Khóa luậnTìm hiểu di tích đình Giang Xá

Mỗi một di tích kiến trúc cổ truyền đều là những di sản văn hoá quý giá của dân tộc. Trải qua thời gian, bản thân những di tích kiến trúc ấy đã tự thâu nạp cho mình những giá trị văn hoá độc đáo và trở thành thực thể văn hóa không thể thiếu đối với sinh hoạt văn hoá của cộng đồng. Mỗi loại hình di tích lại có vị trí và vai trò riêng trong tâm hồn của người Việt. Có lẽ trong số các loại hình di tích ấy, hình ảnh ngôi đình gần gũi và mang đậm dấu ấn trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam hơn cả. Đối với bất kỳ một người con khi sinh ra, trưởng thành ở mỗi một vùng quê đều không thể quên được hình ảnh ấy. Ngôi đình đã thực sự trở thành một phần trong tâm hồn họ; là niềm tự hào, tự tôn của mỗi người Việt Nam. Và chính bằng tình cảm thân thiết, gần gũi với ngôi đình mà có không ít những tác phẩm văn học dân gian lấy hình ảnh ngôi đình là nguồn cảm hứng sáng tạo như những làn điệu dân ca, ca dao, tục ngữ Cũng giống như bao miền quê khác, mỗi người con được sinh ra trên quê hương xứ Đoài đều cảm thấy tự hào về vùng đất truyền thống, về bề dày lịch sử ; đồng thời còn tự hào về vùng đất với những lễ hội cổ truyền mang đậm dấu ấn tín ngưỡng dân gian của cư dân đồng bằng Bắc Bộ như lễ hội chùa Thầy, chùa Tây Phương, hội Giã La, hội Giá mà ít vùng đất nào sánh kịp. Đến với vùng đất này, chúng ta được hoà mình trong không gian linh thiêng của những lễ hội ấy. Nhưng có lẽ, điều độc đáo và gây được cảm xúc, ấn tượng hơn cả khi đặt chân tới vùng đất này đó là sự tuyệt mỹ của những ngôi đình cổ. Bằng tài nghệ, trí sáng tạo của mình, các nghệ nhân dân gian đã để lại cho hậu thế những công trình kiến trúc độc đáo mang đậm phong cách kiến trúc cổ truyền của người Việt. Đó là những ngôi đình vừa thoáng rộng, vừa bao trùm trong không gian linh thiêng như đình Chu Quyến, đình Tây Đằng Trong số các ngôi đình cổ ấy, chúng ta không thể không kể tới đình Giang Xá (thôn Giang Xá, thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức). Với sự kết hợp giữa đôi bàn tay điêu luyện và trí sáng tạo phong phú, các nghệ nhân dân gian đã tạo nên ngôi đình này mà cho đến ngày nay vẫn là niềm tự hào của mỗi người dân nơi đây.

doc94 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3170 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luậnTìm hiểu di tích đình Giang Xá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tr­êng ®¹i häc v¨n ho¸ Hµ Néi ********* TRỊNH VĂN KIÊN T×m hiÓu di tÝch ®×nh giang x¸ (Th«n giang x¸, thÞ trÊn tr¹m tr«i, huyÖn hoµi ®øc, Hµ Néi) Kho¸ luËn tèt nghiÖp NGÀNH BẢO TÀNG Hµ Néi - 2009 Tr­êng ®¹i häc v¨n ho¸ Hµ Néi Khoa b¶o tµng ******** T×m hiÓu di tÝch ®×nh giang x¸ (Th«n giang x¸, thÞ trÊn tr¹m tr«i, huyÖn hoµi ®øc, Hµ Néi) Kho¸ luËn tèt nghiÖp NGÀNH BẢO TÀNG Hµ Néi - 2009 MỤC LỤC Trang Mở đầu.…………………………………………………………………1 Chương 1. Đình Giang Xá trong diễn trình lịch sử.………………………5 Tổng quan về vùng đất, con người Giang Xá..………………………….5 Lịch sử ra đời, tồn tại của di tích đình Giang Xá…………..………….10 Lịch sử vị thần được thờ.…………………………...………………..…12 Một số di tích khác thờ Lý Nam Đế ở làng Giang Xá..…………......….17 1.4.1 Chùa Giang Xá.……………………………………………..…..…18 1.4.2 Đền Giang Xá.…………………..…………………………….