Trong những năm gần đây, những ứng dụng của công nghệ thông tin và
truyền thông hiện đại đã trở nên rất phổ biến trong cuộc sống của đại bộ phận
ngƣời dân Việt Nam. Cùng với việc thay đổi thói quen sinh hoạt của ngƣời dân,
các ứng dụng này, đặc biệt là mạng Internet đã đóng một vai trò to lớn trong
nhiều lĩnh vực kinh tế quốc dân. Internet đã làm thay đổi nhận thức của các
doanh nghiệp và cũng làm thay đổi cách thức kinh doanh truyền thống với việc
hình thành và phát triển một hình thức thƣơng mại mới, thƣơng mại điện tử. Cùng
với sự thay đổi này, hoạt động marketing cũng có những bƣớc tiến mới để phù
hợp với điều kiện khách quan và hình thành nên khái niệm mới là marketing điện
tử. Mô hình marketing hỗn hợp với yếu tố 4P cổ điển cũng có những biến đổi về
chất để thích ứng với sự phát triển của hạ tầng kinh tế nói chung và các phƣơng
pháp marketing mới này đã thay đổi phƣơng thức các doanh nghiệp vẫn dùng để
tìm hiểu khách hàng của mình.
Tại các nƣớc phát triển nhƣ Mỹ và EU, các hoạt động marketing điện tử đã
trở nên rất phổ biến trong việc xúc tiến hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp, từ việc điều tra thị trƣờng, xác định nhu cầu của ngƣời tiêu dùng cho đến
khâu phân phối và quảng cáo. Tuy nhiên tại Việt Nam, do các ứng dụng công
nghệ mới chỉ hình thành trong xã hội một cách rộng rãi trong khoảng mƣời năm
trở lại đây nên các hoạt động marketing điện tử mới chỉ trong giai đoạn hình
thành và bƣớc đầu phát triển. Hiện nay, tại Việt Nam, các phƣơng tiện truyề n
thông hiện đại nói chung và m ạng Internet nói riêng thƣờng đƣợc sử dụng cho
mục đích giới thiệu và quảng bá thông tin cho doanh nghiệp, nhìn chung các lợi
ích tiềm năng của Internet chƣa đƣợc các doanh nghiệp khai thác một cách triệt
để vào các khâu của quá trình kinh doanh nhƣ tìm hiểu nhu cầu thị trƣờng, sản
xuất hay phân phối. Luận văn này đƣợc thực hiện nhằm mục đích mang lại một
Yếu tố 4P trong marketing điện tử và việc triển khai tại Việt Nam
Bùi Kim Điệp - Nhật 1 - K43 ĐH Ngoại thương
5
cách nhìn khái quát về hoạt động marketing điện tử nói chung và mô hình
marketing hỗn hợp 4P trong đó nói riêng, đồng thời khảo sát phần nào thực trạng
triển khai các yếu tố 4P trong hoạt động marketing điện tử tại Việt Nam, qua đó
đánh giá những thành quả đã đạt đƣợc và những tồn tại cần khắc phục trong việc
triển khai các yếu tố của mô hình marketing hỗn hợp trong môi trƣờng điện tử
này.
Về mặt kết cấu, ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn này đƣợc cấu thành từ ba phần chủ yếu sau:
Chƣơng 1: Những lí luận chung về marketing điện tử và yếu tố 4P
trong marketing điện tử
Chƣơng 2: Thực trạng triển khai yếu tố 4P trong marketing điện tử tại
Việt Nam
Chƣơng 3: Giải pháp nhằm hỗ trợ việc triển khai yếu tố 4P trong
marketing điện tử
Trong quá trình thực hiện luận văn này, em đã nhận đƣợc sự giúp đỡ
chuyên môn rất tận tình của giáo viên hƣớng dẫn là PGS.TS Vũ Sĩ Tuấn. Tuy
nhiên, do kiến thức còn hạn chế và thời gian thực hiện ngắn, luận văn này không
tránh khỏi còn những thiếu sót. Em xin chân thành mong đợi sự đóng góp ý kiến
từ các thầy cô và các bạn để có thể hoàn thiện luận văn này hơn nữa.
