Khủng hoảng tài chính đang diễn ra ngày càng liên tục với cường độ mạnh và diễn biến phức tạp gây ra những hậu quả rất nặng nề đối với cả quốc gia công nghiệp phát triển lẫn các nước đang phát triển. Bên cạnh khủng hoảng tài chính, ngày nay người ta còn đề cập nhiều và nghiên cứu một cách nghiêm túc hơn một loại khủng hoảng mới “Khủng hoảng nợ công”. Tình trạng nợ công gia tăng liên tục ở cả các nước phát triển vượt quá sự tăng trưởng của nền kinh tế (GDP) gây ra tình trạng mất kiểm soát trong khả năng chi trả của quốc gia. Điển hình là cuộc khủng hoảng nợ công ở Iceland, Argentina, và gần đây nhất là một số nước trong khu vực EU như Hy Lạp và Ireland. Chính điều đó đã đánh lên hồi trống báo động cho các nước trên toàn thế giới phải suy nghĩ chín chắn về tình trạng nợ công của chính quốc gia mình. Chính vì vậy, nghiên cứu “khủng hoảng nợ công và tác động của nó đến thị trường tài chính tiền tệ” là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay không chỉ ở Việt Nam mà còn trong khu vực và trên toàn thế giới.
Đây là đề tài khá rộng và có tính bao quát cao. Do đó, với kiến thức hạn hẹp của Nhóm 9_K20, chúng em trình bày một số hiểu biết khái quát về những vấn đề sau:
Phần 1: Nợ công và khủng hoảng nợ công.
Phần 2: Khủng hoảng nợ công và tác động của nó đến tình hình tài chính tiền tệ ở 2 nước điển hình là Hy Lạp và Ireland.
Phần 3: Thực trạng nợ công ở Việt Nam và giải pháp.
50 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2472 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Khủng hoảng nợ công và những tác động đến tình hình tài chính tiền tệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
CAO HỌC K20 - LỚP ĐÊM 7
------o0o------
Khủng hoảng nợ công và những tác động
đến tình hình tài chính tiền tệ
Giáo viên hướng dẫn:
TS. Diệp Gia Luật
Nhóm thực hiện: Nhóm 9
Họ và tên
Ngày sinh
Ngành
1. Đoàn Kim Chi
04/07/1987
Thương mại
2. Đinh Ngọc Hiếu
07/04/1985
Thương mại
3. Lê Đắc Công Hiệu_ Nhóm trưởng
19/11/1983
Kinh tế phát triển
4. Lê Hoàng Thiên Hương
22/06/1983
Thương mại
5. Tạ Thị Lan Hương
28/02/1987
Thương mại
6. Trần Thị Loan
17/02/1987
Thương mại
7. Nguyễn Thị Thanh Phương
26/04/1987
Thương mại
8. Chung Thụy Bảo Quỳnh
07/11/1988
Thương mại
9. Nguyễn Thị Phương Thảo
21/01/1987
Thương mại
10. Trần Thị Thúy
12/01/1986
Thương mại
11. Nguyễn Phú Kỳ Trân
20/07/1987
Thương mại
- Tháng 03 năm 2011 -
NHẬN XÉT CỦA THẦY GIÁO
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 5
PHẦN 1: NỢ CÔNG VÀ KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG 6
1.1. Nợ công 6
1.1.1. Định nghĩa 6
1.1.2. Phân loại nợ công 6
1.1.3. Chỉ tiêu xác định tình trạng nợ công và ngưỡng an toàn nợ công 7
1.2. Khủng hoảng nợ công 9
1.2.1. Thế nào là khủng hoảng nợ công? 9
1.2.2. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng khủng hoảng nợ công 9
1.3. Tác động của khủng hoảng nợ công đến tài chính tiền tệ 10
PHẦN 2: KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN TÌNH HÌNH TCTT Ở 2 NƯỚC ĐIỂN HÌNH LÀ HY LẠP VÀ IRELAND 12
2.1. Khủng hoảng nợ công Hy Lạp và tác động đến tình hình TCTT 12
2.1.1. Thực trạng khủng hoảng nợ công Hy Lạp 12
2.1.1.1. Tỷ lệ nợ công trên GDP 12
2.1.1.2. Nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP của Hy Lạp 13
2.1.1.3. Tỷ trọng nợ công của Hy Lạp theo kỳ hạn 13
