Tiền mặt: bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý. Số liệu được trình bày trên báo cáo tài chính của khoản mục này là số dư của tài khoản Tiền mặt vào thời điểm khóa sổ sau khi đã được đối chiếu với số thực tế và tiến hành các điều chỉnh cần thiết.
Tiền gửi ngân hàng: bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ và vàng bạc, đá quý, kim khí quý được gửi tại ngân hàng. Số dư của tài khoản Tiền gửi ngân hàng trình bày trên bảng cân đối kế toán phải được đối chiếu và điều chỉnh theo sổ phụ ngân hàng vào thời điểm khóa sổ.
Tiền đang chuyển: bao gồm các khoản tiền Việt Nam và ngoại tệ mà công ty đã nộp vào ngân hàng, kho bạc Nhà nước, hoặc đã gửi qua bưu điện để chuyển cho ngân hàng, hay tuy đã làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng để trả cho các đơn vị khác, thế nhưng đến ngày khóa sổ thì công ty vẫn chưa nhận được giấy báo hay bảng kê của ngân hàng, hoặc giấy báo của kho bạc.
48 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4233 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kiểm toán khoản mục tiền vốn bằng tiền tại công ty cổ phần nước giải khát chương dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 NỘI DUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA KHỎAN MỤC TIỀN
1.1.1 Nội dung
Tiền mặt: bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý. Số liệu được trình bày trên báo cáo tài chính của khoản mục này là số dư của tài khoản Tiền mặt vào thời điểm khóa sổ sau khi đã được đối chiếu với số thực tế và tiến hành các điều chỉnh cần thiết.
Tiền gửi ngân hàng: bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ và vàng bạc, đá quý, kim khí quý được gửi tại ngân hàng. Số dư của tài khoản Tiền gửi ngân hàng trình bày trên bảng cân đối kế toán phải được đối chiếu và điều chỉnh theo sổ phụ ngân hàng vào thời điểm khóa sổ.
Tiền đang chuyển: bao gồm các khoản tiền Việt Nam và ngoại tệ mà công ty đã nộp vào ngân hàng, kho bạc Nhà nước, hoặc đã gửi qua bưu điện để chuyển cho ngân hàng, hay tuy đã làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng để trả cho các đơn vị khác, thế nhưng đến ngày khóa sổ thì công ty vẫn chưa nhận được giấy báo hay bảng kê của ngân hàng, hoặc giấy báo của kho bạc.
1.1.2 Đặc điểm
Tiền là khoản mục được trình bày trước tiên trên Bảng cân đối kế toán và là một khoản mục quan trọng trong Tài sản ngắn hạn. Do thường được sử dụng để phân tích khả năng thanh toán của một công ty, nên đây là khoản có thể bị cố tình trình bày sai lệch.
Tiền còn là một khoản mục bị ảnh hưởng và có ảnh hưởng đến nhiều mục quan trọng như doanh thu, chi phí, công nợ, và hầu hết các tài sản khác của công ty. Do đó, những sai sót và gian lận trong các khoản mục khác thường có liên quan đến các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ của tiền.
Số phát sinh của các tài khoản Tiền thường lớn hơn số phát sinh của hầu hết các tài khoản khác.
Tiền lại là tài sản rất nhạy cảm nên khả năng xảy ra gian lận, biển thủ thường cao hơn các tài sản khác.
Một đặc điểm khác của Tiền là bên cạnh khả năng số dư bị sai lệch do ảnh hưởng của các sai sót và gian lận, còn có những trường hợp số dư trên báo cáo tài chính vẫn đúng nhưng sai lệch đã diễn ra trong các nghiệp vụ phát sinh và làm ảnh hưởng đến các khoản mục khác.
1.2 KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI TIỀN
1.2.1 Kiểm soát nội bộ đối với thu tiền
1.2.1.1 Trường hợp thu tiền trực tiếp từ bán hàng, cung cấp dịch vụ.
Khi bán hàng và thu tiền trực tiếp cần tách rời giữa chức năng bán hàng và thu tiền.
Đối với các đơn vị dịch vụ như khách sạn, nhà hàng… đơn vị có thể giao cho một nhân viên thu ngân độc lập với bộ phận cung cấp dịch vụ để lập phiếu tính tiền hoặc hóa đơn. Việc đánh số liên tục trước khi sử dụng và trên các phiếu tính tiền, hóa đơn hoặc vé là điều cần thiết để ngăn ngừa sai phạm.
