Khủng hoảng nợ công tại Châu Âu

Một cách khái quát nhất, có thể hiểu “nợ chính phủ, nợ công hoặc nợ quốc gia là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách, vì thế, nợ chính phủ, nói cách khác, là thâm hụt ngân sách luỹ kế tính đến một thời điểm nào đó. Để dễ hình dung quy mô của nợ chính phủ, người ta thường đo xem khoản nợ này bằng bao nhiêu phần trăm so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP)” . Nợ chính phủ thường được phân thành: Nợ trong nước (các khoản vay từ người cho vay trong nước) và nợ nước ngoài (các khoản vay từ người cho vay ngoài nước). Việc đi vay của chính phủ có thể được thực hiện thông qua phát hành trái phiếu chính phủ để vay từ các tổ chức, cá nhân. Ngoài việc vay bằng cách phát hành trái phiếu nói trên, chính phủ cũng có thể vay tiền trực tiếp từ các ngân hàng thương mại, các thể chế tài chính quốc tế, chẳng hạn Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), WB.

docx20 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5178 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khủng hoảng nợ công tại Châu Âu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG Ở CHÂU ÂU VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI Khái niệm nợ công Một cách khái quát nhất, có thể hiểu “nợ chính phủ, nợ công hoặc nợ quốc gia là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách, vì thế, nợ chính phủ, nói cách khác, là thâm hụt ngân sách luỹ kế tính đến một thời điểm nào đó. Để dễ hình dung quy mô của nợ chính phủ, người ta thường đo xem khoản nợ này bằng bao nhiêu phần trăm so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP)”. Nợ chính phủ thường được phân thành: Nợ trong nước (các khoản vay từ người cho vay trong nước) và nợ nước ngoài (các khoản vay từ người cho vay ngoài nước). Việc đi vay của chính phủ có thể được thực hiện thông qua phát hành trái phiếu chính phủ để vay từ các tổ chức, cá nhân. Ngoài việc vay bằng cách phát hành trái phiếu nói trên, chính phủ cũng có thể vay tiền trực tiếp từ các ngân hàng thương mại, các thể chế tài chính quốc tế, chẳng hạn Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), WB... Nguyên nhân của khủng hoảng nợ công ở Châu Âu “Khủng hoảng nợ công châu Âu là một cuộc khủng hoảng bị phóng đại bởi một số quỹ đầu tư có ý đồ xấu trên thị trường vốn quốc tế và các phương tiện truyền thông. Mục đích của ý đồ này chính là: Thứ nhất, muốn chống lại đồng EUR, tạo ra một sự bất ổn kinh tế cho toàn bộ nền kinh tế châu Âu; Hai là muốn xoay chuyển đồng USD theo chiều hướng suy yếu trên thị trường tài chính quốc tế, nhằm bảo vệ ngôi vị bá chủ tiền tệ thế giới của đồng Mỹ kim. Trong thế giới hiện tại, đồng EUR có ảnh hưởng ngày càng lớn, dần dần gây nên mối đe dọa trực tiếp cho ngôi vị bá chủ của đồng USD trong lĩnh vực tài chính. Do đó, việc chống lại đồng EUR, chắc chắn sẽ giúp nâng cao được vị trí mạnh mẽ của đồng Mỹ kim. Nếu đồng EUR sụp đổ, không chỉ có thể xóa bỏ hoàn toàn mối đe dọa của đồng EUR đối với ngôi vị bá chủ của đồng USD, mà còn có thể ngăn chặn