Những năm gần đây, thế giới chứng kiến sự phát triển đầy ấn tượng của thị trường dịch vụ tài chính toàn cầu với sự mở rộng quy mô của các tập đoàn tài chính sang các nước ở tất cả các châu lục. Sự tăng trưởng vượt bậc ấy không chỉ xuất phát sự nới lỏng quy định của Chính phủ các nước về việc mở rộng phạm vi kinh doanh của ngân hàng ra các lĩnh vực tài chính khác (bảo hiểm, chứng khoán). Làn sóng tập đoàn hóa các tổ chức tài chính không chỉ dừng lại ở những nước phát triển và những nước công nghiệp mới mà còn ở những nước có nền kinh tế chuyển đổi, trở thành một phần không thể thiếu trong quá trình cải cách và cấu trúc lại hệ thống ngân hàng và các TCTD khác trong nền kinh tế.
Việt Nam là một nước có nền kinh tế chuyển đổi, có tốc độ tăng trưởng GDP cao (8,4% năm 2006) và ngành ngân hàng thời gian qua đang dần được củng cố về mọi mặt theo thông lệ quốc tế. Sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO từ ngày 11/1/2007 mở ra cho nước ta nhiều cơ hội nhưng cũng không ít những thách thức, trong đó phải thực hiện cam kết về mở cửa ngành ngân hàng, theo đó những ngân hàng và tập đoàn tài chính lớn trên thế giới được phép mở ngân hàng con 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Điều đó đồng nghĩa là hệ thống ngân hàng nước ta phải đối diện với một cuộc cạnh tranh quyết liệt trước các tập đoàn tài chính nước ngoài. Trước tình hình đó, nhu cầu xây dựng và phát triển các tập đoàn tài chính - ngân hàng đầu tiên ở nước ta trở nên bức thiết hơn bao giờ hết.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tôi đã quyết định chọn đề tài : “Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam và kinh nghiệm từ một số nước Châu Âu” cho khóa luận của mình.
Mục tiêu của khóa luận là lựa chọn được một mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng phù hợp và hữu hiệu với thực tiễn tình hình thị trường dịch vụ tài chính nước ta nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng, từ kinh nghiệm của một số tập đoàn tài chính Châu Âu; đồng thời, tìm ra được một NHTM Việt Nam hội đủ một số điều kiện cơ bản triển vọng nhất để phát triển thành tập đoàn, từ đó đưa ra những giải pháp kiến nghị để thúc đẩy việc xây dựng ngân hàng đó thành tập đoàn tài chính - ngân hàng.
Về kết cấu, khóa luận được chia làm ba chương:
Chương I: Lí luận cơ bản về tập đoàn tài chính - ngân hàng. ở chương này, người viết tập trung làm rõ những khái niệm, cơ sở lý thuyết liên quan đến tập đoàn tài chính - ngân hàng. Từ những cơ sở lý thuyết này để tiến hành tìm hiểu thực trạng và triển vọng xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam.
Chương II: Triển vọng phát triển mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng và kinh nghiệm từ một số nước Châu Âu. Vấn đề được tập trung phân tích trong chương II là từ thực trạng hệ thống NHTM nước ta để khẳng định việc xây dựng tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam là tất yếu khách quan; đồng thời học tập kinh nghiệm từ một số nước Châu Âu.
Chương III: Những kiến nghị xây dựng tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam. ở chương này, người viết đã lựa chọn được mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng phù hợp với thực tế khách quan của Việt Nam. Ngoài ra, người viết cũng đã đánh giá khả năng, triển vọng xây dựng Vietcombank thành tập đoàn tài chính - ngân hàng dựa trên những điều kiện khách quan và nội tại của bản thân ngân hàng. Đồng thời, đề xuất một vài kiến nghị, thiết nghĩ rất thiết thực và có giá trị thực tiễn cho một ngân hàng tiềm năng thành công trong việc xây dựng tập đoàn tài chính - ngân hàng đầu tiên của Việt Nam.
