Khóa luận Xây dựng thương hiệu hàng nông sản Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế

Như kinh tế học đã chỉ rõ, cạnh tranh là quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường. Các doanh nghiệp không ngừng chạy đua giành giật lợi thế trong thương trường nhằm thu được lợi nhuận tối ưu. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, để chiến thắng trong cạnh tranh, một trong những yếu tố mà doanh nghiệp phải chú trọng hàng đầu là xây dựng thành công thương hiệu có uy tín. Việt Nam là một nước nông nghiệp chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang kinh tế thị trường từ năm 1986. Bởi vậy các doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn khi cạnh tranh, đặc biệt là cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài về chất lượng và giá cả sản phẩm. Nông sản được coi là thế mạnh của Việt Nam, chiếm 1/4 tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nhưng chủ yếu dưới dạng thô. Nhiều mặt hàng nông sản của chúng ta xuất ra nước ngoài đứng thứ hai, thứ ba trên thế giới nhưng đến nay chưa có tên tuổi, khi xuất đều phải sử dụng thương hiệu nước ngoài. Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã có chính sách khuyến khích phát triển hàng hoá và quan tâm đến việc xây dựng các thương hiệu hàng nông sản. Tuy nhiên, nhiều cơ quan quản lý và các doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của thương hiệu, việc đăng ký thương hiệu hàng nông sản cũng còn nhiều bất cập, chưa có chiến lược marketing hiệu quả để quảng bá các thương hiệu. Ý thức được tính cấp thiết đó, em đã quyết định lựa chọn đề tài “Xây dựng thương hiệu hàng nông sản Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế” cho khoá luận tốt nghiệp của mình. Kết cấu đề tài gồm 3 chương sau: Chương 1- Lý luận chung về thương hiệu sản phẩm Chương 2- Thực trạng xây dựng thương hiệu hàng nông sản Việt Nam trong xu thế hội nhập hiện nay. Chương 3- Giải pháp xây dựng thương hiệu hàng nông sản Việt Nam trong thời gian tới.

doc98 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2707 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xây dựng thương hiệu hàng nông sản Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thường Lớp: A1- K38A- KTNT Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Trung Vãn Hà Nội năm 2003 MỤC LỤC  Trang   LỜI MỞ ĐẦU  1   CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM  2   1. Khái niệm thương hiệu  2   1.1. Định nghĩa  2   1.2. Nội dung thương hiệu  4   1.3. Mục tiêu và ý nghĩa của thương hiệu  5   2. Đăng ký thương hiệu  6   2.1. Nội dung và phương thức đăng ký thương hiệu  6   2.2. Thủ tục đăng ký thương hiệu  8   3. Những quy định pháp lý hiện nay trên thế giới về thương hiệu và bảo hộ thương hiệu của doanh nghiệp  19   3.1. Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế các thương hiệu  19   3.2. Hiệp định những khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại ( TRIPS) của WTO  22   3.3. Hiệp định khung về hợp tác sở hữu trí tuệ của ASEAN  24   3.4. Luật thương hiệu của các quốc gia  25   CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP HIỆN NAY  27   1. Khái quát thực trạng thương hiệu hàng nông sản Việt Nam trong những năm gần đây  27   1.1.Thực trạng xây dựng thương hiệu hàng nông sản  27   1.2. Thực trạng đăng ký thương hiệu hàng nông sản  30   2. Tình hình cụ thể việc xây dựng và phát triển thương hiệu của một số hàng nông sản chủ lực của Việt Nam  36   2.1. Mặt hàng gạo  36   2.2. Mặt hàng cà phê  38   2.3. Mặt hàng chè  39   2.4. Một số loại trái cây  40   3. Hệ thống chính sách hỗ trợ xây dựng thương hiệu hàng nông sản Việt Nam một số năm gần đây  42   3.1. Hệ thống chính sách phát triển