Khủng hoảng tài chính và tác động tới Việt Nam, tác động tới các ngành

Liên tiếp trong hai quý, hai và ba, GDP 15 nước sử dụng đồng tiền chung euro đạt mức âm, đánh dấu sự suy thoái đầu tiên trong lịch sử hình thành khu vực gần một thập kỷ qua. Số liệu công bố ngày 14/11 cho thấy, tăng trưởng kinh tế trong khu vực ở mức âm 0,2% trong quý ba, sau khi đã xuống dốc với tốc độ tương tự trong quý hai. GDP giảm trong hai quý liên tiếp là một minh chứng rõ ràng cho thấy kinh tế rơi vào suy thoái. Thông tin chính thức phát đi từ cơ quan chức năng EU là đòn trời giáng với giới đầu tư sau 9 năm thành lập khu vực đồng tiền chung châu Âu. "Không phải chờ cho tới khi số liệu GDP quý ba được công bố người ta mới nghĩ EU rơi vào suy thoái. Những số liệu và nghiên cứu gần đây cho thấy GDP trong quý tư thậm chí còn tồi tệ hơn vì cuộc khủng hoảng tài chính ngày càng để lại hậu quả nặng nề", ông Howard Archer, chuyên gia kinh tế trưởng của hãng Global Insight bình luận. Không khí tại Đức, đầu tàu kinh tế của cả khu vực, ảm đạm nhất. GDP quý ba ở đây giảm tới 0,5% sau khi đã giảm 0,4% trong quý hai. Tây Ban Nha, Italy cũng gia nhập câu lạc bộ suy thoái. Riêng Pháp, nền kinh tế lớn thứ hai trong eurozone, tăng nhẹ 0,1%.

doc146 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1883 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khủng hoảng tài chính và tác động tới Việt Nam, tác động tới các ngành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khủng hoảng tài chính và tác động tới Việt Nam, tác động tới các ngành Khủng hoảng tài chính đang ngày càng lan rộng, thấm sâu vào từng nền kinh té, trong đó có cả Việt Nam. Cuộc khủng hoảng đang gây những tác động lớn và thể hiện khá rõ tới Việt Nam, tác động tới các ngành. DIỄN BIẾN CHÍNH CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH THẾ GIỚI 2 15 nước EU rơi vào suy thoái 2 Kinh tế Nhật chính thức rơi vào suy thoái 3 OECD: Kinh tế Canađa đang bị suy thoái 4 Hàn Quốc: Các công ty chứng khoán và quản lý tài sản thua lỗ nặng 5 Thêm 3 ngân hàng của Mỹ bị đóng cửa 6 Kinh tế Singapore chính thức rơi vào suy thoái 8 Trung Quốc: nhà máy đóng cửa, đơn hàng thu hẹp, nhân công mất việc 9 Khủng hoảng tài chính lan rộng tại Nga 10 Fed dự báo bi quan về kinh tế Mỹ cuối 2008 - đầu 2009 12 Standard &Poor’s: Thế giới có 85 tập đoàn phá sản trong năm 2008 13 Dân Mỹ thi nhau xin phá sản 14 Tháng 10/2008: Số công ty Hàn Quốc phá sản cao nhất trong 3 năm 15 Anh: Lạm phát giảm mạnh, nguy cơ thiểu phát cận kề 16 Các ngân hàng ở châu Á bắt đầu bất ổn trước nguy cơ đang lớn dần 16 G20 thất bại trong việc tìm giải pháp chung cho suy thoái 18 Khủng hoảng tài chính: các nước mới nổi chịu hiểm nguy nhiều hơn Mỹ 19 IMF: Tăng trưởng kinh tế của Philippines sẽ giảm mạnh 20 Dự kiến GDP quí IV/2008 của Trung Quốc sẽ giảm còn 8,2% 20 Kinh tế Italia rơi vào cuộc khủng hoảng nặng nề nhất kể từ 16 năm qua 21 Thị trường ôtô châu Âu rơi vào khủng hoảng 22 Các ngân hàng Nhật thua lỗ hơn 10 tỷ USD do khủng hoảng tín dụng 22 Mỹ: Sự sụp đổ của ngành công nghiệp ô tô sẽ làm đổ vỡ nền kinh tế 23 Nhật: Ngành sản