Bài nghiên cứu này đánh giá những tác động chủyếu của cuộc khủng hoảng tài chính
hiện tại. Những phân tích tài chính kỹlưỡng đã chỉra rằng chính các mô hình lí thuyết dựa trên
những giả định phi thực tế đã dẫn tới những hậu quảnghiêm trọng trong việc định giá sai thị
trường hợp đồng hoán đổi nợkhó đòi (CDS) vốn chưa được kiểm soát, từ đó đã đẩy nhanh quá
trình vỡnợ đối với các khoản vay thếchấp bằng bất động sản. Những nghiên cứu vềmặt lí luận
đã đưa ra các giải pháp cho khủng hoảng. Các giải pháp này được đánh giá là ít tốn kém hơn gói
cứu trợtài chính cho các nhà đầu tư– Những người đã đưa ra các quyết định thiếu cân nhắc về
tài chính do quá tập trung vào các phân tích tín dụng.
Khủng hoảng tài chính 2008 nhưlà một dấu mốc to lớn trong lịch sửmà cho đến lúc này
lượng tiền khổng lồ đã được chi ra cũng không đủ đểgiải quyết vấn đề. Bên cạnh gói cứu trợtrị
giá 700 tỉUSD của Quốc hội Mỹ, Cục DựtrựLiên bang Mỹ(FED) đã nỗlực đểcứu trợcho các
tổchức lớn và thịtrường với khoảng 1.3 nghìn tỉUSD trong đầu tưvào các danh mục tài sản rủi
ro, bao gồm cảcác khoản cho vay đối với các tổchức có nguy cơbịphá sản và các khoản vay có
thếchấp (CDO) nhưlà những khoản thếchấp dưới chuẩn đang rơi vào tình trạng không thểchi
trảvới cường độchóng mặt (Morris 2008). Hơn 900 tỉUSD đang được rót cho các tập đoàn lớn
(Eversa 2008), tính đến thời điểm này gói cứu trợtài chính đã xấp xỉ3000 tỉUSD, đó là chưa kể
đến các khoản nợcông ty khổng lồ được chính phủHoa Kỳ đảm bảo trong năm vừa rồi. Cuộc
khủng hoảng lần này đã đặt hệthống tài chính toàn cầu đến chỗhiểm nguy (Woellert và
Kopecki, 2008) - Việc nghiên cứu những nguyên nhân chủyếu của cuộc khủng hoảng cho phép
chúng ta vừa đưa ra được những giải pháp cho tình hình hiện tại vừa tránh được các tình huống
tương tựtrong tương lai.
21 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6170 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khủng hoảng tài chính 2008 - Nguyên nhân và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Khủng hoảng tài chính 2008:
NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP
Tác giả: Austin Murphy
TÓM TẮT:
Bài nghiên cứu này đánh giá những tác động chủ yếu của cuộc khủng hoảng tài chính
hiện tại. Những phân tích tài chính kỹ lưỡng đã chỉ ra rằng chính các mô hình lí thuyết dựa trên
những giả định phi thực tế đã dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng trong việc định giá sai thị
trường hợp đồng hoán đổi nợ khó đòi (CDS) vốn chưa được kiểm soát, từ đó đã đẩy nhanh quá
trình vỡ nợ đối với các khoản vay thế chấp bằng bất động sản. Những nghiên cứu về mặt lí luận
đã đưa ra các giải pháp cho khủng hoảng. Các giải pháp này được đánh giá là ít tốn kém hơn gói
cứu trợ tài chính cho các nhà đầu tư – Những người đã đưa ra các quyết định thiếu cân nhắc về
tài chính do quá tập trung vào các phân tích tín dụng.