Xây dựng tập đoàn tài chính - ngân hàng là một đề tài mới ở Việt Nam, nên chưa có nhiều những nghiên cứu, phân tích sâu và tổng quát nhằm đúc kết thành những kiến thức chung, thống nhất. Với tác phẩm nhỏ này, người viết kỳ vọng đóng góp được tiếng nói trong việc xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam - vấn đề đang rất được nhiều nhà lãnh đạo ngân hàng quan tâm.
101 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2254 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính – ngân hàng ở Việt Nam và kinh nghiệm từ một số nước châu Âu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
(((((
Danh mục từ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục mô hình
Lời mở đầu 01
Chương I Lý luận cơ bản về tập đoàn tài chính - ngân hàng
I – Tập đoàn kinh tế 04
1. Khái niệm tập đoàn kinh tế 04
2. Đặc điểm của tập đoàn kinh tế và nguyên tắc hoạt động 06
2.1. Đặc điểm của tập đoàn kinh tế 06
2.2. Đặc trưng chung của tập đoàn 07
2.3. Đặc trưng của các công ty thành viên trong tập đoàn 08
3. Các mô hình cấu trúc tổ chức của tập đoàn kinh tế 09
3.1. Theo mối quan hệ giữa các cấp quản lý trong tập đoàn 09
3.2. Theo cấu trúc sở hữu 10
3.3. Theo loại hình liên kết 12
4. Công ty mẹ- công ty con 13
4.1. Công ty mẹ 13
4.2. Công ty con 15
II - Tập đoàn tài chính - ngân hàng 16
1. Khái niệm tập đoàn tài chính - ngân hàng 17
2. Tính tất yếu của việc hình thành tập đoàn tài chính - ngân hàng 19
2.1. Thay đổi về nhu cầu tài chính 19
2.2. Nỗ lực tìm kiếm nguồn thu nhập mới 20
2.3. Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế 20
2.4. Lợi thế cạnh tranh từ thương hiệu 21
2.5. Sự nới lỏng các quy định trong lĩnh vực tài chính 21
2.6. Sự cải tiến về công nghệ thông tin 22
3. Điều kiện hình thành tập đoàn tài chính - ngân hàng 23
4. Đặc điểm tập đoàn tài chính - ngân hàng 24
4.1. Sáp nhập và mua lại (M&A), hợp nhất - phương thức chủ yếu để hình thành tập đoàn tài chính - ngân hàng 24
4.2. Cấu trúc tổ chức phức tạp 25
4.3. Quy mô lớn 29
4.4. Dịch vụ tài chính đa dạng 32
5. Vai trò của tập đoàn tài chính - ngân hàng đối với nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng 34
Chương II Triển vọng xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng và kinh nghiệm từ một số nước Châu Âu
i - Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam 36
ii - Thực trạng hệ thống NHTM Việt Nam 37
1. Những thành tựu đạt được 37
1.1. NHTM NN 37
a. Năng lực tài chính 38
b. Mạng lưới hoạt động rộng khắp nước 39
c. Mở rộng cung ứng các dịch vụ phi ngân hàng 40
1.2. NHTM CP 41
a. Vốn điều lệ không ngừng tăng trưởng 41
b. Hiệu quả hoạt động kinh doanh và chất lượng tín dụng ngày càng cao 42
c. Đa dạng hoá kênh phân phối và dịch vụ ngân hàng, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại. 44
1.3. Xu hướng hợp tác, liên doanh, liên kết đang được tăng cường 46
2. Những hạn chế và thách thức 49
2.1. Sự hạn chế về năng lực tài chính 49
2.2. Dịch vụ ngân hàng còn nghèo nàn 51
2.3. Nhân lực và cơ cấu tổ chức còn nhiều bất cập 52
III - Tính tất yếu của việc xây dựng tập đoàn tài chính ngân hàng ở Việt Nam 54
IV - Bài học kinh nghiệm từ một số nước Châu Âu 56
1. Quá trình hình thành tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Châu Âu 56
2. Một số tập đoàn tài chính - ngân hàng Châu Âu 57
3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 59
Chương III Những đề xuất xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam
I - Lựa chọn mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam 61
II - Đánh giá khả năng xây dựng Vietcombank thành tập đoàn tài chính - ngân hàng của Việt Nam 65
1. Điều kiện vĩ mô 65
1.1. Môi trường pháp lý 65
1.2. Chính sách và cơ chế phát triển tập đoàn tài chính - ngân hàng 66
1.3. Sự phát triển của thị trường dịch vụ tài chính 67
2. Vài nét về ngân hàng Vietcombank 68
3. Điều kiện nội tại của Vietcombank 68
3.1. Mô hình tổ chức hoạt động 69
3.2. NHTM NN đầu tiên được Cổ phần hóa 70
3.3. Quy mô hoạt động 71
3.4. Tiềm lực tài chính 74
III - Những đề xuất 75
1. Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước 75
1.1. Hành lang pháp lý 75
1.2. Cơ chế, chính sách khuyến khích của Chính Phủ và Nhà nước 76
1.3. Công tác giám sát 77
2. Về phía Vietcombank 78
2.1. Hoàn tất quá trình Cổ phần hóa 78
2.2. Cơ cấu lại tổ chức và quản lý của ngân hàng mẹ 79
2.3. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng 84
2.4. Cơ cấu lại các công ty con 87
Kết luận 88
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
Danh mục từ viết tắt
(((((
Danh mục từ viết tắt tiếng Việt
BCTC : Báo cáo tài chính
HĐQT : Hội đồng quản trị
NH : Ngân hàng
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
NHTM : Ngân hàng Thương mại
NHTM NN : Ngân hàng Thương mại Nhà nước
NHTM CP : Ngân hàng Thương mại Cổ phần
NHNNg : Ngân hàng nước ngoài
TCTD : Tổ chức tín dụng
VNBC : Hệ thống kết nối thẻ Việt Nam
VPĐD : Văn phòng đại diện
Danh mục từ viết tắt tiếng Anh
ALCO
Asset-Liability Management Committiee
Quản lý tài sản nợ – tài sản có
ATM
Automated Teller Machine
Máy giao dịch tự động
ASEAN
Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á
CAR
Capital Adequacy Ration
Hệ số an toàn vốn
EU
European Union
Liên minh châu Âu
GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
IMF
International Moneytary Fund
Quỹ tiền tệ quốc tế
M&A
Merge and Acquisition
Sáp nhập và mua lại
ROE
Return on Equity
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
ROA
Return on Asset
Lợi nhuận trên tổng tài sản
PR
Public relations
Quan hệ công chúng
WTO
World Trade Organization
Tổ chức Thương mại Thế giới
Danh mục tên một số ngân hàng
Agribank :NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ViệtNam
Vietcombank(VCB): Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
VCBS : Công ty chứng khoán Vietcombank
VCBF : Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán VCB
VCBL : Công ty cho thuê tài chính Vietcombank
Incombank(ICB) : Ngân hàng Công Thương Việt Nam
BIDV : Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
ACB : NHTM CP á Châu
EAB : NHTM CP Đông á
ABBank : NHTM CP An Bình
SCB : NHTM CP Sài Gòn
GiaDinhBank : NHTM CP Gia Định
Sacombank : NHTM CP Sài Gòn Thường Tín
Habubank : NHTM CP Nhà Hà Nội
MB : NHTM CP Quân đội
MHB : NH Phát triển nhà và đồng bằng sông Cửu Long
Eximbank : NHTM CP Xuất - Nhập khẩu
Techcombank : NHTM CP Kỹ thương
Southern Bank : NHTM CP Phương Nam
SCB : NHTM CP Sài Gòn
HSBC : HongKong and Shanghai Banking Corporation
ANZ : Australia and New Zealand Banking Group
BNP : Banque Nationale de Paris
MUFG : Mitsubishi UFJ Financial Group
UOB : United Overseas Bank, Singapore
Danh mục bảng biểu, mô hình
(((((
Bảng 1: Quy mô của một số ngân hàng lớn trên thế giới 30
Bảng 2: Quy mô tập đoàn tài chính trong 100 tập đoàn kinh tế lớn nhất thế giới theo giá trị tài sản (tháng 3/2007) 30
Bảng 3: Tổng tài sản của Top 10 Ngân hàng lớn nhất thế giới 31
Bảng 4: Tổng tài sản 4 NHTM lớn nhất Việt Nam giai đoạn 2001-2006 38