2.1.1.4. Tình trạng thâm hụt ngân sách 14
2.1.2. Nguyên nhân gây ra khủng hoảng nợ công 14
2.1.3. Tác động của nợ công đến tình hình tài chính tiền tệ 16
2.1.3.1. Giá trái phiếu giảm và lãi suất tăng 16
2.1.3.2. Cắt giảm chi tiêu 17
2.1.3.3. Đầu tư trực tiếp FDI 17
2.1.3.4. Xếp hạng tín dụng 18
2.1.3.5. Tốc độ tăng trưởng GDP giảm. 19
2.1.3.6. Thất nghiệp gia tăng 20
2.1.3.7. Lạm phát tăng. 21
2.2. Khủng hoảng nợ công Ireland và tác động đến tình hình TCTT 21
2.2.1. Thực trạng khủng hoảng nợ công Ireland 21
2.2.1.1. Tỷ lệ nợ công trên GDP 21
2.2.1.2. Nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP của Ireland 22
2.2.1.3. Tình trạng thâm hụt ngân sách 22
2.2.2. Nguyên nhân gây ra khủng hoảng nợ công 23
2.2.3. Tác động của nợ công đến tình hình tài chính tiền tệ 24
2.2.3.1. Giá trái phiếu và lãi suất 24
2.2.3.2. Cắt giảm chi tiêu 25
2.2.3.3. Đầu tư trực tiếp FDI 26
2.2.3.4. Xếp hạng tín dụng bị hạ bậc 26
2.2.3.5. Tốc độ tăng trưởng GDP giảm 27
2.2.3.6. Thất nghiệp và lạm phát 28
PHẦN 3: THỰC TRẠNG NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP 30
3.1. Thực trạng nợ công ở Việt Nam 30
3.1.1. Nợ công tăng liên tục trong những năm qua, tiềm ẩn nhiều rủi ro 30
3.1.2. Việt nam sử dụng nợ công chưa thật sự hiệu quả 32
3.1.3. Thâm hụt ngân sách ngày càng tăng dẫn đến tính bền vững của nợ công bị giảm sút 33
3.1.4. Nợ công của Việt Nam xếp top cuối về tính minh bạch 34
3.2. Các giải pháp để Việt Nam không rơi vào khủng hoảng nợ công 35
3.2.1. Tăng cường năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế 35
3.2.1.1. Tăng năng suất lao động 35
3.2.1.2. Tăng cường chất lượng và sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu và môi trường đầu tư 35
3.2.2. Nhóm giải pháp liên quan đến việc vay và sử dụng nợ công hiệu quả 36
3.2.2.1. Giảm thâm hụt ngân sách nhà nước (NSNN) nhằm hạn chế việc vay nợ 36
3.2.2.2. Nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn vay 37
3.2.3. Nhóm giải pháp liên quan đến việc quản lý nợ công 38
3.2.3.1. Tiếp tục hoàn thiện các thể chế & xây dựng khung pháp lý 38
3.2.3.2. Đảm bảo an toàn, bền vững nợ 40
3.2.3.3. Công khai và minh bạch hóa thông tin về nợ công 41
KẾT LUẬN 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
PHẦN CÂU HỎI THẢO LUẬN 43
LỜI MỞ ĐẦU
Khủng hoảng tài chính đang diễn ra ngày càng liên tục với cường độ mạnh và diễn biến phức tạp gây ra những hậu quả rất nặng nề đối với cả quốc gia công nghiệp phát triển lẫn các nước đang phát triển. Bên cạnh khủng hoảng tài chính, ngày nay người ta còn đề cập nhiều và nghiên cứu một cách nghiêm túc hơn một loại khủng hoảng mới “Khủng hoảng nợ công”. Tình trạng nợ công gia tăng liên tục ở cả các nước phát triển vượt quá sự tăng trưởng của nền kinh tế (GDP) gây ra tình trạng mất kiểm soát trong khả năng chi trả của quốc gia. Điển hình là cuộc khủng hoảng nợ công ở Iceland, Argentina, và gần đây nhất là một số nước trong khu vực EU như Hy Lạp và Ireland. Chính điều đó đã đánh lên hồi trống báo động cho các nước trên toàn thế giới phải suy nghĩ chín chắn về tình trạng nợ công của chính quốc gia mình. Chính vì vậy, nghiên cứu “khủng hoảng nợ công và tác động của nó đến thị trường tài chính tiền tệ” là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay không chỉ ở Việt Nam mà còn trong khu vực và trên toàn thế giới.
