Quản lý nhân lực là một hoạt động tất yếu của tổ chức, nó là một bộ phận cấu thành của quản lý doanh nghiệp. Tất cả các hoạt động của một tổ chức sẽ không hiệu quả nếu thiếu quản lý nguồn nhân lực. Quản lý con người thường là nguyên nhân dẫn đến thành công hay thất bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mọi tổ chức đều hướng tới việc sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực sẵn có của mình. Từ xa xưa vai trò của con người đã được khẳng định trong mọi hoạt động, con người vừa là đối tượng phục vụ của mọi hoạt động kinh tế vừa là nhân tố có vai trò quyết định đối với sự phát triển của xã hội.
Bên cạnh đó, cùng với quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế các doanh nghiệp đã và đang đổi mới mạnh mẽ và toàn diện cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Sự đổi mới này kéo theo sự phức tạp trong công tác quản lý cũng như việc sử dụng nguồn nhân lực, sự phức tạp này đòi hỏi phải có giải pháp quản lý hữu hiệu.
Vì vậy, nhu cầu cần thiết là phải có một quy trình Kiểm toán hoạt động để nhằm đảm bảo được tính hiệu lực, hiệu quả, hiệu năng của hoạt động quản lý và sử dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG
1. Khái niệm:
Trong quá trình phát triển, kiểm toán không chỉ giới hạn ở kiểm toán báo cáo tài chính mà đã thâm nhập vào nhiều lĩnh vực khác nhau như hiệu quả của các nghiệp vụ, các hoạt động, hiệu năng của quản lý. Chính điều này dẫn đến sự hình thành kiểm toán hoạt động. Kiểm toán hoạt động hiện nay vẫn còn đang mới mẻ, đang tiếp tục phát triển và ngày càng hoàn thiện về nội dung, về phương pháp tiến hành, về nguyên tắc đánh giá. Kiểm toán hoạt đông là loại kiểm toán để đánh giá tính kinh tế, tính hiệu quả và hiệu lực trong hoạt động của một bộ phận hoặc một tổ chức hành chính so với các mục tiêu quản lý. Tính kinh tế nói đến sự có được một số lượng và chất lượng thích hợp các nguồn tài chính, nhân lực và vật chất ở thời gian thích hợp và chi phí thấp nhất. Tính hiệu quả nói đến việc sử dụng các nguồn tài chính, nhân lực và vật chất như thế nào để tạo nên đầu ra cực đại ứng với mỗi bộ phận đầu vào đã cho, hoặc đầu vào cực tiểu ứng với một số lượng và chất lượng đầu ra được cung cấp đã cho trước. Tính hiệu lực nói đến sự đạt được các mục tiêu hay các kết quả khác đã dự định của các chương trình, các nghiệp vụ hoặc hoạt động.
2. Mục tiêu của kiểm toán hoạt động:
Kiểm toán hoạt động thường được thực hiện bởi các kiểm toán viên nội bộ của một tổ chức. Và người sử dụng báo cáo kiểm toán hoạt động chủ yếu là các nhà quản lý ở các cấp của tổ chức đó. Những người lãnh đạo cao nhất của tổ chức cần sự đảm bảo rằng mọi thành viên, mọi bộ phận của tổ chức đang hành động để đạt được mục tiêu của tổ chức. Để đáp ứng yêu cầu này kiểm toán hoạt động cần thực hiện các mục tiêu sau:
-Đánh giá sự thực hiện của đơn vị trong mối quan hệ với các mục tiêu quản lý hoặc các tiêu chuẩn thích hợp khác.
-Đảm bảo rằng các hoạt động của đơn vị ( như các văn bản về mục tiêu, chương trình, dự toán ngân sách, các chỉ thị ) là đầy đủ không thay đổi và hiểu được các cấp hoạt động.
