Sơn La là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn đang trong quá trình
hình thành và phát triển nền kinh tế thị trƣờng, từng bƣớc hòa nhập với nền
kinh tế của cả nƣớc trong thời buổi hội nhập quốc tế. Với những nét đặc thù
về vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, văn hóa xã hội, môi trƣờng kinh doanh ở
tỉnh Sơn La nói chung và thành phố Sơn La nói riêng có nhiều nét khá phức
tạp và khó khăn cho các doanh nghiệp t rong quá trình hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, nhờ sự đầu tƣ mạnh mẽ từ phía Nhà
nƣớc Việt Nam cho các tỉnh khó khăn miền núi phía Bắc, đặc biệt là công
trình thủy điện Sơn La chính thức khởi công và tiến tới phát điện tổ máy số 1
vào cuối năm 2010, bộ mặt nền kinh tế của cả tỉnh đã trở nên khởi sắc hơn rất
nhiều. Sơn La hứa hẹn sẽ là một thị trƣờng tiềm năng trong tƣơng lai gần.
Trong những năm qua, Trung tâm viễn thông (TTVT) thành phố Sơn
La (tiền thân là TTVT 1 tỉnh Sơn La) luôn là đơn vị đi đầu trong ngành viễn
thông của toàn tỉnh. Trƣớc đây Trung tâm trực thuộc Bƣu điện tỉnh Sơn La và
mọi đƣờng lối chính sách kinh doanh đều theo định hƣớng kiểu cũ, hạch toán
kế toán theo nhà nƣớc. Từ năm 2006, TTVT thành phố tách khỏi Bƣu điện
Tỉnh và thuộc trục dọc của tập đoàn Bƣu chính viễn thông Việt Nam VNPT,
hoạt động kinh doanh riêng và không còn phụ thuộc vào nguồn ngân sách nhà
nƣớc. Bƣớc đổi mới đó khiến TTVT thành phố Sơn La có nhiều cơ hội để
phát triển hơn, tuy nhiên cũng mang lại không ít khó khăn do vẫn là những
con ngƣời cũ mà vẫn chƣa có chiến lƣợc phát triển mới. Ở TTVT Sơn La và
khá nhiều các doanh nghiệp có gốc nhà nƣớc khác, công việc kinh doanh
thƣờng đƣợc thực hiện theo kinh nghiệm, doanh nghiệp thƣờng sản xuất rồi
tìm kiế m khách hàng, họ thƣờng ít quan tâm đến việc tìm hiểu khách hàng
mong muốn gì. Một cán bộ thuộc phòng kinh doanh của trung tâm cũng đã
2
từng chia sẻ rằng họ đang kinh doanh theo kiểu vừa học vừa làm, từng bƣớc
làm quen dần. Môi trƣờng cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt hơn với sự tham
gia của nhiều doanh nghiệp khác nhƣ Viettel Telecom, Vietnamobile, EVN
Telecom khiến cho thế độc quyền của ngành Bƣu điện cũ không còn nữa,
thêm vào đó là tình hình kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn sau khủng
hoảng. Trƣớc tình hình đó, đổi mới tƣ duy kinh doanh cũng nhƣ việc học hỏi
những kiến thức, phƣơng pháp kinh doanh mới là điều tất yếu mà lãnh đạo
cũng nhƣ nhân viên của TTVT thành phố Sơn La phải làm đƣợc. Với mong
muốn đóng góp một chút công sức cho ngành viễn thông của quê hƣơng Sơn
La, tôi đã quyết định chọn đề tài “XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC CẠNH
TRANH CHO TRUNG TÂM VIỄN THÔNG THÀNH PHỐ SƠN LA GIAI
ĐOẠN 2010-2015” làm khóa luận tốt nghiệp.
