Sau 20 năm đổi mới, bộ mặt kinh tế đất nước đã có nhiều thay đổi. Đóng góp quan
trọng vào thành công đó chính là hệ thống các doanh nghiệp Việt Nam. Trong
tương lai gần, yêu cầu xây dựng các doanh nghiệp trong nước vững mạnh trở thành
động lực cho phát triển kinh tế đất nước.
Tuy nhiên, năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn rất nhiều hạn chế
và bất cập. Sự thua thiệt về tài chính, công nghệ, hiểu biết thị trường đặc biệt là
năng lực quản lý luôn là bài toán khó có lời giải cho việc nâng cao năng lực cạnh
tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia thị trường quốc tế.
Trở thành thành viên của WTO, Việt Nam đang bước vào vận hội mới với vô vàn
những cơ hội lẫn thách thức tiềm ẩn. Khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam phải giành
giật từng khoảng thị trường nội địa một cách trực tiếp với các tập đoàn hàng đầu thế
giới. Bài toán đặt ra cho doanh nghi ệp Việt Nam thực tế không chỉ dừng lại ở việc
làm thế nào để có thể tồn tại tạm thời trên thị trường nội địa, mà đòi hỏi đội ngũ
doanh nghiệp Việt Nam cần phải phát triển mang tính bền vững và lâu dài trong
môi trường mới đầy biến động.
Nghiên cứu các tập đoàn phát triển hàng đầu trên thế giới, tác giả nhận thấy rằng
chìa khóa của sự vững mạnh đó bắt nguồn từ việc khơi dậy tiềm năng nội tại kết
hợp với khả năng thích ứng nhanh nhạy với thị trường, trong đó điều cốt lõi chính là
công tác đầu tư xây dựng và phát triển một nền văn hóa doanh nghiệp tích cực và
lành mạnh để phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đây là yếu tố
mà doanh nghiệp Việt Nam có nhiều tiềm năng nhưng chưa phát huy tương xứng
với chính sức mạnh nội tại của doanh nghiệp và yêu cầu của đất nước trong giai
đoạn mới.
Nhằm mục đích làm rõ vai trò và sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp trong công
cuộc xây dựng và phát triển đội ngũ doanh nghiệp vững mạnh của đất nước, tác giả
chọn đề tài: “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh vì sự trường tồn và phát
triển của doanh nghiệp Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp.
114 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1775 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh vì sự trường tồn và phát triển của doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP MẠNH VÌ
SỰ TRƯỜNG TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện : Đỗ Hữu Hưng
Lớp : Anh 6
Khóa : 41 B
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Hoàng ánh
Hà Nội, 11/2006
- 1 -
MỤC LỤC
LêI Më §ÇU .................................................................................................................. 3
CH¦¥NG 1...................................................................................................................... 6
1. TæNG QUAN VÒ V¡N HãA DOANH NGHIÖP .................................................. 6
1.1. Kh¸i qu¸t chung vÒ v¨n hãa ............................................................................ 6
1.2. Quan ®iÓm hÖ thèng vÒ v¨n hãa doanh nghiÖp ............................................... 8
1.3. C¸c yÕu tè ¶nh h-ëng tíi v¨n hãa doanh nghiÖp .......................................... 19
1.4. C¸c giai ®o¹n h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn cña v¨n hãa doanh nghiÖp ............. 22
2. V¡N HãA DOANH NGHIÖP M¹NH ................................................................. 25
2.1. Nguån gèc h×nh thµnh .................................................................................... 25
2.2. §Æc tr-ng cña v¨n hãa m¹nh ......................................................................... 26
2.3. Vai trß cña VHM ®èi víi sù ph¸t triÓn cña doanh nghiÖp .............................. 33
CH¦¥NG 2.................................................................................................................... 39
1. QU¸ TR×NH H×NH THµNH Vµ PH¸T TRIÓN CñA V¡N HãA DOANH
NGHIÖP T¹I VIÖT NAM ............................................................................................ 39
1.1. Giai ®o¹n phong kiÕn (tr-íc 1958) ................................................................ 39
1.2. Giai ®o¹n Ph¸p thuéc (1858 1945) ................................................................ 40
1.3. Giai ®o¹n XHCN (1945 1986) ....................................................................... 42
1.4. Giai ®o¹n sau §æi míi (1986 ®Õn nay) ........................................................... 43
2. C¸C ¶NH H¦ëNG CñA V¡N HãA DOANH NGHIÖP CñA DOANH
NGHIÖP VIÖT NAM HIÖN NAY ................................................................................ 45
1.1. ¶nh h-ëng cña v¨n ho¸ d©n téc tíi sù h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn v¨n ho¸ doanh
nghiÖp ViÖt Nam ......................................................................................................... 45
1.2. T¸c ®éng cña qu¸ tr×nh héi nhËp tíi v¨n ho¸ doanh nghiÖp ViÖt Nam .......... 48
3. THùC TR¹NG X¢Y DùNG V¡N HãA DOANH NGHIÖP V× Sù TR¦êNG
TåN Vµ PH¸T TRIÓN CñA DOANH NGHIÖP VIÖT NAM ................................... 50
3.1. NhËn thøc vÒ V¨n hãa doanh nghiÖp ............................................................ 50
3.2. §Çu t- cho x©y dùng VHDN cña c¸c doanh nghiÖp ViÖt Nam ..................... 54
3.3. HiÖn tr¹ng nÒn v¨n hãa doanh nghiÖp ViÖt Nam hiÖn nay ........................... 55
3.4. Nh÷ng khã kh¨n mµ doanh nghiÖp gÆp ph¶i trong qu¸ tr×nh x©y dùng vµ
ph¸t triÓn v¨n ho¸ doanh nghiÖp .............................................................................. 63
4. MéT Sè NÒN V¡N HãA DOANH NGHIÖP VIÖT NAM TI£U BIÓU ............ 65
- 2 -
4.1. V¨n hãa FPT .................................................................................................. 65
4.2. V¨n hãa Gami ................................................................................................ 68
CH¦¥NG 3.................................................................................................................... 76
1. Y£U CÇU X¢Y DùNG V¡N HãA DOANH NGHIÖP M¹NH TRONG GIAI
§O¹N HIÖN NAY ........................................................................................................ 76
2. PH¦¥NG H¦íNG X¢Y DùNG V¡N HãA DOANH NGHIÖP M¹NH CñA
DOANH NGHIÖP VIÖT NAM .................................................................................... 78
2.1. Ph¸t huy nh÷ng gi¸ trÞ truyÒn thèng tèt ®Ñp cña d©n téc ............................. 79
2.2. Khai th¸c c¸c gi¸ trÞ tinh thÇn thÝch hîp trong doanh nghiÖp ViÖt Nam ..... 79
2.3. TiÕp thu tinh hoa v¨n hãa doanh nghiÖp c¸c n-íc ph¸t triÓn ...................... 80
3. MéT Sè M¤ H×NH VHDN M¹NH TR£N THÕ GIíI ...................................... 81
3.1. V¨n hãa Microsoft.......................................................................................... 81
3.2. V¨n hãa Honda .............................................................................................. 87
3.3. Bµi häc kinh nghiÖm tõ x©y dùng VHDN cña c¸c tËp ®oµn trªn thÕ giíi .... 91
4. PH¦¥NG PH¸P X¢Y DùNG V¡N HãA M¹NH V× Sù TR¦êNG TåN Vµ
PH¸T TRIÓN CñA DOANH NGHIÖP VIÖT NAM ................................................... 95
4.1. Gi¶i ph¸p tõ phÝa Nhµ n-íc ........................................................................... 95
4.2. Quy tr×nh x©y dùng V¨n ho¸ M¹nh .............................................................. 97
KÕT LUËN .................................................................................................................. 102
- 3 -
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau 20 năm đổi mới, bộ mặt kinh tế đất nước đã có nhiều thay đổi. Đóng góp quan
trọng vào thành công đó chính là hệ thống các doanh nghiệp Việt Nam. Trong
tương lai gần, yêu cầu xây dựng các doanh nghiệp trong nước vững mạnh trở thành
động lực cho phát triển kinh tế đất nước.
Tuy nhiên, năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn rất nhiều hạn chế
và bất cập. Sự thua thiệt về tài chính, công nghệ, hiểu biết thị trường… đặc biệt là
năng lực quản lý luôn là bài toán khó có lời giải cho việc nâng cao năng lực cạnh
tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia thị trường quốc tế.
Trở thành thành viên của WTO, Việt Nam đang bước vào vận hội mới với vô vàn
những cơ hội lẫn thách thức tiềm ẩn. Khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam phải giành
giật từng khoảng thị trường nội địa một cách trực tiếp với các tập đoàn hàng đầu thế
giới. Bài toán đặt ra cho doanh nghiệp Việt Nam thực tế không chỉ dừng lại ở việc
làm thế nào để có thể tồn tại tạm thời trên thị trường nội địa, mà đòi hỏi đội ngũ
doanh nghiệp Việt Nam cần phải phát triển mang tính bền vững và lâu dài trong
môi trường mới đầy biến động.
Nghiên cứu các tập đoàn phát triển hàng đầu trên thế giới, tác giả nhận thấy rằng
chìa khóa của sự vững mạnh đó bắt nguồn từ việc khơi dậy tiềm năng nội tại kết
hợp với khả năng thích ứng nhanh nhạy với thị trường, trong đó điều cốt lõi chính là
công tác đầu tư xây dựng và phát triển một nền văn hóa doanh nghiệp tích cực và
lành mạnh để phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đây là yếu tố
mà doanh nghiệp Việt Nam có nhiều tiềm năng nhưng chưa phát huy tương xứng
với chính sức mạnh nội tại của doanh nghiệp và yêu cầu của đất nước trong giai
đoạn mới.
Nhằm mục đích làm rõ vai trò và sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp trong công
cuộc xây dựng và phát triển đội ngũ doanh nghiệp vững mạnh của đất nước, tác giả
chọn đề tài: “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh vì sự trường tồn và phát
triển của doanh nghiệp Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp.
- 4 -
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
- Làm rõ khái niệm về văn hóa, văn hóa doanh nghiệp (VHDN) và các yếu tố cấu
thành, giai đoạn phát triển và phương thức nhận biết VHDN. Trình bày quan
điểm về văn hóa doanh nghiệp mạnh.
- Phân tích thực trạng của văn hoá doanh nghiệp cùng những tác động của văn hoá
doanh nghiệp đến sự phát triển của các doanh nghiệp.
- Đề xuất giải pháp tổng thể để các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng và phát triển
một nền văn hoá doanh nghiệp vững mạnh.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề mang tính lý luận về VHDN
như khái niệm và các yếu tố cấu thành VHDN, vai trò của VHDN đối với sự
trường tồn và phát triển của doanh nghiệp.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở việc phân tích làm rõ vai trò VHDN
trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; những phương pháp, cách thức
các công ty đa quốc gia xây dựng và phát triển VHDN.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các phương
pháp cụ thể khác như: khảo sát thực tiễn, phỏng vấn, phân tích tổng hợp, so sánh
đánh giá, mô tả và khái quát hoá... để phục vụ mục đích nghiên cứu.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, kết cấu của đề tài gồm 3 chương:
- Chương I: Tổng quan về văn hóa doanh nghiệp và văn hóa doanh nghiệp
mạnh.
- Chương II: Thực trạng xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở các doanh nghiệp
Việt Nam hiện nay.
- 5 -
- Chương III: Phương pháp xây dựng VHDN mạnh vì sự trường tồn và phát
triển của doanh nghiệp Việt Nam.
- 6 -
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ VĂN HÓA
DOANH NGHIỆP MẠNH
1. TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
1.1. Khái quát chung về văn hóa
Từ “văn hoá” có rất nhiều nghĩa, nó được dùng để chỉ những khái niệm có nội hàm
hết sức khác nhau. Theo nghĩa thông dụng văn hoá được dùng để chỉ học thức (trình
độ văn hoá), lối sống (nếp sống văn hoá); theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ văn
minh của một giai đoạn (văn hoá AiCập, văn hoá Đông Sơn)... Bản thân các vấn đề
văn hoá rất phức tạp, đa dạng. Do có nhiều cách tiếp cận nên dẫn đến có nhiều cách
hiểu nội dung thuật ngữ này. Đã có rất nhiều định nghĩa văn hoá khác nhau được
các học giả đưa ra.
Định nghĩa văn hoá đầu tiên được chấp nhận rộng rãi là định nghĩa do nhà nhân
chủng học E.B.Taylor đưa ra. Theo ông, “Văn hoá là một tổng thể phức tạp bao
gồm các kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật lệ, phong tục và tất cả
những khả năng, thói quen mà con người đạt được với tư cách là thành viên của
một xã hội”.
Định nghĩa rộng nhất về văn hoá có lẽ là của E.Heriot, theo ông: “Cái gì còn lại khi
tất cả những cái khác bị quên lãng đi đó là Văn hoá”.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài
người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa
học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặt
ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là
văn hoá”.
Trong các công trình nghiên cứu, ngay cả với một cách hiểu cũng đã có rất nhiều
định nghĩa khác nhau. Bởi vậy, điều quan trọng hơn cả không phải là định nghĩa
như thế nào, mà là định nghĩa đó nói lên được những gì. Để có được một định nghĩa
- 7 -
chính xác về văn hoá, trước hết cần xác định được những đặc trưng cơ bản của văn
hoá.
Văn hoá trước hết phải có tính hệ thống. Trong các từ điển, từ văn hoá thường được
định nghĩa là “tập hợp các giá trị...”. Không thể định nghĩa văn hoá như một phép
cộng đơn thuần của những tri thức bộ phận. Nhờ có tính hệ thống mà văn hoá thực
hiện được chức năng tổ chức xã hội. Chính văn hoá thường xuyên làm tăng độ ổn
định của xã hội, cung cấp cho xã hội mọi phương tiện cần thiết để ứng phó với môi
trường tự nhiên và xã hội của mình.
Đặc trưng thứ hai của văn hoá là tính giá trị. Trong từ “văn hoá” thì “văn” có nghĩa
là “vẻ đẹp” (= giá trị), văn hoá có nghĩa là “trở thành đẹp, thành có giá trị”. Văn hoá
chỉ chứa cái đẹp, chứa cái có giá trị. Nó là thước đo mức độ nhân bản của xã hội và
con người. Nhờ có đặc tính này, văn hoá thực hiện chức năng điều chỉnh xã hội,
giúp cho xã hội cân bằng giữa thiện và ác, giữa đẹp và xấu.
Đặc trưng thứ ba của văn hoá là tính nhân sinh. Văn hoá là một hiện tượng xã hội,
là sản phẩm hoạt động thực tiễn của con người. Do gắn liền với con người và hoạt
động của con người trong xã hội, văn hoá trở thành một công cụ giao tiếp quan
trọng. Chức năng giao tiếp là chức năng thứ ba của văn hoá. Nếu ngôn ngữ là hình
thức của giao tiếp thì văn hoá là nội dung của nó.
Văn hoá còn có tính lịch sử. Văn hoá bao giờ cũng hình thành trong một quá trình
và được tích luỹ qua nhiều thế hệ. Truyền thống văn hoá là những giá trị tương đối
ổn định và truyền thống này tồn tại thông qua giáo dục. Chức năng giáo dục là chức
năng quan trọng thứ tư của văn hoá. Nó không chỉ giáo dục những giá trị đã ổn định
mà còn giáo dục cả những giá trị đang hình thành.
Như vậy, tuy khái niệm về văn hoá có thể sẽ rất đa dạng và linh hoạt giữa các lãnh
thổ và tộc người khác nhau, nhưng những đặc trưng của nó lại khá tương đồng giữa
các quốc gia và hệ tư tưởng. Do đó, theo tác giả nên tiếp cận văn hoá bởi một khái
niệm có khả năng làm toát lên những đặc trưng cơ bản của nó và đề nghị sử dụng
định nghĩa văn hoá của PGS, TSKH Trần Ngọc Thêm làm chuẩn mực xuyên suốt
đề tài:
- 8 -
Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa
con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.
1.2. Quan điểm hệ thống về văn hóa doanh nghiệp
1.2.1. Tổng quan
Đầu những năm 70 của thế kỷ XX, sau những thành công rực rỡ của các doanh
nghiệp Nhật Bản, các công ty trên thế giới và đặc biệt là ở Mỹ bắt đầu chú ý tìm
hiểu nguyên nhân dẫn đến sự phát triển thần kỳ này. Từ đó, cụm từ "corporate
culture" văn hóa doanh nghiệp (VHDN) đã được các chuyên gia nghiên cứu, các
nhà lãnh đạo và quản lý sử dụng để chỉ một trong những tác nhân chủ yếu cho sự
thành công của các công ty Nhật trên khắp thế giới. Điều đó cũng chứng tỏ rằng,
việc nghiên cứu VHDN bắt nguồn từ yêu cầu lý giải và áp dụng sự thành công của
các mô hình đã tồn tại chứ không phải một hệ thống lý luận chưa có sự kiểm chứng
thực tế.
Thông thường, có 2 cách tiếp cận khái niệm VHDN: VHDN là một ẩn dụ & VHDN
là một thực thể khách quan:
1.2.2. Khái niệm
1.2.2.1. Phép ẩn dụ
Hình 1.1: Phân loại các khái niệm VHDN
Văn hoá doanh nghiệp
Phép ẩn dụ
(vd: Morgan, 1986)
Thực thể hữu hình
(vd: Gold, 1982)
Văn hoá doanh nghiệp là một
tổng thể thống nhất
(vd: Pacannowsky and
O’Donnell-Trujillo, 1982)
Tập hợp những hành vi hoặc
tính cách đặc trưng
(vd: Schein, 1985a; Eldridge
and Crombie, 1974)
- 9 -
Cách tiếp cận này thường được một số nhà nghiên cứu và học giả Việt Nam sử
dụng. Theo đó, cách định nghĩa là "VHDN giống như..."
Theo PGS, TS. Trương Gia Bình, Giám đốc công ty FPT một công ty có văn hóa
vững mạnh ở Việt Nam, bản thân ông cũng là một trong số rất ít nhà lãnh đạo hiện
nay ở Việt Nam thực sự hiểu và có khả năng tạo dựng VHDN, thì "VHDN là một
thành phần cùng với 4 thành phần khác bao gồm Triết lý, Xây dựng lãnh đạo
(LBLeadership Building), Quy trình, Hệ thống thông tin, tạo thành một bộ Gene và
về phần mình, bộ Gene này là hình chiếu của Văn hoá từ không gian xã hội sang
không gian sinh học".
Một định nghĩa khác theo phép ẩn dụ của TS. Phan Quốc Việt, chủ tịch kiêm tổng
giám đốc Tâm Việt Group, "Nói nôm na: Nếu doanh nghiệp là máy tính thì VHDN
chính là hệ điều hành"
Việc sử dụng hình ảnh bộ Gene hay Hệ điều hành máy tính của họ mặc dù không
nói lên một cách đầy đủ VHDN là gì, nhưng đã đưa ra một cái nhìn khái quát và đã
thể hiện đúng tầm quan trọng của văn hóa đối với doanh nghiệp.
Cũng với cách tiếp cận này, có thể nói "Nếu doanh nghiệp là một tòa nhà, thì
VHDN chính là phần móng của tòa nhà đó". Và rõ ràng, phần móng là phần ngầm ở
dưới, mà chúng ta không hay rất khó có thể nhìn thấy nhưng nó lại đóng vai trò
quyết định đến sự bền vững và vươn cao của tòa nhà.
1.2.2.2. Thực thể khách quan
Theo phương pháp tiếp cận này, VHDN là một thực thể khách quan. Nó có thể là
tổng thể hay là tập hợp hành vi và nhận thức.
Chuyên gia người Pháp về doanh nghiệp vừa và nhỏ, ông Georges de Saite Marie
cho rằng “VHDN là tổng hợp các giá trị, các biểu tượng, huyền thoại, nghi thức,
các điều cấm kỵ, các quan điểm triết học, đạo đức tạo thành nền móng sâu xa của
doanh nghiệp”.Theo một định nghĩa khác của tổ chức Lao động Quốc tế I.L.O
(International Labour Organization) “VHDN là sự trộn lẫn đặc biệt các giá trị, các
tiêu chuẩn, thói quen và truyền thống, những thái độ ứng xử và lễ nghi mà toàn bộ
chúng là duy nhất đối với một tổ chức đã biết” .
- 10 -
Hay một số định nghĩa khác về VHDN:
"VHDN là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ biến và tương đối ổn định
trong doanh nghiệp." (A.Williams, P.Dobson & M.Walters)
"VHDN là một tập hợp những niềm tin và sự kỳ vọng được chia sẻ bởi nhiều thành
viên trong doanh nghiệp. Những niềm tin và kỳ vọng này sẽ hình thành nên những
chuẩn mực có khả năng tác động một cách mạnh mẽ tới thái độ của từng thành viên
và các nhóm thành viên khác nhau trong doanh nghiệp". (Schwartz & Davis)
Theo Pacanowsky và O’DonnellTrujillo thì "Doanh nghiệp là một nền văn hoá và
tất cả các đặc điểm của doanh nghiệp bao gồm các hệ thống, chính sách, thủ tục,
quy trình là những thành phần của đời sống VHDN".
Một trong số các định nghĩa khá phổ biến là của chuyên gia nghiên cứu tổ chức
Edgar H.Schein. Trong tác phẩm "corporate culture and leadership" của mình, ông
đã định nghĩa "VHDN (hay văn hóa công ty) là tổng hợp những ngầm định nền tảng
(Basic Underlying Assumptions) mà các thành viên trong công ty học được trong
quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề với môi trường xung
quanh.".
Nói tóm lại, từ các định nghĩa ở trên chúng ta thống nhất sử dụng định nghĩa sau về
VHDN xuyên suốt đề tài này: "VHDN là hệ thống niềm tin, giá trị và chuẩn mực
giải quyết vấn đề đƣợc xây dựng trong quá trình hình thành và phát triển của
doanh nghiệp, và đƣợc thể hiện trong các hình thái vật chất, phi vật chất và
hành vi của các thành viên".
1.2.3. Các thành phần của văn hóa doanh nghiệp
1.2.3.1. Thực thể hữu hình (Artifacts)
Đây là sự thể hiện rõ ràng, dễ thấy nhất của VHDN. Nó bao gồm tất cả các hiện
tượng mà một người mới có thể nhìn, nghe, cảm thấy khi tiếp xúc với văn hóa của
một doanh nghiệp. Một vài thực thể hữu hình cơ bản gồm: lôgô và bản tuyên bố sứ
mệnh, kiến trúc và diện mạo của doanh nghiệp, ngôn ngữ, các so sánh ẩn dụ, truyện
kể, giai thoại, lễ kỷ niệm, lễ nghi, nghi thức, chuẩn mực hành vi, biểu tượng, người
hùng...
- 11 -
Lôgô và bản tuyên bố sứ mệnh (Logo, Mission statement)
Hai thứ dễ thấy và cho cái nhìn cơ bản về cấu trúc của VHDN là lôgô và bản tuyên
bố sứ mệnh. Lôgô thể hiện hình ảnh trừu tượng nhưng có ý nghĩa cô đọng và bao
quát nhất về doanh nghiệp. Bản tuyên bố sứ mệnh xác định tầm nhìn dài hạn của
doanh nghiệp: doanh nghiệp sẽ là gì và sẽ phục vụ ai?. Bản tuyên bố sứ mệnh
thường nói đến mục đích của doanh nghiệp, mục tiêu có tính nguyên tắc, những
niềm tin chủ yếu và các giá trị của công ty, cách xác định những người liên quan,
các nguyên tắc đạo đức điều chỉnh hành vi. Do đó bản tuyên bố sứ mệnh là một
nguồn tài liệu tuyệt vời cung cấp thông tin về VHDN.
Bản tuyên bố sứ mệnh khác với sứ mệnh về mặt thuật ngữ. Sứ mệnh (mission) là
những việc doanh nghiệp sẽ làm trong một thời gian dài để đạt đến tầm nhìn
(vision). Bản tuyên bố sứ mệnh (mission statement) là một văn bản trong đó ghi rõ
tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.
Một điều cần chú ý là có một khoảng cách rất lớn giữa những gì được viết trong
tuyên bố sứ mệnh và những gì thực tế doanh nghiệp đang có hay đang trải qua.
Kiến trúc và diện mạo (Architecture & Identity)
- 12 -
Ngày nay nhiều doanh nghiệp đã chú ý tới diện mạo của mình. Đây là một đặc điểm
nhận dạng bề nổi khá dễ dàng về doanh nghiệp. Diện mạo và kiến trúc doanh
nghiệp cũng thể hiện tư tưởng của các nhà lãnh đạo, tính truyền thống hoặc tính
hiện đại, cũng như năng lực tài chính của doanh nghiệp. Trong xã hội hiện đại, các
doanh nghiệp thường sử dụng yếu tố này để khẳng định uy thế