88 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2593 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Yếu tố 4p trong marketing điện tử và việc triển khai tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
-------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
YẾU TỐ 4P TRONG MARKETING ĐIỆN TỬ VÀ
VIỆC TRIỂN KHAI TẠI VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Vũ Sỹ Tuấn
Sinh viên thực hiện : Bùi Kim Điệp
Lớp : Nhật 1
Khoá : 43F - KT&KDQT
Hà Nội – Tháng 06/2008
Yếu tố 4P trong marketing điện tử và việc triển khai tại Việt Nam
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ..............................................................................................4
CHƢƠNG 1 ...................................................................................................... 6
NHỮNG LÍ LUẬN CHUNG VỀ MARKETING ĐIỆN TỬ VÀ........................ 6
YẾU TỐ 4P TRONG MARKETING ĐIỆN TỬ ................................................ 6
I. Khái niệm về marketing điện tử ............................................................. 6
1. Định nghĩa về marketing điện tử ................................................................................6
2. Đặc điểm và thế mạnh của marketing điện tử .............................................................7
2.3 Thế mạnh của marketing điện tử ....................................................................... 10
2.3.2 Thế mạnh về mặt hiệu quả ........................................................................... 11
2.3.3 Thế mạnh về tính linh hoạt ........................................................................... 13
3. Các hình thức chủ yếu của marketing điện tử ........................................................... 13
3.1 Trang web (website) ......................................................................................... 13
3.2 Thƣ điện tử (e-mail) ......................................................................................... 16
3.3 Dải băng quảng cáo (banner) ............................................................................ 18
3.4 Công cụ tìm kiếm (search engine)..................................................................... 19
3.5 Marketing lan tỏa (viral marketing) .................................................................. 20
3.6 Những câu hỏi thƣờng gặp (FAQs – Frequently Asked Questions) ................... 20
II. Khái niệm về yếu tố 4P trong marketing điện tử .................................. 21
1. 4P là gì? .................................................................................................................. 21
2. Vai trò của yếu tố 4P trong một chiến lƣợc marketing.............................................. 21
3. Các thành phần của yếu tố 4P trong marketing điện tử ............................................. 22
3.1 Sản phẩm – Product .......................................................................................... 22
3.2 Giá cả - Price .................................................................................................... 25
3.3 Phân phối – Place ............................................................................................. 27
3.4 Hỗ trợ và xúc tiến kinh doanh – Promotion ....................................................... 29
CHƢƠNG 2 .................................................................................................... 33
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI YẾU TỐ 4P TRONG HOẠT ĐỘNG
MARKETING ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM ................................................................ 33
I. Những tiền đề nhằm phát triển hoạt động marketing điện tử tại Việt Nam
............................................................................................................ 33
1. Nhận thức về marketing điện tử ............................................................................... 33
1.1 Nhận thức của các doanh nghiệp....................................................................... 33
1.2 Nhận thức của ngƣời tiêu dùng ......................................................................... 35
2. Hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nƣớc ........................................................... 36
3. Hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin ........................................................................... 39
4. Nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin ................................................. 41
5. Hệ thống thanh toán điện tử ..................................................................................... 43
6. Khả năng bảo mật và an toàn thông tin .................................................................... 45
II. Thực trạng triển khai yếu tố 4P trong hoạt động marketing điện tử tại
Việt nam ............................................................................................................ 47
1. Sản phẩm................................................................................................................. 47
2. Giá cả ...................................................................................................................... 51
3. Hoạt động phân phối ............................................................................................... 52
Bùi Kim Điệp - Nhật 1 - K43 ĐH Ngoại thương 1