Đây là đề tài khá rộng và có tính bao quát cao. Do đó, với kiến thức hạn hẹp của Nhóm 9_K20, chúng em trình bày một số hiểu biết khái quát về những vấn đề sau:
Phần 1: Nợ công và khủng hoảng nợ công.
Phần 2: Khủng hoảng nợ công và tác động của nó đến tình hình tài chính tiền tệ ở 2 nước điển hình là Hy Lạp và Ireland.
Phần 3: Thực trạng nợ công ở Việt Nam và giải pháp.
Trong suốt quá trình làm việc có nhiều sự tranh luận đồng thời nâng cao kiến thức chung của cả nhóm. Tuy nhiên, có những hạn chế khách quan mà nhóm khó có thể kiểm soát hoàn toàn nên chắc sẽ có nhiều sai sót. Mong thầy và các bạn nghiên cứu và góp ý để bài tiểu luận thêm phần hoàn thiện và góp chút kiến thức cho hành trang tri thức của các bạn đồng hành.
PHẦN 1: NỢ CÔNG VÀ KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG
1.1. Nợ công:
1.1.1. Định nghĩa:
Theo luật quản lý nợ công số 29/2009/QH12 ngày 17/06/2009 thì nợ công bao gồm: Nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương. Như vậy, Các khoản vay như vay vốn ODA, phát hành trái phiếu chính phủ (trong cũng như ngoài nước), trái phiếu công trình đô thị hay một tập đoàn kinh tế vay nợ nước ngoài được chính phủ bảo lãnh đều được xem là nợ công.
1.1.2. Phân loại nợ công:
Phân theo nguồn vay bao gồm: vay trong nước; vay nước ngoài.
Vay trong nước: Chính phủ vay thông qua phát hành công cụ nợ. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh vay để đầu tư phát triển kinh tế xã hội thông qua phát hành, uỷ quyền phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Vay nước ngoài là khoản vay ngắn hạn, trung - dài hạn phải trả lãi hoặc không phải trả lãi do Nhà nước, Chính phủ, doanh nghiệp và tổ chức khác của Việt Nam vay của chính phủ nước ngoài, vùng lãnh thổ, tổ chức tài chính quốc tế, tổ chức và cá nhân nước ngoài.
Phân theo chủ thể đi vay bao gồm: Chính phủ; chính quyền địa phương; doanh nghiệp và các tổ chức tài chính, tín dụng được Chính phủ bảo lãnh.
Nợ Chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ tài chính ký kết, phát hành, ủy quyền phát hành theo quy định của pháp luật. Nợ chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.
Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh.
Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ký kết, phát hành hoặc ủy quyền phát hành.
Phân theo loại hình vay bao gồm: vay hỗ trợ phát triển chính thức (vay ODA); vay ưu đãi; vay thương mại.
Vay hỗ trợ phát triển chính thức (vay ODA) là khoản vay nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam từ nhà tài trợ là chính phủ nước ngoài, tổ chức tài trợ song phương, tổ chức liên quốc gia hoặc tổ chức liên chính phủ có yếu tố không hoàn lại (thành tố ưu đãi) đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có ràng buộc, 25% đối với khoản vay không ràng buộc.