Đối với các công ty bán lẻ, một nhân viên thường phải đảm nhiệm nhiều việc như bán hàng, nhận tiền, ghi sổ. Trong điều kiện đó, thủ tục kiểm soát tốt nhất là sử dụng các thiết bị thu tiền:
Nên sử dụng hệ thống máy tính tiền để khách hàng có thể nhìn thấy và kiểm tra trong khi mua hàng.
Phiếu tính tiền phải được in ra, và khuyến khích khách hàng nhận phiếu và mang theo cùng với hàng hóa.
Cuối ngày, cần tính tổng số tiền thu của hàng hóa bán ra căn cứ số liệu theo dõi trên máy và đối chiếu với số tiền do nhân viên bán nộp vào quỹ trong ngày.
Nếu không trang bị được hệ thống máy móc tiên tiến, cần phải quản lý được số thu trong ngày thông qua việc yêu cầu lập báo cáo bán hàng trong ngày.
1.2.1.2 Trường hợp thu nợ của khách hàng
Nếu khách hàng đến nộp tiền: khuyến khích họ yêu cầu được cấp phiếu thu hoặc biên lai.
Nếu thu tiền tại cơ sở của khách hàng: Quản lý chặt chẽ giấy giới thiệu, và thường xuyên đối chiếu công nợ để chống thủ thuật gối đầu.
Nếu thu tiền qua bưu điện: cần phân nhiệm cho các nhân viên khác nhau đảm nhận các nhiệm vụ như: lập hóa đơn bán hàng - theo dõi công nợ - đối chiếu giữa sổ tổng hợp và chi tiết về công nợ - mở thư và liệt kê các séc nhận được - nộp các séc vào ngân hàng- thu tiền.
1.2.2 Kiểm soát nội bộ đối với chi tiền.
1.2.2.1 Sử dụng các hình thức thanh toán qua ngân hàng, hạn chế tối đa việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán.
Nguyên tắc chung là hầu hết các khoản chi nên thực hiện thanh toán qua ngân hàng, ngoại trừ một số khoản nhỏ mới sử dụng tiền mặt.
Nên xây dựng một hệ thống séc được đánh số thứ tự liên tục trước khi sử dụng. Các séc đã được đánh số trước nhưng không được sử dụng phải được lưu lại đầy đủ để tránh tình trạng bị mất cắp, hay bị lạm dụng. Các séc hư, mất hiệu lực phải đóng dấu hủy bỏ, hay gạch bỏ để tránh tình trạng sử dụng lại, và phải được lưu trữ đầy đủ. Trước khi ký séc phải đánh dấu các chứng từ gốc để ngăn ngừa việc sử dụng lại chứng từ gôc để chi nhiều lần.
1.2.2.2 Vận dụng đúng nguyên tắc ủy nhiệm và phê chuẩn.
Người quản lý nên thực hiện sử ủy quyền cụ thể cho thuộc cấp trong một số công việc. Đối với tiền phải tuân thủ quyền cho những người xét duyệt có đủ khả năng và liêm chính, đồng thời cần ban hành văn bản chính thức về sự phân nhiệm.
1.2.2.3 Xây dựng các thủ tục xét duyệt các khoản chi.
Các séc chỉ được lập và ký duyệt sau khi đã kiểm tra các chứng từ có liên quan và cần có thể thức để theo dõi cho đến khi các séc này đã được gửi đi.
1.2.2.4 Đối chiếu hàng tháng với sổ phụ của ngân hàng.
Số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng trên sổ sách phải bằng với số dư của sổ phụ tại ngân hàng. Mọi khoản chênh lệch phải được điều chỉnh thích hợp, những trường hợp chưa rõ nguyên nhân phải được kết chuyển vào các khoản phải thu khác, hay phải trả khác và xử lý phù hợp.
