Khóa luận Xây dựng chiến lược phát triển cho cơ sở sản xuất gạch Thành Long giai đoạn 2006-2010

1.1. Lý do chọnđềtài Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cùng với đà hội nhập kinh tế của đất nước, An Giang cũng tích cực mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế mua bán với tất cả các nước trên thế giới. Với vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú, lực lượng lao động dồi dào có khả năng tiếp thu nhanh khoa học công nghệ mới kết hợp với tình hình chính trị ổn định cùng với chính sách khuyến khích đầu tư, An Giang đã trở thành thị trường đáng quan tâmtrong giớikinh doanh. Những năm gần đây nền kinh tế của tỉnh phát triển khá lên, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, nhiều khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. mọc lên chen chúc làm cho nhu cầu về vật liệu xây dựng ngày càng tăng. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho các nhà máy gạch tăng năng suất, tăng sản lượng. Tuy nhiên, quá trình cạnh tranh cũng diễn ra gay gắt do có nhiều nhàmáy mọclên. Đứng trước những cơ hội và thách thức trên, các doanh nghiệp cần phải nỗ lực nhiều hơn đểcó thểđứng vững trong môitrường kinh doanh cạnh tranh trong gay gắtvà khốc liệt. Với tính chất khắc nghiệt của môi trường kinh doanh hiện nay, các doanh nghiệp phải không ngừng tự hoàn thiện và nâng cao hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời phải có những chiến lược kinh doanh cho mỗi giai đoạn phát triển. Do đó, với mong muốn có thể xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp cho cơ sở , tôi đã chọn đề tài “XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO CƠ SỞ THÀNH LONG GIAIĐOẠN2006 – 2010”đểviếtluận văn tốtnghiệp. 1.2. Mụctiêunghiêncứu 1Đề tài nghiên cứu này được thực hiện với mục đích tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu và những cơ hội mà Cơ sở cần nắm bắt cũng như những thử thách mà Cơ sở phải đối mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh về tác động của môi trường bên ngoài, môi trường bên trong đối với Cơ sở. Để từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh cần thiếtvàhiệu quảcho Cơsởgạch ngóiThành Long. 1.3. Phạm vinghiêncứu Vì thời gian nghiên cứu có hạn và đề tài đòi hỏi một số kiến thức mang tính chuyên ngành nhất định nên luận văn này chỉ dừng lại ở một số vấn đề cơ bản. Đề tài chỉ phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Cơ sở, và qua đó tiến hành xây dựng chiến lược kinh doanh cho Cơ sở. Khi phân tích đối thủ cạnh tranh tôi chỉ phân tích các đối thủ cạnh tranh trong tỉnh, đặc biệt là các đối thủ trên cùng địa bàn, không phân tích chitiếtcácđốithủ ởtỉnh khác. Khi phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, tôi chủ yếu chỉ dựa vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Cơ sở, phỏng vấn công nhân viên của Cơ sở và tham khảo cácsách báo, cácdoanh nghiệp trong ngành.

pdf64 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2528 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xây dựng chiến lược phát triển cho cơ sở sản xuất gạch Thành Long giai đoạn 2006-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ_QUẢN TRỊ KINH DOANH    NGUYỄN LONG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO CƠ SỞ SẢN XUẤT GẠCH THÀNH LONG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Long xuyên, 6/2006 ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ_QUẢN TRỊ KINH DOANH    KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO CƠ SỞ SẢN XUẤT GẠCH THÀNH LONG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP Sinh viên thực hiện: NGUYỄN LONG Lớp: DH3KN1 Mã số SV: DKN021154 Người hướng dẫn: ThS HUỲNH PHÚ THỊNH Long xuyên, 6/2006 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG @&? Người hướng dẫn:....................................................................... ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ Người chấm, nhận xét 1:....................................................................... ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ Người chấm, nhận xét 2:....................................................................... ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ Luận văn được bảo vệ tại hội đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh ngày…....tháng……năm……. Chương 1: MỞ ĐẦU ................................................................................................1 Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC DOANH NGHIỆP ...................................................................................................................3 2.1. Khái niệm chiến lược kinh doanh và quản trị chiến lược ...................................... 3 2.1.1. khái niệm chiến lược kinh doanh ....................................................................3 2.1.2. Khái niệm quản trị chiến lược ........................................................................ 3 2.2. Quy trình quản trị chiến lược ................................................................................. 3 2.2.1. Xác định nhiệm vụ, mục tiêu và chiến lược hiện tại của tổ chức ................... 