Khóa luận Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan

Việt Nam có một nền nông nghiệp tồn tại từ lâu đời. Với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, nông nghiệp ở nước ta trải dài từ Bắc và Nam với đa d ạng, phong phú các loại cây trồng. Cùng với lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp cao, chiếm tới gần 75% dân số cả nước, Việt Nam đã được đánh giá là nước có nhiều tiềm năng phát triển ổn định, lâu dài trong sản xuất và xu ất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, trong đó bao gồm cả rau quả. Hoạt động xuất khẩu rau quả đang được Việt Nam mở rộng cả về thị trường và giá trị xuất kh ẩu và hiện tại rau quả của Việt Nam đã có mặt trên 50 quốc gia, vùng lãnh thổ. Một trong những thị trường tiêu thụ rau quả chính của Việt Nam chính là Đài Loan. Đài Loan và Việt Nam có mối quan hệ từ rất lâu, có nhiều nét tương đồng và hiểu nhau rất rõ. Đài Loan luôn đứng trong top 10 thị trường nhập khẩu rau quả của Việt Nam từ năm 2000 đến nay. Các sản phẩm rau quả xuất khẩu sang Đài Loan rất đa dạng, dưới nhiều dạng như rau quả tươi, rau quả đông lạnh, rau quả đóng bao bì, đóng hộp và rau quả sấy khô. Nhu cầu rau quả của Đài Loan trong những năm gần đây đang có xu hướng tăng khá nhanh. Điều này giúp Việt Nam có cơ hội mở rộng kim ngạch xuất khẩu, đa dạng thêm nhiều mặt hàng rau quả khác và tăng thêm nguồn ngoại tệ cho nền kinh tế, phát triển bền vững nền nông nghiệp trong nước. Trong xu hướng nhu cầu của mặt hàng rau qu ả ngày một tăng hiện nay, việc nghiên cứu, phân tích thực trạng xuất khẩu mặt hàng này sang Đài Loan là rất cần thiết. Các phân tích cụ thể sẽ giúp đề ra giải pháp phù h ợp có tính chiến lược lâu dài để giải quy ết những khó khăn, tồn tại mà ngành rau quả của Việt Nam đang gặp phải. Đây là lý do tác giả chọn đề tài “Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan” làm đề tài khóa lu ận tốt nghiệp. Kết cấu khóa luận được chia thành 3 phần như sau: Chương 1: Tổng quan về xuất khẩu và tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Đài Loan Chương 2: Thực trạng về hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Đài Loan giai đoạn 2000 - 2011 Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Đài Loan giai đoạn 2012-2020

pdf94 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5252 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------***--------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh quốc tế XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ĐÀI LOAN Họ và tên sinh viên: Đoàn Lưu Minh Huy Mã sinh viên: 0852015117 Lớp: Anh 3 Khóa: 47A Người hướng dẫn khoa học: ThS. Nguyễn Thị Huyền Trân Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2012 NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2012 Người hướng dẫn khoa học MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ĐÀI LOAN......................................................................................... 3 1.1. Tổng quan về xuất khẩu .............................................................................. 3 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm ................................................................................ 3 1.1.2. Phân loại ...................................................................................................... 4 1.1.3. Vai trò, vị trí ................................................................................................ 7 1.2. Giới thiệu về rau quả Việt Nam ................................................................... 10 1.2.1. Chủng loại ................................................................................................... 10 1.2.2. Diện tích ...................................................................................................... 11 1.2.3. Chất lượng sản phẩm ................................................................................... 13 1.2.4. Hệ thống chế biến và bảo quản rau quả ........................................................ 14 1.3. Thị trường Đài Loan và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan giai đoạn 2000 - 2011 ........... 15 1.3.1. Tổng quan về thị trường Đài Loan. .............................................................. 15 1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan. ................................................................................................... 19 1.4. Tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan .................................................................................................. 21 1.4.1. Về lợi ích kinh tế ......................................................................................... 