Khủng hoảng tài chính 2008 như là một dấu mốc to lớn trong lịch sử mà cho đến lúc này
lượng tiền khổng lồ đã được chi ra cũng không đủ để giải quyết vấn đề. Bên cạnh gói cứu trợ trị
giá 700 tỉ USD của Quốc hội Mỹ, Cục Dự trự Liên bang Mỹ (FED) đã nỗ lực để cứu trợ cho các
tổ chức lớn và thị trường với khoảng 1.3 nghìn tỉ USD trong đầu tư vào các danh mục tài sản rủi
ro, bao gồm cả các khoản cho vay đối với các tổ chức có nguy cơ bị phá sản và các khoản vay có
thế chấp (CDO) như là những khoản thế chấp dưới chuẩn đang rơi vào tình trạng không thể chi
trả với cường độ chóng mặt (Morris 2008). Hơn 900 tỉ USD đang được rót cho các tập đoàn lớn
(Eversa 2008), tính đến thời điểm này gói cứu trợ tài chính đã xấp xỉ 3000 tỉ USD, đó là chưa kể
đến các khoản nợ công ty khổng lồ được chính phủ Hoa Kỳ đảm bảo trong năm vừa rồi. Cuộc
khủng hoảng lần này đã đặt hệ thống tài chính toàn cầu đến chỗ hiểm nguy (Woellert và
Kopecki, 2008) - Việc nghiên cứu những nguyên nhân chủ yếu của cuộc khủng hoảng cho phép
chúng ta vừa đưa ra được những giải pháp cho tình hình hiện tại vừa tránh được các tình huống
tương tự trong tương lai.
2
NGUYÊN NHÂN SÂU XA CỦA KHỦNG HOẢNG: ĐỊNH GIÁ SAI THỊ TRƯỜNG CDS
Nhiều người cho rằng chính những khoản vay thế chấp mất khả năng thanh toán là
nguyên nhân gây ra khủng hoảng. Nhưng tấn bi kịch này chỉ là “phần nổi của tảng băng”. Việc
định giá CDSs mà Ủy ban chứng khoán và hối đối Mỹ ( SEC) ước tính khoảng 55 ngàn tỉ USD
và thực sự có thể vượt quá con số 60 ngàn tỉ USD ( hoặc hơn 4 lần so với các khoản nợ thế chấp
của Mỹ đã được giao dịch trên thị trường mà họ có nghĩa vụ phải bảo đảm) là hoàn toàn không
được quản lý, và thường được ký hợp đồng qua điện thoại mà không có tài liệu chứng minh
(Simon, 2008). Đây chính là nguồn gốc của mọi vấn đề trong cuộc khủng hoảng.
Thật ra CDSs là công cụ tài chính khá đơn giản, chỉ đơn thuần là một bên trả một khoản
phí định kỳ cho bên khác để bảo hiểm các khoản nợ cho một đối tượng nào đó (chẳng hạn như
một công ty cụ thể) trong một khoảng thời gian cụ thể, thường là 5 năm nhằm tránh việc mất khả
năng chi trả của đối tượng đó. Đây là chính sách bảo hiểm các khoản nợ có hiệu quả vì không
cần phải tuân theo những quy định ngặt nghèo của ngành bảo hiểm. Năm 2000, Quốc hội Mỹ
ban hành đạo luật tự do hóa thị trường CDS, tức là nó hoàn toàn không bị quản lý bởi bất kỳ cơ
quan chức năng nào. Nhờ đó thị trường này đã tăng trưởng một cách nhanh chóng từ 900 tỉ USD
vào năm 2000 lên tới 50 ngàn tỉ USD vào năm 2008 (PIA Connection, 2008).
Bất kỳ việc đầu tư vào khoản nợ nào cũng yêu cầu một khoản bù đắp không chỉ đối với
giá trị thời gian của đồng tiền mà còn bảo đảm cho những rủi ro tín dụng của các khoản nợ đó.
Khoản bù đắp giá trị thời gian của đồng tiền thường được đảm bảo bởi lời hứa trả nợ, ở mức tối
thiểu tương đương với lãi suất chứng khoán không có khả năng vỡ nợ của Chính phủ như trái
phiếu kho bạc Mỹ. Còn khoản bù đắp rủi ro tín dụng cho các nhà đầu tư không chỉ là phần thiệt
hại dự kiến do vỡ nợ mà còn là những rủi ro hệ thống liên quan đến nợ cũng như bất kì lựa chọn
kèm theo nào (Murphy, 1988).