Bảng 5: Mạng lưới hoạt động của 4 NHTM NN 40
Bảng 6: Tình trạng nợ xấu của các NH Việt Nam giai đoạn 2004-2006 43
Bảng 7: Những vụ sáp nhập lớn của Châu Âu 56
Biểu 1: Tổng tài sản 4 NHTM NN giai đoạn 2001-2006 38
Biểu 2: Vốn điều lệ các NHTM CP giai đoạn 2004-2006 41
Biểu 3: Tình trạng nợ xấu của các NH Việt Nam giai đoạn 2004-2006 44
Biểu 4: Tốc độ tăng thu nhập từ phí dịch vụ của các ngân hàng qua 3 năm 2004-2006 45
Mô hình ngân hàng đa năng 26
Mô hình quan hệ công ty mẹ-con 26
Mô hình công ty sở hữu tài chính 26
Mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng lựa chọn 62
Mô hình tổ chức hiện tại của Vietcombank 69
Mô hình cơ cấu tổ chức đề xuất 80
Mô hình quản trị rủi ro đề xuất 82
Mô hình khối ngân hàng cá nhân đề xuất 85
Mô hình khối ngân hàng doanh nghiệp đề xuất 86
Lời mở đầu
(((((
Những năm gần đây, thế giới chứng kiến sự phát triển đầy ấn tượng của thị trường dịch vụ tài chính toàn cầu với sự mở rộng quy mô của các tập đoàn tài chính sang các nước ở tất cả các châu lục. Sự tăng trưởng vượt bậc ấy không chỉ xuất phát sự nới lỏng quy định của Chính phủ các nước về việc mở rộng phạm vi kinh doanh của ngân hàng ra các lĩnh vực tài chính khác (bảo hiểm, chứng khoán). Làn sóng tập đoàn hóa các tổ chức tài chính không chỉ dừng lại ở những nước phát triển và những nước công nghiệp mới mà còn ở những nước có nền kinh tế chuyển đổi, trở thành một phần không thể thiếu trong quá trình cải cách và cấu trúc lại hệ thống ngân hàng và các TCTD khác trong nền kinh tế.
Việt Nam là một nước có nền kinh tế chuyển đổi, có tốc độ tăng trưởng GDP cao (8,4% năm 2006) và ngành ngân hàng thời gian qua đang dần được củng cố về mọi mặt theo thông lệ quốc tế. Sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO từ ngày 11/1/2007 mở ra cho nước ta nhiều cơ hội nhưng cũng không ít những thách thức, trong đó phải thực hiện cam kết về mở cửa ngành ngân hàng, theo đó những ngân hàng và tập đoàn tài chính lớn trên thế giới được phép mở ngân hàng con 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Điều đó đồng nghĩa là hệ thống ngân hàng nước ta phải đối diện với một cuộc cạnh tranh quyết liệt trước các tập đoàn tài chính nước ngoài. Trước tình hình đó, nhu cầu xây dựng và phát triển các tập đoàn tài chính - ngân hàng đầu tiên ở nước ta trở nên bức thiết hơn bao giờ hết.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tôi đã quyết định chọn đề tài : “Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam và kinh nghiệm từ một số nước Châu Âu” cho khóa luận của mình.
Mục tiêu của khóa luận là lựa chọn được một mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng phù hợp và hữu hiệu với thực tiễn tình hình thị trường dịch vụ tài chính nước ta nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng, từ kinh nghiệm của một số tập đoàn tài chính Châu Âu; đồng thời, tìm ra được một NHTM Việt Nam hội đủ một số điều kiện cơ bản triển vọng nhất để phát triển thành tập đoàn, từ đó đưa ra những giải pháp kiến nghị để thúc đẩy việc xây dựng ngân hàng đó thành tập đoàn tài chính - ngân hàng.
Về kết cấu, khóa luận được chia làm ba chương:
Chương I: Lí luận cơ bản về tập đoàn tài chính - ngân hàng. ở chương này, người viết tập trung làm rõ những khái niệm, cơ sở lý thuyết liên quan đến tập đoàn tài chính - ngân hàng. Từ những cơ sở lý thuyết này để tiến hành tìm hiểu thực trạng và triển vọng xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam.