22 1.4.2. Về xã hội ..................................................................................................... 23 1.4.3. Về hội nhập quốc tế ..................................................................................... 23 1.4.4.Về sự phát triển của ngành nông nghiệp nói chung và ngành rau quả nói riêng của Việt Nam ........................................................................................................ 23 Tiểu kết chương 1 ................................................................................................ 24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ĐÀI LOAN TRONG GIAI ĐOẠN 2000 - 2011 ........................................................................................................... 25 2.1. Tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan giai đoạn 2000 - 2011. ................................................................................................. 25 2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu ................................................................................... 25 2.1.2. Cơ cấu sản phẩm .......................................................................................... 29 2.1.3. Chất lượng sản phẩm ................................................................................... 32 2.1.4. Giá cả .......................................................................................................... 34 2.1.5. Kênh phân phối ............................................................................................ 37 2.1.6. Loại hình xuất khẩu ..................................................................................... 39 2.2. Phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan ........................................................................... 41 2.2.1. Các yếu tố trong nước .................................................................................. 41 2.2.2. Các yếu tố ngoài nước ................................................................................. 44 2.3. Nhận xét ........................................................................................................ 49 2.3.1. Thành tựu đạt được ...................................................................................... 49 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân .............................................................................. 51 Tiểu kết chương 2 ................................................................................................ 56 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ĐÀI LOAN GIAI ĐOAN 2012 - 2020 ................. 57 3.1. Dự báo về triển vọng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan giai đoạn 2012 - 2020 .................................................................................. 57 3.1.1. Nhu cầu nhập khẩu và môi trường cạnh tranh .............................................. 57 3.1.2. Triển vọng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan ........ 58 3.2. Mục tiêu phát triển và định hướng triển khai hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan............................................................. 60 3.3. Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan ............................................................................................................... 61 3.3.1. Giải pháp đối với hoạt động trồng trọt ......................................................... 61 3.3.2. Giải pháp đối với hoạt động chế biến, bảo quản và xuất khẩu ...................... 67 3.4. Một số kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan liên quan đến hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam ............................................................... 76 3.4.1. Chính sách về đất đai, khuyến nông ............................................................. 76 3.4.2. Chính sách hỗ trợ chế biến, bảo quản và xuất khẩu rau quả .......................... 78 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................ 