92 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1810 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xây dựng chiến lược cạnh tranh cho trung tâm viễn thông thành phố Sơn La giai đoạn 2010-2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ
----------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC CẠNH TRANH CHO
TRUNG TÂM VIỄN THÔNG THÀNH PHỐ SƠN LA
GIAI ĐOẠN 2010-2015
Sinh viên thực hiện : Lƣơng Nhƣ Ngọc
Lớp : Nhật 2
Khóa : 45B
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Bùi Liên Hà
Hµ Néi - 05/2010
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƢỢC CẠNH TRANH............. 5
1. Những vấn đề chung về chiến lƣợc cạnh tranh ........................................... 5
1.1. Một số khái niệm .................................................................................. 5
1.1.1. Chiến lƣợc ....................................................................................... 5
1.1.2. Chiến lƣợc kinh doanh ..................................................................... 5
1.1.3. Chiến lƣợc cạnh tranh ...................................................................... 6
1.2. Phân loại chiến lƣợc cạnh tranh ............................................................ 7
1.2.1. Chiến lƣợc chi phí thấp .................................................................... 7
1.2.2. Chiến lƣợc khác biệt hoá ................................................................. 8
1.2.3. Chiến lƣợc trọng tâm ....................................................................... 9
2. Quy trình xây dựng chiến lƣợc cạnh tranh ................................................ 10
2.1. Xây dựng nhiệm vụ, mục tiêu chiến lƣợc ............................................ 10
2.2. Phân tích môi trƣờng kinh doanh ........................................................ 12
2.2.1. Phân tích nội bộ doanh nghiệp thông qua chuỗi giá trị ................... 12
2.2.2. Phân tích ảnh hƣởng của môi trƣờng vĩ mô (PEST) ....................... 15
2.2.3. Phân tích môi trƣờng ngành kinh doanh theo mô hình 5 yếu tố tác
động của Micheal Porter .......................................................................... 18
2.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh và vị thế cạnh tranh của công ty ........... 24
2.3.1. Ma trận SWOT .............................................................................. 24
2.3.2. Mô hình ma trận McKinsey ........................................................... 25
2.4. Lựa chọn phƣơng án chiến lƣợc .......................................................... 27
CHƢƠNG II: XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC CẠNH TRANH CHO
TRUNG TÂM VIỄN THÔNG THÀNH PHỐ SƠN LA GIAI ĐOẠN
2010-2015 .................................................................................................... 29
1. Giới thiệu về Trung tâm viễn thông thành phố Sơn La ............................. 29
1.1 Các thông tin chung về Trung tâm viễn thông thành phố Sơn La ......... 29
1.2. Cơ cấu tổ chức .................................................................................... 30
1.3. Chức năng nhiệm vụ và lĩnh vực kinh doanh ...................................... 32
1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh trong thời gian qua ........................... 32
2. Xây dựng chiến lƣợc cạnh tranh cho Trung tâm viễn thông thành phố Sơn
La ................................................................................................................. 33
2.1. Xác định nhiệm vụ, mục tiêu chiến lƣợc ............................................. 33
2.1.1. Dịch vụ viễn thông di động............................................................ 34
2.1.2. Dịch vụ viễn thông cố định ............................................................ 34
2.1.3. Dịch vụ Internet và các dịch vụ liên quan đến Internet .................. 34
2.2. Phân tích môi trƣờng kinh doanh ........................................................ 35
2.2.1. Phân tích môi trƣờng nội bộ doanh nghiệp .................................... 35
2.2.2. Phân tích ảnh hƣởng của môi trƣờng vĩ mô ................................... 41
2.2.3. Phân tích ảnh hƣởng của môi trƣờng ngành ................................... 45
2.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của các loại hình dịch vụ ...................... 58
2.3.1. Phân tích SWOT ............................................................................ 58
2.3.2. Xây dựng mô hình ma trận McKinsey ........................................... 59
2.4. Lựa chọn phƣơng án chiến lƣợc............................................................. 62
2.4.1. Dịch vụ viễn thông di động............................................................ 62
2.4.2. Dịch vụ viễn thông cố định ............................................................ 63
2.4.3. Dịch vụ Internet và các dịch vụ liên quan đến Internet .................. 64
CHƢƠNG III CÁC GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI CHIẾN LƢỢC CẠNH
TRANH CHO TRUNG TÂM VIỄN THÔNG THÀNH PHỐ SƠN LA
GIAI ĐOẠN 2010-2015 .............................................................................. 65
1. Những giải pháp chung cho toàn bộ doanh nghiệp ................................... 65
1.1. Giải pháp về bộ máy quản trị .............................................................. 65
1.2. Giải pháp về nhân sự ........................................................................... 66
1.3. Giải pháp về tài chính – kế toán .......................................................... 67
1.4. Giải pháp về nghiên cứu và phát triển ................................................. 67
1.5. Giải pháp về cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin .................................... 68