xuất ô tô gặp khó khăn tác động tới cả nền kinh tế 24 IMF dự báo phát triển kinh tế toàn cầu giảm trong năm 2009 25 Hồng Công: Thị trường bất động sản sa sút nặng nề 25 10 tháng đầu năm: Chứng khoán toàn cầu mất hơn 16.000 tỷ USD 26 Mỹ chứng kiến ngân hàng thứ 17 bị đóng cửa trong năm 2008 26 TÁC ĐỘNG TỚI KINH TẾ VIỆT NAM 28 Việt Nam không nằm ngoài vòng xoáy khủng hoảng 28 Thủ tướng: Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong năm 2009 29 Đề nghị lùi thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân đến 1/7 30 TPHCM: Tăng trưởng GDP năm 2009 sẽ thấp hơn 2008 31 Xuất khẩu gặp khó do khủng hoảng tài chính thế giới 32 Tháng 11/2008: xuất khẩu tiếp tục đà suy giảm 34 11 tháng 2008: Nhập siêu lên mức 16,9 tỷ USD khi xuất khẩu giảm tốc 35 Nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với 4 vấn đề căn bản 36 Mục tiêu lạm phát 2009 sẽ thấp hơn 2008 và ở mức trên 15% 38 NHNN: thời suy thoái, ngân hàng và tiền tệ trong nước vẫn ổn định 38 Dự báo diễn biến tiền tệ từ nay đến cuối năm 41 Dự báo CPI cả năm 2008 không vượt quá 24% 44 Kinh tế 2009: Vẫn nặng nỗi lo lạm phát 45 Standard & Poor’s: Việt Nam có khả năng bị đánh tụt hạng tín nhiệm 46 Kinh tế Việt Nam đang tiếp tục ổn định song vẫn tồn tại thách thức 48 Tiêu thụ trong nước tăng chậm lại 49 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2008 tiếp tục giảm 0,76% 50 TÁC ĐỘNG ĐẾN CÁC NGÀNH CỤ THỂ 51 Tiền gửi ngân hàng có khuynh hướng giảm 51 Tín dụng khó giải ngân 52 Tổng nợ xấu trên toàn hệ thống ngân hàng khoảng 35.000 tỷ đồng 54 Cổ phiếu ngân hàng vẫn khó thu hút nhà đầu tư trong ngắn hạn 56 Dự báo lợi nhuận ngân hàng giảm rất nhiều trong quí IV/2008 - đầu 2009 57 Ngành thép VN đối mặt với những khó khăn khó lường 59 Xuất khẩu nông sản: khó khăn chồng chất trong năm 2009 60 Năm 2009, dự báo xuất khẩu dầu thô Việt Nam nhiều biến động 62 Tồn kho phân bón gần nửa triệu tấn 64 Xuất khẩu gặp khó khăn, DN thủy sản tăng cường cạnh tranh tại sân nhà 64 Từ năm 2009 sẽ không còn khan hiếm ximăng 66 Bất động sản giảm 40 - 60%, khách hàng vẫn lo mua hớ! 66 Sức cầu yếu "nhấn chìm" thị trường nhà đất 67 Nhiều doanh nghiệp ngành nhựa thua lỗ 68 Dự báo chưa chuẩn, doanh nghiệp thép lao đao 69 Nhiều rào cản với doanh nghiệp xuất khẩu gỗ 71 Quý IV, ngành thép vẫn gặp khó 72 Nông sản Việt Nam gặp bất lợi vì tỷ giá 73 Xuất khẩu đồng loạt xin hạ chỉ tiêu và giảm thuế 75 Petro Vietnam không hoàn thành kế hoạch khai thác dầu khí 77 Dự báo giá bất động sản còn giảm 77 Thị trường xi măng: Báo động sụt giảm tiêu thụ 78 Tỷ giá USD/VND biến động mạnh: DN xuất nhập khẩu thiệt hại lớn 79 Xuất khẩu nông sản lùi dần về mức năm ngoái 81 Ngành gỗ đối mặt khó khăn 82 Công nghiệp dệt may gặp khó khăn bởi suy thóai kinh tế toàn cầu 83 Dệt may: Còn nhiều rào cản cần tháo gỡ 85 Cá tra Việt Nam lại vấp phải rào cản mới từ Mỹ 86 80% nhà máy điều đóng cửa vì thiếu nguyên liệu 87 DIỄN BIẾN CHÍNH CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH THẾ GIỚI 15 nước EU rơi vào suy thoái Liên tiếp trong hai quý, hai và ba, GDP 15 nước sử dụng đồng tiền chung euro đạt mức