4 2.2.2. Xét lại nhiệm vụ kinh doanh ...........................................................................4 2.2.3. Nghiên cứu môi trường- xác định cơ hội và đe doạ chủ yếu ..........................4 1.2.4. Kiểm soát nội bộ doanh nghiệp để nhận diện các điểm mạnh, yếu ................6 1.2.5. Thiết lập mục tiêu dài hạn ...............................................................................8 1.2.6. Xây dựng và chọn lựa chiến lược ................................................................... 8 1.3. Các công cụ để xây dựng và lựa chọn chiến lược ..................................................9 1.3.1. Các công cụ cung cấp thông tin để xây dựng chiến lược ............................... 9 1.3.2. Các công cụ để xây dựng các chiến lược khả thi có thể chọn lựa ................ 10 1.3.3. Công cụ để lựa chọn chiến lược: .................................................................. 11 1.4. Vai trò của quản trị chiến lược đối với việc phát triển doanh nghiệp .................. 12 Chương 3: ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ THÀNH LONG ..............13 3.1. Quá trình hình thành .............................................................................................13 3.2. Kết quả hoạt động thời gian qua của cơ sở Thành Long ......................................13 3.3. Phân tích các hoạt động: ...................................................................................... 14 3.3.1. Yếu tố quản trị: ............................................................................................ 14 3.3.2. Yếu tố marketing .......................................................................................... 15 3.3.3. Yếu tố tài chính - kế toán ..............................................................................17 3.3.4. Yếu tố sản xuất - tác nghiệp: ........................................................................ 18 3.3.5. Yếu tố nghiên cứu và phát triển (R&D) ....................................................... 20 3.3.6. Nhân sự : .......................................................................................................20 3.3.7. Hệ thống thông tin ........................................................................................ 21 3.3.8. Mối quan hệ với các đối tượng hữu quan bên ngoài: ................................... 21 3.4. Phân Tích Môi Trường tác nghiệp ....................................................................... 22 3.4.1. Đối thủ cạnh tranh .........................................................................................22 3.4.2.Khách hàng (người mua): .............................................................................. 25 3.4.3.Nhà cung cấp: ................................................................................................ 26 3.4.4. Đối thủ tiềm ẩn ............................................................................................. 27 3.4.5. Sản phẩm thay thế .........................................................................................28 3.5. Phân tích môi trường vĩ mô ..................................................................................29 3.5.1. Yếu tố chính phủ chính trị ............................................................................ 28 3.5.2. Yếu tố kinh tế ................................................................................................29 3.5.3. Yếu tố công nghệ .......................................................................................... 30 3.5.4. Yếu tố tự nhiên ............................................................................................. 31 3.5.5. Yếu tố văn hóa – xã hội: ............................................................................... 32 3.5.6. Yếu tố dân số: ................................................................................................3 2 Chương 4: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO CƠ SỞ GẠCH NGÓI THÀNH LONG GIAI ĐOẠN 2006- 2010 ................................................................34 4.1. Xây dựng mục tiêu ............................................................................................... 34 4.1.1. Căn cứ xác định mục tiêu ............................................................................. 34 4.1.2. Mục tiêu của Nhà Máy Gạch Thành Long đến năm 2010 ............................35 4.2. Xây dựng các chiến lược ......................................................................................36 4.2.1. Xây dựng các phương án chiến lược ............................................................ 36 4.2.2. Phân tích các chiến lược đề xuất ...................................................................39 4.3. Lựa chọn chiến lược: ............................................................................................41 4.4. Các giải pháp cụ thể để thực hiện chiến lược .......................................................45 4.4.1. Giải pháp về quản trị .....................................................................................4 5 4.4.2. Giải pháp về sản xuất – tác nghiệp – quản lý chất lượng ............................. 