Chương II: Triển vọng phát triển mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng và kinh nghiệm từ một số nước Châu Âu. Vấn đề được tập trung phân tích trong chương II là từ thực trạng hệ thống NHTM nước ta để khẳng định việc xây dựng tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam là tất yếu khách quan; đồng thời học tập kinh nghiệm từ một số nước Châu Âu.
Chương III: Những kiến nghị xây dựng tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam. ở chương này, người viết đã lựa chọn được mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng phù hợp với thực tế khách quan của Việt Nam. Ngoài ra, người viết cũng đã đánh giá khả năng, triển vọng xây dựng Vietcombank thành tập đoàn tài chính - ngân hàng dựa trên những điều kiện khách quan và nội tại của bản thân ngân hàng. Đồng thời, đề xuất một vài kiến nghị, thiết nghĩ rất thiết thực và có giá trị thực tiễn cho một ngân hàng tiềm năng thành công trong việc xây dựng tập đoàn tài chính - ngân hàng đầu tiên của Việt Nam.
Xây dựng tập đoàn tài chính - ngân hàng là một đề tài mới ở Việt Nam, nên chưa có nhiều những nghiên cứu, phân tích sâu và tổng quát nhằm đúc kết thành những kiến thức chung, thống nhất. Với tác phẩm nhỏ này, người viết kỳ vọng đóng góp được tiếng nói trong việc xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam - vấn đề đang rất được nhiều nhà lãnh đạo ngân hàng quan tâm.
Chương I
Lý luận cơ bản về
tập đoàn tài chính - ngân hàng
I - Tập đoàn kinh tế
1. Khái niệm tập đoàn kinh tế
Trên thế giới, rất nhiều tập đoàn ở mọi lĩnh vực đã bắt đầu hình thành từ cuối thế kỷ 19 và không ngừng lớn mạnh cho đến ngày nay: từ tập đoàn đầu nhớt Mobile, BP, Shell đến tập đoàn công nghiệp ôtô như Toyota, General Motor, Ford, Rolls Royce,… đến tập đoàn bán lẻ như Wal Mart,…tập đoàn công nghệ, truyền thông như AOL, Planet,…và tập đoàn ngân hàng như Citigroup, HSBC Holdings, Bank of America,…
Tập đoàn kinh tế được gọi tên rất đa dạng với những mô hình tổ chức không giống nhau giữa các nước: Conglomerate (là tên gọi tập đoàn phổ biến ở Châu Âu), Holding Company (tại Mỹ và nhiều nước khác), Business Houses (tại ấn Độ), Chaebol (ở Hàn Quốc), Zaibatsu và Keiretsu (lần lượt được gọi ở Nhật trước và sau Thế chiến II), và tên gọi phổ biến được dùng ở nhiều nước là Group hay Business Group.
ở Hàn Quốc, theo Luật Thương mại (Korea Fair Trade Act), Chaebol là một tổ hợp các công ty quy mô lớn mà các hoạt động kinh doanh của nó được điều hành bởi một người xác định. Đặc điểm quan trọng nhất là sự tập trung cao quyền sở hữu tập đoàn thuộc về một số cá nhân và gia đình họ, những người này sẽ chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động của tất cả các công ty thành viên của tập đoàn.
Theo Viện nghiên cứu Quản lí Kinh tế Trung ương CIEM thì:
"Khái niệm tập đoàn kinh tế được hiểu là một tổ hợp lớn các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoạt động trong một hay nhiều ngành khác nhau, có quan hệ về vốn, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu và các liên kết khác xuất phát từ lợi ích của các bên tham gia. Trong mô hình này, "công ty mẹ" nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của "công ty con" về tài chính và chiến lược phát triển."
Trong Luật doanh nghiệp của Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005, tại Điều 146, tập đoàn kinh tế chỉ được nhắc đến là một hình thức của nhóm công ty:
“1.Nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác.
2.Nhóm công ty bao gồm các hình thức sau đây:
a) Công ty mẹ - công ty con;
b) Tập đoàn kinh tế;
c) Các hình thức khác.”