âm, đánh dấu sự suy thoái đầu tiên trong lịch sử hình thành khu vực gần một thập kỷ qua. Số liệu công bố ngày 14/11 cho thấy, tăng trưởng kinh tế trong khu vực ở mức âm 0,2% trong quý ba, sau khi đã xuống dốc với tốc độ tương tự trong quý hai. GDP giảm trong hai quý liên tiếp là một minh chứng rõ ràng cho thấy kinh tế rơi vào suy thoái. Thông tin chính thức phát đi từ cơ quan chức năng EU là đòn trời giáng với giới đầu tư sau 9 năm thành lập khu vực đồng tiền chung châu Âu. "Không phải chờ cho tới khi số liệu GDP quý ba được công bố người ta mới nghĩ EU rơi vào suy thoái. Những số liệu và nghiên cứu gần đây cho thấy GDP trong quý tư thậm chí còn tồi tệ hơn vì cuộc khủng hoảng tài chính ngày càng để lại hậu quả nặng nề", ông Howard Archer, chuyên gia kinh tế trưởng của hãng Global Insight bình luận. Không khí tại Đức, đầu tàu kinh tế của cả khu vực, ảm đạm nhất. GDP quý ba ở đây giảm tới 0,5% sau khi đã giảm 0,4% trong quý hai. Tây Ban Nha, Italy cũng gia nhập câu lạc bộ suy thoái. Riêng Pháp, nền kinh tế lớn thứ hai trong eurozone, tăng nhẹ 0,1%. Tình hình tồi tệ cũng đe dọa các nước ngoài khu vực đồng tiền chung. Tại Anh, GDP quý ba đã giảm 0,5%, lần đầu tiên sau mười sáu năm qua. Ngân hàng Trung ương Anh quốc cho biết nước này đang đứng trước nguy cơ thiểu phát. Trong khu vực đồng euro, lạm phát tháng mười giảm xuống còn 3,2%, thấp nhất trong 9 tháng qua. Các chuyên gia dự báo giá cả sẽ tiếp tục giảm trong những tháng tới và rất có thể Ngân hàng Trung ương châu Âu phải mạnh tay cắt giảm lãi suất để hỗ trợ kinh tế.(Nguồn: VNE, 15/11) Kinh tế Nhật chính thức rơi vào suy thoái Các số liệu thống kê công bố ngày 17/11 cho thấy, kinh tế Nhật Bản - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và lớn nhất ở châu Á - đã chính thức rơi vào suy thoái. Đây là lần suy thoái đầu tiên của nền kinh tế này trong 7 năm trở lại đây. Theo Văn phòng Nội các Nhật Bản, trong quý 3 vừa qua, GDP của Nhật tăng trưởng âm 0,1% so với quý trước, sau khi đã tăng trưởng âm 0,3% trong quý 2. Từ đầu năm tới nay, GDP của Nhật đã sụt giảm 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo định nghĩa mang tính kỹ thuật, một nền kinh tế bị coi là suy thoái khi tăng trưởng âm hai quý liên tiếp. Theo giới quan sát, việc kinh tế Nhật rơi vào suy thoái không phải là một sự kiện gây bất ngờ. Trước đó, khủng hoảng tài chính đã “lái” kinh tế Nhật tới bờ vực suy thoái. Sự chao đảo của thị trường tài chính quốc tế đã khiến giới đầu tư “carry trade” ồ ạt rút vốn khỏi những thị trường có lãi suất cao để chuyển về các đồng tiền có lãi suất thấp mà họ vay trước đó để đầu tư. Trong hoạt động đầu tư “carry trade”, các nhà đầu tư vay tiền ở một nước có mức lãi suất thấp hơn để đầu tư vào các loại tài sản ở các quốc gia có mức lãi suất cao hơn để hưởng chênh lệch. Mặt khác, những đồng tiền có lãi suất thấp cũng được giới đầu tư coi là các “vịnh tránh bão” an toàn trong thời điểm khủng hoảng. Điều này khiến các đồng tiền có lãi suất thấp - trong đó có Yên Nhật và USD - tăng giá mạnh. Sự lên giá của Yên Nhật, cùng với sự sụt giảm nhu cầu của thế giới, đã