thương hiệu hàng nông sản Việt Nam  42   3.2. Những tác động và tồn tại của các chính sách xây dựng thương hiệu hàng nông sản Việt Nam  49   4. Đánh giá chung về thực trạng xây dựng và quảng bá thương hiệu nông sản Việt Nam trong thời gian qua  51   4.1. Những kết quả chủ yếu đã đạt được  51   4.2. Những tồn tại cơ bản cần khắc phục  53   CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI  59   1. Định hướng phát triển nông sản và xây dựng thương hiệu nông sản xuất khẩu Việt Nam trong xu thế hội nhập thời gian tới.  59   1.1. Định hướng và mục tiêu phát triển nông sản xuất khẩu của Việt Nam  59   1.2. Định hướng xây dựng thương hiệu nông sản xuất khẩu Việt Nam  61   2. Giải pháp xây dựng thương hiệu hàng nông sản Việt Nam  63   2.1. Những giải pháp về marketing, nghiên cứu thị trường và cập nhật thông tin  63   2.2. Những giải pháp về xây dựng chiến lược marketing gắn kết thị trường-sản phẩm  68   2.3. Những giải pháp xây dựng, đăng ký và quảng bá thương hiệu  70   2.4. Những giải pháp về chính sách phát triển  74   2.5. Những giải pháp tổ chức và quản lý thương mại  77   3. Những kiến nghị và đế xuất  78   3.1. Kiến nghị đối với nhà nước  78   3.2. Đề xuất đối với doanh nghiệp  82   KẾT LUẬN  88   TÀI LIỆU THAM KHẢO  89   PHỤ LỤC    LỜI MỞ ĐẦU Như kinh tế học đã chỉ rõ, cạnh tranh là quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường. Các doanh nghiệp không ngừng chạy đua giành giật lợi thế trong thương trường nhằm thu được lợi nhuận tối ưu. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, để chiến thắng trong cạnh tranh, một trong những yếu tố mà doanh nghiệp phải chú trọng hàng đầu là xây dựng thành công thương hiệu có uy tín. Việt Nam là một nước nông nghiệp chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang kinh tế thị trường từ năm 1986. Bởi vậy các doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn khi cạnh tranh, đặc biệt là cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài về chất lượng và giá cả sản phẩm... Nông sản được coi là thế mạnh của Việt Nam, chiếm 1/4 tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nhưng chủ yếu dưới dạng thô. Nhiều mặt hàng nông sản của chúng ta xuất ra nước ngoài đứng thứ hai, thứ ba trên thế giới nhưng đến nay chưa có tên tuổi, khi xuất đều phải sử dụng thương hiệu nước ngoài. Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã có chính sách khuyến khích phát triển hàng hoá và quan tâm đến việc xây dựng các thương hiệu hàng nông sản. Tuy nhiên, nhiều cơ quan quản lý và các doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của thương hiệu, việc đăng ký thương hiệu hàng nông sản cũng còn nhiều bất cập, chưa có chiến lược marketing hiệu quả để quảng bá các thương hiệu.... Ý thức được tính cấp thiết đó, em đã quyết định lựa chọn đề tài “Xây dựng thương hiệu hàng nông sản Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế” cho khoá luận tốt nghiệp của mình. Kết cấu đề tài gồm 3 chương sau: Chương 1- Lý luận chung về thương hiệu sản phẩm Chương 2- Thực trạng xây dựng thương hiệu hàng nông sản Việt Nam trong xu thế hội nhập hiện nay. Chương 3- Giải pháp xây dựng thương hiệu hàng nông sản Việt Nam trong thời gian tới. Em xin chân thành cảm ơn tập thể thầy cô giáo của trường đại học Ngoại Thương đã truyền cho em những kiến thức quí báu, đặc biệt là giáo viên hướng dẫn - PGS.TS. Nguyễn Trung Vãn, với kiến thức sâu rộng đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Do những hạn chế về thời gian, tài liệu và khả năng của người viết, nội dung khoá luận khó tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết. Em rất mong nhận được sự chỉ dẫn tận tình của các thầy cô giáo trong trường và góp ý của đông đảo độc