3. Đặc điểm của kiểm toán hoạt động:
Kiểm toán hoạt động có các đặc điểm sau : Đối tượng của kiểm toán hoạt động rất đa dạng, có thể là một phương án kinh doanh, một qui trình công nghệ, một nghiệp vụ mua sắm tài sản cố định. chứ không thống nhất như đối với kiểm toán báo cáo tài chính. Chuẩn mực để đánh giá trong kiểm toán hoạt động không thể là chuẩn mực chung như đối với kiểm toán tài chính, và cũng khó có thể xây dựng chuẩn mực cho từng cuộc kiểm toán hoạt động thật khách quan và đúng đắn. Trong kiểm toán hoạt động, việc kiểm tra thường liên quan đến nhiều lĩnh vực. Vì vậy, kiểm toán hoạt động sử dụng nhiều kỹ năng khác nhau: kế toán, tài chính, kinh tế, kỹ thuật và tiêu chuẩn tốt cho một kiểm toán viên hoạt động chủ yếu là kiến thức về lĩnh vực được kiểm toán có được đào tạo thêm về kế toán và kiểm toán. Báo cáo của kiểm toán hoạt động chủ yếu phục vụ cho người quản lý, trong đó trình bày kết quả kiểm toán và đưa ra đề xuất cải tiến hoạt động.
4. Mối quan hệ giữa kiểm toán hoạt động và kiểm toán nội bộ.
4.1. Khái niệm về kiểm toán nội bộ.
Kiểm toán nội bộ là chức năng đánh giá độc lập, được thiết lập trong một tổ chức để kiểm tra và đánh giá các hoạt động của tổ chức như là một hoạt động phục vụ cho tổ chức. Mục đích của kiểm toán nội bộ là giúp đỡ các thành viên trong doanh nghiệp hoặc trong tổ chức hoàn thành trách nhiệm của họ một cách hiệu quả. Để đạt được mục đích này, kiểm toán nội bộ cung cấp cho họ các phân tích, đánh giá, kiến nghị và tư vấn thông tin liên quan đến hoạt động được kiểm tra. Bộ phận kiểm toán nội bộ là một bộ phận quan trọng của một doanh nghiệp một tổ chức thúc đẩy việc kiểm soát hữu hiệu với chi phí hợp lý.
4.2. Chức năng và nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ
Theo chuẩn mực thực hành nghề nghiệp kiểm toán nội bộ (Standards for professional practice of Internal Auditing) . Kiểm toán nội bộ có chức năng kiểm tra đánh giá sự đầy đủ và hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức và chất lượng hoạt động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. Cụ thể hoá chức năng trên, kiểm toán nội bộ có những nhiệm vụ sau:
-Kiểm tra về tính trung thực, đáng tin cậy của các thông tin tài chính và hoạt động cũng như các phương thức ghi nhận, đo lường, phân loại cho các thông tin này.
-Thẩm tra hệ thống đã được thiết lập để bảo đảm tính tuân thủ các thủ tục, chính sách, pháp luật và qui định có thể ảnh hưởng quan trọng đến các hoạt động báo cáo đồng thời phải xác định tổ chức có tuân thủ trong thực tế hay không.
-Xem xét các phương thức bảo vệ tài sản và khi cần thẩm tra sự hiện diện của chính tài sản đó.
- Đánh giá việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn lực.
- Thẩm tra các nghiệp vụ hoặc chương trình để chắc chắn rằng kết quả đạt được có sát với mục tiêu và mục đích đã định hay không, các nghiệp vụ hoặc chương trình có thực hiện đúng kế hoạch hay không.
4.3. Mối quan hệ giữa kiểm toán nội bộ và kiểm toán hoạt động
Kiểm toán nội bộ là chức năng đánh giá độc lập trong doanh nghiệp, được tổ chức nhằm kiểm tra và đánh giá về năng lực hiệu quả của hệ thống kiểm soạt nội bộ cũng như chất lượng thực hiện các trách nhiệm đươc giao. Như vậy, nội dung công việc của kiểm toán nội bộ bao gồm cả kiểm toán hoạt động hay nói cách khác kiểm toán hoạt động là một trong những nội dung cơ bản của kiểm toán nội bộ. Còn kiểm toán hoạt động là loại kiểm toán được sử dụng để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của một đơn vị. Mà muốn thực hiện tốt điều này thì kiểm toán viên phải có sự am hiểu sâu sắc về tình hình thực tế tại đơn vị. Do đó, mà kiểm toán viên thực hiện kiểm toán hoạt động thường được thực hiện bởi kiểm toán viên nội bộ mặc dù cũng có thể là kiểm toán viên nhà nước hoặc kiểm toán viên độc lập, vì kiểm toán viên nội bộ là những người làm việc tại đơn vị nên họ là người hiểu biết về đơn vị nhiều nhất.
