Khóa luận Xây dựng phần mềm hỗ trợ đào tạo tin học trực tuyến

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngành CNTT phát triển với tốc độ rất nhanh, công nghệ ngày một tiên tiến và hiện đại. Một trong các thành tựu lớn nhất mà nghành CNTT mang lại cho cuộc sống con người là mạng Internet. Đây là một môi trường thông tin liên kết con người trên toàn thế giới lại với nhau, việc trao đổi thông tin bây giờ đã trở nên nhanh chóng, tiện lợi hơn bao giờ hết. Cùng với sự đổi mới, phát triển của KHKT, Đảng và nhà nước ta cũng xác định cần phải có sự đổi mới về nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo theo hướng tích cực hoá thông qua việc sử dụng các PTDH hiện đại để nâng cao chất lượng đào tạo, tạo điều kiện cho HS làm quen với phương thức dạy học hiện đại. Ở nước ta hiện nay tại các viện nghiên cứu, các trường đại học, các công ty tin học.đã hình thành nhiều nhóm nghiên cưú về ứng dụng các thành tựu của CNTT làm PTDH, xây dựng các phần mềm ứng dụng bước đầu đã đem lại hiệu quả trong quá trình dạy học. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về ứng dụng CNTT nói chung và MTĐT nói riêng để hỗ trợ cho quá trình dạy học, nó không còn là đề tài quá xa lạ hiện nay. Áp dụng thành tựu kỹ thuật hỗ trợ cho quá trình dạy học là cách tốt nhất để GV và HS làm quen với nền giáo dục điện tử, góp phần đổi mới nội dung và PPDH. Hiện nay việc dạy học còn mang nặng tính chất “Thông báo, tái hiện”, tình trạng dạy chay, học chay còn rất phỗ biến, vì vậy HS thường tiếp thu kiến thức một cách thụ động và không phát huy được tính tích cực. Năng lực tự học là năng lực không thể thiếu ở HS, vì tự học là chìa khoá tiến vào thế kỷ XXI, một thế kỷ với quan niệm học suốt đời, xã hội học tập và ứng dụng hệ thống phần mềm dạy học có hỗ trợ hoàn toàn Multimedia. Có năng lực tự học mới có thể học suốt đời được. Vì vậy, ở trường phỗ thông cần quan tâm đến học cách học. Trong khi dạy học, giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp, nhiều đồ dùng dạy học phù hợp với bài giảng của mình. Việc sử dụng đồ dùng dạy học trong dạy học là phương pháp rất được khuyến khích từ trước đến nay.Sử dụng MTĐT như công cụ dạy học dẫn đến những kiểu dạy mới bằng cách để cho máy làm một số chức năng của thầy giáo ở những phần khác nhau của quá trình dạy học và cách dạy này có thể thể hiện nhiều ưu điểm về mặt sư phạm như: khuyến khích sự làm việc tích cực, độc lập của HS. Kiểm tra kiến thức của học sinh bằng phương pháp trắc nghiệm Sau mỗi khoá học, chúng tôi có tổ chức cho HS tham gia thi trắc nghiệm. Phương pháp kiểm tra kiến thức bằng phương pháp trắc nghiệm có ưu điểm rất tốt đối với HS, tạo cho HS nhiều đáp án khác nhau, buộc HS cần phải hiểu rõ kiến thức về vấn đề cần trả lời, phải học kỹ lý thuyết và nắm vững cách thức hoạt động của từng phương pháp. Để xây dựng được cho HS một bộ đề thi trắc nghiệm là một quá trình phức tạp và tốn kém. Song lợi ích của việc kiểm tra giúp HS hiểu sâu vấn đề, khắc sâu kiến thức đã học. Tuy nhiên kiểm tra trắc nghiệm cũng có những nhược điểm sau: học sinh có thể không học, không hiểu nhưng lựa chọn ngẫu nhiên đúng hoặc dễ nhìn bài nhau. Vấn đề này có thể khắc phục bằng cách ra đề với nhiều đáp án và nhiều đề khác nhau, các đáp án đảo nhau. Nhưng nhược điểm lớn nhất của phương pháp thi trắc nghiệm chính là ở bộ đề thi, bởi không dễ dàng để có thể ra một bộ đề mà có nhiều đáp án theo kiểu ”nhiều”, ”gần đúng”, chính vì vậy mà việc ra nhiều đề thi trắc nghiệm trong một giờ kiểm tra là khó khăn và tốn kém. Với những đặc thù riêng của môn tin học thì đổi mới phương pháp dạy học bằng cách áp dụng những thành tựu KHKT, đặc biệt là những thành tựu của CNTT làm PTDH hiện đại như mạng Internet, xu hướng phát triển phần mềm hiện nay là dựa vào môi trường này để xây dựng nên các ứng dụng có khả năng phục vụ và liên lạc giữa nhiều thành viên với nhau, vận hành không phụ thuộc vào vị trí địa lý, không phụ thuộc vào hệ điều hành. Đào tạo từ xa là một trong những ứng dụng khá điển hình có thể xây dựng và vận hành trên mạng Internet. Với ý tưởng: HS không cần phải đến trường, họ có thể tham gia theo học, đăng kí môn học, tham khảo tài liệu, thi cử.tất cả đều có thể thực hiện và hoàn tất chỉ bằng cách ngồi vào máy tính, tôi lựa chọn đề tài luận văn là: “ Xây dựng phần mềm hỗ trợ đào tạo tin học trực tuyến ” . 