giả. Em xin trân trọng cám ơn. CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM KHÁI NIỆM THƯƠNG HIỆU Định nghĩa Từ rất xa xưa những nhà sản xuất đã quan tâm đến việc đặt tên cho sản phẩm, hàng hoá của mình. Ở châu Âu, những người làm gạch thường đóng dấu trên gạch của mình để xác định người làm, những người chưng cất rượu whisky đã đựng sản phẩm của mình trong các thùng gỗ và khắc tên người sản xuất trên thùng để tăng uy tín, tránh cho người tiêu dùng mua lầm hàng dởm. Trải qua thời gian, những nhãn hiệu đó phát triển thành hệ thống đăng ký và bảo vệ thương hiệu ngày nay. Có nhiều khái niệm về thương hiệu được tổ chức và các chuyên gia đưa ra như sau: Theo Hiệp định các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPS) của WTO, thương hiệu là bất cứ dấu hiệu nào hoặc sự kết hợp các dấu hiệu đó, có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp khác, chẳng hạn từ ngữ, kể cả tên cá nhân, chữ, số, hình vẽ và sự kết hợp các màu sắc cũng như bất kỳ sự kết hợp nào của các yếu tố đó. Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ thương hiệu là một cái tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ hay tổng hợp tất cả yếu tố kể trên để phân biệt một sản phẩm hay dịch vụ của một (hay một nhóm) người bán và phân biệt sản phẩm đó với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Ở Việt Nam hiện nay, thương hiệu là một thuật ngữ phổ biến trong marketing thường được người ta sử dụng khi đề cập tới : a. Nhãn hiệu hàng hoá (thương hiệu sản phẩm) b. Tên thương mại của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh (thương hiệu doanh nghiệp) hay c. Các chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hoá. Bộ Luật Dân sự đã định nghĩa về "Nhãn hiệu hàng hoá" như sau : "Nhãn hiệu hàng hoá là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hoá có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng màu sắc." Nghị định 54/2000/NĐ-CP quy định về tên thương mại ở điều 14: tên thương mại được bảo hộ là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh, đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau : - Là tập hợp các chữ cái, có thể kèm theo chữ số, phát âm được ; - Có thể phân biệt được chủ thể kinh doanh mang tên đó với các chủ thể kinh doanh mang tên khác trong lĩnh vực kinh doanh Về "Tên gọi xuất xứ hàng hoá", điều 786 Bộ luật dân sự quy định : "Tên gọi xuất xứ hàng hoá là tên địa lý của nước, địa phương dùng để chỉ xuất xứ của mặt hàng từ nước, địa phương đó với điều kiện những mặt hàng này có các tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên các điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt, bao gồm yếu tố tự nhiên, con người hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó". Như vậy, có thể hiểu : "thương hiệu là những từ ngữ, hình ảnh, biểu tượng, màu sắc riêng rẽ hoặc được kết hợp với nhau để thể hiện tên gọi, xuất xứ, địa chỉ của sản phẩm, của doanh nghiệp nhằm phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp với sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác". Thương hiệu là hình thức thể hiện bên ngoài, tạo ra ấn tượng, thể hiện cái bên trong (cho sản phẩm hoặc doanh nghiệp). Thương hiệu tạo ra nhận thức và niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng. Giá trị của một thương hiệu là triển vọng lợi nhuận mà thương hiệu đó có thể đem lại cho doanh nghiệp trong tương lai. Nói cách khác, thương hiệu là tài sản vô hình nhưng đem lại giá trị hữu hình cho doanh nghiệp. 