CHƯƠNG 2
KIỂM TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC GIẢI KHÁT CHƯƠNG DƯƠNG
2.1 GIỚI THIỆU CÔNG TY
2.1.1 Đặc điểm kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh
- Tên đơn vị: CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC GIẢI KHÁT CHƯƠNG DƯƠNG
- Tên tiếng Anh: CHUONG DUONG BEVERAGES JOINT STOCK COMPANY
- Tên viết tắt: CDBECO
- Mã chứng khoán: SCD
- Vốn điều lệ: 85.000.000.000 đ (Tám mươi lăm tỷ đồng)
- Địa chỉ: 379 Bến Chương Dương, P. Cầu Kho, Q.1, Tp. HCM
- Điện thoại: (84 - 8) 8367518 – 8368747
- Fax: (84 - 8) 8367176
- Website: chuongduong.com.vn
Công ty Cổ phần Nước giải khát Chương Dương tiền thân là nhà máy USINE BELGIQUE, xây dựng năm 1952 thuộc tập đoàn BGI (Pháp quốc). Trước năm 1975, là nhà máy sản xuất nước giải khát lớn nhất miền Nam Việt Nam. Năm 1977 nhà máy được tiếp quản và trở thành nhà máy quốc doanh với tên gọi Nhà máy nước ngọt Chương Dương. Từ năm 1993 là công ty nước giải khát Chương Dương. Năm 2004, Công ty chuyển thành Công ty Cổ phần Nước giải khát Chương Dương theo Quyết định số 242/ 2003/ QĐ – BCN ngày 30 tháng 12 năm 2003 của Bộ Công nghiệp, và theo Giấy đăng ký kinh doanh số: 4103002362 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp. HCM cấp lần đầu ngày 02/06/2004, thay đổi lần 1 ngày 26/12/2005.
Công ty Cổ phần Nước giải khát Chương Dương đã được tổ chức TUV cấp chứng nhận ISO 9001: 2000 ngày 26/11/2003 và tổ chức Quacert cấp chứng nhận ISO 9001: 2000 ngày 06/12/2003.
Công ty CP NGK Chương Dương là thành viên của:
- Hiệp hội Bia – Rượu – NGK Việt Nam trực thuộc Bộ Công nghiệp.
- Tổng Công ty Bia – Rượu – NGK Sài Gòn.
- Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao.
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất và kinh doanh nước giải khác; nguyên vật liệu, bao bì, thiết bị công nghệ ngành sản xuất đồ dùng uống.
2.1.2 Sơ đồ tổ chức và chế độ kế toán:
2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức công ty:
2.1.2.2 Sơ lược chế độ kế toán đối với khoản mục tiền:
- Niên độ kế toán: niên độ kế toán của công ty từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam.
- Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
- Hình thức kế toán áp dụng: hình thức kế toán là Nhật ký chung.
- Nguyên tắc xác định các khoản tương đương tiền: là các khoản đầu tư ngắn hạn không quá 03 tháng, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền.
- Nguyên tắc chuyển đổi các đồng tiền trong kế toán: Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được hạch toán theo tỷ giá hoái đối vào ngày phát sinh nghiệp vụ. Các khoản mục tiền và công nợ có gốc ngoại tệ chuyển đổi sang đồng tiền hạch toán theo tỷ giá hối đối vào ngày lập bảng cân đối kế toán. Tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình thanh toán hoặc chuyển đổi vào cuối niên độ được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ.
- Phương pháp tính giá xuất kho: tính theo phương pháp bình quân gia quyền.
2.2 TÌM HIỂU HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA ĐƠN VỊ
2.2.1 Mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị
2.2.1.1 Bảng câu hỏi:
Câu hỏi
Trả lời
Ghi chú
Không áp dụng
Có
Không
Yếu kém
Quan trọng
Thứ yếu
1. Công ty có phân chia trách nhiệm giữa thủ quỹ và kế toán không?
(
2. Các phiếu thu, phiếu chi có đánh số liên tục không?
(
3. Thủ quỹ có kiểm tra tính hợp lệ của phiếu thu, phiếu chi trước khi thu hay chi tiền hay không?
(
4. Thủ quỹ có đảm bảo rằng luôn ký hoặc đóng dấu xác nhận lên chứng từ không?
(
5. Cuối ngày có kiểm kê quỹ không?
(
6. Có định kỳ đối chiếu giữa nhật ký quỹ và sổ quỹ không?
(
7. Định kỳ có đối chiếu giữa sổ tiền gửi ngân hàng với sổ phụ ngân hàng không?
(
8. Có các quy định về xét duyệt chi trong công ty không?
(
Câu hỏi
Trả lời
Ghi chú
Không áp dụng
Có
Không
Yếu kém
Quan trọng
Thứ yếu
9. Cuối ngày, kế toán thanh toán có báo số dư cho giám đốc không?
(
(
10. Đơn vị có xây dựng dự toán thu, chi tiền hay không?
