Khu công nghiệp cảng Thành Tài tỉnh Long An

- Tên dự án : - Địa điểm xây dựng : - Diện tích đầu tư : 2,714 m² - Mục tiêu đầu tư : Xây dựng nhà hàng ẩm thực & khu giải trí, tổ chức các sự kiện cưới, hỏi, hội nghị, thể thao,. - Mục đích đầu tư : + Đáp ứng nhu cầu cưới hỏi, liên hoan, hội nghị, tổ chức sự kiện của nhân dân và các cơ quan tổ chức cũng như khách du lịch tại tỉnh Long An. + Tạo việc làm, mang lại thu nhập ổn định cho lao động tại địa phương, đóng góp tích cực vào Ngân sách Nhà Nước. + Góp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh Long An + Tăng lợi nhuận cho chủ đầu tư, là cơ hội giúp phát triển và mở rộng ngành nghề kinh doanh dịch vụ phù hợp với điều kiện và năng lực thực tế của Công ty. - Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới - Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập. - Vòng đời dự án : 50 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động (Tính toán hiệu quả tài chính cho 10 năm đầu tiên hoạt động) - Tổng mức đầu tư : 21,518,829,000 đồng + Vốn tự có là : 6,455,649,000 đồng chiếm 30%. + Vốn vay ngân hàng : 15,063,181,000 đồng chiếm tỷ lệ 70% (Nguồn vốn vay này dự kiến vay trong thời gian 84 tháng với lãi suất dự kiến là 10.5%/năm. Thời gian ân hạn gốc là 12 tháng. Lãi trả hàng tháng kể từ tháng thứ 13 trở đi).

docx35 trang | Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 3317 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khu công nghiệp cảng Thành Tài tỉnh Long An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐƠN VỊ TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH Long An - 08/2015 Địa điểm đầu tư: CHỦ ĐẦU TƯ: THUYẾT MINH DỰ ÁN KHU CÔNG NGHIỆP CẢNG THÀNH TÀI TỈNH LONG AN ĐƠN VỊ TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH THUYẾT MINH DỰ ÁN KHU CÔNG NGHIỆP CẢNG THÀNH TÀI TỈNH LONG AN Địa điểm đầu tư: Cụm CN Long Định, xã Long Định, Huyện Cần Đước, Tỉnh Long An Long An, Tháng 08/2015 ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH (Tổng Giám đốc) NGUYỄN VĂN MAI MỤC LỤC TÓM TẮT DỰ ÁN Giới thiệu chủ đầu tư Tên công ty  : Giấy chứng nhận đăng ký DN : Địa chỉ trụ sở : Đại diện theo pháp luật: Ngành nghề kinh doanh: + Vận tải, kinh doanh kho vận, Logistic, + Khu công nghiệp, khu công nghệ cao, hạ tầng khu CN,. + Các sản phẩm phụ trợ công nghệ cao, sản xuất xốp nhựa, vật liệu nhựa, Mô tả sơ bộ thông tin dự án Tên dự án : Địa điểm xây dựng : Diện tích đầu tư : 2,714 m² Mục tiêu đầu tư : Xây dựng nhà hàng ẩm thực & khu giải trí, tổ chức các sự kiện cưới, hỏi, hội nghị, thể thao,... Mục đích đầu tư : + Đáp ứng nhu cầu cưới hỏi, liên hoan, hội nghị, tổ chức sự kiện của nhân dân và các cơ quan tổ chức cũng như khách du lịch tại tỉnh Long An. + Tạo việc làm, mang lại thu nhập ổn định cho lao động tại địa phương, đóng góp tích cực vào Ngân sách Nhà Nước. + Góp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh Long An + Tăng lợi nhuận cho chủ đầu tư, là cơ hội giúp phát triển và mở rộng ngành nghề kinh doanh dịch vụ phù hợp với điều kiện và năng lực thực tế của Công ty. Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập. Vòng đời dự án : 50 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động (Tính toán hiệu quả tài chính cho 10 năm đầu tiên hoạt động) Tổng mức đầu tư : 21,518,829,000 đồng + Vốn tự có là : 6,455,649,000 đồng chiếm 30%. + Vốn vay ngân hàng : 15,063,181,000 đồng chiếm tỷ lệ 70% (Nguồn vốn vay này dự kiến vay trong thời gian 84 tháng với lãi suất dự kiến là 10.5%/năm. Thời gian ân hạn gốc là 12 tháng. Lãi trả hàng tháng kể từ tháng thứ 13 trở đi). Tiến độ đầu tư : + 2015 : Tiến hành chuẩn bị các bước phục vụ thực hiện dự án + Quý IV/2015: Dự án chính thức đi vào hoạt động CĂN CỨ ĐẦU TƯ DỰ ÁN Căn cứ pháp lý Báo cáo đầu tư được lập dựa trên cơ sở các căn cứ pháp lý sau: Luật Doanh nghiệp 2014 số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai; Căn cứ Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất; Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Thông tư 02/2015/TT-BTNMT Quy định chi tiết một số điều của nghị định số 43/2014/NĐ-CP và nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 về đất đai của chính phủ; Luật đầu tư số 67/2014/QH1 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật kinh doanh bất động sản số 66/2014/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi số 32/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 và Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 và Luật số 31/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng; Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế; Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/1/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế; Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng; Căn cứ Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế; Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003; Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu; Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên & Môi Trường ngày 18/12/2008 về việc hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. Quyết định 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài Nguyện và Môi Trường về việc áp dụng 5 Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường và bãi bỏ áp dụng một số tiêu chuẩn đã quy định theo QĐ số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25/06/2002 của Bộ KHCNMT; Căn cứ các pháp lý khác có liên quan; Các tiêu chuẩn Việt Nam Dự án Khu công nghiệp Cảng Thành Tài Tỉnh Long An của Công ty CP Đầu tư công nghiệp Hanel được thực hiện dựa trên những tiêu chuẩn, quy chuẩn chính như sau: Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD); Quyết định số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD); TCVN 2737-1995: Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế; TCXD 229-1999: Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió theo TCVN 2737 -1995; TCVN 375-2006: Thiết kế công trình chống động đất; TCXD 45-1978: Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình; TCVN 5760-1993: Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung thiết kế lắp đặt và sử dụng; TCVN 5738-2001: Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật; TCVN 2622-1995: PCCC cho nhà, công trình yêu cầu thiết kế; TCVN-62:1995: Hệ thống PCCC chất cháy bột, khí; TCVN 6160 – 1996: Yêu cầu về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa cháy; TCVN 6305.1-1997 (ISO 6182.1-92) và TCVN 6305.2-1997 (ISO 6182.2-93); TCVN 4760-1993: Hệ thống PCCC - Yêu cầu chung về thiết kế; TCXD 33-1985: Cấp nước - mạng lưới bên ngoài; công trình - tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 5576-1991: Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật; TCXD 51-1984: Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCXD 188-1996: Nước thải đô thị -Tiêu chuẩn thải; TCVN 4474-1987: Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống thoát nước trong nhà; TCVN 4473:1988: Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp nước bên trong; TCVN 5673:1992: Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bên trong; TCVN 4513-1998: Cấp nước trong nhà; TCVN 6772: Tiêu chuẩn chất lượng nước và nước thải sinh hoạt; TCVN 188-1996: Tiêu chuẩn nước thải đô thị; TCVN 5502: Đặc điểm kỹ thuật nước sinh hoạt; TCVN 5687-1992: Tiêu chuẩn thiết kế thông gió - điều tiết không khí - sưởi ấm; TCXDVN 175:2005: Tiêu chuẩn thiết kế độ ồn tối đa cho phép; 11TCN 19-84: Đường dây điện; 11TCN 21-84: Thiết bị phân phối và trạm biến thế; TCVN 5828-1994: Đèn điện chiếu sáng đường phố - Yêu cầu kỹ thuật chung; TCXD 95-1983: Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình dân dụng; TCXD 25-1991: Tiêu chuẩn đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng; TCXD 27-1991: Tiêu chuẩn đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng; TCVN-46-89: Chống sét cho các công trình xây dựng; EVN : Yêu cầu của ngành điện lực Việt Nam (Electricity of Viet Nam). 2.2 Giới thiệu tỉnh Long An 2.2.1 Điều kiện tự nhiên tỉnh Long An Tỉnh Long An tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh về phía Đông, giáp với Vương Quốc Campuchia về phía Bắc, giáp với tỉnh Đồng Tháp về phía Tây và giáp tỉnh Tiền Giang. Tỉnh Long An có vị trí địa lý khá đặc biệt là tuy nằm ở vùng ĐBSCL song lại thuộc Vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam (VPTKTTĐPN), được xác định là vùng kinh tế động lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam. Long An có đường ranh giới quốc gia với Campuchia dài: 132,977 km, với hai cửa khẩu Bình Hiệp (Mộc Hóa) và Tho Mo (Đức Huệ). Long An là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với ĐBSCL, nhất là có chung đường ranh giới với TP. Hồ Chí Minh, bằng hệ thống giao thông đường bộ như : quốc lộ 1A, quốc lộ 50, . . . các đường tỉnh lộ : ĐT.823, ĐT.824, ĐT.825 v.v . . . Đường thủy liên vùng và quốc gia đã có và đang được nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới, tạo động lực và cơ hội mới cho phát triển. Ngoài ra, Long An còn được hưởng nguồn nước của hai hệ thống sông Mê Kông và sông Đồng Nai. Là tỉnh nằm cận kề với TP.HCM có mối liên hệ kinh tế ngày càng chặt chẽ với Vùng Phát Triển Kinh Tế Trọng Điểm Phía Nam (VPTKTTĐPN), nhất là Thành phố Hồ Chí Minh một vùng quan trọng phía Nam đã cung cấp 50% sản lượng công nghiệp cả nước và là đối tác đầu tư, chuyển giao công nghệ, là thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản lớn nhất của Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là 449.194,49 ha, dân số 1.542.606 (theo số liệu dân số tính đến tháng 5 năm 2013). Tọa độ địa lý : 105030' 30'' đến 106047' 02'' kinh độ Đông và 10023' 40'' đến 11002' 00'' vĩ độ Bắc. Tỉnh Long An có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các huyện: Đức Huệ, Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Thủ Thừa, Tân Trụ, Châu Thành, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng, thị