn đề này, kể từ khi thành lập,
Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines) cũng đang từng bước phát triển,
hội nhập vào xu thế chung của thế giới. Đã có một số bài viết gần đây nghiê n
cứu về các cơ hội và thách thức khi hội nhập kinh tế quốc tế của Ngành hàng
hải Việt Nam nói chung và Vinalines nói riêng, nhưng vẫn chưa đi sâu vào
phân tích một cách tổng thể các hoạt động của Vinalines khi tham gia vào hội
nhập kinh tế quốc tế. Thiết nghĩ, bên cạnh nhận ra các cơ hội, thách thức và
việc học hỏi những kinh nghiệ m của nước ngoài thì việc phân tích rút ra bà i
học kinh nghiệm trong hội nhập kinh tế quốc tế cũng có ý nghĩa thiết thực
trong đẩy nhanh tốc độ hội nhập quốc tế của Vinalines, góp phần phát triể n
ngành hàng hải Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hoá về kinh tế. Vì vậy, em
chọn đề tài Vinalines và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là m luận văn tốt
nghiệp.
100 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1803 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Vinalines và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
VINALINES VÀ QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Minh Hiếu
Lớp : Anh 4
Khóa : 41 A
Giáo viên hướng dẫn:PGS.TS. Phạm Duy Liên
Hà Nội, 11/2006
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ, Quyết định số 149/2003/QĐ-TTg ngày 21/07/2003 về một
số chính sách và cơ chế khuyến khích phát triển đội tàu biển Việt Nam.
2. Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005.
3. Báo đầu tư, các số năm 2005.
4. Ths Nguyễn Thị Mai Chi, 2005, “Cần có những giải pháp thích hợp về
việc huy động vốn để đầu tư phát triển đội tàu Việt Nam”, Tạp chí Giao
thông Vận tải số 5/2005.
5. TSKH Nguyễn Văn Chương, 2004, “Quản lý quy hoạch phát triển hệ
thống cảng biển quốc gia”, Tạp chí Giao thông Vận tải số 10/2004.
6. Trần Hữu Chiều, 2006, “Sức xuân mới ở một đảng bộ”, Tạp chí Giao
thông Vận tải số 1+2/2006.
7. Nguyễn Hồng Đàm, 1994, Vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương,
Trường Đại học ngoại thương.
8. Dương Phú Hiệp, Vũ Văn Hà, 2001, Toàn cầu hoá kinh tế, NXB Khoa
học xã hội.
9. Luật thương mại, 1997, NXB Chính trị Quốc gia.
10. Vương Đình Lam, 2006, “Hàng hải Việt Nam đổi mới và hội nhập vì
sự phát triển bền vững”, Tạp chí Giao thông Vận tải số 1+2/2006.
11. Niêm giám thống kê 2005, NXB Thống kê.
12. NOL_Anual Report, 2005, Financial Review.
13. Ths Vũ Trụ Phi, 2005, “Tình hình đội tàu vận tải biển nước ta hiện nay
và giải pháp huy động vốn để đầu tư phát triển”, Tạp chí Giao thông
Vận tải số 5/2005.
14. Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Sổ tay hội nhập kinh tế
thế giới.
15. Tổng công ty hàng hải Việt Nam, 2000, Đề án thí điểm loại hình Tổng
công ty tham gia vốn với doanh nghiệp thành viên.
16. Tổng công ty hàng hải Việt Nam, 2000, Báo cáo tóm tắt kết quả hoạt
động 5 năm (1996-2000) và kế hoạch đầu tư phát triển 2001-2010 của
Tổng công ty hàng hải Việt Nam.
17. Tổng công ty hàng hải Việt Nam, 2005, Báo cáo tóm tắt kết quả hoạt
động 5 năm (2001-2005).
18. Tổng công ty hàng hải Việt Nam, 2000, Đề án phát triển Tổng công ty
hàng hải Việt Nam đến năm 2010.
19. Tạp chí Giao thông Vận tải, các số năm 2005, 2006.
20. Tạp chí khoa học – công nghệ hàng hải, Trường Đại học hàng hải Việt
Nam, các số năm 2005.
21. Tạp chí kinh tế đối ngoại, Trường Đại học ngoại thương, các số năm
2005.