…..20 Chương 2. Giá trị kiÕn tróc, nghÖ thuËt vµ lÔ héi của đình Giang Xá……….23 2.1 Giá trị kiến trúc…………………….…………..…………………....….23 2.1.1 Không gian cảnh quan………………..……………………….…...24 2.1.2 Bố cục mặt bằng tổng thể ……………………..…………………..28 2.1.3 Kết cấu kiến trúc…………………………………………….....….31 2.1.4 Trang trí trên kiến trúc ……………………..…………...….……..41 2.1.5 Một sè di vật tiêu biểu của đình Giang Xá……………………. ….52 2.2 Lễ hội Đình Giang Xá………………………………………...………...56 2.2.1 Thời gian diễn ra lễ hội……………………………….…….……..57 2.2.2 Công việc chuẩn bị cho lễ hội………………………….…….……59 2.2.3 Diễn trình lễ hội…………………………………………….……..60 Chương 3. Vấn đề bảo vệ, tôn tạo và khai thác giá trị di tích đình Giang Xá.............………………………………….………………………..65 3.1 Thực trạng di tích ®×nh Giang X¸…………………………………..…..65 3.1.1 Hiện trạng của các kết cấu kiến trúc …………………….……..65 3.1.2 Thực trạng cảnh quan, không gian xung quanh di tích………...66 3.1.3 Ý thức của cộng đồng dân cư trong việc bảo tồn di tích ……....67 3.1.4 Thực trạng lễ hội………………………..……………...……….68 3.2 Vấn đề bảo vệ, tôn tạo di tích………………………………..……...…..70 3.3. Khai thác, phát huy giá trị di tích ……………………………….…….81 KÕt luËn………...………………………………………………….….85 Tµi liÖu tham kh¶o……...…………………………………………….87 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Mỗi một di tích kiến trúc cổ truyền đều là những di sản văn hoá quý giá của dân tộc. Trải qua thời gian, bản thân những di tích kiến trúc ấy đã tự thâu nạp cho mình những giá trị văn hoá độc đáo và trở thành thực thể văn hóa không thể thiếu đối với sinh hoạt văn hoá của cộng đồng. Mỗi loại hình di tích lại có vị trí và vai trò riêng trong tâm hồn của người Việt. Có lẽ trong số các loại hình di tích ấy, hình ảnh ngôi đình gần gũi và mang đậm dấu ấn trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam hơn cả. Đối với bất kỳ một người con khi sinh ra, trưởng thành ở mỗi một vùng quê đều không thể quên được hình ảnh ấy. Ngôi đình đã thực sự trở thành một phần trong tâm hồn họ; là niềm tự hào, tự tôn của mỗi người Việt Nam. Và chính bằng tình cảm thân thiết, gần gũi với ngôi đình mà có không ít những tác phẩm văn học dân gian lấy hình ảnh ngôi đình là nguồn cảm hứng sáng tạo như những làn điệu dân ca, ca dao, tục ngữ… Cũng giống như bao miền quê khác, mỗi người con được sinh ra trên quê hương xứ Đoài đều cảm thấy tự hào về vùng đất truyền thống, về bề dày lịch sử…; đồng thời còn tự hào về vùng đất với những lễ hội cổ truyền mang đậm dấu ấn tín ngưỡng dân gian của cư dân đồng bằng Bắc Bộ như lễ hội chùa Thầy, chùa Tây Phương, hội Giã La, hội Giá… mà ít vùng đất nào sánh kịp. Đến với vùng đất này, chúng ta được hoà mình trong không gian linh thiêng của những lễ hội ấy. Nhưng có lẽ, điều độc đáo và gây được cảm xúc, ấn tượng hơn cả khi đặt chân tới vùng đất này đó là sự tuyệt mỹ của những ngôi đình cổ. Bằng tài nghệ, trí sáng tạo của mình, các nghệ nhân dân gian đã để lại cho hậu thế những công trình kiến trúc độc đáo mang đậm phong cách kiến trúc cổ truyền của người Việt. Đó là những ngôi đình vừa thoáng rộng, vừa bao trùm trong không gian linh thiêng như đình Chu Quyến, đình Tây Đằng… Trong số các ngôi đình cổ ấy, chúng ta không thể không kể tới đình Giang Xá (thôn Giang Xá, thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức). Với sự kết hợp giữa đôi bàn tay điêu luyện