Tại Điều 149 : “Tập đoàn kinh tế là nhóm công ty có quy mô lớn. Chính phủ quy định hướng dẫn tiêu chí, tổ chức quản lý và hoạt động của tập đoàn kinh tế”. Nhưng đến nay, vẫn chưa có một văn bản chính thức nào quy định cụ thể về tập đoàn kinh tế.
Từ cuối năm 1995, nước ta đã có một số tập đoàn trong những ngành kinh tế then chốt, bao gồm tập đoàn dệt may, tập đoàn than và khoáng sản, tập đoàn bưu chính - viễn thông. Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 310/QĐ/2005/TTg-CP về thí điểm thành lập tập đoàn tài chính - bảo hiểm Bảo Việt đã đánh dấu một bước phát triển mới cho triển vọng hình thành các tập đoàn tài chính ở Việt Nam.
Như vậy, có khá nhiều khái niệm khác nhau về tập đoàn kinh tế nhưng chung quy lại, có thể hiểu: tập đoàn kinh tế là một tổ hợp lớn các đơn vị thành viên, liên kết với nhau thông qua mối quan hệ về tài chính, sản phẩm, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu,…và được sắp xếp theo một cấu trúc tổ chức nhất định. Bản thân tập đoàn không có tư cách pháp nhân, thường có một “công ty mẹ” đóng vai trò là “thương hiệu” nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của các “công ty con” chủ yếu về mặt tài chính và chiến lược phát triển.
2. Đặc điểm của tập đoàn kinh tế và nguyên tắc hoạt động
2.1. Đặc điểm của tập đoàn kinh tế
Tuy tập đoàn kinh tế có thể được gọi tên khác nhau, được tổ chức theo các mô hình khác nhau, được nhận thức chưa thống nhất giữa các quốc gia nhưng chúng vẫn mang trong mình những đặc điểm chung cơ bản:
- Tập đoàn kinh tế hình thành dựa trên những nhu cầu thực tế khách quan của các hoạt động kinh tế, là kết quả quá trình phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thông qua các hình thức tích tụ hoá, chuyên môn hoá và hợp tác hoá ở trình độ cao nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh và tối đa hoá lợi nhuận. Tập đoàn kinh tế sẽ gặp thất bại nếu hình thành trên cơ sở áp đặt, gán ghép các đơn vị thành viên bằng mệnh lệnh hành chính.
- Về tổ chức: tập đoàn kinh tế là tập hợp của một số đơn vị thành viên thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tài chính,… Sự liên kết giữa các đơn vị thành viên (về tài chính, công nghệ, thị trường,…) rất đa dạng, có thể là chặt chẽ hoặc không chặt chẽ nhưng trên cơ sở cùng có lợi của mỗi thành viên và của cả tập đoàn. Trong tập hợp đó, có một đơn vị lớn và quan trọng nhất, đóng vai trò chi phối hoạt động của các đơn vị còn lại.
Các tập đoàn đa phần được tổ chức theo mô hình “công ty mẹ – công ty con”. Công ty mẹ sở hữu lượng lớn (hoặc hoàn toàn) trong tổng vốn chủ sở hữu của công ty con, nắm quyền chi phối các công ty con về mặt tài chính cũng như về mặt chiến lược phát triển.
- Về cơ cấu sở hữu: sở hữu trong tập đoàn kinh tế là sở hữu hỗn hợp, là cấu trúc đa sở hữu, theo đó công ty mẹ hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần và luôn đóng vai trò chi phối, khống chế các công ty thành viên khác. Các công ty con có thể hạch toán trực thuộc công ty mẹ hoặc hạch toán độc lập với tư cách pháp nhân riêng. Những công ty con này có thể là những mắt xích trong dây chuyền sản xuất, kinh doanh theo hướng chuyên môn hoá hoặc hoạt động trong những lĩnh vực độc lập, không liên quan gì với nhau.
