1.1. Đặt vấn đề
Quinn (1980): “Chiến lược là mô thức hay kế hoạch tích hợp các mục tiêu chính yếu, các chính sách, và chuỗi hành động vào một tổng thể được cố kết một cách chặt chẽ”. Johnson và Scholes: “Chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổ chức về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạng các nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường và thỏa mãn mong đợi của các bên hữu quan”. Garry D. Smith (1991) cho rằng: “Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu tổ chức; Đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như tương lai”.
Việt nam là nước có diện tích trồng mía và SX đường lớn. Từ năm 2000, ngành mía đường đã được Đảng và Nhà nước xác định là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Ngày càng có nhiều công ty trong lĩnh vực SXKD mía đường được thành lập như: Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa, Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn, Công ty Cổ phần Mía đường Bourbon Tây Ninh, Công ty Mía đường Nghệ An - Tatte&Lyle, Công ty Mía đường Cần Thơ, Công ty Mía đường Sóc Trăng,.Đã góp phần thúc đẩy ngành mía đường trong nước phát triển và mở ra nhiều cơ hội cho nguời trồng mía.
Tuy nhiên, trong thời gian qua ngành mía đường Việt Nam luôn biến động không ngừng, trong nhiều năm qua ngành mía đường đã không thể vươn lên trở thành ngành kinh tế quan trọng như yêu cầu. Trong quá trình hội nhập, nhất là khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì các công ty mía đường Việt Nam nói chung cũng như Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa nói riêng đang đứng trước nhiều cơ hội cũng như thử thách mới.
Bất kỳ một Công ty hay một DN nào cũng cần có tầm nhìn chiến lược để không bị đối thủ cạnh tranh lấn áp, tận dụng những cơ hội cũng như hạn chế những nguy cơ ảnh hưởng xấu đến Công ty; Từ đó, có những bước đi phù hợp với môi trường KD.
Với việc môi trường KD ngày càng trở nên khó khăn hơn, nếu chỉ dựa vào những ưu thế trước đây mà không thay đổi thì Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa khó có thể đứng vững ở vị trí hiện tại và phát triển trong lĩnh vực KD mía đường. Với mong muốn có thể xây dựng một CLKD thích hợp cho Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa, tôi đã chọn đề tài: “Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích tình hình hoạt động KD và vị thế của Công ty trên thương trường nhằm phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu, cũng như những cơ hội và thách thức; Từ đó, đề ra các CLKD thích hợp và các giải pháp để thực hiện CLKD cho Công ty.
Giúp Công ty đạt được vị thế cạnh tranh thuận lợi trên thương trường và thích ứng tốt với những biến động ngày càng phức tạp của môi trường KD. Hy vọng Công ty sẽ chinh phục và chiếm lĩnh thị trường trong nước và từng bước mở rộng ra thị trường nước ngoài trong lĩnh vực SXKD đường và các SP khác.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Phát hiện và phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình SXKD của Công ty bao gồm:
- Phân tích môi trường bên trong để phát hiện ra những điểm manh, điểm yếu.
- Phân tích môi trường bên ngoài để nhận diện những cơ hội và thách thức.
- Sử dụng các công cụ phân tích như: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài – EFE, Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong – IFE, kết hợp Ma trận SWOT, Ma trận IE (Ma trận bên trong, bên ngoài), Ma trận QSPM để xây dựng phương án và lựa chọn CLKD phù hợp cho Công ty.
Từ những phân tích trên sẽ đề ra giải pháp cho các chiến lược được lựa chọn.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Thời gian nghiên cứu
Từ 24/03/2008 đến 07/06/2008.
1.3.2. Địa bàn, đối tượng nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu là Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa. Trụ sở chính: Khu công nghiệp Biên Hòa 1, P. An Bình, Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai.
Đối tượng nghiên cứu: Công ty hoạt động KD trong nhiều lĩnh vực như: SXKD các SP mía đường, các SP SX có sử dụng đường, SP SX từ phụ phẩm, phế phẩm của ngành mía đường; Mua bán máy móc, thiết bị, vật tư ngành mía đường; Sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt các thiết bị ngành mía đường; Thi công các công trình xây dựng và công nghiệp; Mua bán, đại lý, ký gởi hàng nông sản, thực phẩm công nghệ, nguyên liệu, vật tư ngành mía đường, Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu đến các SP mía đường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Chương 1: Mở đầu
Chương này nêu lên các vấn đề: Lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu của đề tài (bao gồm mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể), phạm vi nghiên cứu (thời gian, địa bàn và đối tượng nghiên cứu), cấu trúc của khóa luận.