nền kinh tế châu Âu thách thức nền kinh tế Mỹ. Cho dù không thể hủy hoại đồng EUR, hình thái theo chiều hướng đi lên phá vỡ đồng EUR sẽ có lợi chứ không hề có hại cho đồng USD. Cho nên, trong khi hành động chống lại đồng EUR, các quỹ đầu tư và các phương tiện truyền thông mà họ khống chế đã phóng đại tính nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu trên thị trường vốn quốc tế, nhằm mục đích không chỉ tạo ra tâm lý khủng hoảng cho thị trường, dọa các nhà đầu tư bán tháo đồng EUR trong tay họ, mà còn tạo điều kiện môi trường thị trường cần thiết để họ giành được thắng lợi trong các hoạt động đầu tư trên thị trường vốn quốc tế, hành động này cũng đã gia tăng thêm động lực đẩy đồng EUR sụt giảm nhanh chóng. Có thể nói khủng hoảng nợ châu Âu là một âm mưu để "mưu sát" đồng EUR, bởi vì chúng ta có thể tìm ra bằng chứng từ việc Ngân hàng Goldman Sachs bắt đầu giúp chính phủ Hy Lạp và ban quản lý tài chính hoạch định mô hình phát hành chứng khoán thế chấp bằng đồng EUR. Goldman Sachs đã nhử Hy Lạp rơi vào một cái bẫy nợ, trong một thời gian dài đã che giấu sự thật với các cơ quan quản lý tài chính của Liên minh châu Âu (EU), hình thành nên cuộc khủng hoảng nợ, từ đó buộc phải cầu cứu viện trợ từ bên ngoài. Đồng thời, các tập đoàn tài chính của Mỹ đã lợi dụng cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp, một mặt thông qua một nhóm do mình khống chế, phóng đại tính nghiêm trọng của khủng hoảng nợ tại các nước châu Âu, mặt khác đợi đến lúc thích hợp nhờ các cơ quan xếp hạng tín dụng quốc tế đánh tụt xếp hạng tín dụng nợ của một số nước, gia tăng thêm sự sụp đổ tín dụng nợ của các nước, cố để hình thành một cuộc khủng hoảng tài chính châu Âu mới được diễn biến từ cuộc khủng hoảng nợ châu Âu, thậm chí còn gây ra một sụp đổ của đồng EUR. Nếu so sánh tình hình khủng hoảng nợ của “5 quốc gia Nam Âu – PIGS” vào phạm vi toàn cầu có thể thấy rõ, mức độ của cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu vẫn còn khá nhẹ. Hy Lạp - quốc gia được đánh giá có mức độ vay nợ nghiêm trọng nhất, nhưng nếu so với Mỹ về mức độ thâm hụt tài chính thì Hy Lạp vẫn nhẹ hơn rất nhiều. Lượng phát hành trái phiếu Mỹ đã vượt ngưỡng 13000 tỷ USD, đạt tới hơn 90% GDP của quốc gia này. Còn quy mô trái phiếu chính phủ Nhật Bản cũng đã lên tới 229%, là quốc gia nguy hiểm nhất trong cuộc khủng hoảng nợ thế giới, gấp đôi so với số trái phiếu chính phủ Hy Lạp chiếm xấp xỉ 120% GDP. Nhưng Standard & Poors, Moodys, Fitch – ba cơ quan xếp hạng tín dụng có quyền lực lớn nhất hiện nay lại chưa bao giờ đưa ra bất kỳ một sự cảnh báo nào ra ngoài thế giới về nợ công và thâm hụt ngân sách của Mỹ, Nhật Bản. Bởi vì ba cơ quan đánh giá tín dụng này nằm trong tay kiểm soát bởi các nhóm tài chính lớn của Mỹ. Một bằng chứng rõ ràng nữa cho vấn đề này chính là việc các chuyên gia kinh tế khẳng định đồng đôla Mỹ (USD) không những không cáo chung mà đang tiếp tục giữ vị trí quan trọng trong rổ các ngoại tệ mạnh nhất thế giới, nhất là sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua. Tình