- Về qui mô và phạm vi hoạt động: các tập đoàn kinh tế thường có qui mô lớn về vốn, lao động, doanh thu,… Phạm vi hoạt động rất rộng, thường vượt ra biên giới một quốc gia, thậm chí trên khắp thế giới để trở thành những tập đoàn xuyên quốc gia. Tập đoàn kinh tế đang hướng tới mục tiêu toàn cầu hoá chiến lược kinh doanh, nhằm đạt được những ưu thế trong cạnh tranh và thu lợi nhuận cao nhất.
- Lĩnh vực kinh doanh: tập đoàn kinh tế có thể kinh doanh chuyên ngành hoặc đa ngành. Ngày nay, các tập đoàn kinh tế phát triển theo xu hướng hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực là phổ biến nhưng luôn có một ngành, một lĩnh vực giữ vị trí mũi nhọn.
- Về chiến lược kinh doanh chung: cơ quan đầu não của tập đoàn đảm trách việc soản thảo chiến lược theo định hướng chung của toàn tập đoàn và được thực hiện thống nhất bởi các đơn vị thành viên trong tập đoàn. Chiến lược chung được xây dựng trên cơ sở: phân tích nhu cầu thị trường và xu hướng biến đổi, ý đồ chiến lược phát triển của các nhà hoạch định chính sách, tính cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước…
2.2. Đặc trưng chung của tập đoàn
- Tập đoàn không có tư cách pháp nhân, không có trụ sở chính, không có cơ quan hành chính thường trực chung của tập đoàn.
- Có một số thiết chế quản trị chung của tập đoàn như Hội đồng chiến lược, Uỷ ban kiểm toán, Uỷ ban bầu cử, Hội đồng quản trị. Các thành viên trong những hội đồng hay uỷ ban này hoạt động theo tôn chỉ và mục đích chung đã được các bên thống nhất từ trước và đa số theo cơ chế kiêm nhiệm. Trong đó, chủ tịch tập đoàn thường là người có ảnh hưởng và uy tín lớn nhất, thuộc công ty xuất phát hay công ty chính của tập đoàn.
Thông thường chủ tịch và các thành viên trong hội đồng và uỷ ban hưởng lương chính từ các công ty thành viên và được hưởng thêm một khoản phụ cấp trách nhiệm do các công ty thành viên đóng góp theo quy định chung.
Khái niệm tập đoàn thường kèm theo “công ty xuất phát” hay “công ty gốc”, “công ty đứng đầu”, “công ty sáng lập”,…Vị thế của công ty này trước hết được biểu hiện ở biểu tượng logo của tập đoàn và ở khả năng chi phối hướng phát triển của các công ty thành viên trong tập đoàn.
- Công ty trong tập đoàn hành động theo chiến lược chung, theo bản đồ phân bố thị trường, với các quan hệ gắn bó về vốn, thương hiệu, văn hoá, ngoại giao,… Cơ chế điều hành chung của tập đoàn chủ yếu dựa trên quan hệ về lợi ích kinh tế minh bạch và uy tín, cũng như các cam kết trong quy chế chung của tập đoàn, chứ không dựa trên mệnh lệnh hành chính. Các pháp nhân trong tập đoàn có chung quyền được bảo vệ để tránh khỏi nguy cơ bị thôn tính hay chèn ép từ những công ty ngoài tập đoàn.
2.3. Đặc trưng của các công ty thành viên trong tập đoàn
- Đặc trưng quan trọng nhất là mỗi công ty trong tập đoàn là một pháp nhân độc lập: có tài sản riêng, trụ sở riêng, thị trường riêng, thậm chí ngành nghề riêng. Do đó, giữa các công ty trong tập đoàn có sự khác nhau về mức thu nhập, tình trạng rủi ro và quy mô tài chính.
- Nhìn chung, các tập đoàn kinh tế được hình thành theo nguyên tắc tự nguyện, thông qua đàm phán để mua bán, liên doanh, sáp nhập, hợp nhất,… Trong đó, một công ty khởi xướng và đóng vai trò sáng lập ra tập đoàn (hình thức tập trung tư bản) từ nhiều công ty thành viên, hoặc từ một công ty lớn tách ra thành nhiều công ty độc lập (hình thức tích tụ tư bản).
Như vậy, việc hình thành một tập đoàn kinh tế không phải do mệnh lệnh hành chính Nhà nước mà do quy