79 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 81 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Diễn nghĩa từ bằng tiếng Anh Diễn nghĩa từ bằng tiếng Việt APEC Asia-Pacific Economic Cooperation Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á Bộ NN & PTNT Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSH Đồng bằng sông Hồng ĐNB Đông Nam Bộ EU European Union Liên minh châu Âu KNXK Kim ngạch xuất khẩu GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GlobalGAP Good Agricultural Practice Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu HACCP Hazard Analysis and Critical Control Points Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn OECD The Organisation for Economic Co-operation and Development Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế QLCL Quản lý chất lượng QĐ Quyết định USD United States Dollar Đồng đola VietGAP Vietnamese Good Agricultural Practices Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Bảng biểu Tên bảng biểu Trang Bảng 1.1 Diện tích trồng rau quả của Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2011 12 Bảng 1.2 Tỷ trọng một số thị trường nhập khẩu rau quả chính của Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2011 22 Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Đài Loan từ năm 2000 đến năm 2011 26 Bảng 2.2 Tỷ trọng các loại rau quả xuất khẩu của Việt Nam sang Đài Loan từ năm 2000 đến năm 2011 30 Bảng 2.3 Giá một số loại rau quả xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường Đài Loan từ năm 2000 đến năm 2011 35 Bảng 2.4 Tỷ trọng các loại hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan từ năm 2000 đến năm 2011 40 Bảng 2.5 Diện tích trồng rau quả của Đài Loan từ năm 2000 đến năm 2011 46 Bảng 2.6 Nhu cầu tiêu thụ rau quả của Đài Loan từ năm 2000 đến năm 2011 47 Sơ đồ 2.1 Hệ thống thu mua và kênh phân phối chủ yếu mặt hàng rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan 38 1 LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam có một nền nông nghiệp tồn tại từ lâu đời. Với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, nông nghiệp ở nước ta trải dài từ Bắc và Nam với đa dạng, phong phú các loại cây trồng. Cùng với lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp cao, chiếm tới gần 75% dân số cả nước, Việt Nam đã được đánh giá là nước có nhiều tiềm năng phát triển ổn định, lâu dài trong sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, trong đó bao gồm cả rau quả. Hoạt động xuất khẩu rau quả đang được Việt Nam mở rộng cả về thị trường và giá trị xuất khẩu và hiện tại rau quả của Việt Nam đã có mặt trên 50 quốc gia, vùng lãnh thổ. Một trong những thị trường tiêu thụ rau quả chính của Việt Nam chính là Đài Loan. Đài Loan và Việt Nam có mối quan hệ từ rất lâu, có nhiều nét tương đồng và hiểu nhau rất rõ. Đài Loan luôn đứng trong top 10 thị trường nhập khẩu rau quả của Việt Nam từ năm 2000 đến nay. Các sản phẩm rau quả xuất khẩu sang Đài Loan rất đa dạng, dưới nhiều dạng như rau quả tươi, rau quả đông lạnh, rau quả đóng bao bì, đóng hộp và rau quả sấy khô. Nhu cầu rau quả của Đài Loan trong những năm gần đây đang có xu hướng tăng khá nhanh. Điều này giúp Việt Nam có cơ hội mở rộng kim ngạch xuất khẩu, đa dạng thêm nhiều mặt hàng rau quả khác và tăng thêm nguồn ngoại tệ cho nền kinh tế, phát triển bền vững nền nông nghiệp trong nước. Trong xu hướng nhu cầu của mặt hàng rau quả ngày một tăng hiện nay, việc nghiên cứu, phân tích thực trạng xuất khẩu mặt hàng này sang Đài Loan là rất cần thiết. Các phân tích cụ thể sẽ giúp đề ra giải pháp phù hợp có tính chiến lược lâu dài để giải quyết những khó khăn, tồn tại mà ngành rau quả của Việt Nam đang gặp phải. Đây là lý do tác giả chọn đề tài “Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. Kết cấu khóa luận được chia thành 3 phần như sau: Chương 1: Tổng quan về xuất khẩu và tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Đài Loan Chương 2: Thực trạng về hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Đài Loan giai đoạn 2000 - 2011 Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Đài Loan giai đoạn 2012-2020 2 2. Mục tiêu nghiên cứu Thứ nhất, phân tích thị trường Đài Loan và sự cần thiết của việc đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan. Thứ hai, phân tích và đánh giá tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan giai đoạn 2001 – 2011. Thứ ba, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị với Nhà nước và các cơ quan ban ngành có liên quan nhằm đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan giai đoạn 2012 – 2020. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu _ Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan. _ Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi thời gian: Phạm vi phân tích tình hình thực tế là giai đoạn 2001 – 2011, phạm vi áp dụng các giải pháp là giai đoạn 2012 – 2020. + Phạm vi không gian: Nghiên cứu tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan 4. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp các thông tin, tư liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu từ sách, báo, Internet, báo cáo của ngành và các đề tài nghiên cứu khác. Để hoàn thành bài khóa luận, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến cán bộ, giảng viên trường Đại học Ngoại Thương Cơ sở II tại thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là giáo viên hướng dẫn khoa học Nguyễn Thị Huyền Trân, người đã tận tình hướng dẫn tác giả trong quá trình viết khóa luận này. Do giới hạn về thời gian, dung lượng của khóa luận, kinh nghiệm và kiến thức của người viết nên nội dung của khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết. Rất mong sự đóng góp của thầy cô, các bạn sinh viên và những người quan tâm để xây dựng khóa luận tốt hơn. Xin chân thành cám ơn. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ĐÀI LOAN 1.1. Tổng quan về xuất khẩu Xuất khẩu là một trong những hoạt động kinh doanh quan trọng của ngoại thương, phản ánh mối quan hệ thương mại, buôn bán giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Hoạt động xuất khẩu hiện nay diễn ra trên phạm vi toàn cầu, trong tất cả các lĩnh vực, các ngành của nền kinh tế, từ vật phẩm tiêu dùng đến tư liệu sản xuất, từ các chi tiết linh kiện nhỏ nhất đến các loại máy móc phức tạp, các loại công nghệ kỹ thuật cao, không chỉ có hàng hóa hữu hình mà cả hàng hoá vô hình và với tỷ trọng ngày càng lớn. 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm 1.1.1.1. Khái niệm Xuất khẩu hàng hóa là việc bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho các quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán, trong đó có sự chuyển dịch hàng hóa ra khỏi biên giới hải quan. Hoạt động xuất khẩu không chỉ đơn thuần mang lại lợi nhuận cho các bên chủ thể tham gia vào hoạt động này mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Hoạt động xuất khẩu mang lại nguồn thu ngoại tệ, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao năng lực sản xuất trong nước, đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ổn định và nâng cao từng bước đời sống nhân dân (Dương Hữu Hạnh, 2008, tr.5). 1.1.1.2. Đặc điểm Hoạt động xuất khẩu có sự chuyển dịch hàng hóa, dịch vụ qua biên giới hải quan. Theo luật Thương mại Việt Nam 2005, xuất khẩu được định nghĩa như sau: “Xuất khẩu hàng hóa là việc đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật” (điều 28, mục 1, chương 2, luật Thương mại Việt Nam 2005). Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi phạm vi rộng cả về không gian lẫn thời gian. Nó có thể chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn và cũng có thể kéo dài, diễn ra hàng năm. Thị trường xuất khẩu rất rộng lớn và đa dạng, không 4 chỉ giới hạn trong một hai nước mà mở rộng trong phạm vi khắp thế giới. Do yêu cầu của việc hội nhập kinh tế thế giới, các hoạt động thương mại quốc tế, trong đó việc xuất khẩu được đẩy mạnh hơn nữa thông qua việc tham gia các tổ chức, các khối kinh tế như tổ chức ASEAN, tổ chức WTO, khối EU nhằm mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều nước, thiết lập các thỏa thuận có lợi cho các bên tham gia hoạt động thương mại. Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên nhiều ngành nghề. Nếu như khởi điểm của xuất khẩu chỉ bao gồm các loại hàng hóa thuộc lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp như giày dép, nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ, may mặc… thì hiện nay xuất khẩu dịch vụ cũng được xem là một trong những hoạt động đóng góp lớn vào nền kinh tế trong nước. Hiện nay, các sản phẩm xuất khẩu rất đa dạng, từ xuất khẩu tiêu dùng, xuất khẩu lao động, tri thức cho đến tư liệu sản xuất, máy móc, hàng hóa hóa công nghệ cao. Hoạt động xuất khẩu chịu tác động của nhiều yếu tố môi trường nước ngoài như chính trị, pháp luật, xã hội, địa lý… Mỗi quốc gia cần chú ý đến những yếu tố này nhằm đảm bảo việc xuất khẩu đạt được những kết quả thuận lợi, vượt qua những rào cản, khó khăn và thu về lợi nhuận cao. Đây là một điều tất yếu quan trọng trong suốt hoạt động xuất khẩu, từ nghiên cứu, định hướng thị trường, đối tượng tiêu dùng đến các hoạt động vận chuyển, phân phối, thanh toán hàng hóa, dịch vụ. Hoạt động xuất khẩu mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp và Nhà nước. Nó thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp về quy mô sản xuất và quy mô hoạt động, tạo điều kiện cho đất nước rút ngắn thời gian thực hiện việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhờ các khoản thu ngoại tệ, các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài cho hoạt động sản xuất trong nước, đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế với các nước và tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới. 1.1.2. Phân loại 1.1.2.1. Xuất khẩu trực tiếp Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu từ nước người bán (nước xuất khẩu) sang trực tiếp nước người mua (nước nhập khẩu) k
Luận văn liên quan