Chuơng 2: Tổng quan
Chương này bao gồm phần tổng quan về tài liệu liệu nghiên cứu: Nêu lên các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, các đề tài về quản trị chiến lược nghiên cứu trước đó; Nhận xét sơ bộ cách phân tích cũng như về phương pháp mà các tác giả trước đó đã nghiên cứu, từ đó định hình hướng phân tích và lựa chọn phương pháp nghiên cứu cho đề tài. Chương này cũng nêu lên tổng quan về Công ty nghiên cứu bao gồm việc giới thiệu chung về Công ty, lịch sử hình thành và phát triển của Công ty, kết quả SXKD trong thời gian qua và những thành tích đạt được, vị thế hiện tại của Công ty.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương này nêu lên nội dung nghiên cứu bao gồm cở sở lý thuyết trình bày những lý thuyết có liên quan đến đề tài, nêu lên các khái niệm cơ bản về chiến lược, quản trị chiến lược, quy trình xây dựng chiến lược, các công cụ cần thiết để phân tích và lựa chọn chiến lược nhằm giúp người đọc dễ theo dõi và hiểu rõ hơn nội dung của đề tài, nhất là ở phần chương Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Đây là chương trình bày kết quả nghiên cứu được từ quá trình nghiên cứu bao gồm: Phân tích môi trường bên trong để phát hiện các điểm mạnh và điểm yếu, phân tích môi trường bên ngoài để phát hiện ra các cơ hội và đe dọa, từ đó làm căn cứ để xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE), xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE), xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh. Trong chương này sẽ đề ra các mục tiêu chiến lược, sử dụng các công cụ như: Ma trận SWOT, ma trận đánh giá các yếu tố bên trong – bên ngoài (Ma trận IE), ma trận QSPM để lựa chọn các chiến lược đề xuất. Trong chương này cũng sẽ đề xuất các giải pháp để thực hiện các chiến lược được lựa chọn, kết hợp với việc sử dụng các phần mềm như Excel, Crystal Ball để phân tích rủi ro và dự báo một vài chỉ tiêu quan trọng của công ty.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Chương này trình bày những kết quả chính mà khóa luận đã đạt được trong quá trình thực hiện khóa luận là những nội dung đã thực hiện và phân tích trong chương 4, các ý nghĩa được rút ra từ các kết quả này. Chương này cũng nêu lên những mặt đạt đuợc và những hạn chế của khóa luận để giúp những người nghiên cứu tương tự sau này tiếp tục gải quyết. Trên cơ sở các kết quả đã đạt được sẽ đề ra các kiến nghị có liên quan.
107 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5096 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần đường Biên Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA
NGUYỄN PHÚC NGUYỆN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2008
Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA”, do Nguyễn Phúc Nguyện, sinh viên khoá 30, Ngành Quản Trị Kinh Doanh, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày .
LÊ VĂN MẾN
Người hướng dẫn,
Ngày tháng năm 2008
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo
Ngày tháng năm 2008 Ngày tháng năm 2008
LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này, trước hết con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ba, Mẹ, Anh chị em trong gia đình đã nuôi nấng và ủng hộ để con có được như ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô giáo, đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kinh Tế, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã tận tâm truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Đó sẽ là hành trang vững chắc cho tôi bước vào đời.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Lê Văn Mến, người đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo và hướng dẫn cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa cùng tất cả các cô chú, anh chị tại các phòng ban của Công ty đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại Công ty.
Sau cùng, tôi xin cảm ơn tất cả bạn bè, những người đã giúp đỡ tôi về mặt tinh thần, cũng như đóng góp những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 07 năm 2008
Sinh viên
Nguyễn Phúc Nguyện
NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN PHÚC NGUYỆN. Tháng 07 năm 2008. Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa.
NGUYEN PHUC NGUYEN. July 2008. Make Business Strategic For Bien Hoa Sugar Joint Stock Company.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nhất là khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) đã mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới cũng như tạo ra nhiều thử thách cho các doanh nghiệp Việt Nam. Trong sự cạnh tranh khốc liệt này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh thích hợp để có thể tồn tại và phát triển lâu dài.