xã Kiến Tường và thành phố Tân An; có 192 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 166 xã, 12 phường và 14 thị trấn. 2.2.2. Tình hình kinh tế xã hội Tỉnh Long An Trong 6 tháng đầu năm, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng tình hình kinh tế của tỉnh đã đạt được kết quả khả quan, tăng trưởng kinh tế cao hơn cùng kỳ. Sản xuất nông nghiệp cơ bản thuận lợi và có nhiều chuyển biến tích cực: diện tích, năng suất vụ lúa mùa và đông xuân 2013 – 2014 tăng so với cùng kỳ, xây dựng “cánh đồng lớn” theo hướng liên kết 4 nhà mang lại hiệu quả rõ rệt (năng suất, giá cả đều cao hơn so với sản xuất bên ngoài), thanh long và chanh tiếp tục là loại cây trồng cho lợi nhuận cao; dịch bệnh trong chăn nuôi được kiểm soát chặt chẽ, không gây thiệt hại lớn, chăn nuôi đang có xu hướng phục hồi và phát triển; triển khai nhanh mua tạm trữ theo chủ trương của Chính phủ đạt chỉ tiêu được giao, góp phần tiêu thụ lúa gạo hàng hóa trong dân; tiếp tục tập trung nguồn lực thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Công nghiệp được tích cực hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, giá trị sản xuất tăng khá so với cùng kỳ. Thương mại – dịch vụ, xuất nhập khẩu tiếp tục ổn định và có bước phát triển, kiểm soát thị trường, giá cả, chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp. Thu hút đầu tư nước ngoài tăng cả về số lượng dự án và mức vốn đầu tư so với cùng kỳ. Công tác xây dựng cơ bản được tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân kịp thời theo khối lượng, đảm bảo chất lượng và thanh quyết toán theo quy định. Thường xuyên kiểm tra đôn đốc huy động các nguồn thu, thu đúng, đủ, kịp thời vào ngân sách nên đạt tiến độ dự toán, tiếp tục thực hiện triệt để tiết kiệm chi theo quy định. Tập trung xây dựng Đề án tái cơ cấu kinh tế của tỉnh, triển khai thực hiện kế hoạch, giải pháp nâng cao chỉ số PCI năm 2014. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm theo kế hoạch đề ra, đảm bảo thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, ngăn chặn kịp thời các biểu hiện lợi dụng tình hình liên quan đến vấn đề biển Đông để gây rối làm mất trật tự xã hội, chủ động đấu tranh phòng chống tội phạm, kiềm chế tai nạn giao thông. Công tác cải cách hành chính được đẩy mạnh. 2.3 Đặc điểm tự nhiên huyện Cần Đước, Tỉnh Long An Huyện Cần Đước nằm ở phía Đông nam vùng hạ tỉnh Long An, thuộc vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh. Là một huyện ven biển, được bao bọc bởi sông Rạch Cát và sông Vàm Cỏ. Diện tích: 219,57 km2 chiếm 4,85% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Dân số: 161.991 người (thống kê 2001). Mật độ bình quân: 742 người/km2. Sông Vàm Cỏ Đông làm ranh giới với huyện Tân Trụ, và một đoạn Vàm Cỏ làm ranh giới với huyện Châu Thành. Phía đông giáp sông Soài Rạp. Phía đông bắc giáp huyện Cần Giuộc. Phía bắc giáp huyện Bến Lức. Phía Tây giáp huyện Tân Trụ và Châu Thành. Phía Nam giáp huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang. Địa hình khá bằng phẳng hơi nghiêng về phía biển Đông chia ra làm hai vùng thượng - hạ ranh giới là nơi kinh Xóm Bồ nối với Rạch Đào. Hai vùng này không mang đặc điểm sinh thái rõ rệt như huyện Cần Giuộc. Tuy nhiên, ở vùng hạ một số khu vực dọc theo sông Vàm Cỏ khá thấp, đặc biệt