làm khó các nhà xuất khẩu như Canon, Toyota… - vốn là đầu tàu chính của kinh tế Nhật Bản. Các công ty Nhật gặp khó, kéo theo việc cắt giảm đầu tư, sa thải nhân công và sự chao đảo mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Nhật, khiến tình hình kinh tế nước này thêm tồi tệ. Để đối phó với tình hình, tháng trước, ngày 30/10, Chính phủ của Thủ tướng Taro Aso đã công bố một kế hoạch kích thích kinh tế trọn gói trị giá 51 tỷ USD để giảm thiểu tác động của sự sụt giảm của thị trường chứng khoán và sự lên giá mạnh của đồng Yên. Ngày 31/10, Nhật Bản tiến hành cắt giảm lãi suất lần đầu sau 7 năm, đưa lãi suất đồng tiền này từ mức 0,5% xuống còn 0,3%. Tới thời điểm này, đã hai trong số các đầu tàu của kinh tế thế giới là Nhật Bản và khu vực 15 nước sử dụng đồng Euro (Eurozone) rơi vào suy thoái. Cuối tuần trước, EU công bố số liệu cho thấy, GDP của Euro sụt 0,2% trong quý 3, sau khi đã tăng trưởng âm 0,2% trong quý 2, đồng nghĩa với việc nền kinh tế này đã suy thoái. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) dự báo, kinh tế Nhật sẽ tăng trưởng âm 0,1% trong năm nay, so với các mức tăng trưởng âm 0,9% và âm 0,5% ở Mỹ và châu Âu. Trong cuộc họp thượng đỉnh cuối tuần qua tại Washington, lãnh đạo 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới (G-20) đã đi tới một tuyên bố chung kêu gọi thế giới tiếp tục hợp sức để chống khủng hoảng. Trong đó, một biện pháp được đề xuất là cải tổ hệ thống tài chính toàn cầu, cắt giảm thêm lãi suất và tăng cường kích thích kinh tế. Tuy nhiên, tuyên bố của G-20 phần nào khiến giới quan sát thất vọng vì không có một biện pháp hành động cụ thể nào được đưa ra. Đối với Nhật Bản nói riêng, việc vực dậy nền kinh tế lúc này xem ra rất khó khăn, vì lãi suất đồng Yên hiện đã ở mức thấp (0,3%). Đồng thời, nợ Chính phủ của Nhật đã vượt quá 180% GDP của nước này, khiến việc tăng cường thêm chi tiêu của Chính phủ là việc khó thực hiện.(Nguồn: TBKT, 17/11) OECD: Kinh tế Canađa đang bị suy thoái Theo đánh giá của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), kinh tế Canađa đang trong giai đoạn suy thoái và tình trạng này sẽ kéo dài gần hết năm 2009, trong bối cảnh nền khi nền kinh tế thế giới đang lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất kể từ đầu thập kỷ 1980. OECD dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Canađa sẽ giảm trung bình 0,5% trong năm 2009, khác xa so với bất cứ dự đoán nào của các quan chức hoặc các chuyên gia kinh tế về triển vọng kinh tế Canađa trong thời gian tới. OECD cho rằng Canađa đang bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, đồng thời nhận định hầu hết các chỉ số kinh tế của Canađa sẽ giảm trong năm tới. Trong năm 2009, tỷ lệ thất nghiệp của Canađa sẽ tăng trên 7%, so với mức 6,2% năm 2008. Chính phủ liên bang và các bang sẽ bị thâm hụt ngân sách khoảng 1,3% GDP xuất phát từ tình trạng suy thoái trầm trọng của các thị trường tài chính toàn cầu, suy thoái kinh tế Mỹ và sự sụt giá của các mặt hàng do xuất khẩu yếu và chi tiêu trong nước cũng giảm. Sức tiêu dùng của Canađa trong năm 2009 cũng sẽ giảm 0,6%. Để