(
11. Thủ quỹ có nộp ngay số tiền thu được vào cuối mỗi ngày vào quỹ hoặc ngân hàng không?
(
12. Công ty có gởi giấy báo trả tiền kèm với hóa đơn bán hàng cho người mua hay không?
(
13. Công ty có cấp phiếu thu hoặc biên lai cho khách hàng khi khách hàng nộp tiền không?
(
14. Séc thanh toán trước khi được đóng dấu ký tên có ghi số tiền và các thông tin cần thiết hay không?
(
15. Các séc hư hoặc mất hiệu lực có được đóng dấu hủy bỏ hay gạch bỏ và được lưu trữ đầy đủ hay không?
(
16. Các séc trước khi được xét duyệt phải được đối chiếu với các chứng từ liên quan hay không?
(
Câu hỏi
Trả lời
Ghi chú
Không áp dụng
Có
Không
Yếu kém
Quan trọng
Thứ yếu
17. Công ty có phân chia trách nhiệm giữa bán hàng và thu tiền hay không?
(
18. Công ty có phân cấp xét duyệt đối với từng phiếu chi không?
(
19. Phiếu thu và phiếu chi có lưu lại tại bộ phận sử dụng và tại quỹ hay không?
(
20. Công ty có sử dụng các thiết bị thu tiền không?
(
(
21. Nghiệp vụ thu tiền có phân nhiệm cho một nhân viên cụ thể không?
(
22. Cuối kỳ công ty có đánh giá lại ngoại tệ theo đúng quy định không?
(
QUY ƯỚC: 1 câu trả lời = 1 điểm
ĐÁNH GIÁ:
Tổng số câu hỏi: 22 câu.
Câu trả lời
Điểm
Tỷ lệ %
Có
20
90,91%
Không
2
9,09%
2.2.1.2 Lưu đồ:
Lưu đồ thu tiền:
Lưu đồ chi tiền:
2.2.2 Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm toán:
Từ kết quả bảng câu hỏi về HTKSNB liên quan đến việc kiểm soát tiền của đơn vị được thực hiện bằng cách phỏng vấn cán bộ nhân viên có liên quan (trong bảng gồm 22 câu, mỗi câu trả lời có được 1 điểm, kết quả: tỷ lệ câu trả lời “CÓ” là 90,91% .Tuy nhiên những câu trả lời “KHÔNG” chiếm 9,09% là những câu không ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống kiểm soát nội bộ). Thêm vào đó, quan sát hai chu trình thu-chi tiền của công ty được mô tả lại qua lưu đồ chứng từ, kiểm toán viên nhận xét HTKSNB của công ty thiết kế như trên có thể ngăn ngừa và phát hiện được những gian lận và sai sót.
( HTKSNB của đơn vị tương đối hữu hiệu. Từ đó có thể đưa ra Mức rủi ro kiểm soát CR= 30%
Do tiền là tài sản rất nhạy cảm, là đối tượng của sự gian lận, đánh cấp, liên quan đến nhiều chu trình kinh doanh khác nên sự sai sót, gian lận của tiền sẽ ảnh hưởng đến sự sai sót ở các chu trình có liên quan và ngược lại. Đặc điểm kinh doanh của đơn vị là sản xuất thương mại nên các nghiệp vụ thanh toán thu-chi tiền tương đối lớn.
( Do đó đánh giá mức rủi ro tiềm tàng IR=75 %
Đánh giá mức rủi ro kiểm toán: AR=5%
( Đánh giá sơ bộ rủi ro phát hiện
DR = AR / ( IR x CR ) = 5% / (30 % x 75 % ) = 22,22%
•AR: Rủi ro kiểm toán.
•IR: Rủi ro tiềm tàng.
•CR: Rủi ro kiểm soát.
•DR: Rủi ro phát hiện
2.2.3 Xác định các sai sót tiềm tàng và các thủ tục kiểm soát chủ yếu
Rủi ro tiềm tàng
Thủ tục kiểm soát
Thử nghiệm kiểm soát
1. Tiền mặt có thể bị sử dụng sai mục đích hoặc mất cắp.
- Quy định hàng ngày thủ quỹ cần ghi chép thu, chi tiền mặt vào sổ quỹ. Các nghiệp vụ thu, chi phải có phiếu thu, phiếu chi đã được xét duyệt của cấp có thẩm quyền.
- Thủ tục hạn chế tiếp cận tiền và phải có nơi cất giữ tiền an toàn.
- Kiểm tra chứng từ liên quan đến thu chi tiền mặt.
- Phỏng vấn xem thủ quỹ có biết quy định này hay không.
- Quan sát nơi cất giữ tiền, số lượng nhân viên nắm giữ tiền.
- Quan sát chứng từ có đầy đủ thông tin và chữ ký xét duyệt của cấp thẩm quyền.