Đề tài Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa tập trung phân tích môi trường hoạt động của Công ty, từ đó nhận định những điểm mạnh cũng như những vấn đề còn tồn tại, những cơ hội cũng như những thách thức để từ đó định hướng chiến lược kinh doanh cho phù hợp trong tình hình kinh doanh hiện nay.
Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá, so sánh, tính toán, thống kê đơn giản kết hợp với việc sử dụng phần mềm Excel, phần mềm Crystal Ball để phân tích rủi ro và cung cấp các thông tin dự báo nhằm hỗ trợ việc ước lượng hiệu quả của các chiến lược được lựa chọn.
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viiii
DANH MỤC CÁC BẢNG ix
DANH MỤC CÁC HÌNH xii
DANH MỤC PHỤ LỤC xiii
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1. Thời gian nghiên cứu 3
1.3.2. Địa bàn, đối tượng nghiên cứu 3
1.4. Cấu trúc của khóa luận 3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN 5
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu 5
2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 5
2.2.1. Giới thiệu chung về Công ty 5
2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 6
2.2.3. Thành tích đạt được 7
2.2.4. Tình trạng cơ bản của Công ty 8
2.2.5. Niêm yết chứng khoán 13
2.2.6. Tình hình hoạt động SXKD 13
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
3.1. Nội dung nghiên cứu 16
3.1.1. Khái niệm chiến lược và quản trị chiến lược 16
3.1.2. Quy trình xây dựng chiến lược 16
3.1.3. Phân tích môi trường hoạt động của công ty 17
3.1.4. Các công cụ để xây dựng và lựa chọn chiến lược 23
3.2. Phương pháp nghiên cứu 28
3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 28
3.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu 28
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29
4.1. Phân tích môi trường vĩ mô 29
4.1.1. Các yếu tố thể chế - luật pháp 29
4.1.2. Các yếu tố kinh tế 30
4.1.3. Các yếu tố văn hóa – xã hội 33
4.1.4. Yếu tố công nghệ 34
4.1.5. Ảnh hưởng từ điều kiện tự nhiên 34
4.1.6. Yếu tố hội nhập 35
4.2. Phân tích môi trường tác nghiệp 35
4.2.1. Đối thủ cạnh tranh 35
4.2.2. Áp lực từ nhà cung cấp 41
4.2.3. Áp lực từ khách hàng 42
4.2.4. Áp lực từ đối thủ tiềm ẩn 43
4.2.5. Áp lực từ các sản phẩm thay thế 44
4.3. Phân tích môi trường bên trong 46
4.3.1. Quản trị nguồn nhân lực 46
4.3.2. Văn hóa tổ chức và lãnh đạo 47
4.3.3. Tài chính – kế toán 48
4.3.4. Marketing 50
4.3.5. Sản xuất và tác nghiệp 51
4.3.6. Nghiên cứu và phát triển (R&D – Reasearch and Development) 54
4.3.7. Hệ thống thông tin 54
4.4. Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa 56
4.4.1. Xây dựng các mục tiêu chiến lược 56
4.4.2. Các chiến lược Công ty đang áp dụng 58
4.4.3. Xây dựng chiến lược kinh doanh 60
4.4.4. Lựa chọn chiến lược (dùng Ma trận QSPM) 65
4.5. Các giải pháp triển khai chiến lược 66
4.5.1. Giải pháp về nhân lực 66
4.5.2. Giải pháp về marketing 66
4.5.3. Giải pháp về sản xuất và tác nghiệp 69
4.5.4. Giải pháp về tài chính – kế toán 71
4.5.5. Giải pháp về R&D (nghiên cứu và phát triển) 72
4.5.6. Giải pháp về hệ thống thông tin 73
4.5.7. Giải pháp về tổ chức và lãnh đạo 73
4.6. Ước lượng hiệu quả các chiến lược 74
4.6.1. Phân tích độ nhạy 74
4.6.2. Chạy mô phỏng bằng Crystal Ball 77
4.6.3. Một số báo cáo của Crystal Ball 79