Trong CDS hoặc hợp đồng bảo hiểm trái phiếu, không có đầu tư ban đầu trong các khoản
nợ của phía bên bảo hiểm, do đó họ chỉ cần khoản bù đắp rủi ro tín dụng. Khoản bù đắp này phải
bao gồm phần bù rủi ro việc mất khả năng chi trả nợ và phần bù rủi ro hệ thống. Từ lâu người ta
đã sử dụng những phương pháp thẩm định giá thích hợp để ước tính các khoản bù đắp trên
(Callaghan and Murphy, 1998).
3
Tuy nhiên, hiện nay nhiều người đã áp dụng những lý thuyết toán học thuần túy đề đánh
giá những rủi ro tín dụng và ước tính khoản bù đắp cho nó (Glantz and Mun, 2008). Rajun, Seru,
và Vig (2008) đã đưa ra phân tích về những lỗi trầm trọng trong việc dự báo khi áp dụng những
mô hình như trên. Các mô hình này cực kì thích hợp với những dữ liệu “cứng” trong quá khứ
nhưng lại bỏ qua hoàn toàn những phán xét của con người về “những thông tin mềm”. Mô hình
của những nhà phân tích định lượng- Quants, những người có ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống
ngân hàng hiện đại- theo một số nhà phân tích là còn “tồi tệ hơn vô dụng” (NewScientist, 2008b).
Và kết quả từ mô hình của Quants đã gây ra thảm họa cho nhiều tổ chức tin tưởng một cách tuyệt
đối vào lý thuyết này. Điển hình như AIG, một hãng bảo hiểm nổi tiếng chuyên bảo hiểm các
khoản nợ thông qua CDSs, đã đặt "niềm tin mù quáng vào những mô hình rủi ro tài chính " và
một bộ phận nhỏ những người lập mô hình ưu tú của họ đã đem về cho công ty doanh thu khổng
lồ nhưng chỉ kéo dài trong vài năm đầu và sau này đã biến thành những tổn thất không thể bù
đắp được (Morgenson, 2008).
Những dự báo của các nhà quản lý về mức độ nghiêm trọng của vấn đề cũng như tác
động khủng khiếp của khủng hoảng đã có từ nhiều năm trước nhưng phần lớn đều bị lờ đi do
những tổ chức tài chính đã thực hiện cuộc vận động hành lang rất thành công. Và hiện nay những
tổ chức này hoặc là phá sản hoặc là đang được cứu sống nhờ vào tài trợ của Chính phủ
(Associated Press, 2008). Ví dụ như sự thành công trong chiến dịch vận động Quốc Hội trị giá 2
triệu USD do Freddie Mac thực hiện nhằm thuyết phục Quốc Hội không cản trở đầu tư của riêng
họ vào các khoản thế chấp có mức độ rủi ro cao đã dẫn đến sự thất bại của 2 công ty liên bang
Fannie Mae và Freddie Mac (Yost, 2008). Nhiều công ty, ngân hàng cũng như các tổ chức tương
tự được cung cấp bảo hiểm để tiến hành cho vay (bao gồm cả những khoản cho vay không có tài
liệu thích hợp) và nghĩ rằng họ đang trong tình trạng “an toàn” dựa trên những đánh giá của dữ
liệu quá khứ (Associated Press, 2008).
Một số nhà đầu tư chứng khoán nợ chỉ nhìn vào bảng xếp hạng tín dụng do một vài cơ
quan đánh giá như Moody’s và Standard & Poors (S&P) đưa ra, mà những cơ quan này cũng chỉ
đánh giá tín dụng dựa trên những mô hình toán học là chủ yếu. Các mô hình này đã sử dụng
những dữ liệu thống kê để tìm ra những mối quan hệ trong quá khứ giữa việc mất khả năng chi
trả nợ và một vài biến, điển hình là nghiên cứu mang tính ảnh hưởng cao của Altman (1968). Do
đó chúng có thể bỏ qua nhiều khả năng và nhân tố rất quan trọng (Woellert and Kopecki, 2008).