74 trang |
Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 6812 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kiểm toán hoạt động quản lý và sử dụng nguồn nhân lực tại công ty CP tư vấn xây dựng và đầu tư Trường Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Quản lý nhân lực là một hoạt động tất yếu của tổ chức, nó là một bộ phận cấu thành của quản lý doanh nghiệp. Tất cả các hoạt động của một tổ chức sẽ không hiệu quả nếu thiếu quản lý nguồn nhân lực. Quản lý con người thường là nguyên nhân dẫn đến thành công hay thất bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mọi tổ chức đều hướng tới việc sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực sẵn có của mình. Từ xa xưa vai trò của con người đã được khẳng định trong mọi hoạt động, con người vừa là đối tượng phục vụ của mọi hoạt động kinh tế vừa là nhân tố có vai trò quyết định đối với sự phát triển của xã hội.
Bên cạnh đó, cùng với quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế các doanh nghiệp đã và đang đổi mới mạnh mẽ và toàn diện cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Sự đổi mới này kéo theo sự phức tạp trong công tác quản lý cũng như việc sử dụng nguồn nhân lực, sự phức tạp này đòi hỏi phải có giải pháp quản lý hữu hiệu.
Vì vậy, nhu cầu cần thiết là phải có một quy trình Kiểm toán hoạt động để nhằm đảm bảo được tính hiệu lực, hiệu quả, hiệu năng của hoạt động quản lý và sử dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề, cho nên nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài: “ Kiểm toán hoạt động quản lý và sử dụng nguồn nhân lực tại công ty CP tư vấn xây dựng và đầu tư Trường Định” để làm đề tài nghiên cứu.
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG
1. Khái niệm:
Trong quá trình phát triển, kiểm toán không chỉ giới hạn ở kiểm toán báo cáo tài chính mà đã thâm nhập vào nhiều lĩnh vực khác nhau như hiệu quả của các nghiệp vụ, các hoạt động, hiệu năng của quản lý. Chính điều này dẫn đến sự hình thành kiểm toán hoạt động. Kiểm toán hoạt động hiện nay vẫn còn đang mới mẻ, đang tiếp tục phát triển và ngày càng hoàn thiện về nội dung, về phương pháp tiến hành, về nguyên tắc đánh giá... Kiểm toán hoạt đông là loại kiểm toán để đánh giá tính kinh tế, tính hiệu quả và hiệu lực trong hoạt động của một bộ phận hoặc một tổ chức hành chính so với các mục tiêu quản lý. Tính kinh tế nói đến sự có được một số lượng và chất lượng thích hợp các nguồn tài chính, nhân lực và vật chất ở thời gian thích hợp và chi phí thấp nhất. Tính hiệu quả nói đến việc sử dụng các nguồn tài chính, nhân lực và vật chất như thế nào để tạo nên đầu ra cực đại ứng với mỗi bộ phận đầu vào đã cho, hoặc đầu vào cực tiểu ứng với một số lượng và chất lượng đầu ra được cung cấp đã cho trước. Tính hiệu lực nói đến sự đạt được các mục tiêu hay các kết quả khác đã dự định của các chương trình, các nghiệp vụ hoặc hoạt động.
2. Mục tiêu của kiểm toán hoạt động:
Kiểm toán hoạt động thường được thực hiện bởi các kiểm toán viên nội bộ của một tổ chức. Và người sử dụng báo cáo kiểm toán hoạt động chủ yếu là các nhà quản lý ở các cấp của tổ chức đó. Những người lãnh đạo cao nhất của tổ chức cần sự đảm bảo rằng mọi thành viên, mọi bộ phận của tổ chức đang hành động để đạt được mục tiêu của tổ chức. Để đáp ứng yêu cầu này kiểm toán hoạt động cần thực hiện các mục tiêu sau:
-Đánh giá sự thực hiện của đơn vị trong mối quan hệ với các mục tiêu quản lý hoặc các tiêu chuẩn thích hợp khác.
-Đảm bảo rằng các hoạt động của đơn vị ( như các văn bản về mục tiêu, chương trình, dự toán ngân sách, các chỉ thị ) là đầy đủ không thay đổi và hiểu được các cấp hoạt động.