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 82
5.1. Kết luận 82
5.2. Đề nghị 82
5.2.1. Về phía Nhà nước 82
5.2.2. Về phía Công ty 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á
AFTA Khu vực Thương mại tự do ASIAN
BSJC Công ty cổ phần Đường Biên Hoà
CSH Chủ sở hữu
CLKD Chiến lược kinh doanh
DN Doanh nghiệp
GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products)
KD Kinh doanh
LASUCO Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn
LĐ Lao động
LNST Lợi nhuận sau thuế
LNTT Lợi nhuận trước thuế
Ma trận IFE Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong
Ma trận EFE Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài
Ma trận IE Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong – bên ngoài
Ma trận SWOT Ma trận điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa (Strenghts, Weaknesses, Opportunities, Threats)
Ma trận QSPM Ma trận định lượng các chiến lược hoạch định
PR Quan hệ cộng đồng (Public Relations)
R&D Nghiên cứu và phát triển
SBT Công ty Cổ phần Mía đường Bourbon Tây Ninh
SP Sản phẩm
SX Sản xuất
SXKD Sản xuất kinh doanh
WTO Tổ chức Thương mại thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tình Hình Lao Động của Công Ty Năm 2006 và 2007 10
Bảng 2.2. Cơ Cấu Nguồn Vốn của Công Ty Năm 2006 – 2007 11
Bảng 2.3. Tình Hình Tài Sản Cố Định Hữu Hình của Công Ty vào 31/12/2007 13
Bảng 2.4. Một Số Chỉ Tiêu Hoạt Động Kinh Doanh Năm 2007 14
Bảng 3.1. Mô Hình Ma Trận SWOT 26
Bảng 3.2. Mô Hình Ma Trận Chiến Lược Chính 26
Bảng 4.1. Lộ Trình Thực Hiện Cắt Giảm Thuế Nhập Khẩu Đường 30
Bảng 4.2. Một Số Chỉ Tiêu Kinh Tế của Việt Nam Giai Đoạn 2003 – 2007 30
Bảng 4.3. Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh của SBT 36
Bảng 4.4. Cơ Cấu Chi Phí của SBT và BSJC qua 2 Năm: 2005 và 2006 37
Bảng 4.5. Kết Quả Hoạt Động KD Công Ty Cổ Phần Mía Đường Lam Sơn 38
Bảng 4.6. Cơ Cấu Chi Phí của LASUCO và BSJC qua 2 Năm: 2005 và 2006 38
Bảng 4.7. Ma Trận Hình Ảnh Cạnh Tranh của Công Ty Đường Biên Hòa 40
Bảng 4.8. Một Số Nhà Cung Cấp Nguyên Vật Liệu Chính cho Công Ty 41
Bảng 4.9. Danh Sách các Khách Hàng Tiêu Biểu Sử Dụng Đường Tinh Luyện của Công Ty 43
Bảng 4.10. Ma Trận Đánh Giá các Yếu Tố Bên Ngoài (EFE) của Công Ty 45
Bảng 4.11. Thu Nhập Bình Quân của Lao Động qua các Năm 46
Bảng 4.12. Một Số Chỉ Tiêu Tài Chính Cơ Bản so với LASUCO 48
Bảng 4.13. Sản Lượng Sản Xuất và Tiêu Thụ 2006, 2007 52
Bảng 4.14. Báo Cáo Tồn Kho Năm 2007 52
Bảng 4.15. Ma Trận Đánh Giá các Yếu Tố Bên Trong (IFE) của Công Ty 55
Bảng 4.16. Ma Trận SWOT Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa 60
Bảng 4.17. Mô Hình Ma Trận Chiến Lược Chính 62
Bảng 4.18. Các Thông Số Phân Tích Cơ Bản 74
Bảng 4.19. Phân Tích Độ Nhạy của Doanh Thu với Sự Biến Động của Giá Bán 75
Bảng 4.20. Kết Quả Phân Tích Một Chiều 75
Bảng 4.21. Phân Tích Độ Nhạy của Doanh Thu với Sự Biến Động của Giá Bán và Sản Lượng 76
Bảng 4.22. Kết Quả Phân Tích Hai Chiều 76
Bảng 4.23. Các Thông Số Tính Toán Cơ Bản Thực Hiện Năm 2007 77
Bảng 4.24. Tỷ Lệ Tăng Ước Lượng của Một Số Chỉ Tiêu 80
Bảng 4.25. Bảng Kết Quả Kinh Doanh Kỳ Vọng theo Tỷ Lệ Tăng Ước Lượng 81
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa 8
Hình 2.2. Biểu Đồ Cơ Cấu Lao Động theo Trình Độ Văn Hóa 11
Hình 2.3. Quy Trình Sản Xuất Đường Tinh Luyện 12