Yếu tố 4P trong marketing điện tử và việc triển khai tại Việt Nam
4. Hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh .................................................................. 57
III. Đánh giá chung về việc triển khai yếu tố 4P trong hoạt động marketing
điện tử tại Việt Nam ................................................................................................ 61
1. Kết quả đạt đƣợc ..................................................................................................... 61
2. Những vƣớng mắc còn tồn tại .................................................................................. 63
2.1. Mức độ khai thác thông tin của website còn yếu ............................................... 64
2.2. Hệ thống thanh toán điện tử còn kém phát triển ................................................ 65
2.3. Khả năng bảo mật thông tin chƣa cao ............................................................... 66
2.4. Những bất cập trong hoạt động quảng cáo trực tuyến ........................................ 68
CHƢƠNG 3 .................................................................................................... 71
GIẢI PHÁP NHẰM HỖ TRỢ VIỆC TRIỂN KHAI YẾU TỐ 4P TRONG
MARKETING ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM ................................................................ 71
I. Định hƣớng phát triển thƣơng mại điện tử và marketing điện tử tại Việt
Nam đến năm 2010 ................................................................................................. 71
II. Những giải pháp đề xuất nhằm hỗ trợ cho việc triển khai yếu tố 4P trong
marketing điện tử tại Việt Nam ............................................................................... 74
1. Giải pháp từ phía nhà nƣớc ...................................................................................... 74
1.1. Hoàn thiện môi trƣờng pháp lí và nâng cao năng lực giải quyết tranh chấp trong
thƣơng mại điện tử ...................................................................................................... 74
1.2. Tập trung hoàn thành chỉ tiêu về phổ cập Internet ............................................. 76
1.3. Phát triển hệ thống thanh toán điện tử ............................................................... 77
1.4. Xây dựng hệ thống an toàn thông tin trên mạng ................................................ 77
2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp ............................................................................... 78
2.1. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của hoạt động marketing điện tử ....... 78
2.2. Xây dựng chiến lƣợc phát triển hoạt động marketing điện tử ............................ 80
2.3. Đầu tƣ thiết kế website phong phú về nội dung và hình thức............................. 80
2.4. Đẩy mạnh các dịch vụ hỗ trợ thƣơng mại điện tử .............................................. 82
3. Giải pháp từ phía ngƣời tiêu dùng ............................................................................ 83
KẾT LUẬN ................................................................................................ 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 86
Bùi Kim Điệp - Nhật 1 - K43 ĐH Ngoại thương 2
Yếu tố 4P trong marketing điện tử và việc triển khai tại Việt Nam
MỤC LỤC BẢNG
Bảng 1. Tỉ lệ doanh nghiệp có website năm 2007 ……………………………...35
Bảng 2. Số lƣợng ngƣời sử dụng internet tại Việt Nam từ 2001 – 2007 ……….37
Bảng 3. Một số văn bản pháp qui liên quan đến thƣơng mại điện tử ban hành
trong hai năm 2006 – 2007 ……………………………………………………………39
Bảng 4. Hình thức truy cập internet của doanh nghiệp ………………………..41
Bảng 5. Một số trƣờng đại học có đào tạo về thƣơng mại điện tử …………….44
Bảng 6. Số lƣợng ngân hàng triển khai dịch vụ internet banking ……………...45
Bảng 7. Các sản phẩm, dịch vụ cung cấp trên các website …………………….49
Bảng 8. Doanh số bán hàng trên sàn giao dịch B2C www.25h.com.vn........... ..51
Bảng 9. Các phƣơng thức giao hàng áp dụng trong doanh nghiệp …………. ..57
Bảng 10. Các tính năng của website tại Việt Nam ……………………………..65
Bảng 11. Tần suất cập nhật thông tin trên các website của doanh nghiệp ……..66
Bảng 12. Kết quả khảo sát về chính sách bảo vệ thông tin cá nhân trên các
website về thƣơng mại điện tử …………………………………………………………69
Bùi Kim Điệp - Nhật 1 - K43 ĐH Ngoại thương 3
Yếu tố 4P trong marketing điện tử và việc triển khai tại Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, những ứng dụng của công nghệ thông tin và
truyền thông hiện đại đã trở nên rất phổ biến trong cuộc sống của đại bộ phận
ngƣời dân Việt Nam. Cùng với việc thay đổi thói quen sinh hoạt của ngƣời dân,
các ứng dụng này, đặc biệt là mạng Internet đã đóng một vai trò to lớn trong
nhiều lĩnh vực kinh tế quốc dân. Internet đã làm thay đổi nhận thức của các
doanh nghiệp và cũng làm thay đổi cách thức kinh doanh truyền thống với việc
hình thành và phát triển một hình thức thƣơng mại mới, thƣơng mại điện tử. Cùng
với sự thay đổi này, hoạt động marketing cũng có những bƣớc tiến mới để phù
hợp với điều kiện khách quan và hình thành nên khái niệm mới là marketing điện
tử. Mô hình marketing hỗn hợp với yếu tố 4P cổ điển cũng có những biến đổi về
chất để thích ứng với sự phát triển của hạ tầng kinh tế nói chung và các phƣơng
pháp marketing mới này đã thay đổi phƣơng thức các doanh nghiệp vẫn dùng để
tìm hiểu khách hàng của mình.