3. Đặc điểm của kiểm toán hoạt động:
Kiểm toán hoạt động có các đặc điểm sau : Đối tượng của kiểm toán hoạt động rất đa dạng, có thể là một phương án kinh doanh, một qui trình công nghệ, một nghiệp vụ mua sắm tài sản cố định... chứ không thống nhất như đối với kiểm toán báo cáo tài chính. Chuẩn mực để đánh giá trong kiểm toán hoạt động không thể là chuẩn mực chung như đối với kiểm toán tài chính, và cũng khó có thể xây dựng chuẩn mực cho từng cuộc kiểm toán hoạt động thật khách quan và đúng đắn. Trong kiểm toán hoạt động, việc kiểm tra thường liên quan đến nhiều lĩnh vực. Vì vậy, kiểm toán hoạt động sử dụng nhiều kỹ năng khác nhau: kế toán, tài chính, kinh tế, kỹ thuật và tiêu chuẩn tốt cho một kiểm toán viên hoạt động chủ yếu là kiến thức về lĩnh vực được kiểm toán có được đào tạo thêm về kế toán và kiểm toán. Báo cáo của kiểm toán hoạt động chủ yếu phục vụ cho người quản lý, trong đó trình bày kết quả kiểm toán và đưa ra đề xuất cải tiến hoạt động.
4. Mối quan hệ giữa kiểm toán hoạt động và kiểm toán nội bộ.
4.1. Khái niệm về kiểm toán nội bộ.
Kiểm toán nội bộ là chức năng đánh giá độc lập, được thiết lập trong một tổ chức để kiểm tra và đánh giá các hoạt động của tổ chức như là một hoạt động phục vụ cho tổ chức. Mục đích của kiểm toán nội bộ là giúp đỡ các thành viên trong doanh nghiệp hoặc trong tổ chức hoàn thành trách nhiệm của họ một cách hiệu quả. Để đạt được mục đích này, kiểm toán nội bộ cung cấp cho họ các phân tích, đánh giá, kiến nghị và tư vấn thông tin liên quan đến hoạt động được kiểm tra. Bộ phận kiểm toán nội bộ là một bộ phận quan trọng của một doanh nghiệp một tổ chức thúc đẩy việc kiểm soát hữu hiệu với chi phí hợp lý.
4.2. Chức năng và nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ
Theo chuẩn mực thực hành nghề nghiệp kiểm toán nội bộ (Standards for professional practice of Internal Auditing) . Kiểm toán nội bộ có chức năng kiểm tra đánh giá sự đầy đủ và hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức và chất lượng hoạt động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. Cụ thể hoá chức năng trên, kiểm toán nội bộ có những nhiệm vụ sau:
-Kiểm tra về tính trung thực, đáng tin cậy của các thông tin tài chính và hoạt động cũng như các phương thức ghi nhận, đo lường, phân loại cho các thông tin này.
-Thẩm tra hệ thống đã được thiết lập để bảo đảm tính tuân thủ các thủ tục, chính sách, pháp luật và qui định có thể ảnh hưởng quan trọng đến các hoạt động báo cáo đồng thời phải xác định tổ chức có tuân thủ trong thực tế hay không.
-Xem xét các phương thức bảo vệ tài sản và khi cần thẩm tra sự hiện diện của chính tài sản đó.
- Đánh giá việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn lực.
- Thẩm tra các nghiệp vụ hoặc chương trình để chắc chắn rằng kết quả đạt được có sát với mục tiêu và mục đích đã định hay không, các nghiệp vụ hoặc chương trình có thực hiện đúng kế hoạch hay không.
4.3. Mối quan hệ giữa kiểm toán nội bộ và kiểm toán hoạt động
Kiểm toán nội bộ là chức năng đánh giá độc lập trong doanh nghiệp, được tổ chức nhằm kiểm tra và đánh giá về năng lực hiệu quả của hệ thống kiểm soạt nội bộ cũng như chất lượng thực hiện các trách nhiệm đươc giao. Như vậy, nội dung công việc của kiểm toán nội bộ bao gồm cả kiểm toán hoạt động hay nói cách khác kiểm toán hoạt động là một trong những nội dung cơ bản của kiểm toán nội bộ. Còn kiểm toán hoạt động là loại kiểm toán được sử dụng để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của một đơn vị. Mà muốn thực hiện tốt điều này thì kiểm toán viên phải có sự am hiểu sâu sắc về tình hình thực tế tại đơn vị. Do đó, mà kiểm toán viên thực hiện kiểm toán hoạt động thường được thực hiện bởi kiểm toán viên nội bộ mặc dù cũng có thể là kiểm toán viên nhà nước hoặc kiểm toán viên độc lập, vì kiểm toán viên nội bộ là những người làm việc tại đơn vị nên họ là người hiểu biết về đơn vị nhiều nhất.
5. Các chuẩn mực để đánh giá trong kiểm toán hoạt động :
Trong kiểm toán hoạt động không có các chuẩn mực chung để đánh giá như đối với kiểm toán tài chính. Song kiểm toán viên có thể sử dụng một số nguồn sau đây để xây dựng chuẩn mực đánh giá:
Thực hiện trước đây: Cách xây dựng chuẩn mực đơn giản có thể dựa trên các kết quả thực tế từ các kỳ trước ( Hoặc các cuộc kiểm toán trước ) để xác định liệu sự việc có tốt hơn hoặc kém hơn trước không. Ưu điểm của tiêu chuẩn này là dễ dàng trong xây dựng tuy vậy các chuẩn mực thuộc dạng này kết quả đánh giá chỉ dừng lại ở sự biến động của đối tượng kiểm toán, không cho thấy thực sự hoạt động đó như thế nào
với tỷ lệ phế phẩm của các doanh nghiệp cùng nghành. Việc so sánh này cần
chú ý đến các đặc điểm khác nhau về quy mô, trang bị kỹ thuật.
So sánh với định mức kỹ thuật hoặc dự toán: Trong nhiều trường hợp, các định mức kỹ thuật là một tiêu chuẩn rất tốt. Thí dụ: để đánh giá sản lượng có thể so sánh với sản lượng định mức của máy. Các tiêu chuẩn định mức kỹ thuật có ưu điểm là khách quan và dễ được chấp nhận. Tuy nhiên, việc xây dựng các định mức thường tốn kém nhiều thời gian và chi phí, chưa kể phải có sự tham gia của các chuyên viên kỹ thuật. Để có thể thực hiện được điều này, một phương pháp có thể sử dụng là phối hợp với một số đơn vị cùng nghành để thiết lập một hệ thống các định mức kỹ thuật quan trọng. Dự toán hay ngân sách cũng có thể là một cơ sở để thiết lập tiêu chuẩn tương tự như định mức kỹ thuật.
Trao đổi và thảo luận: Trong một số trường hợp, các cơ sở trên không thể áp dụng để thiết lập tiêu chuẩn, khi đó một tiêu chuẩn khác có thể được xây dựng trên cơ sở một cuộc thảo luận giữa các bên có liên quan: ban giám đốc, kiểm toán viên và đối tượng kiểm toán.
6. Các hình thức của kiểm toán hoạt động.
Các hình thức của kiểm toán hoạt động bao gồm: kiểm toán chức năng, kiểm toán bộ phận và kiểm toán các nhiệm vụ đặc biệt.
6.1. Kiểm toán chức năng
Kiểm toán chức năng là quá trình kiểm toán hoạt động liên quan đến một hoặc nhiều chức năng được trải dài đến một hoặc nhiều bộ phận của đơn vị, có rất nhiều cách để phân loại và phân chia các chức năng.ví dụ: có một chức năng kế toán tiền mặt nhưng cũng có các chức năng thu tiền mặt, chi tiền mặt... Cuộc kiểm toán chức năng có ưu điểm là cho phép sự chuyên môn hoá theo kiểm toán viên.
6.2. Kiểm toán bộ phận
Cuộc kiểm toán hoạt động của một tổ chức liên quan với toàn bộ cơ cấu tổ chức của một đơn vị.ví dụ: một phòng ban, một chi nhánh hoặc một công ty phụ thuộc. Trọng tâm của kiểm toán bộ phận là nhằm vào các chức năng đã tác động qua lại một cách hiệu quả và hiệu lực như thế nào. Kế của một tổ chức và các phương pháp để liên kết các hoạt động đặc biệt quan trọng trong hình thức kiểm toán này.
6.3. Kiểm toán các nhiệm vụ đặc biệt
Kiểm toán hoạt động đối với các nhiệm vụ đặc biệt phát sinh theo yêu cầu của ban quản trị, có rất nhiều cuộc kiểm toán loại này.
7. Quy trình kiểm toán hoạt động
Quy trình kiểm toán hoạt động cũng tương tự như kiểm toán báo cáo tài chính, gồm 4 giai đoạn: chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán, báo cáo kiểm toán và theo dõi sau kiểm toán.
Giai đoạn 1: Chuẩn bị kiểm toán
Bước 1: Xác định đối tượng kiểm toán
Đối tượng kiểm toán có thể là một bộ phận, chi nhánh của đơn vị hay một hoạt động, một chương trình nào đó mà đơn vị đang tiến hành. Các kiểm toán viên có thể lựa chọn đối tượng kiểm toán theo các phương pháp sau đây.
Lựa chọn một cách hệ thống: Bộ phận kiểm toán soạn ra một danh sách các đối tượng kiểm toán sẽ được kiểm tra trong năm. Thông thường danh sách này lập chủ yếu dựa trên cơ sở rủi ro cao sẽ được lựa chọn đưa vào chương trình kiểm toán trước, các đối tượng rủi ro thấp hơn sẽ được đưa vào kỳ sau.
Kiểm toán các vấn đề khúc mắc: Phương pháp này dựa trên nguyên tắc ưu tiên kiểm toán những bộ phận hay vấn đề đang có sự cố. Ban giám đốc và hội đồng quản trị dựa vào sự xét đoán của họ mà đưa ra những vấn đề cần phải được kiểm toán ngay. Do đó, theo phương pháp này, chính người quản lý lựa chọn các đối tượng kiểm toán.
Kiểm toán theo yêu cầu của chính đối tượng kiểm toán: Phương pháp này đối tượng kiểm toán được chọn xuất phát từ đối tượng. Một giám đốc các bộ phận muốn thực hiện việc kiểm toán để đánh giá tính đầy đủ và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ có ảnh hưởng đến hoạt động dưới sự giám sát của họ.
Bước 2: lập kế hoạch kiểm toán nhằm xác định mục tiêu và phạm vi
kiểm toán:
+ Nghiên cứu thông tin cơ bản.
+ Xác định đội ngũ kiểm toán viên.
+ Liên hệ đối tượng kiểm toán với các bộ phận khác.
+ Lập chương trình kiểm toán.
+ Xác định những vấn đề liên quan đến báo cáo kết quả kiểm toán.
+ Trình duyệt kế hoạh kiểm toán
Giai đoạn 2: Thực hiện kiểm toán
Bước3: Khảo sát sơ bộ:
Mục đích của bước khảo sát sơ bộ là thu thập thêm thông tin về đối tượng kiểm toán, thu thập một số bằng chứng ban đầu cũng như tạo mối quan hệ hợp tác với đối tượng kiểm toán. Trong giai đoạn này kiểm toán viên có
thể thực hiện các công việc sau:
Tổ chức một cuộc họp mở rộng: Trong quá trình nghiên cứu tổng quát, một cuộc hop được tiến hành giữa đoàn kiểm tra và người quản lý đối tượng kiểm toán. Cuộc họp này thường được tổ chức tại văn phòng đối tượng kiểm toán. Cuộc họp này xác định trách nhiệm của người quản lý đối với cuộc kiểm toán và phối hợp các hoạt động kiểm toán với các hoạt động của đối tượng kiểm toán.
Tham quan đơn vị: Tham quan đơn vị giúp cho kiểm toán viên một ý niệm về các dạng hoạt động, không khí làm việc, cơ sở vật chất, quan hệ nội bộ trong đơn vị và quy trình công việc tại đối tượng kiểm toán.
Nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu tài liệu có chọn lọc cung cấp cơ sở cho kiểm toán viên viết một bảng mô tả về hoạt động của đối tượng kiểm toán. Kiểm toán viên nghiên cứu các tài liệu như: sơ đồ tổ chức, các quy định của nhà nước, các mục tiêu của đơn vị, các bảng mô tả công việc, hướng dẫn về chính sách, báo cáo tổng hợp... Bảng mô tả hoạt động của đối tượng kiểm toán:Kiểm toán viên phải lập
và lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán một bảng mô tả về hoạt dộng của đối tượng kiểm trong đó trình bày những hiểu biết của mình và qua đó làm cơ sở tham chiếu với những đánh giá kiểm soát nội bộ của đơn vị và các thủ tục kiểm toán viên tiến hành.
Thủ tục phân tích: Kiểm toán viên sẽ so sánh số liệu thực tê với số liệu kế hoạch, xem xét xu hướng từ năm này sang năm khác, xem xét và ghi nhận các chi tiết bất thường, ước tính dữ liệu trên báo cáo bằng các dữ liệu liên quan... thủ tục phân tích không chỉ gúp kiểm toán viên lập kế hoạch các thủ tục kiểm toán khác, chẳng hạn kết quả bất thường thông qua việc tính toán và so sánh sẽ đặt ra những câu hỏi và cần những thủ tục kiểm toán chi tiết hơn. Ngoài ra, các thủ tục còn cung cấp định hướng để kiểm tra và tạo bằng chứng về sự hợp lý của các chỉ tiêu hoạt động.
Bước 4: Mô tả và phân tích hệ thống kiểm soát nội bộ.
Các kiểm toán viên mô tả hệ thống kiểm soát thông qua vẽ các lưu đồ, trả lời các câu hỏi về kiểm soát nội bộ và các bảng tường thuật. Ngoài ra các kiểm toán viên thực hiện các thử nghiệm sơ bộ, thử nghiệm các thủ tục kiểm soát đối với các hệ thống thông tin...việc đánh giá hệ thống kiểm soát nộ bộ được thông qua bảng đánh giá kiểm soát nội bộ trong đó phát thảo những phát hiện đối chiếu với tiêu chuẩn nhận dạng các rủi ro.
Bước 5: Thực hiện các thử nghiệm mở rộng.
Thử nghiệm mở rộng bao gồm việc kiểm tra chứng từ, sổ sách, phỏng vấn người quản lý đối tượng kiểm toán và các nhân viên khác, quan sát các hoạt động kiểm tra tài sản, so sánh việc ghi chép với thực tế và các thủ tục khác nhằm hiểu biết chi tiết về chất lượng hoạt động kiểm soát tại đơn vị.
Bước 6: Xử lý các phát hiện trong quá trình kiểm toán.
Khi hoàn tất việc nghiên cứu và đánh giá đối tượng kiểm toán kiểm toán viên có thể đưa ra các phát hiện và xác định cần phải làm gì để hoàn thiện kiểm soát nội bộ. Từ rất nhiều phương án khác nhau, kiểm toán viên có thể lựa chọn và đề xuất kiến nghị mà họ thấy thích hợp.
Phát hiện của kiểm toán viên bao gồm:
+ Thực trạng là những điều phát hiện trong thực tế.
+ Tiêu chuẩn là cơ sớ để đánh giá thực trạng.
+ Hậu quả là rủi ro phát sinh từ thực trạng.
+ Nguyên nhân là nguyên nhân dẫn đến thực trạng.
Giai đoạn 3: Báo cáo kiểm toán
Bước 7
Ở bước này bao gồm việc trình bày và thông tin về kết quả kiểm toán. Báo cáo kiểm toán thường được thực hiện bằng văn bản. Báo cáo thường bao gồm các giải trình về mục tiêu và phạm vi kiểm toán, các thủ tục tổng quát được áp dụng, các phát hiện của kiểm toán viên và các kiến nghị được đề xuất.
Giai đoạn 4: theo dõi sau kiểm toán
Bước 8:
Sau khi báo cáo kiểm toán được gởi đi và trình bày cho đối tượng kiểm toán và đối tượng kiểm toán đã có phúc đáp thích hợp, kiểm toán viên bắt đầu sang bước theo dõi sau kiểm toán.Tiến trình công việc như sau: Ban giám đốc công ty sẽ tham khảo ý kiến đối tượng kiểm toán để quyết định xem các kiến nghị của kiểm toán áp dụng khi nào và áp dụng như thế nào. Tiếp theo, đối tượng kiểm toán thưc hiện các quyết định này. Kiểm toán viên sau khi chờ đợi một thời gian sẽ trở lại đối tượng kiểm toán để xem xét các sửa đổi có được thực hiện không và kết quả có như mong muốn không. Trong hầu hết các trường hợp, có sự phối hợp trong việc thực hiện các thủ tục theo dõi sau kiểm toán. Giữa đối tượng kiểm toán và kiểm toán viên để cùng giải quyết các vấn đề được đặt ra. Sự phối hợp này vừa giúp đảm bảo sự độc lập cả kiểm toán viên với quá trình thiết kế và vận hành hệ thống, vừa tận dụng được kinh nghiệm của kiểm toán viên nội bộ.
Bước 9: Đánh giá cuộc kiểm toán.
Hoạt động sau cùng liên quan đến cuộc kiểm toán là đánh giá của chính bản thân các kiểm toán viên. Trưởng nhóm quyết định những vấn đề liên quan, bao gồm hiệu quả của việc kiểm toán và làm thế nào để thực hiện tốt hơn các cuộc kiểm toán sau này. Đồng thời mỗi kiểm toán viên kể cả nhóm trưởng kiểm toán còn phải lập một báo cáo về công việc hoàn thành sau mỗi cuộc kiểm toán. Báo cáo này làm cơ sở cho việc phân công đề bạt phát triển nghề nghiệp và tăng lương sau
NỘI DUNG
PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TRƯỜNG ĐỊNH
1. Tên công ty.
Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Trường Định được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần thứ đầu số 3203002111 ngày 10 tháng 06 năm 2008, lần 1 số 0400632973 ngày 19 tháng 01 năm 2010 do phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế Hoạch và Đầu Tư thành phố Đà Nẵng cấp.
Tên giao dịch bằng Tiếng Anh: TRƯỜNG ĐỊNH ENGINEERING CONSULTING AND INVESTMENT JOINT STOCK COMPANY .
Tên viết tắt là : TD-ECI.
Các cổ đông sáng lập công ty gồm 05 người (năm người) có nghề nghiệp và chứng chỉ hành nghề phù hợp với ngành nghề kinh doanh do Nhà nước quy định.
Kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh thành lập công ty cổ phần là : điều lệ tổ chức và hoạt động đã được thảo luận, thông qua tại đại hội cổ đông sáng lập và được cơ quan đăng ký kinh doanh chấp nhận.
2. Địa chỉ, số điện thoại.
- Địa chỉ trụ sở chính của công ty : Số 45-46 Đường Lê Duy Đình - phường Chính Gián - quận Thanh Khê - thành phố Đà Nẵng.
- Vị trí văn phòng công ty được xác định như sau:
Phía Bắc giáp với đường Điện Biên Phủ, phía Đông giáp đường Nguyễn Tri Phương và công viên 29 tháng 3, phía Tây Nam giáp sân bay Quốc tế Đà Nẵng.
Điện thoại liên hệ : 05112.217330; 05113.707143
Số fax : 05113. 811692
E-mail : truongdinh.eci@gmail.com
CHỈ DẪN ĐỊA ĐIỂM TRỤ SỞ CHÍNH CỦA CÔNG TY
Người đại diện theo pháp luật của công ty là Ông Nguyễn Văn Khải, chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm giám đốc.
Vốn điều lệ: 5.207.000.000 đồng ( Năm tỷ hai trăm lẻ bảy triệu đồng).
Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Ngành nghề kinh doanh của công ty.
Nhận thầu, tổng thầu xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, bưu điện, hạ tầng kỹ thuật, dân dụng, hàng không, cấp thoát, nước công trình…v.v.
Tư vấn, tổng thầu tư vấn đầu tư và xây dựng các dự án đầu tư xây dựng bao gồm : Lập và thẩm tra dự án đầu tư; Tư vấn đấu thầu và quản lý dự án; Tư vấn công nghệ thiết bị và tự động hoá; Khảo sát địa hình địa chất thuỷ văn, đo đạc công trình, thí nghiệm; Thiết kế lập tổng dự toán và thẩm tra thiết kế tổng dự toán; Thiết kế quy hoạch chi tiết các khu dân cư, khu chức năng đô thị, khu công nghiệp; Kiểm định chất lượng công trình. Công ty hoạt động trong lĩnh vực tư vấn xây dựng công trình giao thông, công nghiệp, dân dụng, hàng không, cấp thoát, nước công trình và tư vấn kiểm định chất lượng công trình.v.v.
- Địa bàn hoạt động trong phạm vi toàn quốc.
b. Mục đích.
Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Trường Định được thành lập để huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực và kinh nghiệm đã được tích luỹ nhiều năm của các cán bộ, kĩ sư, công nhân lành nghề trong lĩnh vực xây dựng, khảo sát thiết kế, quản lí công trình giao thông, công nghiệp, dân dụng, hàng không.v.v.
Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty cổ phần tư vấn