Hình 3.1. Mô Hình Quản Trị Chiến Lược Toàn Diện 17
Hình 3.2. Mô Hình Mối Quan Hệ giữa Công Ty với Các Nhân Tố trong Môi Trường Hoạt Động của Công Ty 18
Hình 3.3. Mô Hình Năm Tác Lực của Michael E. Porter 20
Hình 3.4. Tiến Trình Phân Tích Đối Thủ Cạnh tranh 21
Hình 3.5. Mô Hình Ma Trận Bên Trong – Bên Ngoài (Ma Trận IE) 25
Hình 4.1. Biểu Đồ Thể Hiện Tốc Độ Trưởng Kinh Tế Việt Nam qua Các Năm 31
Hình 4.2. Giá Đường Bình Quân qua Các Năm 33
Hình 4.3. Biểu Đồ Dân Số Việt Nam qua Các Năm 33
Hình 4.4. Biểu Đồ Thị Phần Tổng Sản Lượng Đường 35
Hình 4.5. Thị Trường Tiêu Thụ trong Hai Mảng Trực Tiếp và Công Nghiệp 42
Hình 4.6. Sơ Đồ Hệ Thống Phân Phối Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa 59
Hình 4.7. Mô Hình Ma Trận Bên Trong – Bên Ngoài (Ma Trận IE) 61
Hình 4.8. Khai Báo Biến Rủi Ro Doanh Thu Thuần 77
Hình 4.9. Khai Báo Biến Lợi Nhuận 78
Hình 4.10. Khai Báo Số Lần Chạy Mô Phỏng 78
Hình 4.11. Báo Cáo các Thông Số Thống Kê (Mô Tả) của Biến Lợi Nhuận 79
Hình 4.12. Phân Tích Mô Phỏng Lợi Nhuận Có Thể Đạt Được 79
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Ma Trận QSPM của BSJC – Nhóm Chiến Lược Tăng Trưởng Nhanh
Phụ lục 2. Ma Trận QSPM của BSJC – Nhóm Chiến Lược Tăng Trưởng Ổn Định
Phụ lục 3. Ma Trận QSPM của BSJC – Nhóm Chiến Lược Đa dạng hóa
Phụ lục 4. Ma Trận QSPM của BSJC – Nhóm Chiến Lược Hướng Ngoại và Hỗn Hợp
Phụ lục 5. Bảng Cân Đối Kế Toán Năm 2007 của BSJC
Phụ lục 6. Bảng Cân Đối Kế Toán Năm 2007 của LASUCO
Phụ lục 7. Dự Án Cụm Chế Biến Công Nghiệp Phía Tây Sông Vàm Cỏ Đông
CHƯƠNG 1MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Quinn (1980): “Chiến lược là mô thức hay kế hoạch tích hợp các mục tiêu chính yếu, các chính sách, và chuỗi hành động vào một tổng thể được cố kết một cách chặt chẽ”. Johnson và Scholes: “Chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổ chức về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạng các nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường và thỏa mãn mong đợi của các bên hữu quan”. Garry D. Smith (1991) cho rằng: “Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu tổ chức; Đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như tương lai”.
Việt nam là nước có diện tích trồng mía và SX đường lớn. Từ năm 2000, ngành mía đường đã được Đảng và Nhà nước xác định là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Ngày càng có nhiều công ty trong lĩnh vực SXKD mía đường được thành lập như: Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa, Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn, Công ty Cổ phần Mía đường Bourbon Tây Ninh, Công ty Mía đường Nghệ An - Tatte&Lyle, Công ty Mía đường Cần Thơ, Công ty Mía đường Sóc Trăng,...Đã góp phần thúc đẩy ngành mía đường trong nước phát triển và mở ra nhiều cơ hội cho nguời trồng mía.
Tuy nhiên, trong thời gian qua ngành mía đường Việt Nam luôn biến động không ngừng, trong nhiều năm qua ngành mía đường đã không thể vươn lên trở thành ngành kinh tế quan trọng như yêu cầu. Trong quá trình hội nhập, nhất là khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì các công ty mía đường Việt Nam nói chung cũng như Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa nói riêng đang đứng trước nhiều cơ hội cũng như thử thách mới.