và trí sáng tạo phong phú, các nghệ nhân dân gian đã tạo nên ngôi đình này mà cho đến ngày nay vẫn là niềm tự hào của mỗi người dân nơi đây. Việc tìm hiểu nghiên cứu về đình Giang Xá nói riêng và các ngôi đình trong kiến trúc cổ truyền của người Việt thực sự là rất hữu ích và cần thiết. Bởi lẽ, thông qua việc tìm hiểu về ngôi đình giúp chúng ta có thể phần nào tiếp cận được ý nghĩa, vai trò của đình làng trong đời sống, sinh hoạt văn hoá của cộng đồng dân cư từ xa xưa. Đồng thời thông qua đó, cũng giúp ta thấy được sự sáng tạo tài tình của các nghệ nhân dân gian khi họ sáng tạo ra những công trình kiến trúc cổ truyền. Trải qua thời gian, các công trình kiến trúc cổ truyền nói chung và đình Giang Xá nói riêng ngày càng bị bào mòn và đang từng ngày từng giờ phải đối mặt với nguy cơ xuống cấp và thậm chí là sụp đổ. Mỗi một công trình kiến trúc cổ mất đi hay đơn giản là bị hư hỏng thì cũng coi như chúng ta đã đánh mất dần đi quá khứ. Những công trình ấy không chỉ là những công trình xây dựng đơn thuần mà thực sự nó là những di sản văn hoá vô cùng quý giá, là minh chứng cho những bước đi của lịch sử dân tộc. Đó chính là di sản không phải của riêng một thế hệ nào, của riêng một cá nhân nào mà đó là tài sản quý báu của cha ông để lại cho các thế hệ sau. Bởi vậy, việc bảo tồn, trùng tu những công trình kiến trúc ấy thực sự là vấn đề cấp thiết và vô cùng quan trọng đặt ra không chỉ đối với các cơ quan chức năng có thẩm quyền mà nó là nhiệm vụ của mỗi cá nhân. Bản thân là một sinh viên được đào tạo trong lĩnh vực bảo tồn di sản văn hoá dân tộc nên có thể hiểu rõ tầm quan trọng, giá trị và ý nghĩa của các di sản đó. Đồng thời, nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân đối với công cuộc giữ gìn và bảo tồn các giá trị đó. Mặt khác tôi cũng rất muốn tìm hiểu về đình Giang Xá để thông qua đó có thể vận dụng những kiến thức chuyên ngành đã tích luỹ được vào thực tiễn, vận dụng và rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, viết bài. Với tất cả những lý do nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Tìm hiểu di tích đình Giang Xá” ( thôn Giang Xá, thị trấn Trạm Trôi, Hoài Đức, Hà Nội) làm đề tài khoá luận của mình. 2. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu về vùng đất, con người của làng Giang Xá nói riêng và của huyện Hoài Đức nói chung. - Tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển và các giá trị của di tích đình Giang Xá. - Trên cơ sở thực trạng của đình Giang Xá, vận dụng hệ thống lý thuyết đã học, bước đầu đề xuất một số ý kiến nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của di tích trong giai đoạn hiện nay. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là di tích đình Giang Xá thuộc thôn Giang Xá, trị trấn Trạm Trôi, Hoài Đức, Hà Nội. 4. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Nghiên cứu di tích đình Giang Xá gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của làng cho tới nay. - Về không gian: Nghiên cứu di tích đình Giang Xá trong không gian lịch sử - văn hoá của làng Giang Xá nói riêng và của huyện Hoài Đức nói chung. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận khoa học của Chủ nghĩa Mác- Lênin: Duy vật lịch sử và duy vật biện chứng. - Phương pháp khoa học được sử dụng để tiến hành nghiên cứu: bảo tàng học, bảo tồn di tích lịch sử văn hoá, khoa học lịch sử. - Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp khác như: thống kê, đối chiếu, phân tích, nghiên cứu tài liệu, điền dã… 6. Bố cục của khoá luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục,bố cục bài viết gồm 3 chương. Cụ thể như sau: Chương 1: Đình Giang Xá trong diễn trình lịch sử. Chương 2: Giá trị kiến trúc, nghệ thuật và lễ hội của đình Giang Xá Chương 3: Vấn đề bảo vệ, tôn tạo và khai thác giá trị di tích đình Giang Xá. Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu để hoàn thiện bài viết, em đã nhận được sự giúp đỡ hết sức nhiệt tình của các cụ cao niên trong làng, các cán bộ trong Ban quản lý di tích đình Giang Xá, sự quan tâm, động viên của các thầy cô trong khoa Bảo tàng và bạn bè trong lớp. Nhân đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới giảng viên T.S Phạm Thu Hương đã quan tâm, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình về kiến thức, chuyên môn; em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cụ cao niên trong làng, các chú, các bác trong Ban quản lý di tích đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp tài liệu để em có thể hoàn thiện bài viết này. Mặc dù có nhiều nỗ lực và cố gắng nhưng do trình độ nhận thức và kiến thức chuyên môn còn nhiều hạn chế nên bài viết chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Bởi vậy em rất mong quý thầy cô đóng góp ý kiến để em có thể hoàn chỉnh bài viết của mình. Chương 1 ĐÌNH GIANG XÁ TRONG DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ 1.1. TỔNG QUAN VỀ VÙNG ĐẤT VÀ CON NGƯỜI GIANG XÁ Đối với bất kỳ một làng quê nào trên đất nước Việt Nam, hình ảnh ngôi đình luôn giữ vai trò quan trọng và thiêng liêng trong đời sống tâm linh của mỗi người dân. Mỗi ngươì dân luôn dành cho ngôi đình những tình cảm tốt đẹp và cố gắng tập trung nguồn tài sản có thể có để xây dựng nên ngôi đình quê hương với kiến trúc lớn nhất trong làng. Mặc dù chùa làng cũng giữ vị trí quan trọng và có thể có quy mô, kết cấu phức tạp nhưng cũng không thể lớn bằng ngôi đình.Ở mỗi địa phương, điều kiện xã hội, đặc điểm dân cư có ảnh hưởng tới quy mô, kiến trúc và đặc tính của ngôi đình. Bởi thế, việc tiếp cận nghiên cứu một ngôi đình không thể bỏ qua việc tìm hiểu vùng đất, con người nơi di tích tồn tại. Chính những yếu tố đó sẽ giúp chúng ta nhận thức sâu sắc và tổng quát hơn về giá trị của một ngôi đình. Đình Giang Xá hiện nay toạ lạc tại thôn Giang xá, thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Hoài Đức vốn là một huyện của Hà Tây (cũ), nay thuộc ngoại thành thủ đô Hà Nội. Ngay từ buổi sơ khai, Hoài Đức đã là nơi tiếp cận của nhiều nền văn hoá nổi tiếng đặc trưng cho miền Bắc như Hoà Bình, Sơn Vi và bản thân vốn là bộ phận cấu thành của văn hoá Phùng Nguyên (đặc trưng của nền văn minh lúa nước - văn minh sông Hồng). “Đây cũng là vùng phụ cận của các trung tâm kinh tế, văn hoá lớn như Cổ Loa, Mê Linh, Thăng Long. Với diện tích khoảng 124,77 km2, dân số khoảng 190612 người, bao gồm 21 xã và 1 thị trấn. Do nằm trong vùng trung tâm của vùng đồng bằng Châu thổ Bắc Bộ, có địa hình khá bằng phẳng (chỉ có một đồi núi ở phía Tây Nam của huyện) và có điều kiện về sông ngòi nên Hoài Đức có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế ” Đặng Văn Tu và Nguyễn Văn Nhí (chb).