2. Tiền mặt có thể bị biển thủ, chiếm dụng, tham ô.
- Thanh toán bằng chuyển khoản đối với khoản tiền trên hai mươi triệu.
- Hàng ngày, đối chiếu số dư trên sổ cái với sổ quỹ tiền mặt.
- Cuối mỗi ngày kiểm kê quỹ tiền mặt, lập bảng kê thu tiền và nộp số tiền thu được vào quỹ hoặc ngân hàng.
- Quan sát việc kiểm tra sổ cái và sổ chi tiết (nợ phải thu).
- Phỏng vấn nhân viên công ty xem họ có biết những quy định đó không.
- Kiểm tra biên bản kiểm kê quỹ và bản kê thu tiền.
- Quan sát việc đối chiếu sổ cái và sổ tiền mặt.
3. Gian lận trong nghiệp vụ gửi tiền, rút tiền (sử dụng tiền gửi ngân hàng cho mục đích không được phép,…).
- Định kỳ (hàng tháng) đối chiếu số dư tiền trên sổ sách kế toán của công ty với sổ phụ ngân hàng.
- Việc gửi tiền vào ngân hàng có hai người trở lên phụ trách.
- Chứng từ có đầy đủ chữ ký của các cấp thẩm quyền.
- Quan sát việc đối chiếu sổ sách kế toán và sổ phụ ngân hàng
- Kiểm tra việc xét duyệt chứng từ hóa đơn.
- Phỏng vấn nhân viên xem họ có biết những quy định đó không.
4. Thanh toán nhiều lần cho một chứng từ.
Chứng từ được đánh số thứ tự liên tục, đóng dấu xác nhận khi đã thanh toán.
- Kiểm tra sự đầy đủ thông tin của chứng từ bằng cách chọn mẫu.
2.2.4 Thiết kế và thực hiện thử nghiệm kiểm soát:
Thử nghiệm 1: Tính tổng cộng nhật ký quỹ và lần theo số tổng cộng đến số cái.
Phải thu
Phải trả người bán
Tiền mặt
Tiền gửi ngân hàng
Số dư đầu kỳ
15.608.069.715
(
14.422.614.666
(
2.076.549
(
24.780.904.500
(
Số phát sinh tăng
25.350.628.850
£
28.763.934.485
£
1.534.783.543
£
8.492.512.529,5
£
Số phát sinh giảm
21.847.690.712
£
24.233.450.813
£
1.536.029.314
£
1.536.029.314
£
Số dư cuối kỳ
19.111.007.853
f
18.953.098.338
f
830.778
f
15.141.921.739
f
Ghi chú:
(: Số liệu đã được kiểm toán năm 2007
£ : Phù hợp với sổ nhật ký và sổ cái.
f : Khớp với sổ cái.
( Kết luận: Số liệu đã được ghi chép đầy đủ và tính toán chính xác.
Thử nghiệm 2: Chọn một số chứng từ và So sánh chi tiết danh sách nhận tiền thanh toán từ sổ quỹ (báo cáo quỹ) với nhật ký thu tiền, với các bảng kê tiền gửi vào ngân hàng và với tài khoản Phải thu.
Ngày tháng
Thu của khách hàng
Số
thực nhận
Ghi sổ khoản thu từ
Ghi sổ và gửi vào ngân hàng
Số tiền bị nhân viên chiếm dụng
07/01/2008
T.T.T. Ân
20.378.920
T.T.T. Ân
20.378.920
-
£
13/03/2008
H.V. Tấn
65.678.500
H.V. Tấn
65.678.500
-
£
23/04/2008
N.V. Tuấn
43.769.450
N.V. Tuấn
43.769.450
-
£
15/06/2008
L.T.C. Tiên
76.278.000
L.T.C. Tiên
76.278.000
-
£
06/08/2008
T.M. Trung
50.689.780
T.M. Trung
50.689.780
-
£
10/09/2008
N.M. Hiệp
47.980.650
N.M. Hiệp
47.980.650
-
£
12/11/2008
V.V. Luân
37.259.690
V.V. Luân
37.259.690
-
£
28/12/2008
DNTN Hiếu Huy
178.000.000
DNTN Hiếu Huy
178.000.000
-
£
Tổng cộng
520.034.990
520.034.990
Ghi chú:
£: Phù hợp với sổ nhật ký và sổ cái.
(Kết luận: Thủ quỹ đã ghi chép đầy đủ chính xác các khoản phải thu của khách hàng.