Vay ưu đãi là khoản vay có điều kiện ưu đãi hơn so với vay thương mại nhưng thành tố ưu đãi chưa đạt tiêu chuẩn của vay ODA.
Vay thương mại là khoản vay theo điều kiện thị trường.
Phân theo thời hạn vay bao gồm: vay ngắn hạn; vay trung – dài hạn;
Khoản vay ngắn hạn là khoản vay có kỳ hạn dưới một năm.
Khoản vay trung - dài hạn là khoản vay có kỳ hạn từ một năm trở lên.
Phân theo loại lãi suất bao gồm: lãi suất cố định; lãi suất thả nổi.
Phân theo chủ nợ và nhóm chủ nợ: chủ nợ chính thức; chủ nợ tư nhân.
Chủ nợ chính thức (bao gồm chủ nợ song phương là các Chính phủ hoặc cơ quan đại diện cho Chính phủ và các chủ nợ đa phương là các tổ chức tài chính quốc tế đa phương);
Chủ nợ tư nhân (bao gồm các ngân hàng thương mại; người sở hữu trái phiếu; các chủ nợ tư nhân khác không thuộc chính phủ hoặc không đại diện cho chính phủ);
Phân theo công cụ nợ bao gồm: thỏa thuận vay; tín phiếu; trái phiếu; công trái và các công cụ nợ khác.
1.1.3. Chỉ tiêu xác định tình trạng nợ công và ngưỡng an toàn nợ công:
Các chỉ tiêu giám sát về nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia bao gồm:
Nợ công so với tổng sản phẩm quốc dân (GDP);
Nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP;
Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu;
Nợ chính phủ so với GDP;
Nợ chính phủ so với thu ngân sách nhà nước;
Nghĩa vụ nợ chính phủ so với thu ngân sách nhà nước;
Nghĩa vụ nợ dự phòng so với thu ngân sách nhà nước;
Hạn mức vay thương mại nước ngoài và bảo lãnh vay nước ngoài của Chính phủ.
Thông thường người ta sử dụng chỉ tiêu nợ công so với tổng sản phẩm quốc dân (GDP) để xác định tình trạng nợ công của một quốc gia.
Ngưỡng an toàn của nợ công:
Theo công trình nghiên cứu năm 2010 của Cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia Mỹ (NBER), được khảo sát trên 44 quốc gia, cho ra kết quả: khi tỷ lệ nợ/GDP vượt ngưỡng 90% thì nó tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế và làm giảm đi 4% trong tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó. Đặc biệt, đối với các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam thì ngưỡng nợ/GDP là 60%, tỷ lệ nợ vượt quá ngưỡng này sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế hàng năm khoảng 2%.
Tuy nhiên chỉ dựa vào chỉ số nợ công/GDP không thể xác định được một cách toàn diện mức độ an toàn hay rủi ro của nợ công mà cần phải xem xét nợ công một cách toàn diện trong mối liên hệ với hệ thống các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của nền kinh tế quốc dân, nhất là: tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động tổng hợp, hiệu quả sử dụng vốn (qua tiêu chí ICOR), tỉ lệ thâm hụt ngân sách, mức tiết kiệm nội địa và mức đầu tư toàn xã hội... Bên cạnh đó, những tiêu chí như: cơ cấu nợ công, tỷ trọng các loại nợ, cơ cấu lãi suất, thời gian trả nợ… cũng cần được phân tích kỹ lưỡng khi đánh giá tính bền vững nợ công... Điển hình như nợ công khoảng 100% đủ để một nước như Hy Lạp rơi vào tình trạng phá sản, trong khi đó nợ công lên tới hơn 200% như Nhật Bản vẫn được coi là an toàn, hay trường hợp của Argentina, một quốc gia dù có mức nợ công dưới 60% và ngân sách tài chính khá tốt, nhưng vẫn xảy ra khủng hoảng nợ...