Địa chí Hà Tây. Sở Văn hoá Thông tin Hà Tây, 2008, tr.19 . Nằm ngay trung tâm huyện, thị trấn Trạm Trôi có vị trí thuận lợi đối với việc phát triển kinh tế. Mặc dù với diện tích tương đối nhỏ, chỉ bao gồm thôn Giang Xá và phố Trôi nhưng thị trấn đã thực sự trở thành trung tâm văn hoá cho toàn huyện. Được hình thành và phát triển trên một huyện có lịch sử lâu đời nên thôn Giang Xá cũng có quá trình hình thành và phát triển đáng tự hào. Xưa kia thôn Giang Xá có tên Nôm là làng Trôi Giang, là một trong năm thôn của xã Đức Giang, là xã nằm liền sát cơ quan đầu não của huyện Hoài Đức. Phía Nam giáp xã Sơn Đồng, phía Đông giáp xã Kim Chung, phía Tây giáp xã Đức Thượng, phía Đông Bắc giáp xã Tân Lập (huyện Đan Phượng). Dưới thời Lê, Giang Xá thuộc địa bàn xã Lưu Xá, tổng Kim Thìa, huyện Đan Phượng, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây. Sang thời Nguyễn (từ 1802 - 1885) thì Giang Xá thuộc xã Lưu Xá, huyện Đan Phượng, tỉnh Sơn Tây. Từ năm 1888 – 1925, Giang Xá là một thôn của xã Lưu Xá, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Đông. Về sau thôn Giang Xá cùng với 4 thôn Cao Xá Hạ, Cao Xá Trung, Lũng Kênh và Lưu Xá nhập thành 1 xã lấy tên là Đức Giang thuộc huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Đông. Cho tới năm 1994 thì Giang Xá được sát nhập vào thị trấn Trạm Trôi và kéo dài cho đến nay. Là một thôn với dân số khoảng 3300 nhân khẩu (2007), nằm ngay trung tâm huỵên lỵ Hoài Đức nên từ xưa ngoài việc phát triển kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, người dân trong làng còn buôn bán nhỏ và phát triển một số nghề thủ công trong những ngày nông nhàn. Nhìn chung, nền kinh tế địa phương được xây dựng chủ yếu là kinh tế nông nghiệp, bởi vậy, nền sản xuất nông nghiệp đã ăn sâu trong tư duy của mỗi người dân, và cũng là một yếu tố chi phối trong đời sống tín ngưỡng dân gian của dân làng. Mặc dù là một thôn thuần nông, nhưng những người dân trong làng vẫn tự hào về quê hương, về vùng đất đã nuôi dưỡng, che chở và là nơi tụ nghĩa của vị anh hùng dân tộc, người xưng đế đầu tiên của nước Việt - Lý Nam Đế. Mỗi người con trong làng đều cảm thấy tự hào về mảnh đất mình sinh ra với biết bao thế hệ nối tiếp vẫn giữ được truyền thống quê hương, luôn kế thừa, gìn giữ được lề lối, phong tục tập quán của làng mình. Dù có đi đâu nhưng mỗi người dân làng đều ý thức được trách nhiệm phải giữ gìn bản sắc và phong tục của cha ông để lại. Trong xã hội hiện đại, việc giáo dục cho thế hệ mai sau về truyền thống quê hương luôn được các bậc cao niên trong làng chú trọng và quy định rõ trong hương ước của làng. Trong bản hương ước ấy, mọi mặt của đời sống sinh hoạt cộng đồng từ lễ hội, cưới xin, ma chay…đều được quy định cụ thể. Mặc dù các điều lệ không còn mang tính chất áp đặt như trong xã hội xưa nhưng vẫn được mọi người dân trong làng tôn trọng và nghiêm túc thực hiện. Đây thực sự là nét đẹp văn hóa trong quá trình xây dựng đời sống văn hoá trong xã hội hiện đại của miền quê này. Điều đó được quy định cụ thể như sau: * Về lễ hội: + Quy định rõ các ngày lễ trong năm: -Tháng giêng: Mùng 1,2,3 : kính tiết Tết nguyên đán (mùng 3 lễ ở đền xong tổ chức lên lễ chùa mừng năm mới.) Mùng 4 : Lễ mừng thọ. Mùng 7 : Lễ khai hạ. Mùng 