là hai xã Long Hựu Đông, Long Hựu Tây được bao bọc bởi sông lớn nên đất nhiễm mặn. Long Hựu Đông xã cuối cùng của tỉnh Long An, nằm đối mặt với Biển Đông có đồn Rạch Cát, một pháo đài phòng thủ ven biển kiên cố, kiến trúc độc đáo, được Pháp xây dựng hồi năm 1910, nay được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia đáng được chú ý. Cần Đước gồm 1 thị trấn và 16 xã: Thị trấn Cần Đước, Long Cang, Long Định, Long Hoà, Long Hựu Đông, Long Hựu Tây, Long Khê, Long Sơn, Long Trạch, Mỹ Lệ, Phước Đông, Phước Tuy, Phước Vân, Tân Ân, Tân Chánh, Tân Lân, Tân Trạch. - Khí hậu: Cần Đước mang sắc thái chung của khí hậu Đồng bằng Sông Cửu Long với hai mùa: mùa mưa và mùa khô, đồng thời chịu ảnh hưởng thời tiết vùng cận biển: + Nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiệt độ trung bình trên địa bàn xấp xỉ 27 độ C; ẩm độ bình quân 79 % và chênh lệch cao giữa mùa khô và mùa mưa (20 % - 90 % ). Số giờ nắng bình quân 2.700 giờ / năm. + Chế độ mưa: mùa mưa thường từ tháng 4 AL đến tháng 11 AL, lượng mưa bình quân khoảng1600 mm/năm, trong tháng 9-10 lượng mưa rất lớn, trùng với thời điểm lũ cao gây ra hiện tượng ngập lụt trong vùng. Giữa mùa mưa có hiện tượng hạn kéo dài khoảng 15 ngày trong tháng 7 hoặc tháng 8 ( gọi là hạn Bà Chằng ). + Chế độ gió: Cần Đước chịu ảnh hưởng chế độ gió mùa, cũng thay đổi theo 2 mùa rõ rệt. Gió mùa Đông Bắc vào mùa khô, với tốc độ trung bình 5 – 7m/giây. Gió mùa Tây Nam vào mùa mưa, tốc độ trung bình 3,2m/giây. Cần Đước ít có bão, đôi khi do ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới có mưa lớn xảy ra. - Nguồn nước: + Nguồn nước mặt: được hình thành từ hệ thống sông Vàm Cỏ, sông Rạch Cát và hệ hốngkênh rạch chằng chịt trên địabàn, thường bị mặn vào mùa khô. + Nguồn nước mưa: mùa mưa thườngkéo dài từ tháng 4 cho đến hết tháng 11, là nguồn nước ngọt chủ yếu để sản xuất nông nghiệp và dùng cho sinh hoạt. + Nguồn nước ngầm có độ sâu trên140m đến 300m, có hàm lượng sắt cao, có 5 xã không có nguồn nước ngầm là Long Định, Long Cang, Tân Trạch, Long Sơn, Phước Tuy. - Thủy văn: Chế độ thủy văn ở Cần Đước chịu tác động mạnh của chế độ bán nhật triều của biển Đông. Vào mùa khô thủy triều đưa nước mặn từ cửa Soài Rạp theo sông Vàm Cỏ và sông Rạch Cát vào nội đồng. Hơn nữa địa hình thấp từ Bắc xuống Nam, trung bình từ 0,6 – 0,8m so với mực nước biển, có nơi chỉ khoảng 0,3 – 0,5m nên nước mặn dễ xâm nhập sâu vào trong nội đồng. - Đất đai: Cần Đước có 06 nhóm đất gồm: nhóm đất phù sa; nhóm đất phù sa nhiễm mặn; nhóm đất phèn tiềm tàng; nhóm đất phèn hoạt động; nhóm đất phèn tiềm tàng nhiễm mặn; nhóm đất phèn hoạt động nhiễm mặn. Nhìn chung tỷ lệ đất phèn chiếm diện tích lớn, là một hạn chế cho việc phát triển trồng trọt. Đất ở Cần Đước có thể trồng lúa, trồng rau màu, trồng lát, trồng dưa hấu và nuôi tôm. 2.4. Các điều kiện và cơ sở của dự án 2.4.1. Vị trí- Giấc mơ của chủ đầu tư Vị trí triển khai dự án nằm trong Cụm công nghiệp Long Định, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. 