2. Những giải pháp cạnh tranh cho các loại hình dịch vụ .............................. 69
2.1. Dịch vụ viễn thông di động – chiến lƣợc khác biệt hóa ....................... 69
2.1.1. Giải pháp về cung ứng đầu vào ...................................................... 69
2.1.2. Giải pháp về quản trị chất lƣợng dịch vụ ....................................... 70
2.1.3. Giải pháp về Marketing – bán hàng ............................................... 70
2.1.4. Giải pháp về dịch vụ sau bán hàng................................................. 72
2.2. Dịch vụ viễn thông cố định – chiến lƣợc chi phí thấp.......................... 73
2.2.1. Giải pháp về cung ứng đầu vào ...................................................... 73
2.2.2. Giải pháp về quản trị chất lƣợng dịch vụ ....................................... 73
2.2.3. Giải pháp về Marketing – bán hàng ............................................... 74
2.2.4. Giải pháp về dịch vụ sau bán hàng................................................. 74
2.3. Dịch vụ Internet và các dịch vụ liên quan đến Internet – chiến lƣợc tập
trung khác biệt hóa .................................................................................... 75
2.3.1. Giải pháp về cung ứng đầu vào ...................................................... 75
2.3.2. Giải pháp về quản trị chất lƣợng dịch vụ ....................................... 75
2.3.3. Giải pháp về Marketing – bán hàng ............................................... 76
2.3.4. Giải pháp về dịch vụ sau bán hàng................................................. 79
3. Giải pháp gia tăng sức cạnh tranh dựa trên liên kết giữa các loại hình dịch
vụ ................................................................................................................. 80
4. Một số kiến nghị ....................................................................................... 82
KẾT LUẬN ................................................................................................. 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 86
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Mô hình chuỗi giá trị của Micheal Porter ........................................ 12
Hình 2: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael E. Porter ......................... 19
Hình 3: Mô hình ma trận SWOT ................................................................. 25
Hình 4: Ví dụ mô hình ma trận McKinsey ................................................... 27
Hình 5: Sơ đồ tổ chức Trung tâm viễn thông thành phố Sơn La ................... 30
Hình 6: Mô hình ma trận McKinsey đối với 3 dịch vụ của Trung tâm .......... 61
viễn thông thành phố Sơn La ........................................................................ 61
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Tình hình phát triển doanh thu của Trung tâm viễn thông ............... 32
thành phố Sơn La ......................................................................................... 32
Bảng 2: Tình hình nhân sự Trung tâm viễn thông thành phố Sơn La ............ 37
đến tháng 3 năm 2010 .................................................................................. 37
Bảng 3: Thị phần viễn thông di động thành phố Sơn La ............................... 47
(tính đến tháng 2/2010) ................................................................................ 47
Bảng 4: Thị phần viễn thông cố định thành phố Sơn La ............................... 51
(tính đến tháng 2/2010) ................................................................................ 51
Bảng 5: Thị phần dịch vụ Internet ADSL thành phố Sơn La......................... 54
(tính đến tháng 2/2010) ................................................................................ 54
Bảng 6: Phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bằng SWOT......... 58
Bảng 7: Bảng đánh giá mức hấp dẫn của ngành ........................................... 60
Bảng 8: Bảng đánh giá vị thế cạnh tranh của các loại hình dịch vụ ............... 60
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
- 3G (Third-generation technology): công nghệ truyền thông thế hệ thứ
ba
- ADSL (Asymmetric Digital Subscriber Line): mạng Internet băng
thông rộng
- BTS (Base Transceiver Station): trạm thu phát sóng di động
- CDMA (Code Division Multiple Access): hệ thống đa truy cập chia
theo mã
- DTH (Direct to home): dịch vụ truyền hình kỹ thuật số qua vệ tinh
- FTTH (Fiber to the home): dịch vụ Internet cáp quang
- GDP (Gross Domestic Product): tổng sản phẩm nội địa
- GSM (Global System for Mobile Communications): hệ thống thông tin
di động toàn cầu
- MyTV: dịch vụ truyền hình tƣơng tác giao thức mạng
- SBU (Strategic business unit): đơn vị kinh doanh chiến lƣợc
- TTVT: Trung tâm viễn thông
- VOIP (Voice over Internet Protocol): truyền giọng nói trên giao thức
Internet
- VNPT (Vietnam Posts and Telecommunications Corporation): tập đoàn
bƣu chính viễn thông Việt Nam
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sơn La là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn đang trong quá trình
hình thành và phát triển nền kinh tế thị trƣờng, từng bƣớc hòa nhập với nền
kinh tế của cả nƣớc trong thời buổi hội nhập quốc tế. Với những nét đặc thù
về vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, văn hóa xã hội, môi trƣờng kinh doanh ở
tỉnh Sơn La nói chung và thành phố Sơn La nói riêng có nhiều nét khá phức
tạp và khó khăn cho các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, nhờ sự đầu tƣ mạnh mẽ từ phía Nhà
nƣớc Việt Nam cho các tỉnh khó khăn miền núi phía Bắc, đặc biệt là công
trình thủy điện Sơn La chính thức khởi công và tiến tới phát điện tổ máy số 1
vào cuối năm 2010, bộ mặt nền kinh tế của cả tỉnh đã trở nên khởi sắc hơn rất
nhiều. Sơn La hứa hẹn sẽ là một thị trƣờng tiềm năng trong tƣơng lai gần.