Tại các nƣớc phát triển nhƣ Mỹ và EU, các hoạt động marketing điện tử đã
trở nên rất phổ biến trong việc xúc tiến hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp, từ việc điều tra thị trƣờng, xác định nhu cầu của ngƣời tiêu dùng cho đến
khâu phân phối và quảng cáo. Tuy nhiên tại Việt Nam, do các ứng dụng công
nghệ mới chỉ hình thành trong xã hội một cách rộng rãi trong khoảng mƣời năm
trở lại đây nên các hoạt động marketing điện tử mới chỉ trong giai đoạn hình
thành và bƣớc đầu phát triển. Hiện nay, tại Việt Nam, các phƣơng tiện truyền
thông hiện đại nói chung và mạng Internet nói riêng thƣờng đƣợc sử dụng cho
mục đích giới thiệu và quảng bá thông tin cho doanh nghiệp, nhìn chung các lợi
ích tiềm năng của Internet chƣa đƣợc các doanh nghiệp khai thác một cách triệt
để vào các khâu của quá trình kinh doanh nhƣ tìm hiểu nhu cầu thị trƣờng, sản
xuất hay phân phối. Luận văn này đƣợc thực hiện nhằm mục đích mang lại một
Bùi Kim Điệp - Nhật 1 - K43 ĐH Ngoại thương 4
Yếu tố 4P trong marketing điện tử và việc triển khai tại Việt Nam
cách nhìn khái quát về hoạt động marketing điện tử nói chung và mô hình
marketing hỗn hợp 4P trong đó nói riêng, đồng thời khảo sát phần nào thực trạng
triển khai các yếu tố 4P trong hoạt động marketing điện tử tại Việt Nam, qua đó
đánh giá những thành quả đã đạt đƣợc và những tồn tại cần khắc phục trong việc
triển khai các yếu tố của mô hình marketing hỗn hợp trong môi trƣờng điện tử
này.
Về mặt kết cấu, ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn này đƣợc cấu thành từ ba phần chủ yếu sau:
Chƣơng 1: Những lí luận chung về marketing điện tử và yếu tố 4P
trong marketing điện tử
Chƣơng 2: Thực trạng triển khai yếu tố 4P trong marketing điện tử tại
Việt Nam
Chƣơng 3: Giải pháp nhằm hỗ trợ việc triển khai yếu tố 4P trong
marketing điện tử
Trong quá trình thực hiện luận văn này, em đã nhận đƣợc sự giúp đỡ
chuyên môn rất tận tình của giáo viên hƣớng dẫn là PGS.TS Vũ Sĩ Tuấn. Tuy
nhiên, do kiến thức còn hạn chế và thời gian thực hiện ngắn, luận văn này không
tránh khỏi còn những thiếu sót. Em xin chân thành mong đợi sự đóng góp ý kiến
từ các thầy cô và các bạn để có thể hoàn thiện luận văn này hơn nữa.
Hà Nội, tháng 6 năm 2008
Bùi Kim Điệp
Bùi Kim Điệp - Nhật 1 - K43 ĐH Ngoại thương 5
Yếu tố 4P trong marketing điện tử và việc triển khai tại Việt Nam
CHƢƠNG 1
NHỮNG LÍ LUẬN CHUNG VỀ MARKETING ĐIỆN TỬ VÀ
YẾU TỐ 4P TRONG MARKETING ĐIỆN TỬ
***
I. Khái niệm về marketing điện tử
1. Định nghĩa về marketing điện tử
Marketing điện tử, hay thƣờng đƣợc biết đến với cái tên e-marketing
(electronic marketing) từ khi mới xuất hiện đã và đang là một chủ đề gây ra nhiều
bàn luận, bởi lẽ cho đến nay chƣa có ai đƣa ra đƣợc một khái niệm thống nhất
trong số rất nhiều những lí thuyết xoay quanh vấn đề này. Tuy nhiên, tất cả các lí
thuyết đều thống nhất tại một quan điểm rằng marketing điện tử đã xuất phát từ
khi các công ty bắt đầu sử dụng các công nghệ mới trong việc tiêu thụ sản phẩm
của họ qua mạng Internet từ đầu những năm 90.