thế hiện nay tạo cho đồng USD vị thế cao trong rổ ngoại tệ mạnh toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng của kinh tế Mỹ trong năm 2011 nhanh gấp 3 lần kinh tế Anh, Nhật Bản và khu vực đồng euro. Lãi suất ở các nền kinh tế phát triển mới đây đã tăng cao nhưng không tác động đến đồng USD. Tuy nhiên, châu Âu suy cho cùng vẫn là một khu vực có chủ nghĩa tư bản lâu đời nhất, thị trường vốn phát triển, khả năngkiểm soát rủi ro tài chính mạnh hơn Mỹ, trật tự tài chính càng chuẩn mực hơn, càng không có nhiều sản phẩm tài chính phái sinh có thể gây ra khủng hoảng tài chính với quy mô lớn như ở Mỹ. Cho nên, rủi ro tài chính của châu Âu hoàn toàn có thể khống chế được, không thể xuất hiện cuộc khủng hoảng tài chính như cơn bão tài chính ở Phố Wall. Các nước chủ yếu của châu Âu đã ý thức được tầm quan trọng của việc giải cứu các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone đang nằm trong cơn bão nợ. Vì thế, khả năng khủng hoảng nợ châu Âu diễn biến thành khủng hoảng tài chính với quy mô lớn là không lớn”. / Năm 1996, để chuẩn bị cho việc ra mắt đồng euro, Hội đồng châu Âu đã họp tại Dublin để thảo luận các vấn đề cần thiết. Và Liên minh châu Âu (EU) ký một hiệp ước quy định các thành viên trong nhóm giới hạn thâm hụt ngân sách hàng năm không vượt quá 3% GDP và tổng nợ chính phủ không vượt quá 60% GDP quốc gia. Mười một sáng lập viên lúc bấy giờ vẫn ấn định giờ G là ngày 1/1/1999 ra mắt đồng euro. Nhưng không có quốc gia nào trong khối lúc bấy giờ đáp ứng được tiêu chí trên. Ví dụ lúc đó Bỉ có tổng nợ quốc gia lên đến 131% GDP. Tham vọng tạo ra một khối kinh tế chung có sức ảnh hưởng đã khiến cho các thành viên sáng lập lúc bấy giờ muốn có càng nhiều thành viên càng tốt. Điều đó khiến các tham vọng chính trị va vấp với những thực trạng về nền kinh tế các quốc gia. Bất chấp tất cả, các quốc gia châu Âu “làm đẹp” sổ sách bằng mọi giá để kịp tiến độ gia nhập. Lúc đó, con số “sạch đẹp” thâm hụt 4% của Hy Lạp khiến một số người nghi ngờ. Thần kỳ hơn khi Hy Lạp giảm được mức thâm hụt xuống còn 2,5% vào năm 1998 và dự báo lúc bấy giờ nói thâm hụt chỉ còn 1,9% vào năm 1999. Cả châu Âu đã hoan hô thành tích này, tung hô Hy Lạp như một câu chuyện thần kỳ khiến một số nước phải ngưỡng mộ. Tây Ban Nha, Pháp, Bồ Đào Nha cũng cố gắng “đạt thành tích” thâm hụt chỉ 3%. Quả đúng như người ta nghi ngờ: Tháng 3.2000, dưới một tiêu chuẩn kế toán mới, cho thấy thâm hụt thực sự của Hy Lạp vào năm 1998 là 3,2%. Đến năm 2004 một báo cáo khác lại chỉ ra con số thâm hụt của Hy Lạp vào năm 1998 là 4,3%, bởi Hy Lạp đã nhập nhằng tiền chi tiêu mua sắm công với viện trợ chính phủ đến 2 tỉ euro. Không chỉ thế, Hy Lạp còn cố ý không tính đến một số chi tiêu quân sự cũng như y tế trong tổng chi chính phủ. Ngược lại, quốc gia này còn xem một số viện trợ từ châu Âu là khoản thu vào của chính phủ. Với cách này, Hy Lạp đã “bùa” thâm hụt ngân sách năm 2003 một cách khó tin. Vào tháng 3/2004, Hy Lạp công bố thâm hụt ngân sách 2,6 tỉ euro tương đương 1,7%, tức thấp hơn nhiều