Theo TS. Benedict Bingham, đại diện thường trú của IMF tại Việt Nam nêu quan điểm: cần phải xem các nước có nền kinh tế tương tự có ngưỡng nợ thế nào, và phải tính đến cả rủi ro về lòng tin. Quan trọng hơn là phải hiểu được phạm vi, quy mô và chất lượng nợ thực chất như thế nào, bao nhiêu phần trăm để thúc đẩy tăng trưởng ngắn hạn, dài hạn… Điều đó đòi hỏi thông tin phải phong phú và chi tiết hơn nữa.
Theo TS. Alex Warren-Rodríguez, Kinh tế trưởng của Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) cũng lưu ý khi xây dựng luật, quản lý chiến lược tài khóa không nên dựa quá nhiều vào ngưỡng nợ. Bởi rất nhiều nước khó khăn về tài khóa khi nợ ở mức độ thấp, vì thế ngưỡng nợ thấp cũng không đảm bảo là sẽ tránh được khủng hoảng về tài khóa. Theo ông, cơ cấu nợ mới là yếu tố quan trọng. Nếu nợ nước ngoài cao và nợ ngắn hạn cao thì rủi ro về mặt cơ cấu nợ càng cao.
Ngoài ra, cũng cần phải tính đến độ nhạy với các cú sốc. Bởi mức nợ cho dù có nhỏ hơn ngưỡng, nhưng vẫn có những cú sốc không dự báo được. Ví dụ lạm phát có thể cao hay tỷ giá có thay đổi thì có thể làm thay đổi hoàn toàn dự báo. Một điều rất then chốt là cần phải có thông tin chính xác để đưa ra quyết định đúng và tạo niềm tin cho thị trường.
Một điều nữa cần lưu ý chính là những khoản nợ ngầm, các khoản nợ ngân hàng, nợ doanh nghiệp của Nhà nước vay mà Chính phủ phải bảo lãnh. Đây là những yếu tố tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với nền kinh tế.
VD: Một số nhà phân tích, khi phân tích nợ công của Nhật Bản đã cho thấy có sự khác biệt khá lớn giữa nợ công của nước này với nợ công của Hy Lạp, thể hiện ở chỗ, 95% trái phiếu chính phủ của Nhật Bản do người dân nước này nắm giữ, trong khi 70% nợ chính phủ Hy Lạp do người nước ngoài nắm giữ. Bên cạnh đó, Nhật còn tự chủ về tỷ giá hối đoái, dự trữ ngoại tệ của Nhật cũng ở mức rất cao (theo con số mà Bộ Tài chính Nhật Bản công bố ngày 12-5, tính đến cuối tháng 4-2010, dự trữ quốc gia của Nhật là 1.046,873 tỉ USD).
( Ta cần mở rộng cách thức suy nghĩ và hiểu về nợ, biết quản trị nợ và phân tích nợ một cách cẩn trọng, chú ý đúng mức đến khoản nợ đó được hình thành như thế nào, bằng cách nào, thực trạng nền kinh tế ra sao và khả năng trả nợ thế nào... Nợ không phải là xấu, nhưng cần phải tính toán đến đến hai yếu tố: hiệu quả từ những đồng vốn vay và hệ quả lâu dài nếu không giải quyết được dứt điểm vấn đề nợ chẳng hạn như tạo ra lạm phát, gây nóng cho nền kinh tế...
1.2. Khủng hoảng nợ công:
1.2.1. Thế nào là khủng hoảng nợ công?
Khủng hoảng nợ công là tình trạng nợ công tăng cao (vỡ nợ), làm chao đảo nền kinh tế do sự mất cân đối giữa thu và chi ngân sách quốc gia. Nhu cầu chi nhiều quá, trong khi thu không đáp ứng nổi, chính phủ đi vay tiền thông qua nhiều hình thức như phát hành công trái, trái phiếu, hiệp định tín dụng,… để chi, từ đó dẫn đến tình trạng nợ. Thâm hụt ngân sách kéo dài làm cho nợ công gia tăng. Nợ không trả sớm, để lâu thành "lãi mẹ đẻ lãi con" và ngày càng chồng chất thêm.