Philip Kotler đã định nghĩa “Marketing điện tử là quá trình lập kế hoạch về
sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tƣởng để đáp
ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân dựa trên các phƣơng tiện điện tử và Internet”.
Một chuyên gia khác trong lĩnh vực tiếp thị, Joel Reedy đã định nghĩa
“Marketing điện tử bao gồm tất cả các hoạt động để thỏa mãn nhu cầu và mong
muốn của khách hàng thông qua Internet và các phƣơng tiện điện tử”.
Theo từ điển trực tuyến Wikipedia tiếng Anh, marketing điện tử đƣợc định
nghĩa nhƣ sau: “Marketing điện tử là một dạng của thƣơng mại điện tử có thể
đƣợc định nghĩa nhƣ việc đạt đƣợc các mục tiêu marketing thông qua việc sử
dụng các công nghệ giao tiếp điện tử nhƣ Internet, e-mail, e-books, dữ liệu hoặc
điện thoại di động… “.[12]
Bùi Kim Điệp - Nhật 1 - K43 ĐH Ngoại thương 6
Yếu tố 4P trong marketing điện tử và việc triển khai tại Việt Nam
Còn có thể liệt kê ra rất nhiều những định nghĩa khác nhau về khái niệm
marketing điện tử từ các chuyên gia marketing nổi tiềng trên thế giới, tuy nhiên
có thể thấy tuy rằng hiện nay chƣa có một định nghĩa chính xác về marketing điện
tử nhƣng các lí thuyết về vấn đề này đều thống nhất tại các điểm sau:
Môi trường: marketing điện tử chính là hoạt động marketing tại môi
trƣờng Internet.
Mục tiêu: đạt đƣợc các mục tiêu marketing
Phương tiện: các phƣơng tiện điện tử và các công nghệ truyền thông
đƣợc kết nối vào môi trƣờng Internet.
Marketing điện tử (e-marketing) là một phần của thƣơng mại điện tử (e-
commerce) và kinh doanh điện tử (e-business). Hai khái niệm này đôi khi hay
nhầm lẫn là một, tuy nhiên thực chất chúng có sự khác biệt: E-commerce chỉ các
hoạt động mua bán thông qua các phƣơng tiện điện tử, trong khi E-business nhằm
nói đến tất các các hoạt động kiếm tiền qua mạng, từ việc bán hàng hóa, dịch vụ
cho đến tƣ vấn, đầu tƣ….
Trong giao tiếp hàng ngày, đôi khi chúng ta bắt gặp các cụm từ online
marketing (marketing trực tuyến), Internet marketing (marketing qua mạng) đƣợc
sử dụng với ý nghĩa tƣơng tự nhƣ e-marketing. Trên thực tế, online marketing và
Internet marketing chỉ là một phần của e-marketing với ý nghĩa là quảng cáo trực
tuyến.
Nhƣ vậy marketing điện tử là hoạt động marketing đƣợc diễn ra dƣới sự hỗ
trợ của những phƣơng tiện truyền thông điện tử hiện đại nhƣ Internet, điện thoại,
máy fax… Trong khuôn khổ của luận văn này sẽ tập trung vào phƣơng tiện phổ
biến nhất và hiệu quả nhất, đó là mạng Internet và các ứng dụng triển khait rên
môi trƣờng Internet.
2. Đặc điểm và thế mạnh của marketing điện tử
Bùi Kim Điệp - Nhật 1 - K43 ĐH Ngoại thương 7
Yếu tố 4P trong marketing điện tử và việc triển khai tại Việt Nam
2.1 Đặc điểm của marketing điện tử
Bản chất của marketing điện tử là diễn ra trong môi trƣờng Internet.