so với mức trung bình của EU là 2,7%. Điều đó khiến nhiều người nghi ngờ và EU gây áp lực khiến Hy Lạp công bố lại. Dưới áp lực từ châu Âu, Hy Lạp công bố là 3,2% bởi trước đó đã tính các trợ cấp thuế ước tính của châu Âu vào nguồn thu chính phủ. Bốn tháng sau đó, Hy Lạp thừa nhận đã bỏ qua một số khoản chi tiêu quân sự, tính cao lên giá trị thặng dư an sinh xã hội cùng lãi suất thấp đi, nên con số thực phải là 4,6%. Đến tháng 3.2005, Hy Lạp “thành thật” thông báo thâm hụt của năm 2003 là 5,2%. Và trong lần “thành thật” cuối cùng vào cuối năm đó, con số tăng lên mức 5,7%. Sau 18 tháng, số liệu thâm hụt năm 2003 đã tăng từ 2,6 tỉ lên 8,8 tỉ euro. Theo ông Jean-Pierre Jouyet, chủ tịch uỷ ban Giám sát thị trường chứng khoán Pháp và là cựu cố vấn trưởng của chủ tịch Uỷ ban châu Âu, vấn đề hiện tại của Hy Lạp cũng cho thấy thể chế tài chính của EU không đủ năng lực và chuyên môn để kềm chế những thành viên không tuân thủ hiệp ước của khối. Liên minh tiền tệ EUROZONE đã được xem là công cụ cho liên minh chính trị, nên các “sáng lập viên” chẳng hề quan tâm nhiều đến chuyện trừng phạt thành viên vi phạm quy chế chung. Năm 1996, khi thảo luận xem liệu có cần thiết có những công cụ trừng phạt những thành viên vi phạm hay không, Tổng thống Pháp Jacques Chirac và Thủ tướng Đức Helmut Kohl cho rằng nên dựa vào ý thức, và cuối cùng EU ủng hộ chủ trương này. EU cho rằng các quốc gia sẽ phải tự điều tiết lấy. Willem Buiter, kinh tế gia trưởng của Citigroup và là thành viên của uỷ ban Chính sách tiền tệ của ngân hàng Anh quốc, mô tả hiệp ước 1996 như những con hổ giấy. Còn ông Jean-Pierre Jouyet nói: “Một hiệp ước mà không có biện pháp trừng phạt thì là vô nghĩa”.Đâu chỉ Hy Lạp, vào năm 2002 đến 2004, Pháp và Đức vượt chuẩn thâm hụt thì các quốc gia EU khác cũng bình chân như vại. Ông Jean-Luc Dehaene, cựu Thủ tướng Bỉ, không ngại chỉ trích: “Họ có xu hướng đưa ra quyết định chính trị”. Nay, đến khi Hy Lạp kêu van và lo sợ đồng euro chết yểu thì EU mới vào cuộc. Mặt khác, áp dụng kiến thức vĩ mô đã được học, ta có thể nhận xét về nguyên nhân gây ra khủng hoảng nợ chính phủ chính là ở chỗ hình thức 'trả nợ công' của chính phủ như thế nào và hậu quả mà nó mang lại. Theo khách quan thì Chính phủ muốn thoát nợ phải áp dụng các biện pháp sau: (1) Phát hành trái phiếu chính phủ Chính phủ có thể phát hành Trái phiếu chính phủ để vay từ các tổ chức, cá nhân. Trái phiếu chính phủ phát hành bằng nội tệ được coi là không có rủi ro tín dụng vì Chính phủ có thể tăng thuế thậm chí in thêm tiền để thanh toán cả gốc lẫn lãi khi đáo hạn. Trái phiếu chính phủ phát hành bằng ngoại tệ (thường là các ngoại tệ mạnh có cầu lớn) có rủi ro tín dụng cao hơn so với khi phát hành bằng nội tệ vì chính phủ có thể không có đủ ngoại tệ để thanh toán và ngoài ra còn có rủi ro về tỷ giá hối đoái. / (2) Vay trực tiếp Chính phủ cũng có thể vay tiền trực tiếp từ các ngân hàng thương mại, các thể chế siêu quốc gia (ví dụ: Quỹ Tiền tệ Quốc tế)... Hình thức này thường được Chính phủ của các nước có độ tin cậy tín dụng thấp áp dụng vì khi đó khả năng vay nợ bằng hình thức phát hành trái phiếu chính phủ của họ không cao. Và đây là các vấn đề gặp phải khi tính toán nợ chính phủ. (3) Lạm phát Chỉ tiêu thâm hụt ngân sách khi tính toán thường không điều chỉnh ảnh hưởng của lạm phát vì trong tính toán chi tiêu của Chính phủ, người ta tính toán các khoản trả lãi vay theo lãi suất danh nghĩa trong khi đáng lẽ chỉ tiêu này chỉ nên tính theo lãi suất thực tế. Do lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực tế cộng với tỷ lệ lạm phát, nên thâm hụt ngân sách đã bị phóng đại. Trong những thời kỳ lạm phát ở mức cao và nợ chính phủ lớn thì ảnh hưởng của yếu tố này rất lớn. (4) Tài sản đầu tư Nhiều nhà kinh tế cho rằng tính toán nợ chính phủ cần phải trừ đi tổng giá trị của tài sản chính phủ. Điều này cũng đơn giản như khi xử lý tài sản của cá nhân: khi một cá nhân vay tiền để mua nhà thì không thể tính anh ta đã thâm hụt ngân sách bằng số tiền đã vay mà phải trừ đi giá trị của căn nhà. Tuy nhiên khi tính toán theo phương pháp này lại gặp phải vấn đề những gì nên coi là tài sản của chính phủ và tính toán giá trị của chúng như thế nào, ví dụ: đường quốc lộ, kho vũ khí hay chi tiêu cho giáo dục... (5) Các khoản nợ tiềm tàng Nhiều nhà kinh tế lập luận rằng tính toán nợ chính phủ đã bỏ qua các khoản nợ tiềm tàng như tiền trợ cấp hưu trí, các khoản bảo hiểm xã hội mà chính phủ sẽ phải chi trả cho người lao động hay các khoản mà chính phủ sẽ phải chi trả khi đứng ra bảo đảm cho các khoản vay của người có thu nhập thấp mà trong tương lai họ không có khả năng thanh toán... Những mốc chính trong khủng hoảng nợ công ở Châu Âu Dưới đây là những mốc quan trọng trong khủng hoảng nợ châu Âu tính từ tháng 11/2009 khi chính phủ mới của Hy Lạp khiến thế giới chấn động với việc tuyên bố nâng gấp đôi ước tính về thâm hụt ngân sách năm 2009. 5/11/2009 Thủ tướng Hy Lạp cho biết thâm hụt ngân sách năm 2009 sẽ ở mức 12,7% GDP, cao gấp đôi con số công bố trước đó và sẽ cố gắng cứu Hy Lạp khỏi khả năng vỡ nợ. 22/12/2009 Moody hạ xếp hạng nợ của Hy Lạp xuống mức A2 từ mức A1 bởi thâm hụt ngân sách của nước này tăng cao. Đây là cơ quan thứ 3 hạ xếp hạng tín dụng của Hy Lạp. 14/1/2010 Chính phủ Hy Lạp công bố kế hoạch bình ổn, chính phủ Hy Lạp tuyên bố muốn giảm thâm hụt ngân sách xuống mức 2,8% GDP vào năm 2012. 29/1/2010 Chính phủ Tây Ban Nha công bố kế hoạch tiết kiệm 50 tỷ euro tương đương 70 tỷ USD trong đó tổng số tiền chi tiêu giảm tương đương 4% GDP. Lương lao động trong lĩnh vực công giảm 4%. 11/4/2010 Bộ trưởng Tài chính các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu chấp thuận kế hoạch 30 tỷ euro dành cho Hy Lạp, tuy nhiên Hy Lạp tuyên bố không cần. 23/4/2010 Hy Lạp cầu cứu EU và IMF. 2/5/2010 Thủ tướng Hy Lạp cho biết chính phủ nước này đã đạt được thỏa thuận với EU và IMF để nhận được gói giải cứu, đổi lại nước này phải giảm chi tiêu 30 tỷ euro trong 3 năm tới. Gói giải cứu Hy Lạp nhận được bao gồm 110 tỷ euro trong 3 năm. Đây là nước đầu tiên tại khu vực đồng tiền chung