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Xây dựng phần mềm làm công cụ hỗ trợ cho GV và HS trong việc dạy và học THVP qua mạng. Góp phần bổ sung, xây dựng cơ sở lý luận của việc sử dụng môi trường mạng Internet trong dạy học nói chung và dạy học tin học nói riêng theo hướng đổi mới PPDH. Đi sâu tìm hiểu về các tính năng ưu việt của việc dạy học qua mạng, tìm hiểu về các phần mềm dạy học, sử dụng các ngôn ngữ hiện đại để xây dựng phần mềm dạy học phù hợp với khả năng tin học của GV và HS. Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy học trực tuyến. Ứng dụng phần mềm dạy học vào việc dạy và học tin học tạo điều kiện cho tất cả mọi người đều có thể tham gia lớp học mà không cần phải đến trường. Đối tượng sử dụng chương trình có thể là bất kỳ ai miễn là có nhu cầu tham gia lớp đào tạo trực tuyến. 3. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Có thể xây dựng được phần mềm hỗ trợ dạy học và ứng dụng có hiệu quả trong giảng dạy THVP qua mạng. Việc sử dụng hợp lý phần mềm hỗ trợ dạy học sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy và học THVP. Có thể kích thích năng lực tự học cho học sinh. Góp phần nâng cao chất lượng dạy học tin học, rèn luyện khả năng độc lập nghiên cứu, tự phát hiện và giải quyết vấn đề. 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Cơ sở lý luận của việc ứng dụng CNTT trong việc dạy và học tin học nói chung và THVP nói riêng. - Thiết kế và xây dựng hệ thống phần mềm hỗ trợ dạy học THVP. - Xây dựng các phương án dạy học với phần mềm đã được thiết kế. 5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Tất cả những ai có nhu cầu tham gia lớp đào tạo trực tuyến. - Sinh viên đang được đào tạo ĐHSP nghành CNTT. - Nội dung, phương pháp dạy học tin học, mạng máy tính với các phần mềm dạy học. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU a. Nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu những lý luận về giáo dục nói chung và bộ môn tin học nói riêng. - Nghiên cứu tác động của mạng máy tính, đặc biệt là tác động của phần mềm dạy học trực tuyến với môn tin học, cụ thể là môn THVP. - Nghiên cứu khả năng tiếp thu kiến thức của HS về THVP khi chưa sử dụng phần mềm dạy học. b. Nghiên cứu thực nghiệm - Đọc, tìm hiểu các phần mềm đã có dạy học THVP. Thiết kế và xây dựng hệ thống bài thực hành Word, Excel. - Xây dựng phương pháp giảng dạy và học THVP thông qua phần mềm đã sử dụng. 7. PHẠM VI ỨNG DỤNG VÀ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN Nghiên cứu, sử dụng mạng máy tính với các phần mềm hỗ trợ và ngôn ngữ lập trình trong việc thiết kế phần mềm hỗ trợ dạy học. Áp dụng để giảng dạy khi thực nghiệm sư phạm. Sau khi nghiên cứu cơ sở lý luận, xây dựng phần mềm và thực nghiệm sư phạm tôi thấy đề tài đã có những đóng góp cơ bản: Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc sử dụng mạng máy tính và các PTDH hiện đại trong quá trình dạy học tin học. Tìm hiểu một số ứng dụng các phần mềm của MTĐT, xây dựng phần mềm dạy học hỗ trợ cho quá trình dạy học THVP. Bước đầu đề tài đã góp phần giải quyết được những khó khăn cho những học viên không có điều kiện tham gia học tập tại trường. Đã mở ra hướng mới: Nghiên cứu xây dựng phần mềm hỗ trợ đào tạo tin học trực tuyến. 8. CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN Phần mở đầu: 6 trang Phần nội dung: 30 trang Phần kết luận: 2 trang Nội dung của luận văn gồm 4 chương: Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy học với công cụ MTĐT và phần mềm dạy học Chương II: World Wide Web và các mô hình CSDL trên mạng Chương III: Tìm hiểu đôi nét về ASP. Chương IV: Xây dựng – thiết kế.

doc35 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2252 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xây dựng phần mềm hỗ trợ đào tạo tin học trực tuyến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên