Xuất nhập khẩu là hoạt động ngoại thƣơng quan trọng của nền kinh tế
mỗi quốc gia. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có vị trí và vai trò to lớn
trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia trên thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng. Xuất nhập khẩu giúp tăng thu ngoại tệ, tăng thu ngâ n
sách, cải thiện cán cân thanh toán, kích thích đổi m ới công nghệ, cải tiến cơ
cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống của ngƣời dân.
Những năm vừa qua, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã
có nhiều phát triển. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm đều tăng. Một trong
những nguyên nhân để có đƣợc những thành tựu nhƣ ngày hôm nay của xuất
khẩu Việt Nam đó là việc định hƣớng thị trƣờng mục tiêu đúng đắn, biết khai
thác những thế mạnh xuất khẩu của mình. Những thị trƣờng mục tiêu mà xuất
khẩu Việt Nam đã giành đƣợc nhiều thắng lợi đáng ghi nhận đó là thị trƣờng
Hoa Kỳ, thị trƣờng Liên minh Châu Âu (EU), thị trƣờng Nhật Bản.
Hiện nay, thị trƣờng EU đang đƣợc coi là một trong những thị trƣờng
trọng điể m của xuất khẩu Việt Nam. Là một thị trƣờng phát triển, với 27 quốc
gia thành viên, EU đã trở thành một liên minh kinh tế chính trị lớn nhất trê n
toàn thế giới, là nơi hội tụ đông đảo các quốc gia có nền kinh tế phát triển.
Không thể phủ nhận rằng EU là một đối tác thƣơng mại quan trọng của rất
nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.
Là một khu vực kinh tế chung, thống nhất, có quy mô rộng lớn, nhu cầu
và sức mua ổn định, EU đã mở ra một thị trƣờng xuất khẩu đầy tiềm năng cho
các doanh nghiệp Việt Nam. Tận dụng đƣợc những cơ hội lớn do thị trƣờng
EU đem lại sẽ góp phần nâng cao hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt
Nam sang thị trƣờng thế giới, đóng góp một phần không nhỏ cho nền kinh tế
nƣớc nhà.
102 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2742 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xuất khẩu hàng hóa vào thị trường EU: Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA: KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
-------***-------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VÀO THỊ TRƢỜNG
EU_CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO CÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện : Lê Thị Thu Hà
Lớp : Anh 4
Khóa : 43
Giáo viên hƣớng dẫn : PGS.TS. Phạm Duy Liên
Hà Nội, Tháng 06/2008
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG EU .............................. 4
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LIÊN MINH
CHÂU ÂU (EU) ..................................................................................... 4
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA EU .................. 4
1.1. GIỚI THIỆU VỀ EU .................................................................. 4
1.2. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP ......................................................... 5
2. CƠ CẤU TỔ CHỨC ........................................................................ 7
2.1. HỘI ĐỒNG BỘ TRƢỞNG ......................................................... 7
2.2. ỦY BAN CHÂU ÂU .................................................................... 7
2.3. NGHỊ VIỆN CHÂU ÂU .............................................................. 7
2.4. TOÀ ÁN CHÂU ÂU .................................................................... 8
II. THỊ TRƢỜNG EU ........................................................................... 8
1. THƢƠNG MẠI EU TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA ............... 8
2. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ THỊ TRƢỜNG EU ................................ 11
2.1. TẬP QUÁN, THỊ HIẾU TIÊU DÙNG, KÊNH PHÂN PHỐI VÀ
CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ NGƢỜI TIÊU DÙNG CỦA EU ........... 12
2.2. CHÍNH SÁCH THƢƠNG MẠI CỦA EU .................................. 15
3. CÁC RÀO CẢN THƢƠNG MẠI CỦA EU ................................... 17
3.1. HÀNG RÀO THUẾ QUAN ....................................................... 17
3.2. HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN................................................ 19
CHƢƠNG II: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO CÁC DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM KHI XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VÀO THỊ
TRƢỜNG EU .......................................................................................... 25
I. QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM-EU .................................. 25
1. THỎA THUẬN THƢƠNG MẠI SONG PHƢƠNG ....................... 25
1.1. HIỆP ĐỊNH BUÔN BÁN HÀNG DỆT MAY ............................. 25
1.2. HIỆP ĐỊNH KHUNG VỀ HỢP TÁC VIỆT NAM-EU ............... 26
2. THƢƠNG MẠI VIỆT NAM- EU ................................................... 26
2.1. XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM VÀO EU .................................. 27
2.2. NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM TỪ EU .................................... 34
II. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT
NAM KHI XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƢỜNG EU ......................... 36
1. NHỮNG CƠ HỘI........................................................................... 36
1.1. TIỀM NĂNG THƢƠNG MẠI CỦA EU..................................... 36
1.2. QUAN HỆ THƢƠNG MẠI, CHÍNH TRỊ VÀ NGOẠI GIAO GIỮA
VIỆT NAM VÀ EU NGÀY CÀNG PHÁT TRIỂN TỐT ĐẸP ............. 38
1.3. EU LÀ MỘT THỊ TRƢỜNG THỐNG NHẤT VỚI 27 QUỐC GIA
THÀNH VIÊN ................................................................................. 42
1.4. EU CHUYỂN HƢỚNG CHIẾN LƢỢC SANG CHÂU Á ........... 44
1.5. LỢI THẾ CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO .................................... 45
2. NHỮNG THÁCH THỨC ............................................................... 47
2.1. CÁC RÀO CẢN THƢƠNG MẠI ............................................... 47
2.2. ÁP LỰC CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƢỜNG EU .................. 52
2.3. HỆ THỐNG PHÂN PHỐI VÀ THƢƠNG HIỆU CỦA HÀNG
HÓA ................................................................................................ 55
2.4. THÁCH THỨC TỪ VIỆC GIA NHẬP WTO ............................. 58
2.5. NHỮNG THÁCH THỨC XUẤT PHÁT TỪ CHÍNH BẢN THÂN
CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ................................................ 59
CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CỦA CÁC.. 62
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO THỊ TRƢỜNG .......................... 62
EU TRONG THỜI GIAN TỚI ............................................................... 62
I. ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỤC TIÊU XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
SANG THỊ TRƢỜNG EU TRONG NHỮNG NĂM TỚI ................. 62
1. ĐỊNH HƢỚNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM
SANG THỊ TRƢỜNG EU ĐẾN NĂM 2010 ...................................... 62
2. MỤC TIÊU XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG THỊ
TRƢỜNG EU ĐẾN NĂM 2010 ......................................................... 63
II. GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG
VIỆC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA SANG THỊ TRƢỜNG
EU ......................................................................................................... 64
1. KINH NGHIỆM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NƢỚC NGOÀI
KHI XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VÀO THỊ TRƢỜNG EU .............. 64
1.1. KINH NGHIỆM XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA TRUNG
QUỐC ............................................................................................. 64
1.2. KINH NGHIỆM THÂM NHẬP THỊ TRƢỜNG EU CỦA NHẬT
BẢN ................................................................................................ 66
2. GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG
VIỆC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA SANG THỊ
TRƢỜNG EU .................................................................................... 68
2.1. TÍCH CỰC NGHIÊN CỨU THỊ TRƢỜNG EU, NẮM BẮT NHU
CẦU, THỊ HIẾU VÀ THÓI QUEN TIÊU DÙNG, TÌM HIỂU HỆ
THỐNG LUẬT PHÁP VÀ CÁC RÀO CẢN MÀ EU ĐẶT RA ĐỐI VỚI
HÀNG HÓA XUẤT KHẨU .............................................................. 68
2.2. XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC THÂM NHẬP THỊ TRƢỜNG VÀ
ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC MARKETING XÚC TIẾN XUẤT KHẨU
TRÊN THỊ TRƢỜNG EU ................................................................ 71
2.3. NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG SẢN PHẨM, TĂNG TÍNH CẠNH
TRANH CHO HÀNG HÓA THÔNG QUA VIỆC ÁP DỤNG KHOA
HỌC CÔNG NGHỆ TRONG KHÂU SẢN XUẤT HÀNG XUẤT
KHẨU ............................................................................................. 74
2.4. PHỐI HỢP VỚI CÁC HIỆP HỘI, NGÀNH HÀNG THỰC HIỆN
CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ PHÒNG TRÁNH BỊ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ
GIÁ ................................................................................................. 75
2.5. XÂY DỰNG THƢƠNG HIỆU CHO HÀNG HÓA XUẤT KHẨU
CỦA VIỆT NAM TẠI THỊ TRƢỜNG EU ......................................... 79
2.6. ÁP DỤNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG KINH DOANH
HÀNG XUẤT KHẨU ...................................................................... 81
2.7. TÌM NGUỒN TÍN DỤNG HỖ TRỢ NHẬP KHẨU ĐỂ ĐẨY
MẠNH XUẤT KHẨU ...................................................................... 81
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NHÀ NƢỚC ...... 82
1. TIẾP TỤC COI EU LÀ THỊ TRƢỜNG TRỌNG ĐIỂM, XÂY
DỰNG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG EU THÔNG
QUA VIỆC ĐÀM PHÁN, KÍ KẾT CÁC HIỆP ĐỊNH THỎA THUẬN
SONG PHƢƠNG VÀ ĐA PHƢƠNG ................................................ 82
2. HOÀN THIỆN HÀNH LANG PHÁP LÝ, MÔI TRƢỜNG KINH
DOANH TẠO ĐIỀU KIỆN CHO DOANH NGHIỆP ĐẨY MẠNH
XUẤT KHẨU HÀNG HÓA .............................................................. 84
3. HỖ TRỢ CHO CÁC DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC TIẾP CẬN
THỊ TRƢỜNG EU ............................................................................. 86
4. THÚC ĐẨY ĐẦU TƢ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ, GẮN NHẬP
KHẨU CÔNG NGHỆ TỪ EU VỚI XUẤT KHẨU HÀNG HÓA
SANG THỊ TRƢỜNG EU ................................................................. 89
5. TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ
LỰC VÀ CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU MỚI MÀ THỊ TRƢỜNG
EU ĐANG CÓ NHU CẦU LỚN ........................................................ 90
6. CÓ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐỂ
NÂNG CAO KHẢ NĂNG XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƢỜNG EU . 92
KẾT LUẬN ................................................................................................. 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 95
DANH MỤC BẢNG BIỂU
1. Danh mục các bảng
Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu của EU với các thị trƣờng chủ yếu .................. 9
Bảng 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu một số nhóm hàng chủ yếu của EU27 .. 10
Bảng 3: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam vào EU qua các năm ...... 27
Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU (2001-2007) ............. 27
Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU ................... 28
Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trƣờng EU .... 29
Bảng 7: Một số mặt hàng nhập khẩu chính từ EU......................................... 35
Bảng 8: Nhập khẩu của Việt Nam từ một số thị trƣờng chính của EU .......... 35
Bảng 9: Dự kiến xuất khẩu một số mặt hàng vào EU đến năm 2010 ............ 64
2. Danh mục các biểu đồ
BiÓu ®å 1: MÆt hµng thuû s¶n xuÊt khÈu vµ thÞ tr•êng chÝnh cña ViÖt Nam .. 30
BiÓu ®å 2: Kim ng¹ch xuÊt khÈu gç cña ViÖt Nam sang thÞ tr•êng EU ......... 31
BiÓu ®å 3: Kim ng¹ch xuÊt khÈu hµng thñ c«ng mü nghÖ sang EU ............... 32
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xuất nhập khẩu là hoạt động ngoại thƣơng quan trọng của nền kinh tế
mỗi quốc gia. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có vị trí và vai trò to lớn
trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia trên thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng. Xuất nhập khẩu giúp tăng thu ngoại tệ, tăng thu ngân
sách, cải thiện cán cân thanh toán, kích thích đổi mới công nghệ, cải tiến cơ
cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống của ngƣời dân.
Những năm vừa qua, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã
có nhiều phát triển. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm đều tăng. Một trong
những nguyên nhân để có đƣợc những thành tựu nhƣ ngày hôm nay của xuất
khẩu Việt Nam đó là việc định hƣớng thị trƣờng mục tiêu đúng đắn, biết khai
thác những thế mạnh xuất khẩu của mình. Những thị trƣờng mục tiêu mà xuất
khẩu Việt Nam đã giành đƣợc nhiều thắng lợi đáng ghi nhận đó là thị trƣờng
Hoa Kỳ, thị trƣờng Liên minh Châu Âu (EU), thị trƣờng Nhật Bản...