22. Thời báo Kinh tế Sài Gòn, số ngày 03/08/2006.
23. Thời báo Kinh tế Việt Nam, số ngày 28/07/2006.
24. UNCTAD, 2006, World Investment Report.
25. Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, 2003, Đề án quốc gia nâng
cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ Việt Nam.
26. PGS TS Đinh Ngọc Viện, 2002, Nghiên cứu các giải pháp tăng năng
lực cạnh tranh của ngành Hàng hải Việt Nam trong điều kiện hội nhập
quốc tế, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, NXB Giao thông
vận tải.
27. Viện chiến lược Bộ Giao thông Vận tải, 2002, Quy hoạch phát triển vận
tải biển Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
Các trang web:
28. www.aapa-ports.org
29. www.custums.gov.vn
30. www.imo.org
31. www.intercargo.org
32. www.nolweb.com
33. www.mof.gov.vn
34. www.mt.gov.vn
35. www.unctad.com
36. www.vinalines.com.vn
37. www.vpa.org.vn
38. www.viffas.org.vn
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB : Ngân hàng Phát triển Châu Á
AFTA : Khu vực mậu dịch tự do của ASEAN
APEC : Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương
ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ASEM : Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu
EU : Liên minh Châu Âu
FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GATT : Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại
GTVT : Giao thông Vận tải
IMF : Quỹ tiền tệ Quốc tế
IMO : Tổ chức Hàng hải Quốc tế
JETRO : Tổ chức xúc tiến mậu dịch Nhật Bản
JBIC : Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản
MFN : Quy chế Tối huệ quốc
NT : Chế độ đãi ngộ quốc gia
ODA : Các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức
OECF : Quỹ hợp tác kinh tế hải ngoại Nhật Bản
SEV : Hội đồng tương trợ kinh tế
SXKD : Sản xuất kinh doanh
UN : Tổ chức Liên hợp quốc
UNCTAD : Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc
VINALINES : Tổng công ty hàng hải Việt Nam
VINASHIN : Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam
XNK : Xuất nhập khẩu
WB : Ngân hàng thế giới
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ .. 5
1.1. Khái niệm của hội nhập kinh tế quốc tế .............................................. 5
1.1.1. Tính tất yếu của quá trình hội nhập ........................................................ 5
1.1.2. Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế ................................................... 9
1.2. Tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đến nền kinh tế
thế giới và Việt Nam ............................................................................. 12
1.2.1. Đối với nền kinh tế thế giới .................................................................... 12
1.2.2. Đối với Việt Nam ................................................................................... 15
1.3. Kinh nghiệm hội nhập kinh tế quốc tế của một số nƣớc trong khu
vực và thế giới ....................................................................................... 18
1.3.1. Nhật Bản ................................................................................................ 18
1.3.2. Trung Quốc ............................................................................................ 22
1.4. Xu hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới ...................... 25
1.4.1. Xu hướng hội nhập quốc tế .................................................................... 25
1.4.2. Xu thế phát triển của ngành hàng hải khu vực và thế giới....................... 28
CHƢƠNG 2. VINALINES VÀ QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ
QUỐC TẾ ....................................................................................................... 30
2.1. Vinalines ............................................................................................... 30
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .......................................................... 30
2.1.2. Các lĩnh vực kinh doanh của Vinalines................................................... 32
2.1.3. Đánh giá tình hình kinh doanh của Vinalines ......................................... 34
2.1.3.1. Về sản lượng ..................................................................................... 34
2.1.3.2. Về thị phần ........................................................................................ 34
2.1.3.3. Về năng suất ...................................................................................... 35
2.1.3.4. Về đầu tư ........................................................................................... 35
2.1.3.5. Về tài chính ....................................................................................... 36
2.2. Thực trạng hội nhập kinh tế tại Vinalines trong thời gian qua ......... 37
2.2.1. Các lĩnh vực tham gia của Vinalines vào quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế .................................................................................................... 37