Trong những năm qua, Trung tâm viễn thông (TTVT) thành phố Sơn
La (tiền thân là TTVT 1 tỉnh Sơn La) luôn là đơn vị đi đầu trong ngành viễn
thông của toàn tỉnh. Trƣớc đây Trung tâm trực thuộc Bƣu điện tỉnh Sơn La và
mọi đƣờng lối chính sách kinh doanh đều theo định hƣớng kiểu cũ, hạch toán
kế toán theo nhà nƣớc. Từ năm 2006, TTVT thành phố tách khỏi Bƣu điện
Tỉnh và thuộc trục dọc của tập đoàn Bƣu chính viễn thông Việt Nam VNPT,
hoạt động kinh doanh riêng và không còn phụ thuộc vào nguồn ngân sách nhà
nƣớc. Bƣớc đổi mới đó khiến TTVT thành phố Sơn La có nhiều cơ hội để
phát triển hơn, tuy nhiên cũng mang lại không ít khó khăn do vẫn là những
con ngƣời cũ mà vẫn chƣa có chiến lƣợc phát triển mới. Ở TTVT Sơn La và
khá nhiều các doanh nghiệp có gốc nhà nƣớc khác, công việc kinh doanh
thƣờng đƣợc thực hiện theo kinh nghiệm, doanh nghiệp thƣờng sản xuất rồi
tìm kiếm khách hàng, họ thƣờng ít quan tâm đến việc tìm hiểu khách hàng
mong muốn gì. Một cán bộ thuộc phòng kinh doanh của trung tâm cũng đã
1
từng chia sẻ rằng họ đang kinh doanh theo kiểu vừa học vừa làm, từng bƣớc
làm quen dần. Môi trƣờng cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt hơn với sự tham
gia của nhiều doanh nghiệp khác nhƣ Viettel Telecom, Vietnamobile, EVN
Telecom khiến cho thế độc quyền của ngành Bƣu điện cũ không còn nữa,
thêm vào đó là tình hình kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn sau khủng
hoảng. Trƣớc tình hình đó, đổi mới tƣ duy kinh doanh cũng nhƣ việc học hỏi
những kiến thức, phƣơng pháp kinh doanh mới là điều tất yếu mà lãnh đạo
cũng nhƣ nhân viên của TTVT thành phố Sơn La phải làm đƣợc. Với mong
muốn đóng góp một chút công sức cho ngành viễn thông của quê hƣơng Sơn
La, tôi đã quyết định chọn đề tài “XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC CẠNH
TRANH CHO TRUNG TÂM VIỄN THÔNG THÀNH PHỐ SƠN LA GIAI
ĐOẠN 2010-2015” làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích cụ thể các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của
TTVT thành phố Sơn La, từ đó xây dựng chiến lƣợc cạnh tranh hợp lý cho
từng đơn vị kinh doanh chiến lƣợc.