Hiện nay, thị trƣờng EU đang đƣợc coi là một trong những thị trƣờng
trọng điểm của xuất khẩu Việt Nam. Là một thị trƣờng phát triển, với 27 quốc
gia thành viên, EU đã trở thành một liên minh kinh tế chính trị lớn nhất trên
toàn thế giới, là nơi hội tụ đông đảo các quốc gia có nền kinh tế phát triển.
Không thể phủ nhận rằng EU là một đối tác thƣơng mại quan trọng của rất
nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.
Là một khu vực kinh tế chung, thống nhất, có quy mô rộng lớn, nhu cầu
và sức mua ổn định, EU đã mở ra một thị trƣờng xuất khẩu đầy tiềm năng cho
các doanh nghiệp Việt Nam. Tận dụng đƣợc những cơ hội lớn do thị trƣờng
EU đem lại sẽ góp phần nâng cao hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt
Nam sang thị trƣờng thế giới, đóng góp một phần không nhỏ cho nền kinh tế
nƣớc nhà.
2
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi nhƣ vậy, doanh nghiệp xuất khẩu
của Việt Nam cũng gặp phải những khó khăn nhất định khi thâm nhập vào thị
trƣờng này. Do vậy, việc tìm ra các giải pháp để phá vỡ những rào cản, đẩy
mạnh xuất khẩu hàng hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt
Nam sang thị trƣờng EU đang là một bài toán cấp thiết đặt ra cho các doanh
nghiệp Việt Nam.
Đề tài: “Xuất khẩu hàng hóa vào thị trường EU_Cơ hội và thách
thức cho các doanh nghiệp Việt Nam” sẽ đi sâu vào việc phân tích những
đặc điểm của thị trƣờng EU, nêu ra những thành tựu, khó khăn mà các doanh
nghiệp Việt Nam gặp phải khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trƣờng này và đề
xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu hàng hóa của
Việt Nam vào thị trƣờng EU.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các khía cạnh nhƣ thị trƣờng Châu Âu
(EU), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trƣờng này, những cơ hội
và thách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể gặp phải khi thâm nhập
vào thị trƣờng EU và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng
hóa của Việt Nam vào thị trƣờng EU.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu hàng hóa của
Việt Nam vào thị trƣờng EU qua các năm từ năm 2001 đến nay.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học nhƣ phân
tích, thống kê, tổng hợp, so sánh, phân loại, mô hình hóa. Đồng thời tham
khảo tƣ liệu thông tin và kế thừa các công trình nghiên cứu trƣớc đây, nghiên
cứu các văn bản pháp luật hiện hành để thu thập các dữ liệu cần thiết. Khóa
luận còn dựa trên cơ sở phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
cũng nhƣ đƣờng lối phát triển chính sách kinh tế của Đảng Cộng sản Việt
Nam.
3
4. Kết cấu của Khóa luận
- Chƣơng I: Tổng quan về thị trƣờng EU
- Chƣơng II: Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam khi
xuất khẩu hàng hóa vào thị trƣờng EU
- Chƣơng III: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt
Nam vào thị trƣờng EU trong thời gian tới.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS. TS Phạm Duy Liên,
thầy đã trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện
khóa luận. Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các bạn đã
giúp đỡ em trong quá trình học tập cũng nhƣ trong quá trình thu thập tài liệu
để hoàn thành khóa luận.
Do trình độ còn hạn chế và thời gian cũng có hạn, khóa luận chắc chắn
không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận đƣợc sự góp ý
chân thành từ phía thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn.
4
CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG EU
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LIÊN MINH
CHÂU ÂU (EU)
1. Lịch sử hình thành và phát triển của EU
1.1. Giới thiệu về EU
Liên minh Châu Âu hay Liên hiệp Châu Âu (tiếng Anh: European
Union) là một tổ chức liên chính phủ của các nƣớc Châu Âu. Từ 6 thành viên
ban đầu, hiện nay có 27 quốc gia thành viên. Liên minh đƣợc thành lập với
tên gọi hiện nay theo Hiệp ƣớc về Liên minh Châu Âu năm 1992, thƣờng gọi
là Hiệp ƣớc Maastricht. Tuy nhiên, nhiều phƣơng diện của Liên minh Châu
Âu đã có từ trƣớc, kể từ thập niên 1950, thông qua một loạt các tổ chức tiền
thân.