khắc phục tình trạng trên, OECD cho rằng Ngân hàng Trung ương Canađa (BoC) nên tiếp tục cắt giảm tỷ lệ lãi xuất. Một số chuyên gia kinh tế dự đoán động thái này sẽ được BoC sẽ được triển khai vào ngày 9/12. OECD dự đoán kinh tế Canađa sẽ hồi phục trở lại và tăng 2,1% vào năm 2010, một sự tăng trưởng khá ấn tượng mặc dù bị suy thoái trong cả năm 2009. Ngày 24/11, Bộ trưởng Tài chính Canađa Jim Flaherty cho biết ông hy vọng chính phủ sẽ đưa ra một gói chính sách kích thích tăng trưởng cho phần lớn các dự án nhằm tái xây dựng cơ sở hạ tầng trong báo cáo dự trù ngân sách năm 2009-2010. Ông Flaherty dự kiến trình kế hoạch ngân sách này vào đầu năm 2009 để đảm bảo gói chính sách kích thích kinh tế sẽ được triển khai càng sớm càng tốt. Ông Flaherty cũng cho hay Canađa đang xem xét lại các dự án cơ sở hạ tầng, có thể được triển khai nhanh nhằm giảm thiểu tác động của đà suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu đối với nền kinh tế đất nước.(Nguồn: TTX, 26/11) Hàn Quốc: Các công ty chứng khoán và quản lý tài sản thua lỗ nặng Cổ phiếu của các công ty chứng khoán Hàn Quốc đã giảm tới 57,3% trong 10 tháng đầu năm 2008 và là mức sụt giảm cao thứ hai trên thị trường sau lĩnh vực xây dựng. Lợi nhuận hoạt động theo quý của 7 công ty môi giới chứng khoán lớn nhất quốc gia này đã giảm xuống chỉ còn 29,5 tỷ uôn (20,3 triệu USD) trong quý II/08, giảm 89,7% so với cùng kỳ năm trước. Nếu so với quý I/08, các công ty này sụt giảm kỷ lục tới 84,2%. Các nhà phân tích cho rằng các thể chế tài chính nước ngoài đang rút vốn khỏi các thị trường mới nổi khiến Hàn Quốc và Đài Loan trở thành hai nạn nhân chịu thiệt hại lớn nhất. Để ngăn chặn làn sóng bán tháo cổ phiếu, Chính phủ Hàn Quốc đã ban hành quy định giảm lượng cổ phiếu được bán ra trong một phiên giao dịch đồng thời giảm tỷ lệ hoa hồng của các công ty môi giới, song vẫn không thể trấn an và giữ chân được các nhà đầu tư. Việc giảm sút tỷ lệ hoa hồng trong môi giới, sự gia tăng rủi ro, bất ổn trên thị trường tài chính và tình trạng thua lỗ trong đầu tư trái phiếu, cổ phiếu là những nguyên nhân chính dẫn đến việc sụt giảm nghiêm trọng doanh thu của các công ty chứng khoán. Báo cáo tài chính của 25 công ty chứng khoán trình Ủy ban giám sát tài chính Hàn Quốc cho thấy trong 6 tháng đầu năm 2008, các công ty này trả lương bình quân cho nhân viên 34 triệu uôn (23.500 USD), giảm 10,1% so với cùng kỳ năm 2007. Trong bối cảnh thị trường sụt giảm nghiêm trọng, các công ty môi giới chứng khoán và quản lý tài sản đang phải đối mặt với việc tái cơ cấu và khởi kiện tập thể vì việc họ đã đầu tư cổ phiếu thua lỗ. Công ty chứng khoán Hana Daetoo Securities đã phải sa thải 150 nhân viên trong nỗ lực thu hẹp hoạt động, đồng thời dự kiến sáp nhập với công ty chứng khoán Hana IB Securities kể từ ngày 1/12 tới. Các ngân hàng lớn của Hàn Quốc cũng bắt đầu đóng cửa một số chi nhánh giao dịch, giảm bớt nhân viên nhằm cắt giảm chi phí vận hành. Theo số liệu thống kê của Ủy ban giám sát tài chính, tính đến cuối tháng 9/08, tổng số tài khoản đầu tư cổ phiếu của Hàn Quốc lên tới 24,5 triệu, có nghĩa tới 50% dân số Hàn Quốc đầu tư vào chứng khoán.