Bất kỳ một Công ty hay một DN nào cũng cần có tầm nhìn chiến lược để không bị đối thủ cạnh tranh lấn áp, tận dụng những cơ hội cũng như hạn chế những nguy cơ ảnh hưởng xấu đến Công ty; Từ đó, có những bước đi phù hợp với môi trường KD.
Với việc môi trường KD ngày càng trở nên khó khăn hơn, nếu chỉ dựa vào những ưu thế trước đây mà không thay đổi thì Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa khó có thể đứng vững ở vị trí hiện tại và phát triển trong lĩnh vực KD mía đường. Với mong muốn có thể xây dựng một CLKD thích hợp cho Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa, tôi đã chọn đề tài: “Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích tình hình hoạt động KD và vị thế của Công ty trên thương trường nhằm phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu, cũng như những cơ hội và thách thức; Từ đó, đề ra các CLKD thích hợp và các giải pháp để thực hiện CLKD cho Công ty.
Giúp Công ty đạt được vị thế cạnh tranh thuận lợi trên thương trường và thích ứng tốt với những biến động ngày càng phức tạp của môi trường KD. Hy vọng Công ty sẽ chinh phục và chiếm lĩnh thị trường trong nước và từng bước mở rộng ra thị trường nước ngoài trong lĩnh vực SXKD đường và các SP khác.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Phát hiện và phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình SXKD của Công ty bao gồm:
- Phân tích môi trường bên trong để phát hiện ra những điểm manh, điểm yếu.
- Phân tích môi trường bên ngoài để nhận diện những cơ hội và thách thức.
- Sử dụng các công cụ phân tích như: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài – EFE, Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong – IFE, kết hợp Ma trận SWOT, Ma trận IE (Ma trận bên trong, bên ngoài), Ma trận QSPM để xây dựng phương án và lựa chọn CLKD phù hợp cho Công ty.
Từ những phân tích trên sẽ đề ra giải pháp cho các chiến lược được lựa chọn.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Thời gian nghiên cứu
Từ 24/03/2008 đến 07/06/2008.
1.3.2. Địa bàn, đối tượng nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu là Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa. Trụ sở chính: Khu công nghiệp Biên Hòa 1, P. An Bình, Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai.
Đối tượng nghiên cứu: Công ty hoạt động KD trong nhiều lĩnh vực như: SXKD các SP mía đường, các SP SX có sử dụng đường, SP SX từ phụ phẩm, phế phẩm của ngành mía đường; Mua bán máy móc, thiết bị, vật tư ngành mía đường; Sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt các thiết bị ngành mía đường; Thi công các công trình xây dựng và công nghiệp; Mua bán, đại lý, ký gởi hàng nông sản, thực phẩm công nghệ, nguyên liệu, vật tư ngành mía đường,…Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu đến các SP mía đường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Chương 1: Mở đầu
Chương này nêu lên các vấn đề: Lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu của đề tài (bao gồm mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể), phạm vi nghiên cứu (thời gian, địa bàn và đối tượng nghiên cứu), cấu trúc của khóa luận.