2.4.2. Năng lực của nhà đầu tư Ngoài vị trí đẹp trong mơ, dự án còn có những ưu điểm sau: Năng lực tài chính vững mạnh. Có kinh nghiệm và vốn kiến thức, hiểu biết nhất định trong lĩnh vực kinh doanh cầu cảng, logistics, +) Dịch vụ cầu cảng: Hệ thống cầu cảng dài tổng cộng gần 450m, mớn nước trước bến 9m, được phép tiếp nhận các loại phương tiện thuỷ trong và ngoài nước có trọng tải đến 5.000 DWT cập bến, neo đậu làm hàng dễ dàng tại cảng. Hơn nữa, chúng tôi còn cung ứng một số dịch vụ tiện ích phục vụ quá trình neo đậu của các loại phương tiện thuỷ tại cảng theo yêu cầu của thuyền trưởng. Bên cạnh hệ thống cầu cảng này, chúng tôi còn có đội tàu lai dắt nhiều năm kinh nghiệm, luôn túc trực hỗ trợ các phương tiện thuỷ cập và rời bến dễ dàng hơn khi có yêu cầu. +) Dịch vụ xếp dỡ và vận chuyển hàng hoá: Lực lượng công nhân bốc dỡ hàng hoá, các lái cẩu và đội ngũ điều khiển các loại xe cơ giới chuyên dụng (xe nâng, xe kéo,) nhiều kinh nghiệm kết hợp với các công cụ chuyên dụng cho công việc xếp dỡ hàng như băng tải, máng trượt, cáp, sẽ xếp dỡ các loại hàng hoá một cách tốt nhất và đảm bảo tiến độ làm hàng mà quý khách yêu cầu. Ngoài ra, chủ đầu tư sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá theo yêu cầu của quý khách từ cảng Thành Tài Bến Lức đến các địa điểm khác nằm trong và ngoài tỉnh Long An. 2.4.3. Tiềm năng khai thác Là quốc gia có đường bờ biển trên 3.200 km, có nhiều vị trí thuận lợi để phát triển cảng biển, gần các tuyến hàng hải quốc tế và nằm trong vùng kinh tế năng động. Trong những năm qua, chúng ta đã dành một phần lớn ngân sách và nguồn vốn ODA để đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải hàng hóa và dịch vụ logistics phát triển. Hệ thống cảng biển Việt Nam cũng đã và đang được đầu tư xây dựng với quy mô lớn và hiện đại. Tuy nhiên, một trong những khó khăn lớn của các cảng biển là cơ sở hạ tầng kết nối với vùng tập trung hàng hóa còn yếu. Do đó, cần phải phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông một cách đồng bộ, hợp lý, vững chắc, để tạo nên mạng lưới hoàn chỉnh kết nối các phương thức giao thông nhằm tối ưu hóa về vị trí và thời gian, lưu chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu của dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng. Hệ thống cầu cảng dài tổng cộng 450m, mớn nước trước bên 9m, được phép tiếp nhận các loại phương tiện thuỷ trong và ngoài nước có trọng tải đến 5.000 DWT cập bến, neo đậu làm hàng dễ dàng tại cảng. Hơn nữa, chủ đầu tư còn cung ứng một số dịch vụ tiện ích phục vụ quá trình neo đậu của các loại phương tiện thuỷ tại cảng theo yêu cầu của thuyền trưởng. Nhu cầu giảm sự quá tải tại mốt số Cầu Cảng khác: Hiện nay thực tế cho thấy Cầu Cảng Sài Gòn đang hoạt động trong tình trạng quá tải thường xuyên. Hình ảnh kẹt xe do hàng trăm chiếc đầu kéo ra vào thường xuyên tại Cảng là điều dễ nhìn thấy hàng ngày. Dự Án đầu tư Cầu Cảng Thành Tài có khả năng nhận Tàu hàng cỡ lớn với hệ thống giao thông tốt và thuận lợi hơn sẽ chắc chắn góp phần giảm đi sự quá tải này. Nhu cầu vận chuyển gần hơn và nhanh hơn : Hiện nay các tàu đi đến Cầu Cảng Hiệp Phước đều theo luồng sông Lòng Tàu với khoảng xa 70km. Nếu đi theo luồng sông Soài Rạp thì do còn một số điểm cạn nên các tàu hàng lớn không thể ra vào. Do đó cự ly vận chuyển là còn xa. Nhu cầu Kho ngoại quan phục vụ xuất nhập khẩu :Nhu cầu xuất và nhập khẩu hàng hoá và linh kiện của khu vực Nam bộ hàng năm với tổng sản lượng là rất lớn. Mà hầu hết hàng hoá cần phải trải qua thủ tục kiểm hoá và hải quan. Ngoài ra số lượng loại hàng tạm nhập để tái xuấ