(Nguồn: TTX, 24/11) Thêm 3 ngân hàng của Mỹ bị đóng cửa Ngày 21/11, các nhà chức trách của Mỹ đã đóng cửa thêm 3 ngân hàng nữa ở nước này, nâng tổng số ngân hàng bị giải thể tại đây từ đầu năm tới nay lên con số 22. Cách đây 2 tuần, tức là vào ngày 8/11, cơ quan chức năng của Mỹ cũng tiến hành các thủ tục để “xóa sổ” hai ngân hàng khác. Trong số 3 ngân hàng bị đóng cửa ngày 21/11 này, có hai ngân hàng tiết kiệm có trụ sở ở bang California mang tên Downey Savings and Loan Association of Newport Beach và PFF Bank & Trust of Downey, và một ngân hàng ở bang Georgia có tên Community Bank. Còn hai ngân hàng bị đóng cửa hôm 8/11 là hai ngân hàng có quy mô tương đối lớn, mang tên Franklin Bank ở bang Texas và Security Pacific Bank cũng ở bang California. Theo Văn phòng Giám sát Tiết kiệm Mỹ (OTS), hai ngân hàng tiết kiệm Downey Savings và PFF Bank có tống số 213 chi nhánh và 2.900 nhân viên. Tính tới ngày 30/9, Downey Savings có tổng tài sản lên tới 12,8 tỷ USD và lượng tiền gửi của khách hàng là 9,7 tỷ USD. Cũng là một ngân hàng tiết kiệm có quy mô lớn, PFF bank có tổng tài sản 3,7 tỷ USD và lượng tiền gửi của khách hàng là 2,4 tỷ USD. Theo dàn xếp của Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC), ngân hàng U.S. Bank có trụ sở ở bang Minneapolis sẽ mua lại hai ngân hàng tiết kiệm này. Theo đó, U.S. Bank sẽ chịu trách nhiệm về khoản thua lỗ 1,6 tỷ USD đầu tiên đối với tài sản của hai ngân hàng này. Đối với phần thua lỗ vượt hơn số này, FDIC cùng U.S. Bank chia sẻ. Theo FDIC, U.S. Bank sẽ tiến hành một chương trình điều chỉnh các khoản vay cho khách hàng, tương tự như chương trình mà ngân hàng IndyMac bị FDIC tiếp quản hồi tháng 7 vừa qua đã thực hiện. Bị đóng cửa cách đây 2 tuần, Ngân hàng Franklin Bank có tổng tài sản 5,1 tỷ USD và 3,7 tỷ tiền gửi của khách hàng tính tới ngày 30/9 vừa qua. Đáng chú ý, người đồng sáng lập kiêm chủ tịch tập đoàn mẹ Franklin Bank Corp. của ngân hàng này, ông Lewis Ranieri, lại chính là người được coi là cha đẻ của chứng khoán được đảm bảo bằng nợ địa ốc (mortgage backed securities - MBS). Ông Ranieri đã “phát minh” ra MBS cách đây khoảng 2 thập kỷ, khi ông còn là một phó chủ tịch của ngân hàng đầu tư Salomon Brothers. Theo sắp xếp của FDIC, ngân hàng Prosperity ở bang Texas sẽ mua lại toàn bộ tiền gửi của ngân hàng Franklin Bank và lượng tài sản 850 triệu USD của ngân hàng này. Phần tài sản còn lại của Prosperity sẽ do FDIC quản lý và tìm khách mua sau. Về phần mình, ngân hàng Community Bank có 4 chi nhánh, tổng tài sản 681 triệu USD và lượng tiền gửi của khách hàng là 611,4 triệu USD. Theo FDIC, ngân hàng Bank of Essex có trụ sở ở bang Virginia sẽ bỏ ra 84,4 triệu USD để mua lại tài sản của Community Bank và 3,2 triệu USD để có quyền tiếp quản lượng tiền gửi của khách hàng trong ngân hàng này. FDIC giữ lại phần tài sản còn lại để bán sau. Cũng theo số liệu của FDIC, ngân hàng Security Pacific Bank bị đóng cửa cách đây 2 tuần có tổng tài sản 261,1 triệu USD và số tiền gửi của khách 450,1 triệu USD tính tới ngày 17/10. Theo sắp