2.2.2. Các kết quả hội nhập kinh tế quốc tế tại Vinalines ................................. 41
2.2.3. Đánh giá các điều kiện cần và đủ để tham gia hội nhập kinh tế quốc tế
của Vinalines .......................................................................................... 43
2.3. Cơ hội, thách thức đối với Vinalines trong quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế ............................................................................................... 44
2.3.1. Cơ hội .................................................................................................... 46
2.3.2. Thách thức ............................................................................................. 47
2.4. Những tồn tại trong hội nhập kinh tế quốc tế tại Vinalines ............... 50
CHƢƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH TỐC ĐỘ HỘI
NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TẠI VINALINES TRONG THỜI GIAN
TỚI .................................................................................................................. 54
3.1. Định hƣớng phát triển của Vinalines trong thời gian tới ................... 54
3.1.1. Mục tiêu ................................................................................................. 54
3.1.2. Định hướng chung .................................................................................. 55
3.1.3. Kế hoạch cụ thể ...................................................................................... 55
3.2. Những giải pháp nhằm đẩy mạnh tốc độ hội nhập kinh tế quốc tế
tại Vinalines trong thời gian tới ........................................................... 59
3.2.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp trong Vinalines
bằng cách chú trọng đào tạo nguồn nhân lực .......................................... 59
3.2.2. Khai thác thông tin và cung cấp kịp thời các nguồn thông tin về khách
hàng, cảng, chủ tàu, đại lý môi, giới ....................................................... 62
3.2.3. Đa dạng hoá dịch vụ, đơn giản, gọn nhẹ, hiện đại và mở rộng dịch vụ ra
nước ngoài ............................................................................................. 63
3.2.4. Tăng cường quản lý Nhà nước trong lĩnh vực vận tải biển ..................... 66
3.2.5. Nắm bắt các cơ hội chiếm lĩnh thị trường ............................................... 69
3.2.6. Tăng cường năng lực kinh doanh cho đội tàu biển và dành thị phần vận
tải cho đội tàu biển quốc gia ................................................................... 70
3.2.7. Đối với cảng biển ................................................................................... 73
3.2.8. Cần chú trọng tới việc xuất khẩu thuyền viên ......................................... 75
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 76
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Ngày nay, toàn cầu hoá và khu vực hoá đã trở thành một trong những xu
thế phát triển chủ yếu của quan hệ quốc tế. Xu thế này sẽ tiếp tục phát triển
mạnh trong thời gian tới. Như vậy, hội nhập hội nhập kinh tế quốc tế là một
đòi hỏi tất yếu, bức thiết của nước ta.
Trên thực tế, kinh tế Việt Nam đã hội nhập kinh tế thế giới từ lâu, nhưng
vẫn ở trình độ thấp, sơ khai. Hiện nay tuy Việt Nam đã tham gia AFTA,
ASEAN, nhưng sự tham gia đó vẫn dừng ở phạm vi hẹp, nhỏ cả về lĩnh vực
lẫn quy mô khối lượng … Trước yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước, trước yêu cầu của phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, chúng ta không thể không đẩy mạnh tốc độ, quy mô hội nhập
kinh tế quốc tế. Chỉ có hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả thì chúng ta mới
tạo ra được thế đứng mới trên thương trường quốc tế, mới hạn chế được
những đối xử không công bằng. Chỉ có hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta mới
tranh thủ được các nguồn lực về kinh tế, kỹ thuật phục vụ cho sự phát triển
kinh tế. Chỉ có hội nhập, chúng ta mới mở rộng được thị trường xuất nhập
khẩu, tạo điều kiện thận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm.
Rõ ràng, hội nhập kinh tế quốc tế là nhu cầu nội sinh của nền kinh tế nước
ta. Thời cơ đang đến, yêu cầu của chính bản thân đòi hỏi, không còn sự lựa
chọn nào khác có thể tốt hơn. Vấn đề đặt ra là chúng ta sẽ hội nhập như thế
nào để vẫn phát triển mà vẫn giữ được bản sắc, giữ được chủ quyền của mình.
Chúng ta có nhiều lợi thế để bước vào hội nhập. Nếu biết vận dụng đúng lợi
thế, chúng ta sẽ tạo ra nhiều cơ hội tốt để hội nhập. Chúng ta có thế mạnh về
con người, về lao động với trí thông minh, nhanh nhẹn, cần cù. Đất nước ta
nằm ở vị trí chiến lược trong bản đồ phát triển kinh tế thế giới và khu vực.
Nằm ở trung tâm của Thái Bình Dương nơi hội tụ các luồng vận tải biển quốc
tế, nơi giao thoa của các dòng chảy thương mại Âu-Á, Mỹ-Á, Đại Dương-Á,
2
và Phi-Á, Việt Nam có điều kiện rất thuận lợi để phát triển ngành hàng hải.