Marketing điện tử sử dụng Internet và các phƣơng tiện thông tin đƣợc kết nối vào
Internet. Tuy vẫn mang bản chất của marketing nói chung là nhằm thỏa mãn nhu
cầu của ngƣời tiêu dùng nhƣng marketing điện tử vẫn có những đặc điểm khác
với marketing truyền thống do khách hàng trong thời đại công nghệ thông tin hiện
nay có điều kiện và khả năng tiếp cận thông tin nhanh chóng và chính xác nên đã
hình thành nên tập quán và thói quen mua hàng khác với ngƣời tiêu dùng truyền
thống.
Nhìn từ góc độ truyền thông, e-marketing có các đặc điểm cơ bản sau:
Tính tương tác: trong môi trƣờng thông tin nhƣ Internet, ngƣời tiêu
dùng có thể trao đổi thông tin một cách dễ dàng, nhanh chóng vào bất cứ lúc nào
Tính đa phương tiện: có khả năng liên kết và kết hợp các phƣơng tiện
khác nhau nhƣ văn bản, âm thanh, hình ảnh, các đoạn phim…
Khả năng phổ biến rộng rãi: Internet đã xóa bỏ các khoảng cách về
không gian và thời gian. E-marketing có thể hoạt động liên tục tại mọi thời điểm,
mọi địa điểm, không có thời gian chết và không phụ thuộc vào khoảng cách địa lí.
2.2 So sánh giữa marketing điện tử và marketing truyền thống
Marketing điện tử và marketing truyền thống tuy có sự khác nhau về hình
thức nhƣng trong thực tế vẫn luôn đƣợc các doanh nghiệp sử dụng đồng thời để
phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhìn chung, hai hình thức marketing
này giống nhau ở điểm cốt lõi nhất, đó là chúng đều mang bản chất của hoạt động
marketing, tức là tìm hiểu và khai thác nhu cầu của khách hàng để qua đó, doanh
nghiệp có thể hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, do đặc thù của marketing điện tử là ra đời nhƣ một hệ quả tất yếu
của thời đại công nghệ thông tin nên hình thái marketing này cũng có những khác
Bùi Kim Điệp - Nhật 1 - K43 ĐH Ngoại thương 8
Yếu tố 4P trong marketing điện tử và việc triển khai tại Việt Nam
biệt nhất định so với hoạt động marketing truyền thống. Điểm khác biệt lớn nhất
giữa hai hình thức marketing này, đó là marketing điện tử diễn ra trong môi
trƣờng điện tử nói chung hay môi trƣờng internet nói riêng, do đó các hành vi
marketing điện tử cũng chịu sự chi phối của các đặc tính chủ yếu của môi trƣờng
này. Biểu hiện của sự khác biệt giữa marketing điện tử và marketing truyền thống
thể hiện ở hai mặt, đó là chủ thể và phƣơng tiện tiến hành.
Khác với marketing truyền thống, trong đó các doanh nghiệp là chủ thể tiến
hành các hoạt động marketing thì trong môi trƣờng internet, chủ thể có thể là
doanh nghiệp nhƣ trong mô hình giao dịch B2B, B2C, cũng có thể là ngƣời tiêu
dùng nhƣ trong mô hình C2C. Vì đặc thù này mà trong marketing điện tử, hoạt
động marketing diễn ra không đơn thuần là một chiều, với sự tiếp nhận thông tin
một cách thụ động nhƣ trƣớc. Trong marketing truyền thống các hoạt động
marketing nhƣ nghiên cứu thị trƣờng, phân phối sản phẩm , xúc tiến hỗ trợ kinh
doanh… đƣợc thực hiện thông qua các phƣơng tiện chủ yếu nhƣ điện thoại, fax,
truyền hình, tờ rơi, báo, tạp chí, các cửa hàng bán buôn và bán lẻ …. Những
phƣơng tiện này phần lớn chỉ thực hiện đƣợc khả năng tƣơng tác một chiều giữa
doanh nghiệp và khách hàng, do đó