10 : Kính nhật thánh mẫu ( giỗ mẫu) Ngày 12 tháng giêng hàng năm là ngày kỉ niệm thành lập nhà nước Vạn Xuân, được chọn làm ngày hội truyền thống hàng năm của làng. -Tháng 2: Mùng 4: Kỉ niệm ngày hội binh. Ngày 12: Xuân tế. Ngày 15: Kính nhật thiên sư ( lễ ở đền xong, lên chùa lễ phát ) Ngày 20: Kính nhật thánh phụ - Tháng 3: Mùng 2 : Lễ thanh minh Mùng10 : Ngày hương binh. - Tháng 4: Lễ vào hè ( lễ ở chùa Bảo Phúc ) - Tháng 5: Mùng 2 : ngày thành hoá ( giỗ Lý Nam Đế.) Ngày 25: Lễ xuống đồng. - Tháng 7: Ngày 18 : Lễ lên đồng. - Tháng 8: Ngày 12 : Thu tế - Tháng 9: Ngày 12: Ngày sinh Lý Nam Đế cũng được coi là ngày lễ chính của làng. - Tháng chạp: Ngày 30: Lễ tất niên ( thường trực ở đền lễ đón giao thừa ) + Đây là một trong số những ngày lễ chính của dân làng, trong đó có những ngày lễ có liên hệ mật thiết với cuộc đời và sự nghiệp của người anh hùng Lý Nam Đế. Tuy nhiên, lễ hội chính của làng chỉ được tổ chức vào ngày 12 tháng giêng hàng năm. Sau 5 năm trở ra nếu được mùa, đời sống nhân dân có nhiều thuận lợi thì xin mở hội 3 – 5 ngày. Lễ hội phải được phép của cấp có thẩm quyền, được sự nhất trí của dân làng và phải tuân theo quy chế lễ hội của Bộ văn hoá. Lễ hội do ban khánh tiết chủ trì dưới sự lãnh đạo của chính quyền và Uỷ Ban Mặt Trận Tổ Quốc cơ sở. + Lễ hội có sự tham gia của các phường, các đoàn thể, các hội đồng canh. + Lễ hội cần tổ chức trang nghiêm mang ý nghĩa giáo dục, có tính thiết thực và thực sự vui tươi, lành mạnh. Tuyệt đối không lợi dụng lễ hội để hoạt động mê tín dị đoan. * Lễ mừng thọ: + Các cụ lên tuổi tròn 70, 80, 90, 100..thì hội người cao tuổi tổ chức họp mặt tại nơi công cộng để mừng thọ các cụ vào ngày 25 tháng chạp hàng năm. + Làng thống nhất lấy ngày mùng 4 tháng 1 để các gia đình có ông bà cha mẹ lên tuổi thọ tổ chức lễ mừng thọ. Việc các gia đình dâng lễ lên đình chùa làm lễ cầu phúc là tự nguyện và thống nhất vào ngày tổ chức lễ mừng thọ. Việc liên hoan mừng thọ tuỳ thuộc vào hoàn cảnh gia đình tránh phô trương, lãng phí. Con cháu người thân mừng tuổi thọ các cụ bằng tiền, sổ tiết kiệm để các cụ có điều kiện bồi dưỡng. * Lễ cưới: + Việc cưới phải tuân theo luật hôn nhân và gia đình, không cưới tảo hôn, ép hôn, không lấy vợ lẽ. Đôi nam nữ phải tìm hiểu kĩ càng trên tinh thần tự nguyện trước khi đi đến hôn nhân và phải đăng kí kết hôn trước khi tổ chức lễ cưới. +Việc tổ chức lễ cưới của đôi trẻ là trách nhiệm của hai bên gia đình. +Tuyệt đối không lợi dụng đám cưới để tổ chức cờ bạc, mở đài to quá khuya. * Việc tang: + Khi có người nhà qua đời gia đình phải báo với chính quyền địa phương để khai tử. + Không để người chết trong nhà quá 36 tiếng. + Không phúng viếng bằng lễ chín như xôi gà, thủ lợn, oản chuối. + Không tổ chức ăn uống có tính chất trả nợ miệng, không đánh trống thổi kèn quá khuya. + Tục lăn đường trong đám tang là hủ tục không còn hợp lệ với đời sống hiện nay nên bỏ hẳn. Trên đây là một số điêù được quy định trong hương ước của làng. Tất cả những điều này đều được mọi người dân trong làng nghiêm túc thực hiện. Ý thức ấy đã góp phần vun đúc nên truyền thống và nét đẹp văn hoá của vùng đất và con người nơi đây. Cũng giống như các ngôi làng khác, Giang Xá cũng rộn ràng trong những ngày lễ hội của mình. Bước vào những ngày lễ, không khí trong làng