Trong những năm tiến hành cải cách, mở cửa, ngành Vận tải biển của Việt
Nam đã và đang phát triển rất nhanh chóng. Tổng khối lượng hàng hoá thông
qua cảng trong toàn quốc tăng bình quân 10%/năm. Riêng hàng container
trong giai đoạn đầu (1991-1996) tăng mạnh với 30-35%/năm. Tuy nhiên,
trong hoàn cảnh đất nước mở cửa hội nhập với khu vực và thế giới, hàng loạt
các hãng tàu lớn của thế giới đã có mặt tại Việt Nam, các hãng tàu này cạnh
tranh với nhau trên thị trường và cạnh tranh với ngành hàng hải Việt Nam còn
nhỏ yếu. Chỉ tính riêng lĩnh vực vận chuyển hàng hoá container đã có 25 hãng
tàu nước ngoài với gần 80 tàu biển trọng tải lớn thường xuyên hoạt động trên
các tuyến vận tải đến Việt Nam. Riêng các dịch vụ vận tải container trên các
tàu gom hàng (feeder) chủ yếu được đảm nhận bởi các công ty liên doanh và
công ty vận tải biển nước ngoài. Để giải quyết vấn đề này, kể từ khi thành lập,
Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines) cũng đang từng bước phát triển,
hội nhập vào xu thế chung của thế giới. Đã có một số bài viết gần đây nghiên
cứu về các cơ hội và thách thức khi hội nhập kinh tế quốc tế của Ngành hàng
hải Việt Nam nói chung và Vinalines nói riêng, nhưng vẫn chưa đi sâu vào
phân tích một cách tổng thể các hoạt động của Vinalines khi tham gia vào hội
nhập kinh tế quốc tế. Thiết nghĩ, bên cạnh nhận ra các cơ hội, thách thức và
việc học hỏi những kinh nghiệm của nước ngoài thì việc phân tích rút ra bài
học kinh nghiệm trong hội nhập kinh tế quốc tế cũng có ý nghĩa thiết thực
trong đẩy nhanh tốc độ hội nhập quốc tế của Vinalines, góp phần phát triển
ngành hàng hải Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hoá về kinh tế. Vì vậy, em
chọn đề tài Vinalines và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế làm luận văn tốt
nghiệp.
2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài sẽ tổng hợp các lý luận cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế, phân
tích, đánh giá vị trí và vai trò của hội nhập kinh tế quốc tế ở Vinalines trong
3
ngành hàng hải Việt Nam, trong nền kinh tế quốc dân về lý luận và thực tiễn
để từ đó rút ra các biện pháp đẩy mạnh tốc độ hội nhập và các kiến nghị để
thực thi các giải pháp này.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn là những lĩnh vực tham gia
hội nhập kinh tế quốc tế của ngành hàng hải và lấy địa bàn nghiên cứu là
Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines).
3. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sẽ sử dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh
các phương pháp duy vật lịch sử và duy vật biện chứng trong quá trình hoàn
thành luận văn.
4. Bố cục của đề tài:
Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận sẽ được phân thành 3 chương:
Chƣơng 1: Lý luận chung về hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương này đưa ra khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế; Những tác động
của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đến nền kinh tế thế giới và Việt Nam;
Giới thiệu một số kinh nghiệm hội nhập kinh tế quốc tế của một số nước trong
khu vực và trên thế giới và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian
tới (đặc biệt là xu thế phát triển của ngành hàng hải khu vực và thế giới).
Chƣơng 2: Vinalines và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương này giới thiệu về Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines),
quá trình hình thành phát triển và thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế của
Vinalines. Qua đó đánh giá những tồn tại trong hội nhập kinh tế quốc tế của
Vinalines cũng như phân tích các điều kiện cần và đủ để tham gia hội nhập
kinh tế quốc tế, các cơ hội, thách thức đối với Vinalines trong hội nhập kinh
tế quốc tế để có đánh giá, nhận xét tổng quan và rút ra bài học kinh nghiệm.
Chƣơng 3: Các giải pháp nhằm đẩy mạnh tốc độ hội nhập kinh tế quốc tế
tại Vinalines trong thời gian tới.
4
Chương này đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm đẩy mạnh tốc độ
hội nhập kinh tế quốc tế tại Vinalines trong thời gian tới.