xếp của FDIC, ngân hàng Pacific Western Bank ở Los Angeles sẽ mua lại toàn bộ tiền gửi của khách hàng tại Security Pacific và 51,8 triệu USD tài sản. Số tài sản còn lại của hai ngân hàng này sẽ được FDIC giữ lại để bán sau. FDIC cho biết, vụ trưng thu và bán lại Downey và PFF sẽ khiến quỹ bảo hiểm tiền gửi vơi mất 2,1 tỷ USD, vụ đóng cửa Community Bank sẽ khiến quỹ này hao hụt từ 200 - 240 triệu USD, vụ giải thể Franklin Bank sẽ “ngốn” mất 1,4 - 1,6 tỷ USD, còn vụ đổ vỡ của Security Pacific sẽ gây thiệt hại cho FDIC khoảng 210 triệu USD. Tuy nhiên, cũng giống như trong các vụ đổ vỡ ngân hàng khác, đây được xem là giải pháp ít tốn kém nhất. FDIC hiện giám sát 8.451 tổ chức ngân hàng ở Mỹ, với tổng tài sản là 13.300 tỷ USD. Theo FDIC, tính tới cuối quý 2 vừa qua, số ngân hàng Mỹ có khả năng đổ vỡ là 117 ngân hàng, tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính tới thời điểm này, đã có 5 ngân hàng ở bang Califonia và 3 ngân hàng ở bang Georgia trong tổng số 22 ngân hàng bị đóng cửa ở Mỹ năm nay - một hậu quả tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ. Hai bang này nằm trong số những bang có giá nhà đất sụt giảm mạnh nhất ở Mỹ. Theo OTS, hai ngân hàng tiết kiệm lớn bị đóng cửa của bang California đều chịu nhiều tác động xấu từ sự sụp đổ của thị trường cho vay địa ốc. “Việc đóng cửa hai ngân hàng tiết kiệm này một lần nữa phản ánh tác động to lớn của sự căng thẳng trên thị trường địa ốc ở California”, Giám đốc OTS, ông John Reich, nhận xét. Giống như trong các vụ đóng cửa ngân hàng khác ở Mỹ có sự sắp xếp của FDIC, không một khách hàng gửi tiết kiệm nào trong trong các ngân hàng bị đóng cửa trên bị mất đồng nào trong tài khoản tiền gửi tiết kiệm của họ. Các khách hàng của hai ngân hàng vẫn có thể tiến hành các giao dịch như bình thường như viết séc, sử dụng ATM, thẻ ghi nợ… trong thời gian cuối tuần. Các thủ tục đóng cửa đều được tiến hành vào ngày cuối tuần, để các chi nhánh của các ngân hàng này mở cửa trở lại vào ngày thứ Hai tuần kế tiếp với tư cách là chi nhánh của ngân hàng mua lại. Cũng trong ngày 21/11, Văn phòng Giám sát Tiền tệ của Mỹ (OCC) đã mở rộng đối tượng được phép mua lại các ngân hàng đổ vỡ. Theo đó, các nhóm nhà đầu tư tư nhân cũng được phép tham gia vào hoạt động này, thay vì chỉ các ngân hàng như trước đây.(Nguồn: TBKT, 23/11) Kinh tế Singapore chính thức rơi vào suy thoái Ngày 21/11, Bộ Công thương Singapore công bố Tổng sản phẩm nội địa quý 3 tiếp tục giảm 6,8% so với quý 2. Nước này chính thức rơi vào suy thoái. Báo cáo chính thức của Bộ Công thương Singapore (MTI) được gửi đến các cơ quan truyền thông ngay khi bắt đầu ngày làm việc và không gây ra nhiều bất ngờ. GDP của Singapore trong quý 2 giảm đã 5,3% so với quý 1. Và hồi tháng 10, MTI đã dự đoán GDP quý 3 sẽ giảm chừng 6,3% so với quý 2. Với mức giảm tăng trưởng của GDP trong hai quý liên tiếp, việc công bố suy thoái chỉ là vấn đề thời gian. So với cùng kỳ năm 2007, GDP quý 3 năm nay giảm 0,6%. Những biến động kinh tế toàn cầu trong thời gian qua đã khiến mọi dự đoán tăng trưởng công khai của các
Luận văn liên quan