Thử nghiệm 3: Chọn mẫu để so sánh giữa khoản chi đã ghi trong nhật ký chi tiền với tài khoản Phải trả, và với các chứng từ có liên quan.
Ngày ghi sổ
Chứng từ
Nội dung
Số tiền
12/01/2008
08/01
Mua hóa chất.
24.300.000
g,l
10/05/2008
06/05
Mua công cụ, dụng cụ cho phòng quản lý.
40.200.000
g,l
25/07/2008
13/07
Mua hương liệu.
28.300.000
g,l
08/09/2008
06/09
Nhập máy móc, thiết bị mới.
24.000 USD
g,l
29/12/2008
19/12
Mua nguyên vật liệu.
36.800.000
g,l
Ghi chú:
l: Khớp với hóa đơn mua hàng
g: khớp với phiếu nhập kho.
( Kết luận: Các nghiệp vụ được ghi chép chính xác theo chứng từ gốc.
Thử nghiệm 4: Chọn mẫu chứng từ để kiểm tra các thông tin cần thiết và chữ ký xét duyệt trên chứng từ.
STT
Tên chứng từ
Số hiệu
1
Phiếu thu
PT07/01
H,K,P
2
Phiếu chi
PC14/02
F,H,K,P
3
Phiếu thu
PT05/03
H,K,P
4
Phiếu thu
PT19/04
H,K,P
5
Phiếu chi
PC10/05
F,H,K,P
6
Phiếu thu
PT15/06
H,K,P
7
Phiếu chi
PC04/07
F,H,K,P
8
Phiếu thu
PT12/08
H,K,P
9
Phiếu chi
PC23/09
F,H,K,P
10
Phiếu chi
PC16/10
F,H,K,P
11
Phiếu thu
PT25/11
H,K,P
12
Phiếu chi
PC 07/12
F,H,K,P
Ghi chú:
F: Chứng từ có xét duyệt
H: Chứng từ có đầy đủ chữ ký và đóng dấu
K: Chứng từ có đánh số liên tục
P: Chứng từ phù hợp nội dung
( Kết luận: Chứng từ được ghi chép phù hợp với mục đích sử dụng và có xét duyệt đầy đủ.
Đơn vị: Cty CP Chương Dương
Bộ phận: Kế Toán
PHIẾU CHI Quyển sổ:01
Ngày 14 tháng 02 năm 2008
Số: 14/02
Nợ: 152
Có: 111
Họ tên người nhận tiền: Nguyễn Văn Nam.
Địa chỉ: 97/4 Quận 4– TP HCM
Lý do chi: …………………Mua NVL………………………………….......
Số tiền: ……….. 6.480.000 đ……………………………………………….
Viết bằng chữ: Ba triệu bốn trăm tám mươi nghìn đồng chẵn.
Ngày 14 tháng 02 năm 2008
Giám đốc Kế toán trưởng Thủ quỹ Người lập phiếu Người nhận tiền
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
(đã ký, đóng dấu) (đã ký) (đã ký) (đã ký) (đã ký)
Kèm theo: 02 Chứng từ gốc
Đã nhận đủ số tiền(Viết bằng chữ): Ba triệu bốn trăm tám mươi nghìn đồng chẵn.
+ Tỷ giá ngoại tệ (vàng, bạc đá quý)………………………………..
+ Số tiền quy đổi:…………………………………………………..
2.2.5 Đánh giá lại rủi ro
Dựa theo xét đoán nghề nghiệp, nhóm kiểm toán xác định rủi ro kiểm toán là 5%. Và do bản chất khoản mục vốn bằng tiền có rủi ro tiềm tàng cao nên IR được đánh giá là 75%. Khi rủi ro tiềm tàng được đánh giá cao thì rủi ro phát hiện sẽ thấp.
Ta có công thức: AR = IR x CR x DR
2.2.6 Xác định mức trọng yếu cho tổng thể báo cáo tài chính và cho từng khoản mục
- Mức trọng yếu của tổng thể báo cáo tài chính: PM.
- Mức trọng yếu của từng khoản mục: TE.
Thông thường, mức trọng yếu tổng thể được xác định bằng một tỉ lệ % trên tổng tài sản, doanh thu hoặc lợi nhuận.
Giới hạn về mức trọng yếu:
Vị trí khoản mục
Không trọng yếu
Có thể trọng yếu
Chắc chắn trọng yếu
Báo cáo KQHĐKD
Dưới 5% lợi nhuận trước thuế
Từ 5