châu Âu được hỗ trợ. Chính phủ Đức đồng ý góp 22,4 tỷ euro tương đương 30 tỷ USD cho kế hoạch cứu Hy Lạp. 9/5/2010 IMF đơn phương chấp thuận trước một phần kế hoạch giải cứu, cung cấp lập tức 5,5 tỷ euro. 10/5/2010 Các nhà hoạch định chính sách kinh tế toàn cầu đưa ra kế hoạch khẩn cấp trị giá 750 tỷ euro để hỗ trợ thị trường tài chính và vực dậy đồng euro, ngăn đồng tiền này chịu ảnh hưởng tệ hại từ khủng hoảng nợ Hy Lạp. Gói giải cứu bao gồm 440 tỷ euro từ các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu, 60 tỷ euro từ công cụ nợ của châu Âu. IMF đóng góp 250 tỷ euro, tổng số tiền lên tới 750 tỷ euro tương đương khoảng gần 1.000 tỷ USD tính theo tỷ giá ở thời điểm đó. 18/5/2010 Chính phủ Đức, trong nỗ lực ngăn hoạt động đầu cơ tài chính được coi như nguyên nhân dẫn dến khủng hoảng nợ, công bố cấm bán khống vô căn cứ cổ phiếu của 10 tổ chức tài chính lớn nhất tại Đức, trái phiếu chính phủ đồng euro và hợp đồng hoán đổi vỡ nợ tín dụng (CDS). 25/5/2010 Nội các Italia bỏ phiếu thông qua kế hoạch thắt chặt ngân sách, tiết kiệm 24 tỷ euro với mục tiêu đến năm 2012 đưa thâm hụt ngân sách về mức 2,7% GDP từ mức 5,3% của năm 2009. 27/5/2010 Quốc hội Tây Ban Nha chấp thuận kế hoạch thắt chặt ngân sách nhằm tiết kiệm 15 tỷ euro tương đương 18,4 tỷ USD 28/5/2010 Fitch hạ xếp hạng tín dụng của Tây Ban Nha từ AAA xuống AA+ bởi nợ tiêu dùng và doanh nghiệp tại nước này tăng lên mức quá cao, đó là chưa kể đến nợ công đang ở mức đáng báo động. 29/5/2010 Hàng ngàn người biểu tình ở Lisbon - Bồ Đào Nha để phản đối kế hoạch thắt chặt ngân sách của chính phủ. 7/6/2010 Đảng của Thủ tướng Đức chấp thuận kế hoạch thắt chặt ngân sách và thuế để hoàn thành mục tiêu đưa thâm hụt ngân sách của Đức về mức quy định của Liên minh châu Âu trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2013. 8/6/2010 Công đoàn Tây Ban Nha công bố 75% người lao động trong lĩnh vực công không đi làm để thể hiện sự phản đối kế hoạch thắt chặt chi tiêu của chính phủ. Tỷ lệ lạm phát của Hy Lạp tháng 5/2010 tăng 5,4%, vượt mọi kỳ vọng của các chuyên gia và lên mức cao nhất từ tháng 8/1997. 9/6/2010 Kế hoạch thắt chặt ngân sách được bàn đến trong các cuộc bầu cử và Đảng có chủ trương này đã chiến thắng. Tuy nhiên cuối cùng, thật khó để các nhà hoạch định chính sách thống nhất với nhau. 10/6/2010 Thỏa thuận để cải tổ thị trường lao động Tây Ban Nha sụp đổ. Chính phủ buộc phải áp dụng quy định tuyển dụng và sa thải lỏng lẻo hơn dù không có sự hỗ trợ của nghiệp đoàn lao động. Tác động của khủng hoảng nợ công đến nền kinh tế Châu Âu và thế giới (1)Khủng hoảng nợ công làm tổn thương đồng EURO Đầu tư vào đồng EURO, khi thị trường tài chính khu vực Châu Âu, với thành viên Hy Lạp bất ổn, xu hướng đầu tư mạo hiểm thoái trào cũng là lúc trái phiếu, cổ phiếu có “quốc tịch” của các quốc gia Châu Âu và đồng tiền sử dụng trong khu vực kinh tề Eurozone cũng bị giới đầu tư “hắt hủi”. Điều này sẽ làm mất ổn định lãi suất liên ngân hàng của đồng Euro, khiến nhà đầu tư mất lòng tin vào đồng tiền chung Euro và