5. Kết quả dự kiến đạt được: Đề tài dự kiến đạt được những kết quả sau:
- Hệ thống hoá các lý luận về hội nhập kinh tế quốc tế, và kinh nghiệm của
một số nước khi hội nhập.
- Đánh giá thực trạng các lĩnh vực tham gia hội nhập kinh tế quốc tế của
Vinalines trong giai đoạn hiện nay.
- Trên cơ sở kết quả đạt được, luận văn sẽ đưa ra một số các giải pháp với
hy vọng đóng một phần công sức nhằm đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế tại Vinalines trong thời gian tới.
- Đồng thời luận văn cũng chỉ ra những vấn đề cần phải tiếp tục nghiên
cứu để tăng cường hơn nữa khả năng phát triển của Vinalines trong tình hình
hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
5
CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1. Khái niệm của hội nhập kinh tế quốc tế:
1.1.1. Tính tất yếu của quá trình hội nhập.
Từ những năm 80 của thế kỷ XX, nền kinh tế thế giới đã chịu tác động
của hàng loạt các xu thế mới đó là các xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế thế
giới, xu thế hoà bình hợp tác, chuyển từ đối đầu sang đối thoại, dành mọi sự
ưu tiên cho các nguồn lực phát triển kinh tế và đặc biệt là cuộc cách mạng
khoa học kỹ thuật công nghệ. Những xu thế này ngày càng phát triển, phản
ánh mọi mặt đời sống kinh tế thế giới và giữ vai trò chủ đạo trong việc định
hướng phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung cũng như sự phát triển
kinh tế của từng quốc gia nói riêng.
(a) Xu thế phát triển mang tính bùng nổ của cuộc cách mạng
khoa học kỹ thuật và công nghệ.
Một trong những đặc điểm nổi bật của sự phát triển kinh tế thế giới từ
thập kỷ 90 đến nay là số hoá nền kinh tế thế giới. Đó là do xu thế phát triển
mang tính bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ, đặc
biệt là trong lĩnh vực công nghệ tin học. Bên cạnh các lĩnh vực công nghệ
hiện đại như công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tiên tiến
trong quản lý,… thì việc công nghệ tin học phát triển mạnh mẽ đã là đầu tầu
quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Tiếp đó “Cuộc cách
mạng tin học lần thứ hai” được Mỹ mở đầu bằng việc xây dựng xa lộ thông
tin đã dấy lên một trào lưu mới trên thế giới. Trào lưu này phát triển làm cho
cuộc đua tranh giữa các nước trong việc tìm ra những công nghệ mới, những
vật liệu mới phục vụ cho việc phát triển kinh tế ngày càng quyết liệt. Đó cũng
là xu thế phát triển chung và tất yếu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật.
Sự phát triển chung này ngày càng mang tính toàn cầu sâu sắc. Tính toàn cầu
này đã thể hiện ở tất cả các khâu, từ khâu sản xuất được phân công chuyên
6
môn hoá dến toàn cầu hoá trong khâu phân phối, tiêu thụ và tái sản xuất.
Chính sự chuyên môn hoá cao này thúc đẩy sự hợp tác quốc tế về kinh tế. Vì
vậy các quốc gia không thể đứng ngoài quá trình này, các quốc gia phải tham
gia vào phân công chuyên môn hoá trên toàn thế giới và phải hội nhập để phát
triển.
Tóm lại, chính sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật đã làm
phá vỡ hàng rào ngăn cách địa giới trong giao dịch của con người trên tất cả
các mặt giữa các quốc gia. Điều này đã đẩy quốc tế hoá kinh tế lên một thời
kỳ mới, thời kỳ toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới. Các quốc gia dù muốn hay
không đều chịu tác động của quá trình này và đương nhiên để tồn tại và phát
triển trong điều kiện ngày nay không thể không tham gia vào quá trình toàn
cầu hoá, tức là phải hội nhập kinh tế quốc tế.
(b) Xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới và sự phát
triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường.
Thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ và ngày càng giữ vai trò quan
trọng trong việc tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế thế giới. Doanh số mậu
dịch thế giới không ngừng tăng cao. Nếu như những năm 80 doanh số mậu
dịch hàng hoá thế giới là 2 nghìn tỷ USD, thì đến những năm gần đây con số
này đã là gần 8 nghìn tỷ USD [22].
Tốc độ tă