4
Trong khi một số người cho rằng các mô hình này chỉ cần được cải thiện là có thể sử dụng được
(NewScientist, 2008b) thì thực tế các mô hình lại hoàn toàn không thể kết hợp tất cả các yếu tố
có thể có liên quan trong việc đưa ra quyết định. Ngoài ra, các mô hình có thể đưa đến sự tương
quan giả giữa các biến mà nó sẽ được được phóng đại khi số biến trong mô hình tăng lên. Do đó
việc cố gắng kết hợp nhiều biến liên quan hơn chỉ có thể làm gia tăng những lỗi khác trong mô
hình.
Kết quả là những mô hình rủi ro tín dụng sử dụng thuật toán sẽ có xu hướng đánh giá
thấp khả năng xảy ra của những thay đổi lớn và bất ngờ (Buchanan, 2008). Những sự kiện này
đặc biệt quan trọng trong thị trường tín dụng nơi mà “phần đuôi” của đồ thị phân phối trở thành
chìa khóa để dự báo việc mất khả năng chi trả mà thông thường thì xác suất xảy ra rất thấp
(Murphy, 2000). Các mô hình toán học thường không thể suy tính những rủi ro hệ thống có liên
quan lẫn nhau (Jameson, 2008), và có xu hướng tạo ra những giả định phi thực tế như là thị
trường luôn luôn đạt trạng thái cân bằng (NewScientist, 2008a). Mặc dù những mô hình này
không phù hợp với thực tế nhưng độ chính xác về mặt thống kê của chúng khi dự báo trở lại
trong quá khứ (sử dụng dữ liệu lịch sử) đã làm cho những nhà lập mô hình toán học tiếp tục phát
triển chúng và tạo niềm tin dự đoán cho tương lai khi mà họ bắt đầu bỏ qua những gì đang diễn
ra trong thực tế (NewScientist, 2008b).
Một câu hỏi được đặt ra là liệu việc phân tích tín dụng có bao giờ được tiến hành mà
không có nhận định của con người hay không? Những nhận định của con người có thể kết hợp
một lượng lớn các biến được xử lý nhanh chóng bằng cách sử dụng những thuật toán đơn giản
nhưng hiệu quả (Gigenrenzer, 2007). Nhờ đó ta có thể tránh được những sai sót trong mô hình
toán học thuần túy chỉ dựa trên những giả thiết phi thực tế, xem xét không đầy đủ những biến có
liên quan và bị ảnh hưởng bởi những mối quan hệ giả tạo trong quá khứ mà có thể sẽ không thể
tiến hành trong môi trường tương lai.
Một số người cho rằng nhận định chủ quan của con người có khả năng phát sinh những
sai lệch không mong muốn và bóp méo vấn đề. Tuy nhiên có hay không có nhận định của con
người thì những mô hình tài chính về rủi ro tín dụng cũng dễ dàng bị bóp méo một cách cả hợp
pháp lẫn gian lận. Một ví dụ là “thông tin mềm” về khả năng hoàn nợ của những người đi vay rất
khó để truyền đạt đến những nhà đầu tư về các khoản nợ được chứng khoán hóa bằng các mô
5
hình toán học thì lại dễ dàng bị bóp méo bởi những người cho vay đang tìm kiếm nguồn thu nhập
(Rajun, Seru và Zig, 2008). Chính những dự báo bằng mô hình của các cơ quan xếp hạng tín
dụng (như là Moody’s và S&P) đã thiên về đánh giá cao hơn thực tế để cạnh tranh về doanh thu
từ những con nợ và kết quả là “một thất bại khổng lồ” (Burns, 2008). Những biên bản gần đây
đánh giá về khả năng vỡ nợ của các khoản vay được thực hiện hoàn toàn dựa vào “thông tin
cứng” (Rajun, Seru, and Zig, 2008) đã đưa đến kết luận rằng các nhận định của con người -ít
nhất là trong khuôn khổ quản lý thông thường có tổ chức- có khả năng phát hiện và tránh được
những sự sai lệch cao hơn so với các mô hình toán học, và những mô hình này dễ dàng bị bóp
méo hơn so với suy nghĩ của con người.