Xây dựng các giải pháp cụ thể để triển khai thành công các chiến lƣợc
đã đề ra.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
TTVT Sơn La hoạt động trên 3 lĩnh vực chính là dịch vụ viễn thông di
động (Vinaphone), dịch vụ viễn thông cố định, dịch vụ Internet và các dịch vụ
liên quan đến Internet. Tuy đều thuộc dịch vụ viễn thông nhƣng với mỗi lĩnh
vực lại có mức độ cạnh tranh với các đối thủ, đối tƣợng khách hàng, các nhà
cung cấp, mức độ đóng góp cho doanh thu, vị thế kinh doanh… khác nhau. Vì
vậy trong nghiên cứu này tôi tách rời 3 lĩnh vực kinh doanh đó thành 3 đơn vị
kinh doanh chiến lƣợc (SBU) và sẽ xây dựng 3 chiến lƣợc cạnh tranh khác
nhau cho từng loại hình dịch vụ này.
2
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp thu thập dữ liệu
+ Dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp đƣợc lấy từ nhiều nguồn nhƣ:
TTVT thành phố Sơn La, Sở Thông tin và truyền thông Sơn La, Cục
Thống kê tỉnh Sơn La, báo chí và Internet.
+ Dữ liệu sơ cấp: phỏng vấn một số lãnh đạo TTVT thành phố
Sơn La, lãnh đạo Sở Thông tin và truyền thông Sơn La.
- Phƣơng pháp xử lý dữ liệu: so sánh, phân tích, tổng hợp, tính toán
một số chỉ số tài chính, thống kê đơn giản.
4. Nội dung nghiên cứu
+ Tìm hiểu và phân tích môi trƣờng bên trong, môi trƣờng ngành
và môi trƣờng vĩ mô có ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
+ Xây dựng chiến lƣợc cạnh tranh trên cơ sở phân tích và đánh
giá vị thế cạnh tranh và triển vọng của ngành.
+ Xây dựng các giải pháp triển khai thực hiện thành công chiến
lƣợc.
5. Kết cấu nội dung đề tài
Đề tài đƣợc chia làm ba phần chính
Chƣơng 1: Tổng quan về chiến lƣợc cạnh tranh
Chƣơng 1 trình bày những phần lý thuyết có liên quan đến đề tài bao
gồm: các khái niệm cơ bản về chiến lƣợc cạnh tranh, quy trình xây dựng
chiến lƣợc, trong đó có giới thiệu các công cụ đƣợc sử dụng trong nghiên cứu.
Chƣơng 2: Xây dựng chiến lƣợc kinh doanh cho Trung tâm viễn thông
thành phố Sơn La giai đoạn 2010-2015
3
Nội dung chƣơng gồm giới thiệu khái quát về doanh nghiệp và trình
bày quy trình xây dựng chiến lƣợc kinh doanh cho 3 đơn vị kinh doanh chiến
lƣợc.
Chƣơng 3: Các giải pháp triển khai chiến lƣợc cạnh tranh cho Trung
tâm viễn thông thành phố Sơn La giai đoạn 2010-2015
Chƣơng gồm một hệ thống các giải pháp đƣợc đƣa ra nhằm thực hiện
các chiến lƣợc đã đƣợc chọn ở chƣơng 2 cùng một số kiến nghị với các bên
hữu quan.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thạc sỹ Bùi Liên Hà – phó khoa
Quản trị kinh doanh Đại học Ngoại Thƣơng Hà Nội, ngƣời đã giúp tôi trong
từng bƣớc nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Đồng thời tôi cũng muốn gửi lời
cảm ơn đến ông Lƣơng Nhƣ Thủy – giám đốc TTVT thành phố Sơn La và bà
Nguyễn Thị Ca – cán bộ Cục Thống kê tỉnh Sơn La đã giúp tôi thu thập
những tài liệu, số liệu quan trọng để hoàn thành đề tài này.
4
CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƢỢC CẠNH TRANH
1. Những vấn đề chung về chiến lƣợc cạnh tranh
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Chiến lƣợc
Khái niệm chiến lƣợc đƣợc bắt nguồn từ nghệ thuật quân sự. Chiến
lƣợc là phƣơng cách để chiến thắng một cuộc chiến tranh. Thời Alexander đại
đế (khoảng năm 330 trƣớc Công nguyên), chiến lƣợc quân sự là kỹ năng khai
thác các lực lƣợng và tạo dựng hệ thống thống trị toàn cục. Theo cơ sở lý
thuyết này, quân đội có thể đè bẹp đối thủ (thậm chí là đối thủ mạnh hơn,
đông hơn) nếu có thể dẫn dắt thế trận và đƣa đối thủ vào trận địa thuận lợi cho
việc triển khai các khả năng của mình.