1.2.2. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng khủng hoảng nợ công:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ nần, ở mỗi nước và tuỳ từng thời kỳ lại có các nguyên nhân khác nhau, song tình trạng nợ công hiện nay ở nhiều nước đều có chung một số nguyên nhân cơ bản sau:
Đầu tiên phải kể đến, việc gia tăng mạnh chi tiêu từ ngân sách nhà nước, lương và chi phí hoạt động của bộ máy nhà nước ở các cấp có xu hướng ngày càng phình to, các chương trình kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, y tế, an ninh, quốc phòng, đầu tư phát triển có sở hạ tầng không ngừng tăng …, đặc biệt, hậu quả to lớn của cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu vừa qua đã buộc nhiều nước phải chi rất nhiều để khắc phục.
Chính phủ không minh bạch các số liệu, chính phủ cố gắng vẽ nên bức tranh sáng, màu hồng về tình trạng ngân sách của quốc gia. Thêm vào đó là sự kiểm soát chi tiêu và quản lý nợ của Nhà nước yếu kém, không chặt chẽ, thậm chí bị buông lỏng, cộng thêm với tình trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư và chi tiêu, cùng với tệ tham nhũng phát triển ở nhiều nước. (điển hình Hy Lạp)
Các nguồn thu (chủ yếu từ thuế) tăng không kịp với nhu cầu chi, thậm chí một số loại thuế chịu áp lực phải cắt giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau như thuế quan và phí hải quan của hầu hết các nước phải cắt giảm hoặc loại bỏ phù hợp với các quy định của WTO và các thoả thuận thương mại khác mà các quốc gia tham gia vào. Trong khi đó, vấn đề quản lý các nguồn thu, nhất là từ thuế, gặp không ít khó khăn ở nhiều nước do tình trạng trốn thuế, tệ tham nhũng, hối lộ, kiểm soát không chặt và xử lý không nghiêm của các cơ quan chức năng.
Tâm lý ảo tưởng về sức mạnh, uy tín quốc gia dẫn đến tình trạng vay nợ tràn lan, đầu tư quá trớn, thiếu tính toán...với suy nghĩ dù gì đi chăng nữa chính phủ cũng dư sức bù đắp thâm hụt ngân sách bằng nguồn dự trữ ngoại tệ dồi dào và cả... vay nợ nữa. (điển hình Argentina)
Chính phủ không kịp thời khống chế hành vi cho vay thiếu trách nhiệm của một số ngân hàng khi nền kinh tế tăng trưởng nóng và nhà đất tạo thành bong bóng. Mặt khác Chính phủ đã lựa chọn bao cấp các ngân hàng này khi họ bị thua lỗ. (điển hình Ireland)
Tỷ lệ tiết kiệm trong nước thấp đồng nghĩa với việc thâm hụt ngân sách của quốc gia sẽ khó có thể bù đắp bằng các nguồn vốn nội địa và phải đi vay vốn từ nước ngoài.
1.3. Tác động của khủng hoảng nợ công đến tài chính tiền tệ: (ở đây xem xét đại diện là nợ chính phủ)
Khủng hoảng nợ công tác động đến nền kinh tế thông qua các chỉ số sau:
Cán cân ngân sách thâm hụt
Giá trái phiếu giảm và lãi suất tăng
Lạm phát tăng.
Các doanh nghiệp hạn chế đầu tư, tốc độ tăng trưởng GDP giảm.
Thất nghiệp tăng
Khủng hoảng nợ công, cán cân ngân sách thâm hụt, Chính phủ cần huy động để trả nợ buộc phải vay của công chúng bằng cách phát hành trái phiếu, vay mượn ở ngân hàng trung ương hoặc cầu viện cứu trợ từ các nước khác, từ các tổ chức quốc tế như IMF...hoặc tăng thuế để bù đắp thâm hụt ngân sách bên cạnh đó phải thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng” để giảm chi tiêu. Việc phát hành thêm trái phiếu chính phủ thì giá trái phiếu chính phủ giảm, lãi suất trái phiếu tăng vì chính phủ phải nâng lãi suất trái phiếu thì mới huy động được người mua.