NHỮNG MÔ HÌNH BỎ QUA RỦI RO HỆ THỐNG VÀ PHẦN BÙ RỦI RO HỆ THỐNG
Ngày càng nhiều những mô hình toán học về các công cụ nợ được xây dựng dựa trên nền
tảng các lý thuyết mà những lý thuyết này lại hàm chứa rủi ro hệ thống của các khoản nợ có thể
đã được giảm thiểu rủi ro hoặc đa dạng hóa không ngừng (Duffee, 1999). Cơ cấu trúc của những
mô hình này có thể gây ra những lỗi đặ biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cả hệ thống. Đây là sai
lầm cơ bản nhất trong việc xây dựng các mô hình. Vì thế, nhiều người tạo lập mô hình đã đặt vấn
đề liệu có cần thiết quy định bất kì khoản bồi thường lợi tức nào cho những rủi ro mang tính hệ
thống này? (Elton, Gruber, Agrawal, and Mann, 2001)
Thông thường những nhà đầu tư vào các khoản nợ nhận được khoản lợi nhuận cao hơn
do rủi ro beta hay rủi ro hệ thống vì những rủi ro này bị đa dạng hóa trong suốt giai đoạn thị
trường suy giảm hay suy thoái (Murphy, 2000). Nếu không có những khoản bù đắp cho rủi ro hệ
thống cho các khoản nợ có khả năng phá sản thì khi đó lựa chọn tốt nhất cho những nhà đầu tư e
ngại rủi ro là đầu tư vào các trái phiếu kho bạc không có khả năng vỡ nợ của chính phủ Mỹ. Tuy
nhiên những lý thuyết này đã cho thấy rằng những nhà đầu tư tham gia chỉ cần nhận mức lợi
nhuận đủ để bù đắp cho các tổn thất trong việc mất khả năng chi trả đã được dự tính (Duffee,
1999). Những lý thuyết này được xây dựng trên những giả định phi thực tế như là không có chi
phí giao dịch cũng như là lợi tức sẽ tuân theo quy luật được phân phối không ngừng. (Merton,
1974). Và như ta thấy, kết quả là các lý thuyết này không hiệu quả mặc cho những tính toán
đúng đắn hoàn hảo.
6
Việc mô hình hóa trên cơ sở những giả định phi thực tế dẫn đến trong nhiều CDS được
định giá để có những khoản thanh toán định kì bù đắp cho phía bảo hiểm những tổn thất trong
việc mất khả năng chi trả chỉ ở mức trung bình. Không có bất kỳ khoản lợi tức đệm nào được
quy định thêm để trang trải cho những tổn thất của việc mất tinh thanh khoản trên mức trung
bình mang tính hệ thống, mà điều đó chắc hẳn sẽ xảy ra trong một vài năm nào đó. Và kết quả
như ta thấy, chính những nhà đầu tư nợ đã phải chịu những tổn thất lớn đó trong một vài năm.
Với nhiều bên bảo hiểm của các CDS là ngân hàng và các tổ chức tài chính có tỷ suất đòn bẩy
cao với những khoản nợ hiện hành lớn, chính những tổn thất nghiêm trọng này đã tạo nên rủi ro
cho phía bên bảo hiểm đối với các khoản nợ mất khả năng thanh toán do trách nhiệm của họ với
CDSs (1), dẫn đến nguy cơ xảy ra hiệu ứng domino cho các đối tác giao dịch của họ và có thể cả
hệ thống sẽ bị đổ.
Thất bại trong việc định giá khoản bù đắp cho những rủi ro hệ thống của các CDS cùng
với vấn đề đánh giá thấp những tổn thất như đã đề cập từ trước, cũng do bắt nguồn từ lòng tin
vào những mô hình thống kê và ứng dụng chúng mà không có những nhận định của con người
cũng như sự nhạy bén trong kinh doanh. Kết quả là các hợp đồng bảo hiểm nợ đó trong thị
trường CDS có giá rất thấp, các khoản thanh toán trong các CDS thì không bao gồm những thiệt
hại dự tính trong tương lai của việc mất khả năng chi trả ở những năm bình thường.