46 4.4.3. Giải pháp về marketing: ................................................................................47 4.4.4. Giải pháp về tài chính: .................................................................................. 47 4.4.5. Giải pháp về nhân sự .................................................................................... 48 4.4.6.Về hệ thống thông tin .....................................................................................49 Chương 5: KẾT LUẬN .......................................................................................... 50 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Mô hình quản trị chiến lược toàn diện .............................................................. 3 Hình 2.2. Mô hình năm tác lực của Michael E. Porter ......................................................5 Hình 2.3. Các nội dung chủ yếu cần phân tích về đối thủ cạnh tranh ............................... 6 Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp .......................................................................... 14 Hình 3.2. Biểu đồ cảm nhận của khách hàng về chất lượng, giá cả ................................ 16 Hình 3.3: Kênh phân phối của Thành Long .................................................................... 17 Hình 3.4. Địa điểm của cơ sở Thành Long ......................................................................19 Hình 3.5. Các rào cản và lợi nhuận ................................................................................. 27 Hình 4.1. Ma trận chiến lược chính .................................................................................3 8 Hình 4.2. Cơ cấu tổ chức……………………………………………………………….45 Hình 4.3. Hệ thống thông tin ………………………………………………………....49 DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu đồ 3.1. Kết quả hoạt động của Thành Long giai đoạn 2003-2005………………..13 Bảng 3.2. Các tỷ số tài chính cơ bản của một số cơ sở trong ngành ............................... 1 8 Bảng 3.3: Trình độ học vấn của lực lượng lao động ....................................................... 20 Bảng 3.4. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) của Thành Long ....................... 21 Bảng 3.5. Ma trận hình ảnh cạnh tranh của Thành Long ................................................ 25 Bảng 3.6. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2000 – 2004…………………………30 Bảng 3.7. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) của Thành Long ......................3 3 Bảng 4.1. Ma trận SWOT của Thành Long .....................................................................3 7 Bảng 4.2. Ma trận QSPM của Thành Long – Nhóm chiến lược S – O ........................... 4 1 Bảng 4.3. Ma trận QSPM của Thành Long – Nhóm chiến lược S – T ........................... 4 2 Bảng 4.4. Ma trận QSPM của Thành Long – Nhóm chiến lược W–O ........................... 4 3 Bảng 4.5. Ma trận QSPM của Thành Long – Nhóm chiến lược W– T ...........................4 4 Bảng 4.6. Ước tính vốn đầu tư giai đoạn 2006 – 2010…………………………………47 MỞ ĐẦU Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cùng với đà hội nhập kinh tế của đất nước, An Giang cũng tích cực mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế mua bán với tất cả các nước trên thế giới. Với vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú, lực lượng lao động dồi dào có khả năng tiếp thu nhanh khoa học công nghệ mới kết hợp với tình hình chính trị ổn định cùng với chính sách khuyến khích đầu tư, An Giang đã trở thành thị trường đáng quan tâm trong giới kinh doanh. Những năm gần đây nền kinh tế của tỉnh phát triển khá lên, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, nhiều khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp... mọc lên chen chúc làm cho nhu cầu về vật liệu xây dựng ngày càng tăng. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho các nhà máy gạch tăng năng suất, tăng sản lượng. Tuy nhiên, quá trình cạnh tranh cũng diễn ra gay gắt do có nhiều nhà máy mọc lên. Đứng trước những cơ hội và thách thức trên, các doanh nghiệp cần phải nỗ lực nhiều hơn để có thể đứng vững trong môi trường kinh doanh cạnh tranh trong gay gắt và khốc liệt. Với tính chất khắc nghiệt của môi trường kinh doanh hiện nay, các doanh nghiệp phải không ngừng tự hoàn thiện và nâng cao hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời phải có những chiến lược kinh doanh cho mỗi giai đoạn phát triển. Do đó, với mong muốn có thể xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp cho cơ sở , tôi đã chọn đề tài “XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO CƠ SỞ THÀNH LONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2010” để viết luận văn tốt nghiệp. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1Đề tài nghiên cứu này được thực hiện với mục đích tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu và những cơ hội mà Cơ sở cần nắm bắt cũng như những thử thách mà Cơ sở phải đối mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh về tác động của môi trường bên ngoài, môi trường bên trong đối với Cơ sở. Để từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh cần thiết và hiệu quả cho Cơ sở gạch ngói Thành Long. 1.3. Phạm vi nghiên cứu Vì thời gian nghiên cứu có hạn và đề tài đòi hỏi một số kiến thức mang tính chuyên ngành nhất định nên luận văn này chỉ dừng lại ở một số vấn đề cơ bản. Đề tài chỉ phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Cơ sở, và qua đó tiến hành xây dựng chiến lược kinh doanh cho Cơ sở. Khi phân tích đối thủ cạnh tranh tôi chỉ phân tích các đối thủ cạnh tranh trong tỉnh, đặc biệt là các đối thủ trên cùng địa bàn, không phân tích chi tiết các đối thủ ở tỉnh khác. Khi phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, tôi chủ yếu chỉ dựa vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Cơ sở, phỏng vấn công nhân viên của Cơ sở và tham khảo các sách báo, các doanh nghiệp trong ngành. 1.4. Phương pháp nghiên cứu 1.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Thu thập số liệu sơ cấp: quan sát thực tế trong Cơ sở, phỏng vấn một số thành viên trong cơ sở, bao gồm: chủ cơ sở, kế toán, công nhân, khách hàng của cơ sở. Ngoài ra tác giả cũng tổ chức một buổi họp với các thành viên trong Cơ sở để thảo luận và lựa chọn các chiến lược thích hợp nhất cho Cơ sở. Thu thập số liệu thứ cấp: Được lấy từ nhiều nguồn: thu thập từ các báo cáo, tài liệu của cơ quan thực tập, Sở khoa học công nghệ môi trường An Giang, các niên giám thống kê, thông tin trên báo chí, truyền hình, internet và các nghiên cứu trước đây. 1.4.2. Phương pháp xử lý dữ liệu • Phương pháp so sánh: Từ những số liệu đã thu thập được của cơ quan thực tập, tôi tiến hành so sánh giữa các năm. Phương pháp này cho thấy rõ sự thay đổi về khả năng và tình hình hoạt động kinh doanh của Cơ sở thay đổi qua các kỳ báo cáo. • Phương pháp thống kê bằng bảng, biểu: thống kê tìm ra xu hướng hay đặc điểm chung của các yếu tố phân tích. • Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến chuyên gia (Phòng kinh tế huyện Châu Phú, Sở Khoa học- Công Nghệ An Giang) để rút ra kết luận. • Phương pháp SWOT: tìm ra điểm mạnh, điểm yếu bên trong doanh nghiệp, cơ hội và nguy cơ bên ngoài doanh nghiệp. Đây là phương pháp then chốt trong xây dựng chiến lược của Cơ sở. 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Quản trị chiến lược là một môn khoa học kinh tế còn tương đối mới mẻ ở nước ta. Thực tế hiện nay, có rất ít công ty Việt Nam tiến hành xây dựng chiến lược phát triển một cách nghiêm túc, khoa học. Đề tài này hy vọng góp thêm một ít kinh nghiệm thực tiễn vào việc vân dụng quản trị chiến lược vào Việt Nam, từ đó góp phần tạo nên những kinh nghiệm quản trị chiến lược của riêng Việt Nam. Bên cạnh đó, ngành sản xuất gạch ngói là một trong những ngành quan trọng tạo nền móng vững chắc cho các công trình xây dựng, khu đô thị, khu công nghiệp... yên tâm sản xuất. Qua đó góp phần vào quá trình phát triển kinh tế đất nước. Để hòa nhập vào quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nổ lực để đứng vững trên thị trường và phải có chiến lược phát triển thích hợp. Đề tài này hy vọng cung cấp một điển hình để các doanh nghiệp nghiên cứu, rút kinh nghiệm để xây dựng chiến lược của riêng mình. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm chiến lược kinh doanh và quản trị chiến lược 1.2. Quy trình quản trị chiến lược 1.3. Các công cụ để xây dựng và lựa chọn chiến lược 1.4.Vai trò của quản trị chiến lược đối với việc phát triển doanh nghiệp Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC DOANH NGHIỆP 2.1. Khái niệm chiến lược kinh doanh và quản trị chiến lược 2.1.1. Khái niệm chiến lược kinh doanh Chiến lược là tiến trình xác định các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp, lựa chọn cách thức hoặc phương hướng hành động và phân bố các tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó (Alfred Chandler). 2.1.2. Khái niệm quản trị chiến lược Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức; đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như tương lai. (Garry D. Smith, 1991) 2.2. Quy trình quản trị chiến lược Theo Fred R. David, quy trình quản trị chiến lược bao gồm ba giai đoạn: hình thành chiến lược, thực hiện chiến lược và đánh giá chiến lược. Thông tin phản hồi Thông tin phản hồi Hình 2.1. Mô hình quản trị chiến lược toàn diện Xác định nhiệm vụ, mục tiêu và chiến lược hiện tại Nghiên cứu môi trường để xác định cơ hội và đe dọa chủ yếu Xét lại nhiệm vụ kinh doanh Kiểm soát nội bộ để nhận diện những điểm mạnh, điểm yếu Thiết lập mục tiêu dài hạn Thiết lập mục tiêu hàng năm Phân phối các nguồn tài nguyên Đo lường & đánh giá thành tích Xây dựng, lựa chọn chiến lược Đề ra các chính sách Hình thành chiến lược Thực thi chiến lược Đánh giá chiến lược Nguồn: Fred David. 1991. Concepts of strategic manament. MP company Do trọng tâm của đề tài là xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp nên ta sẽ đi sâu nghiên cứu giai đoạn hình thành chiến lược. 2.2.1. Xác định nhiệm vụ, mục tiêu và chiến lược hiện tại của tổ chức Đây là điểm khởi đầu hợp lý trong quản trị chiến lược vì tình hình hiện tại của công ty có thể giúp loại trừ một số chiến lược, thậm chí giúp lựa chọn hành động cụ thể. Mỗi tổ chức đều có nhiệm vụ, các
Luận văn liên quan