Khi cán cân ngân sách thâm hụt, ngân hàng trung ương sẽ tài trợ thâm hụt bằng cách phát hành thêm tiền làm tăng khối cung tiền gây ra áp lực lạm phát.
Bên cạnh đó, việc cắt giảm chi tiêu, tăng thuế sẽ làm giảm đầu tư trực tiếp, kìm hãm kinh tế, làm chậm tốc độ tăng trưởng (thể hiện ở tốc độ tăng trưởng GDP giảm sút ( chỉ số nợ/GDP tăng). Việc giảm chi tiêu, giảm đầu tư sẽ dẫn đến tình trạng việc làm giảm, thất nghiệp gia tăng.
Mặt khác, cán cân ngân sách thâm hụt đã gây ra sự mất lòng tin của người dân và của nhà đầu tư mới đối với các nền kinh tế quốc gia khiến đồng tiền quốc gia sụt giá. Điều đó có thể dẫn tới một đợt tháo chạy với quy mô lớn trên thị trường trái phiếu và cổ phiếu làm giá chứng khoán bị sụt giảm.
PHẦN 2: KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG & TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Ở 2 NƯỚC
ĐIỂN HÌNH LÀ HY LẠP VÀ IRELAND
2.1. Khủng hoảng nợ công Hy Lạp và tác động đến tình hình TCTT:
2.1.1. Thực trạng khủng hoảng nợ công Hy Lạp:
Lãnh thổ Hy Lạp bao gồm phần đất liền nằm trên bán đảo Balkan và khoảng 3000 hòn đảo nằm trên biển Ionia, Địa Trung Hải và biển Aegean.
Tổng diện tích của Hy Lạp là 131.940 km²
Dân số của Hy Lạp là khoảng 11 triệu người
Điểm mạnh: Du lịch là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của Hy Lạp và đóng góp tới 15% GDP. Các ngành kinh tế khác như ngân hàng, tài chính, viễn thông, sản xuất các thiết bị công nghệ cao cũng phát triển mạnh tại Hy Lạp. Nước này cũng có lợi thế về kinh tế biển với rất nhiều cảng nước sâu và một ngành công nghiệp đóng tàu hùng mạnh.
2.1.1.1. Tỷ lệ nợ công trên GDP:
Tình hình nợ công của Hy Lạp nói riêng và khu vực đồng euro nói chung từ năm 1999-2009 liên tục gia tăng. Hiện nay, tổng số nợ công trong khu vực euro vào khoảng 7.062 tỉ euro, trong đó khoản nợ của Hy Lạp là 273 tỉ euro, chiếm khoảng 4% tổng nợ của khu vực đồng tiền chung. Tỷ lệ nợ công trên GDP của Hy Lạp là 108,1%.
Bảng 1: Số liệu về thực trạng nợ và thâm hụt ngân sách năm 2009 của EU.
Đơn vị tính: tỷ lệ % GDP
2.1.1.2. Nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP của Hy Lạp:
Năm
Nợ nước ngoài
Phần trăm thay đổi
2003
$ 63400000000
2004
$ 65510000000
3,33%
2005
$ 67230000000
2,63%
2006
$ 75180000000
11,83%
2007
$ 301.900.000.000
301,57%
2008
$ 86720000000
-71,28%
2009
$ 504.600.000.000
481,87%
2010
$ 552.800.000.000
9,55%
Nợ nước ngoài (tỷ lệ % so với GDP): 170,5%
Tổng nợ nước ngoài:
504,6 tỷ USD (ngày 31 tháng 12 năm 2008)
552,8 tỷ USD $ (30 tháng sáu năm 2009)
581,6