1.2. Nội dung thương hiệu Thương hiệu được cấu thành từ một tập hợp các dấu hiệu bao gồm: tên sản phẩm, tên công ty, con số, chữ viết tắt, logo hay biểu tượng, màu sắc,... và được phân thành hai nhóm sau: - Nhóm dấu hiệu đọc được: gồm từ ngữ, chữ viết tắt, con số nhưng quan trọng nhất là tên sản phẩm. Ví dụ như Bia Sài Gòn, phần mềm Windows, bột giặt Omo, thuốc lá 555, bia 333... Yêu cầu đối với nhóm này là phải dễ đọc, dễ nhớ, tôn tạo chất lượng, tạo dựng uy tín và tranh thủ được thiện cảm. - Nhóm dấu hiệu không đọc được, như biểu tượng, hình vẽ, màu sắc, ký hiệu, âm nhạc, kiểu chữ đặc thù.... Chúng ta có thể nhận biết được nhưng không thể đọc được. Biểu tượng là một dấu hiệu mang tính điển hình hoá cao, có quy cách chặt chẽ, cô đọng và được cấu tạo bằng hình ảnh có cấu trúc nghiêm ngặt. Biểu tượng cần thể hiện được nghệ thuật thẩm mỹ cao, gây được ấn tượng mạnh, thu hút được sự chú ý như ngôi sao ba cánh trong một vòng tròn của Medcedes là sự cách điệu vô lăng xe hơi, cánh đại bàng và nét chữ in đậm có chân màu đỏ của Honda, chữ BP màu vàng trên nền xanh lá cây của Bristish Petrolium... Ngoài ra, một thương hiệu hoàn chỉnh thường có thêm phần khẩu hiệu. Đây là phần không được pháp luật bảo hộ nhưng nó lại là những dấu hiệu quan trọng để thể hiện ý tưởng và thông điệp mà doanh nghiệp muốn đưa tới người tiêu dùng. Thông qua khẩu hiệu, khách hàng có thể cảm nhận phần nào chiến lược và định hướng của doanh nghiệp cũng như những lợi ích đích thực và tiềm năng mà hàng hoá mang đến cho họ. Khẩu hiệu phải ngắn gọn, chứa đựng thông điệp cần truyền tải và khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tạo cảm giác sang trọng hoặc tò mò khi tiêu dùng sản phẩm (ví dụ: Biti’s- Nâng niu bàn chân Việt; Vinamilk- sức khoẻ và trí tuệ, Unilever -phục vụ thế giới người tiêu dùng, EZ-up- Cho mắt ai mãi tìm; Triump- Thời trang và hơn thế nữa; Dream- Không ngừng ước mơ; Heinerken- Chỉ có thể là Heinerken... ) Mục tiêu, ý nghĩa của thương hiệu Mục tiêu Mục tiêu của xây dựng thương hiệu là khuyến khích hoạt động sáng tạo, tạo nên những thương hiệu độc đáo, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh đồng thời sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả nhất các nguồn lực trí tuệ của xã hội. 1.3.2. Ý nghĩa của thương hiệu Thực tế hiện nay, thương hiệu không còn đơn thuần là dấu hiệu để nhận biết và phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác mà cao hơn nhiều, nó là tài sản rất có giá của doanh nghiệp, là uy tín của doanh nghiệp và thể hiện niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Đối với người mua, thương hiệu giúp họ phần nào biết được về chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả mua hàng và nhận biết những sản phẩm mới có thể có ích cho họ. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, nhờ có thương hiệu họ có thể thống kê và quản lý các hàng hoá lưu thông trên thị trường dễ dàng hơn. Thông qua quản lý việc đăng ký thương hiệu, họ có cơ sở để xử lý các vụ tranh chấp thương hiệu. Đối với các doanh nghiệp, thương hiệu có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế và quản lý. Về mặt kinh tế - Làm cho khách hàng tin tưởng vào chất lượng, yên tâm và tự hào khi sử dụng sản phẩm, nhờ đó họ mua hàng nhiều hơn. - Tạo lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm. - Dễ thu hút khách hàng mới - Giúp phân phối sản phẩm dễ dàng hơn - Tạo thuận lợi hơn khi tìm kiếm thị trường - Định giá cao và siêu cao (đối với thương hiệu cao cấp) cho phép doanh nghiệp thu được siêu lợi nhuận. - Thương hiệu mạnh tạo uy tín cho việc giới thiệu thêm sản phẩm mới - Thương hiệu mạnh tạo hình ảnh công ty, thu hút đầu tư, thu hút nhân tài. - Thương hiệu mạnh tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. - Thương hiệu mạnh tạo sự trung thành của khách hàng, giúp cho doanh nghiệp có nhiều khả năng lượng thứ của khách hàng khi doanh nghiệp mắc sai lầm. Về mặt quản lý - Thương hiệu giúp doanh nghiệp xử lý tốt các đơn đặt hàng. Mỗi doanh nghiệp thường sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau, ngoài thương hiệu gia đình (như Vinamilk), mỗi sản phẩm đều có thương hiệu riêng (như Hồng Ngọc, Phương Nam, Ông Thọ...). Với các thương hiệu cá biệt này, doanh nghiệp có thể xử lý đơn đặt hàng cho từng loại, khi có rắc rối với một loại sản phẩm mang thương hiệu nào cũng sẽ được doanh nghiệp xác định nhanh và tìm cách xử lý kịp thời. - Thương hiệu mạnh tạo nên sự xuyên suốt và tập trung trong nội bộ doanh nghiệp về việc xây dựng thương hiệu - Thương hiệu giúp doanh nghiệp thu hút được những khách hàng trung thành và kiểm soát tốt hơn việc hoạch định marketing- mix - Thương hiệu giúp người bán phân đoạn thị trường. Hãng P&G thay vì chỉ bán một loại bột giặt đã tung ra mười loại, mỗi loại có công thức khác nhau nhằm vào những thị trường riêng biệt. Thương hiệu đã được đăng ký được pháp luật bảo vệ, không bị các doanh nghiệp khác đánh cắp. ĐĂNG KÝ THƯƠNG HIỆU Nội dung và phương thức đăng ký thương hiệu Nội dung đăng ký thương hiệu Theo tài liệu của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), hầu như không giới hạn đối với các loại thương hiệu đăng ký. Thương hiệu có thể là một hoặc là sự kết hợp của những từ, chữ và những chữ số. Chúng có thể gồm hình vẽ, những ký hiệu, những dấu hiệu ba chiều, những dấu hiệu có thể nghe được như âm nhạc hoặc âm thanh, hương thơm hoặc màu sắc, sử dụng những đặc tính riêng biệt. Ngoài những thương hiệu xác định nguồn gốc thương mại của hàng hoá hoặc dịch vụ, còn tồn tại một vài loại thương hiệu, nhãn hiệu khác. Những nhãn hiệu tập thể thuộc về một hội, trong đó các thành viên sử dụng chúng để xác định mức chất lượng và yêu cầu do hội đặt ra. Những hiệp hội đó có thể đại diện cho kế toán, kỹ sư hoặc kiến trúc sư... Ở Việt Nam, khái niệm thương hiệu được hiểu khá rộng bao gồm nhãn hiệu như VINATABA (thuốc lá), Trung Nguyên (cà phê), SAGIANG (bánh phồng tôm), VINAMILK (sữa); chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hoá như Phú Quốc (nước mắm), Tân Cương (chè), Chợ Đào (gạo), Made in Vietnam (“ xe máy, máy tính thương hiệu Việt Nam”); tên thương mại như PETRO VIETNAM, VNPT (Tên viết tắt của Tổng công ty Dầu khí; Tổng công ty Bưu chính Viễn thông)... Do đó, đăng ký thương hiệu ở đây được hiểu là đăng ký nhãn hiệu hàng hoá và xuất xứ hàng hoá (đăng ký trong nước), đăng ký nhãn hiệu hàng hoá (khi đăng ký quốc tế). Phương thức đăng ký thương hiệu Đăng ký thương hiệu chính là cách để các doanh nghiệp bảo vệ sản phẩm của mình không bị làm giả, không bị xâm phạm bởi các doanh nghiệp khác. Hiện nay, trên thế giới, có ba phương thức đăng ký thương hiệu, đó là trực tiếp nộp đơn đến văn phòng thương hiệu quốc gia, gửi thư bảo đảm qua bưu điện và đăng ký qua mạng. Ở Việt Nam hiện nay chỉ chấp nhận hai phương thức đăng ký là nộp đơn trực tiếp hoặc gửi thư bảo đảm đến Cục Sở hữu trí tuệ (tên mới của Cục Sở hữu công nghiệp). Đăng ký qua mạng được nhiều nước trên thế giới chấp nhận trong đó có Mỹ. Hiện nay Văn phòng sáng chế và thương hiệu Mỹ (USPTO) đã nhận đăng ký qua mạng tại địa chỉ Tại đây, doanh nghiệp cũng có thể kiểm tra tình hình hồ sơ của mình, xem có ai tranh chấp không, bao giờ được công nhận. Để đăng ký thương hiệu ra nước ngoài, doanh nghiệp có thể áp dụng các cách sau: - Nộp đơn đăng ký thương hiệu trực tiếp tới các Cơ quan Sở hữu trí tuệ nước ngoài đó. - Nộp đơn đến Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam đăng ký thương hiệu theo Thoả ước Madrid của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ thế giới (WIPO), trong đơn cần chỉ định các nước xin bảo hộ. Đơn này được chuyển tới Văn phòng