Giáo trình quản trị chiến lƣợc của Đại học Kinh tế quốc dân đƣa ra định
nghĩa “Chiến lƣợc là những cách thức mà nhờ đó những mục tiêu dài hạn có
thể đạt đƣợc”. [8]
Năm 1978, McKinsey cũng đƣa ra một khái niệm về chiến lƣợc:
“Chiến lƣợc là một tập hợp của các chuỗi hoạt động đƣợc thiết kế nhằm tạo ra
lợi thế cạnh tranh bền vững”. [2]
Năm 1980, Quinn đƣa ra một khái niệm khác về chiến lƣợc: “Chiến lƣợc
là mô thức hay kế hoạch tích hợp các mục tiêu chính yếu, các chính sách, và
chuỗi hành động vào một tổng thể đƣợc cố kết một cách chặt chẽ”. [11]
Tóm lại, chiến lƣợc có thể hiểu là tập hợp những hoạt động để khai thác
hiệu quả các nguồn lực nhằm mục đích tạo ra lợi thế cho mình.
1.1.2. Chiến lƣợc kinh doanh
Theo Alfred Chandler (ĐH Harvard), chiến lƣợc trong kinh doanh là
“tiến trình xác định những mục tiêu cơ bản, dài hạn của doanh nghiệp, lựa
5
chọn phƣơng thức hoặc tiến trình hành động và phân bổ các nguồn lực cần
thiết để đạt đƣợc các mục tiêu đó”.[4]
Theo tập đoàn tƣ vấn Boston, “Chiến lƣợc kinh doanh là những xác
định sự phân bổ nguồn lực sẵn có với mục đích làm thay đổi thế cân bằng
cạnh tranh và chuyển lợi thế về phía mình”.[4]
Theo Micheal E. Porter – giáo sƣ chiến lƣợc hàng đầu của Havard,
“Chiến lƣợc kinh doanh để đƣơng đầu với cạnh tranh là sự kết hợp giữa mục
tiêu cần đạt đến và các phƣơng tiện mà doanh nghiệp cần tìm để thực hiện
đƣợc các mục tiêu đó”.[6]
Tóm lại, có rất nhiều khái niệm đƣợc các nhà nghiên cứu kinh tế đƣa
ra, tuy nhiên trong nghiên cứu này, có thể hiểu chiến lƣợc kinh doanh là tổng
thể những quyết định của doanh nghiệp về việc lựa chọn phƣơng tiện và phân
bổ các nguồn lực của mình nhằm đạt đƣợc một mục tiêu xác định.
1.1.3. Chiến lƣợc cạnh tranh
Theo Michael E. Porter, chiến lƣợc cạnh tranh gồm những hoạt động
nhằm mục đích thu hút khách hàng, chống đỡ các sức ép cạnh tranh, gia tăng
vị thế cạnh tranh trên thị trƣờng. [5]
Mục tiêu của áp dụng các chiến lƣợc cạnh tranh là để thu đƣợc lợi thế
cạnh tranh bền vững, chăm sóc nhóm khách hàng trung thành, giành ƣu thế
trƣớc đối thủ cạnh tranh một cách lành mạnh và có đạo đức.
Chiến lƣợc cạnh tranh có phạm vi hẹp hơn chiến lƣợc kinh doanh, nó
tập trung vào các kế hoạch quản trị cụ thể hơn để giành lấy thành công.
Tóm lại, chiến lƣợc cạnh tranh là tổng thể những hoạt động phân bổ và
sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp kết hợp với điều kiện môi trƣờng
kinh doanh bên ngoài nhằm đạt đƣợc những mục tiêu cụ thể trên thị trƣờng.
6
1.2. Phân loại chiến lƣợc cạnh tranh
1.2.1. Chiến lƣợc chi phí thấp
Chiến lƣợc chi phí thấp là chiến lƣợc mà theo đó doanh nghiệp tập
trung mọi nỗ lực của mình cho một mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu chi phí
sao cho tổng chi phí thấp hơn so với các đối thủ cạnh