có thể liên đới đến các nước có tình trạng nợ công tương tự như Bồ Đào Nha, Ý và Tây Ban Nha. Vì vậy, một đợt tháo chạy với quy mô lớn trên thị trường trái phiếu và cổ phiếu các ngân hàng khu vực châu Âu là hoàn toàn có thể. Điều này có thể gây nên hiện tượng tương tự như “hòn tuyết lăn” hay hiệu ứng sụp đổ hàng loạt ở các nền kinh tế khác. (2) Khủng hoảng phủ bóng đen lên phục hồi kinh tế thế giới Trước tiên, có thể thấy sự phục hồi kinh tế ở khu vực châu Âu sẽ chậm hơn và khá khiêm tốn khi mà Đức và Pháp sẽ phải chia sẻ gánh nặng lớn từ gói cứu trợ những thành viên khó khăn trong cộng đồng do vậy nguồn lực cho những chính sách tài khóa trong nước họ sẽ ít hơn; Sự hồi phục nhanh của kinh tế Mỹ vì thế cũng không chắc chắn, đặc biệt khi tỷ lệ thất nghiệp tăng cao trở lại gần mức 2 con số (9.9% trong tháng 4 từ mức 9.7% trong tháng 3). Sự phục hồi kinh tế Mỹ và toàn cầu do đó có thể chững lại sau 6 tháng tới và có thể mang hình chữ W thay vì chữ V như mong muốn; Một số nước cho vay trong khu vực lại lo ngại rằng các vấn đề của châu Âu sẽ gây tác động tiêu cực tới toàn bộ hệ thống tài chính, khiến các ngân hàng thắt chặt cho vay trong thời gian ngắn hạn và làm cho các khoản tiền cứu trợ của chính phủ khó tiếp cận doanh nghiệp và người tiêu dùng. Mặc dù châu Á dường như vẫn đủ mạnh mẽ để vượt qua những rắc rối đang làm điên đảo Hy Lạp và châu Âu, song vẫn không thể không lo ngại về hậu quả của cuộc khủng hoảng nợ nần này gây ra. Trong tuần qua, các thị trường chứng khoán châu Á đã thiệt hại khá lớn do sự sụt giảm cổ phiếu ở Mỹ và châu Âu. Các nhà kinh tế cho rằng, những nuớc trải qua khủng hoảng ngân hàng thường đi đến kết cục là khủng hoảng nợ ngay sau đó. (3) Giá vàng tăng mạnh Những hệ quả ban đầu mối lo ngại về một cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu đang ngày một lan rộng. Điều này đã gây hoang mang và khiến các nhà đầu tư trở về với kim loại quý như một giải pháp an toàn. Giá bạc trên thị trường cũng đạt mức cao hơn, tuy nhiên giá bạch kim lại giảm. Vàng giao tháng 12 tăng 5,5 USD, tương đương 0,4%, lên 1.357,8 USD/ounce. Ông Mike Daly, chuyên gia về vàng cho biết " Giá vàng chịu tác động rất lớn của đồng đô la và euro. Phiên giao dịch vào thời điểm đầu giờ; đồng đô yếu, thế nhưng sau khi đồng đô la mạnh trở lại; giá vàng bốc hơi”. Được biết giá bạc giao tháng 12 cũng tăng 28,2 cent, tương đương 1%, lên mức 27,461 USD / ounce. Giá bạch kim giao tháng một tăng 15. 6 USD, đạt mức 1,655.5 USD / ounce. (4) Các hãng kinh doanh lớn liên tục công bố tình trạng thua lỗ Hãng bảo hiểm AIG công bố kết quả kinh doanh quý 4/2009 với thua lỗ 8.9 tỷ USD. Và hãng tài chính Fannie Mae công bố thua lỗ quý 4 lên tới 16,3 tỷ USD. (5) Tỷ lệ thất nghiệp tăng Cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay tiếp tục nối dài chuỗi ngày khó khăn trên thị trường việc làm tại Cựu lục địa. Tính đến tháng 3, tỷ lệ thất nghiệp trong khu vực eurozone đạt 10%. Tây Ban Nha là quốc gia khó tìm việc nhất cho giới trẻ khi tỷ lệ thất nghiệp t
Luận văn liên quan