Liên minh Châu Âu (EU) có trụ sở đặt tại thủ đô Brussels của Bỉ. Trƣớc ngày
1 tháng 11 năm 1993 tổ chức này đƣợc gọi là Cộng đồng Châu Âu (EC).
Lịch sử của Liên minh Châu Âu bắt đầu từ chiến tranh thế giới thứ II.
Có thể nói rằng ý tƣởng về hội nhập Châu Âu đã đƣợc nhận thức sẽ giúp ngăn
chặn chiến tranh không xảy ra nữa. Bộ trƣởng Ngoại giao Pháp Robert
Schuman là ngƣời đã nêu ra ý tƣởng và đề xuất lần đầu tiên trong một bài
phát biểu nổi tiếng ngày 9 tháng 5 năm 1950. Cũng chính ngày này là ngày
mà hiện nay đƣợc coi là ngày sinh nhật của EU và đƣợc kỉ niệm hàng năm là
Ngày Châu Âu. Ban đầu, EU bao gồm 6 quốc gia thành viên là Bỉ, Đức,
Italia, Luxembourg, Pháp, Hà Lan. Năm 1973, tăng lên thành 9 quốc gia
thành viên. Năm 1981, tăng lên thành 10. Năm 1986, tăng lên thành 12. Năm
1995, tăng lên thành 15. Năm 2004 tăng lên thành 25. Năm 2007 tăng lên
thành 27.
5
Sau đây là danh sách 27 quốc gia thành viên của EU xếp theo năm gia
nhập:
1957: Bỉ, Đức, Italia, Luxembourg, Pháp, Hà Lan
1973: Đan Mạch, Ailen, Anh
1981: Hy Lạp
1986: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
1995: Áo, Phần Lan, Thụy Điển
Ngày 1/5/2004; Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva,
Latvia, Estonia, Malta, Kypros (Cộng hòa Síp)
Ngày 1/1/2007: Romania, Bulgaria
Hiện nay, EU có diện tích là 4.422.773 km2 với dân số là 492,9 triệu
ngƣời (2006) với tổng GDP là 11.6 nghìn tỉ Euro (~15.7 nghìn tỉ USD) trong
năm 2007. Hầu hết các quốc gia Châu Âu đều đang là thành viên của Liên
minh Châu Âu (Theo Eurostat).
Vẫn còn 20 quốc gia gồm Albania, Andorra, Azerbaijan, Belarus,
Bosna và Hercegovina, Gruzia, Iceland, Liechtenstein, Macedonia, Malta,
Moldova, Monaco, Montenegro, Na Uy, Nga, San Marino, Serbia, Thổ Nhĩ
Kỳ, Ukraina, và Vatican chƣa gia nhập Liên minh Châu Âu [21]
1.2. Quá trình thành lập
Hơn nửa thế kỉ trƣớc, chính sự tàn phá ở Châu Âu sau Thế chiến II đã
đặt ra yêu cầu phải xây dựng những mối quan hệ quốc tế để ngăn chặn những
thảm kịch nhƣ vậy tái diễn. Hai chính khách Pháp Jean Monnet và Robert
Schumann đã đƣa ra triết lý: “Cái tốt nhất để bắt đầu tiến trình gắn kết Châu
Âu là thông qua phát triển các quan hệ kinh tế”. Triết lý này là nền tảng cho:
Hiệp ước Paris đƣợc kí năm 1951: Cộng đồng Than Thép Châu Âu
(ECSC) đƣợc thành lập.
Hiệp ước Roma (1957) đƣa đến việc thành lập Cộng đồng Nguyên tử
lƣợng (Euratom) và thành lập Cộng đồng kinh tế Châu Âu ( EEC).
6
Từ năm 1967, cơ quan điều hành của các cộng đồng trên đƣợc hợp nhất
và gọi là Hội đồng Châu Âu (EC).
Năm 1987, EU bắt đầu triển khai xây dựng “Thị trƣờng nội địa thống
nhất Châu Âu”.