Việc định giá thấp các CDS kết quả là đã hình thành nên những bong bóng tín dụng,
những nhà đầu tư có thể giảm thiểu những rủi ro của họ trong đầu tư trái phiếu và nợ bằng các
bảo hiểm của CDSs với chi phí thấp hơn mức bình thường. Cụ thể, việc giảm thiểu những rủi ro
trong đầu tư vào các khoản nợ kết hợp với việc bảo hiểm của các CDS này được nhận thấy hầu
như không rủi ro bởi vì những đối tác bảo hiểm các CDS ( như ngân hàng, các tập đoàn thế chấp
liên bang FNMA hay FHLMC hay những công ty bảo hiểm như là AMBAC, MBIA và AIG )
được thừa nhận có hệ số tín nhiệm gần với Bộ tài chính Mỹ tại mức Aaa. Mặt khác, bản thân của
thị trường CDS này không được kiểm soát, nó gây khó khăn cho các nhà đầu tư trong phân tích
hay đặt vấn đề về việc đánh giá mức Aaa của các công ty bảo hiểm có đúng hay không, chính do
thiếu sự quản lí đã bộc lộ những điểm không thỏa đáng. Các nhà đầu tư (và các cơ quan xếp hạng
tín nhiệm) cũng có thể đã cho rằng (có lẽ với một vài lời biện hộ) một số trong những công ty
bảo hiểm đó sẽ được ủng hộ bởi chính phủ Mỹ vì họ chính là những tập đoàn nhà nước (như
7
FNMA và FHLMC) hoặc có thể là “quá lớn để phá sản” (too big to fail) (như nhiều ngân hàng
ngoại thương và đầu tư )
Do trái phiếu và các khoản cho vay được bảo đảm được xem như là không rủi ro như các
khoản nợ kho bạc cộng nên phần chênh lệch về lợi tức so với mức lãi suất đối với các trái phiếu
kho bạc không rủi ro của Mỹ đã giảm xuống đến mức giá của các CDS. Sự chênh lệch giữa lợi
tức kho bạc với lợi tức các khoản nợ của các tập đoàn xuống mức thấp, đặc biệt là lợi tức của các
khoản nợ xấu, cho đến năm 2007 có thể được theo dõi hàng ngày trên các ấn phẩm tài chính như
Wall Street Journal ( tạp chí phố Wall )
Sự sụt giảm chênh lệch giữa lãi suất của các khoản nợ rủi ro và các khoản nợ không rủi
ro xuống mức chưa từng thấy còn được đẩy mạnh do việc các nhà đầu tư sẵn sàng kinh doanh
chênh lệnh giá bán bất kì trái phiếu hoặc các khoản nợ nào mà được định giá ở mức chênh lệch
lợi tức cao hơn. Những nhà kinh doanh chênh lệnh giá này sẽ mua những khoản nợ có mức lợi
tức cao, mua bảo hiểm CDS rẻ cho chúng, và sau đó kiếm tiền từ sự khác biệt giữa các mức
chênh lệch giá và bảo hiểm như là một phần tiền lãi dư ra cho một ít những rủi ro đã được nhận
thấy. Những hoạt động trên đã kéo lãi suất của tất cả các trái phiếu và khoản nợ xuống đến giá
của các CDS do (như là) sự cạnh tranh với mạng lưới những người cho vay có sử dụng công cụ
phòng ngừa rủ ro đã làm giảm lãi suất cho vay.
Giá thị trường của các khoản nợ thương mại công khai không bao gồm những phần bù
cho rủi ro tín dụng, các khoản vay mới đã phải được định giá tương tự nhằm cạnh tranh trên thị
trường. Do đó người cho vay và cả những nhà đầu tư nợ nói chung đã tự khóa mình với mức tiền
lãi trung bình, bằng hay thấp hơn các chứng khoán kho bạc không có khả năng vỡ nợ.
Tuy nhiên, trong một khoản thời gian, người cho vay có thể tạo ra lợi nhuận vì tỷ lệ nợ
không có khả năng chi trả có xu hướng thấp trong những năm đầu sau khi phát sinh và vì việc
hình thành các khoản cho vay mới cũng đã tạo một thu nhập đáng kể từ các khoản phí của các
công ty cho vay. Khi nền kinh tế vẫn mở rộng với một tốc độ như những năm trước, và lãi suất
thấp hơn mức bình thường đã dẫn đến khối lượng cho vay tăng đột biến do nhu cầu tăng của
khách hàng, những lợi nhuận ngắn hạn được tăng cường hơn nữa cho các tổ chức cho vay.