Chuơng 2: Tổng quan
Chương này bao gồm phần tổng quan về tài liệu liệu nghiên cứu: Nêu lên các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, các đề tài về quản trị chiến lược nghiên cứu trước đó; Nhận xét sơ bộ cách phân tích cũng như về phương pháp mà các tác giả trước đó đã nghiên cứu, từ đó định hình hướng phân tích và lựa chọn phương pháp nghiên cứu cho đề tài. Chương này cũng nêu lên tổng quan về Công ty nghiên cứu bao gồm việc giới thiệu chung về Công ty, lịch sử hình thành và phát triển của Công ty, kết quả SXKD trong thời gian qua và những thành tích đạt được, vị thế hiện tại của Công ty.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương này nêu lên nội dung nghiên cứu bao gồm cở sở lý thuyết trình bày những lý thuyết có liên quan đến đề tài, nêu lên các khái niệm cơ bản về chiến lược, quản trị chiến lược, quy trình xây dựng chiến lược, các công cụ cần thiết để phân tích và lựa chọn chiến lược nhằm giúp người đọc dễ theo dõi và hiểu rõ hơn nội dung của đề tài, nhất là ở phần chương Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Đây là chương trình bày kết quả nghiên cứu được từ quá trình nghiên cứu bao gồm: Phân tích môi trường bên trong để phát hiện các điểm mạnh và điểm yếu, phân tích môi trường bên ngoài để phát hiện ra các cơ hội và đe dọa, từ đó làm căn cứ để xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE), xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE), xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh. Trong chương này sẽ đề ra các mục tiêu chiến lược, sử dụng các công cụ như: Ma trận SWOT, ma trận đánh giá các yếu tố bên trong – bên ngoài (Ma trận IE), ma trận QSPM để lựa chọn các chiến lược đề xuất. Trong chương này cũng sẽ đề xuất các giải pháp để thực hiện các chiến lược được lựa chọn, kết hợp với việc sử dụng các phần mềm như Excel, Crystal Ball để phân tích rủi ro và dự báo một vài chỉ tiêu quan trọng của công ty.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Chương này trình bày những kết quả chính mà khóa luận đã đạt được trong quá trình thực hiện khóa luận là những nội dung đã thực hiện và phân tích trong chương 4, các ý nghĩa được rút ra từ các kết quả này. Chương này cũng nêu lên những mặt đạt đuợc và những hạn chế của khóa luận để giúp những người nghiên cứu tương tự sau này tiếp tục gải quyết. Trên cơ sở các kết quả đã đạt được sẽ đề ra các kiến nghị có liên quan.
CHƯƠNG 2TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Đề tài về CLKD trong thời gian gần đây được khá nhiều người nghiên cứu - có thể kể đến là: Nguyễn Văn Đức, 2005. Nghiên cứu định hướng chiến lược kinh doanh sản phẩm gỗ tại Công ty Lâm nghiệp Sài Gòn. Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế, Chuyên ngành Kinh tế, Đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam; Huỳnh Thị Mỹ Ngân, 2006. Định hướng chiến lược kinh doanh cho các sản phẩm gỗ của Xí nghiệp tư doanh Hoàng Anh Gia Lai. Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế, Chuyên ngành Kinh tế, Đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam. Trong các đề tài này, các tác giả đã tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động KD của công ty bao gồm phân tích môi trường bên trong (nhằm nhận biết các điểm mạnh và điểm yếu) và phân tích môi trường bên ngoài (để nhận biết những cơ hội và thách thức). Từ đó, đề xuất các CLKD và các giải pháp thực hiện chiến lược. Phương pháp chủ yếu được các tác giả sử dụng là phương pháp thu thập số liệu (sơ cấp và thứ cấp) và phương pháp xử lý số liệu (so sánh, thống kê, tính toán các chỉ số tài chính).
Trong đề tài này, tôi cũng sử dụng các phương pháp giống như các đề tài trước nhưng có phân tích độ nhạy và cung cấp các thông tin dự báo bằng các phần mềm đơn giản như Excel, Crystal Ball để dự báo một vài chỉ tiêu quan trọng của Công ty. Trong đề tài này tôi sẽ đưa ra các chiến lược và sử dụng công cụ (Ma trận QSPM) để lựa chọn chiến lược.
2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Giới thiệu chung về Công ty
Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA.
Tên tiếng Anh: BIEN HOA SUGAR JOINT STOCK COMPANY.
Tên viết tắt: BSJC
Logo Công ty: Hình tam giác cân lớn bên ngoài là biểu tượng của một ngôi nhà lớn với sự vững chảy. Bên trong là đường gấp khúc mà cụ thể là tam giác cân nhỏ với ống khói ở trên nóc là biểu tượng của các nhà máy đường đang SX; Đồng thời, đường gấp khúc cũng tạo nên hình chữ M – chữ cái đầu tiên trong chữ Mía của chữ “Mía Đường”. Bóng của các biểu tượng đổ xuống thành chữ BH có ý nghĩa: Đó chính là thương hiệu “Đường Biên Hòa”.
Trụ sở: Khu Công nghiệp Biên Hòa 1, Phường An Bình, Tp. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai.
Giấy CN ĐKKD: Số 4703000014 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp cho đăng ký lần đầu ngày 16/05/2001, đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 17/10/2006.
Điện thoại: (061) 3 836 199
Fax: (061) 3 836 213