Hiệp ước Liên hiệp Châu Âu hay còn gọi là Hiệp ƣớc Maastricht, ký
tháng 12 năm 1991 thảo luận tại Maastricht, Hà Lan đã chính thức khai sinh
Liên minh Châu Âu thay thế cho EC với mục đích thành lập liên minh kinh tế
và tiền tệ vào cuối thập niên 1990, với một đồng tiền chung và một ngân hàng
trung ƣơng độc lập thành lập một liên minh chính trị bao gồm việc thực hiện
một chính sách đối ngoại và an ninh chung để tiến tới có chính sách phòng
thủ chung, tăng cƣờng hợp tác về cảnh sát và luật pháp. Hiệp ƣớc này đánh
dấu một bƣớc ngoặt trong tiến trình nhất thể hóa Châu Âu.Và nhƣ vậy kể từ
ngày 01/01/2002 đồng Euro đã chính thức đƣợc lƣu hành trong 12 quốc gia
thành viên (còn gọi là khu vực đồng Euro) gồm Pháp, Đức, Áo, Bỉ, Phần Lan,
Ireland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha; các nƣớc
đứng ngoài là Anh, Đan Mạch và Thụy Điển.
Hiệp ước Amsterdam (còn gọi là Hiệp ƣớc Maastricht sửa đổi, ký ngày
02/10/1997 tại Amsterdam) đã có một số sửa đổi và bổ sung trong một số lĩnh
vực chính nhƣ:
- Những quyền cơ bản, không phân biệt đối xử.
- Tƣ pháp và đối nội.
- Chính sách xã hội và việc làm.
- Chính sách đối ngoại và an ninh chung.
Hiệp ước Schengen: Ngày 19/06/1990, Hiệp ƣớc Schengen đƣợc thỏa
thuận xong. Đến ngày 27/11/1990, 6 nƣớc gồm Pháp, Đức, Luxembourg, Bỉ,
Hà Lan và Ý chính thức ký Hiệp ƣớc Schengen. Hai nƣớc Tây Ban Nha và
Bồ Đào Nha ký ngày 25/06/1991. Ngày 26/03/1995, Hiệp ƣớc này mới có
hiệu lực tại 7 nƣớc thành viên. Hiệp ƣớc quy định quyền tự do đi lại của công
7
dân các nƣớc thành viên. Đối với công dân nƣớc ngoài chỉ cần có Visa của 1
trong 9 nƣớc trên là đƣợc phép đi lại trong toàn bộ khu vực Schengen. Hiện
nay, 14 trong 25 nƣớc thành viên EU đã tham gia khu vực Schengen (ngoại
trừ Vƣơng quốc liên hiệp Anh và Bắc Ireland).
Hiệp ước Nice (11/12/2000): tập trung vào vấn đề cải cách thể chế để
đón nhận các thành viên mới đồng thời tăng cƣờng vai trò của Nghị viện
Châu Âu, thành lập lực lƣợng phản ứng nhanh (RRF).
2. Cơ cấu tổ chức
EU có bốn cơ quan chính là: Hội đồng Bộ Trƣởng, Ủy ban Châu Âu,
Nghị Viện Châu Âu, Tòa án Châu Âu.
2.1. Hội đồng Bộ trưởng
Chịu trách nhiệm quyết định các chính sách lớn của EU, bao gồm các
Bộ trƣởng đại diện cho các thành viên. Các nƣớc luân phiên làm Chủ tịch với
nhiệm kì 6 tháng. Giúp việc cho Hội đồng có Ủy ban đại diện thƣờng trực và
Ban Tổng Thƣ ký.
Từ năm 1975, ngƣời đứng đầu Nhà nƣớc, hoặc Chính phủ, các Ngoại
trƣởng, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu có các cuộc họp thƣờng kỳ
để bàn quyết định những vấn đề lớn của EU. Cơ chế này gọi là Hội đồng
Châu Âu hay Hội nghị thƣợng đỉnh EU.
Hội đồng Bộ Trƣởng là cơ quan lãnh đạo tối cao của EU.
2.2. Ủy ban Châu Âu
Là cơ quan điều hành gồm 20 Ủy viên, nhiệm kỳ 5 năm do các Chính
phủ nhất trí cử và chỉ bị bãi miễn với sự nhất trí của Nghị viện Châu Âu.
Dƣới các Ủy viên là các Tổng vụ trƣởng chuyên trách từng vấn đề từng khu
vực.
2.3. Nghị viện Châu Âu
8
Gồm 732 Nghị sĩ, nhiệm kỳ 5 năm, đƣợc bầu theo nguyên tắc p