trở nên nhộn nhịp hơn, náo nhiệt hơn so với nhịp điệu hằng ngày. Lễ hội hằng năm là dịp để dân làng tưởng nhớ tới công lao to lớn của vị anh hùng Lý Nam Đế - vị vua anh minh đã lập ra nước Vạn Xuân. Có thể nói trải qua biết bao thế hệ nhưng mỗi người con Giang Xá đều ý thức được truyền thống của quê hương mình, đồng thời luôn có trách nhiệm và ý thức giữ gìn truyền thống ấy. Bởi lẽ, truyền thống ấy đã được những thế hệ trước gây dựng và vun đắp nên. Quan trọng hơn, đó là trong tâm hồn mỗi người dân làng đều cảm thấy tự hào vì mình được sinh ra và trưởng thành trên vùng đất vua ban. Chính bởi vậy, vào những ngày hội họ đều hướng về vị thánh của làng mình với lòng thành kính thiêng liêng để tiếp tục vun đắp, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. 1.2. LỊCH SỬ RA ĐỜI, TỒN TẠI CỦA DI TÍCH ĐÌNH GIANG XÁ Đối với di tích đình làng Giang Xá nói riêng và các di tích lịch sử văn hoá nói chung, việc tiếp cận nghiên cứu quá trình ra đời và tồn tại của di tích là một quá trình trở về với quá khứ. Bản thân mỗi một di tích đều phản ánh tư tưởng, đời sống kinh tế xã hội cũng như đời sống tâm linh của cộng đồng dân cư nơi di tích ấy tồn tại vào thời điểm đó. Bởi vậy, việc tìm hiểu niên đại ra đời, qúa trình tồn tại, phát triển của ngôi đình đặc biệt được coi trọng. Nó sẽ góp phần cho chúng ta tìm hiểu về một thời quá khứ với bao biến đổi thăng trầm của lịch sử. Bản thân mỗi một di tích từ khi ra đời trải qua rất nhiều lần trùng tu, hơn nữa trải qua thời gian (nhân tố bào mòn di tích) thì những cứ liệu còn lại minh chứng một cách chính xác niên đại khởi dựng cuả di tích còn rất ít, thậm chí là không có. Đình Giang Xá được khởi dựng chính xác vào thời gian nào?, cho đến nay không còn bất kỳ tài liệu nào ghi chép lại được. Đây là điều dễ hiểu với bất kỳ một di tích. Vì vậy, việc xác định niên đại khởi dựng của đình Giang Xá một cách tuyệt đối là không khả thi. Tuy nhiên, thông qua phong cách kiến trúc của đình Giang Xá, chúng ta có thể xác định được niên đại tương đối của đình. Mặt khác cũng có thể xác định dựa vào hệ thống di vật, cổ vật còn bảo lưu được tại đình. Với nhiều mảng chạm khắc trên các cốn mê, ván mê ở các vì nóc, vì nách (ở toà Đại đình) và các đầu dư rất tỉ mỉ, chau truốt mang đậm phong cách thế kỷ XVII. Một đặc điểm nữa có thể giúp ta xác định một cách tương đối của di tích là thông qua hệ thống ván sàn gỗ của đình. Sàn đình là một kết cấu vốn có của những ngôi đình cổ. Sự xuất hiện của hệ thống ván sàn là minh chứng cho ngôi đình có mặt khá sớm trong sinh hoạt văn hoá của cộng đồng người Việt. Bởi vậy những ngôi đình có sàn thường có niên đại sớm . Tuy nhiên cứ liệu giúp ta xác định được niên đại tương đối của di tích là thông qua hệ thống số lượng lớn những di vật, cổ vật còn lưu giữ tại đình. Trong đó, có thể kể đến các đồ tự khí và đặc biệt là qua hệ thống các sắc phong của đình. Trải qua thời gian, cho đến nay, đình Giang Xá còn lưu giữ lại được 23 đạo sắc của các thời Hậu Lê, Nguyễn. Trong đó đạo sắc sớm nhất là đạo sắc năm Cảnh Trị thứ 8 (1670) đời vua Lê Huyền Tông. Như vậy chúng ta có thể chắc chắn niên đại của đình vào khoảng thế kỷ XVII. Trong quá trình tồn tại của mình, đình Giang Xá đã trải qua nhiều lần trùng tu nhưng đáng tiếc hiện nay không còn cứ
Luận văn liên quan