8
Dù sao đi nữa, trong điều kiện không có khoản bù đắp cho rủi ro hệ thống mà những
khoản bù đắp cho những rủi ro từ việc mất khả năng chi trả thì thấp hơn so với tổn thất vỡ nợ ở
mức trung bình, được đánh giá bởi những chuyên gia trong phân tích tín dụng, thì lợi nhuận gần
như biến thành lỗ ngay khi các khoản nợ không thanh toán tăng hơn mức bình thường. Cụ thể,
việc định giá không tương xứng các khoản bù đắp rủi ro tín dụng dẫn đến kết quả thu nhập âm
ngay cả với chi phí vốn đầu vào tại giá của kho bạc. Kết quả là, không có sự tăng thêm các
khoản bù đắp cho những rủi ro hệ thống nhằm giải quyết những tổn thất trong việc mất khả năng
thanh toán ở mức trung bình sẽ xảy ra theo hệ thống trong một vài năm, những công ty sử dụng
đòn bẩy tài chính cao như ngân hàng có thể phải chịu những khoản thu nhập âm trong những
năm này, dẫn đến các vấn đề thanh khoản liên quan đến sự phá sản của ngân hàng. Cho đến khi
đó thì cá nhân và công ty vẫn có thể vay ở một mức lãi suất thấp gần bằng lãi suất của kho bạc
trong vài năm, do phí bảo hiểm của các khoản nợ thấp đã làm giảm đi phí vay mượn.
Người nhận thanh toán bảo hiểm định kì cho những CDS ban đầu có thể báo cáo những
khoản lợi nhuận lớn từ các hợp đồng, mặc cho việc định giá thấp bảo hiểm, bởi vì các khoản nợ
không có khả năng thanh toán trong số những khoản nợ mới phát hành thì thấp hơn các khoản
phí bảo hiểm ( Morgenson, 2008 ). Điều đó đặc biệt phổ biến trong thị trường thế chấp nhà ở vì
việc thế chấp gần đây có xu hướng được đặc trưng bởi tỷ lệ nợ không có khả năng chi trả thấp
so với một tỷ lệ thích hợp hơn. Ngoài ra, nhiều thế chấp gần đây có lãi suất có thể điều chỉnh tức
là người đi vay trả một mức lãi suất thấp cho từ 1-5 năm đầu tiên của khoản vay ( trước khi họ kí
hợp đồng để tăng lên dựa trên lãi suất của thị trường ), và hiển nhiên tỷ lệ các khoản nợ không có
khả năng thanh toán tăng lên cùng các khoản nợ thế chấp với lãi suất có thể điều chỉnh
(adjustable rate mortgages ) khi mà mức lãi suất thấp giả tạo đã kết thúc.
THÚC ĐẨY XIẾT NỢ
Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng thế chấp hiện nay dường như do việc định (đánh) giá
sai CDS. Các nhà môi giới thế chấp đã đóng góp chủ yếu vào việc lựa chọn đầu vào cho các mô
hình mà thiếu các nhân định chủ quan và thẩm tra cho các đầu vào đó. Họ đã bị thúc đẩy mạnh
mẽ bởi tiền hoa hồng nhận đươc khi tạo ra các khoản vay mới. Do đó, họ tìm mọi cách để cực
đại hóa số lượng các khoản thế chấp vì các khoản thế chấp này sẽ được nhà đầu tư khác nắm giữ
dưới dạng CDO (Buchanan, 2008). Yếu tố làm cho các nhà đầu tư vào CDO chấp nhận những
9
rủi ro này là do các loại chứng khoán phái sinh (MBS) đã được bảo hiểm một cách rộng rãi trước
nguy cơ thiệt hại do vỡ nợ bởi các nhà bảo hiểm uy tín như AIG bằng CDS (Morgenson, 2008).
Kết quả của việc rủi ro cho nhà đầu tư cuối cùng đã bị làm mờ đi là nhiều khoản thế chấp hơn
được tạo ra mà không phải tốn một khoản tiền hay một bằng chứng về thu nhập nào.
C