WIPO tại Thuỵ Sỹ để xét duyệt và có thể được bảo hộ thương hiệu tại 52 nước thành viên của Thoả ước Madrid. Nếu xuất khẩu hàng hoá vào thị trường EU, doanh nghiệp có thể đăng ký thương hiệu thông qua hệ thống CTM. Đơn có thể gửi đến Cơ quan Sở hữu trí tuệ của EU là OHIM có trụ sở tại Tây Ban Nha hoặc bất kỳ Cơ quan Sở hữu công nghiệp nào trong các nước EU. Doanh nghiệp chỉ cần đăng ký một lần là thương hiệu sẽ được bảo hộ tại 15 nước EU. Thủ tục đăng ký thương hiệu Theo luật pháp của các quốc gia trên thế giới, để đăng ký thương hiệu, trước hết phải chọn cho doanh nghiệp mình một thương hiệu và tìm hiểu xem thương hiệu đó đã được đăng ký chưa, sau đó gửi đơn đăng ký tới văn phòng thương hiệu quốc gia hoặc khu vực. Đơn đăng ký thương hiệu phải thể hiện rõ ràng thương hiệu đăng ký, bao gồm màu sắc, kiểu dáng, đặc điểm ba chiều. Đơn đăng ký phải gồm danh sách hàng hoá hoặc dịch vụ mà thương hiệu thể hiện. Dấu hiệu đó phải đáp ứng mọi điều kiện nhằm nhận được sự bảo vệ đối với các thương hiệu. Nó phải được đặc định hoá rõ rệt để phân biệt các thương hiệu khác nhau của các sản phẩm khác nhau. Thương hiệu không được gây nhầm lẫn hoặc lừa dối khách hàng cũng như vi phạm trật tự công cộng hay giá trị đạo đức. Cuối cùng, những quyền được áp dụng đối với chủ thương hiệu này không thể giống hoặc tương tự những quyền được dành cho một chủ thương hiệu khác. Hầu như tất cả các nước trên thế giới đều có hệ thống đăng ký và bảo vệ thương hiệu. Mỗi văn phòng quốc gia hoặc khu vực đều giữ sổ đăng ký thương hiệu chứa thông tin đầy đủ về tất cả các hồ sơ đăng ký và sự gia hạn, các cuộc thẩm tra, nghiên cứu, khả năng phản đối của các bên thứ ba. Tuy nhiên, hiệu quả của việc đăng ký chỉ giới hạn trong từng nước. Để tránh rắc rối do đăng ký riêng rẽ với văn phòng thương hiệu ở từng nước hoặc từng khu vực, Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) điều hành một hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế. Hệ thống này được thực hiện trên cơ sở hai hiệp ước, Hiệp ước Madrid liên quan đến việc đăng ký thương hiệu quốc tế và nghị định thư Madrid. Cá nhân có mối liên hệ với một nước tham gia một trong hai hiệp ước này, nếu đăng ký với cơ quan thương hiệu của nước đó đều có thể nhận được một sự bảo đảm đăng ký quốc tế có hiệu lực trong một số hoặc tất cả các nước thuộc liên hiệp Madrid. Ở Việt Nam, các thủ tục để đăng ký thương hiệu được hướng dẫn cụ thể trong thông tư của bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường số 3055/TT-SHCN ngày 31 tháng 12 năm 1996 hướng dẫn thi hành các quy định về thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp và một số thủ tục khác trong nghị định số 63/CP ngày 24 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp như sau: Đăng ký thương hiệu trong nước Trước khi đăng ký thương hiệu, các doanh nghiệp nên tra cứu khả năng bảo hộ thương hiệu. Nhãn hiệu hàng hoá chỉ được bảo hộ khi được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố độc đáo, dễ nhận biết hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể độc đáo, dễ nhận biết; không trùng hoặc không tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đang được bảo hộ tại Việt Nam. Tên gọi xuất xứ hàng hoá được bảo hộ phải là tên địa lý của một nước hoặc một địa phương là nơi mà hàng hoá tương ứng được sản xuất và hàng hoá đó phải có tính chất, chất lượng đặc thù do yếu tố địa lý (tự nhiên, con người) của nước, địa phương đó quyết định. Sau khi tra cứu khả năng bảo hộ thương hiệu, cần tiến hành nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ. Đơn có thể nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc tại bất kỳ địa điểm tiếp nhận đơn nào khác do Cục Sở hữu t
Luận văn liên quan