Kiểm toán tài chính vai trò và vị trí trong sự phát triển của hoạt động kiểm toán ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, hoạt động kiểm toán ở nước ta có những bước phát triển mạnh mẽ, điều này xuất phát từ nhu cầu phát triển và hội nhập của nền kinh tế đất nước. Kiểm toán đã có một vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường ngày nay. Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ ngày nay, nền kinh tế thế giới đang chuyển mình từng bước đi lên mạnh mẽ. Sự biến chuyển của nền kinh tế gắn liền với sự thay đổi mạnh mẽ của từng quốc gia trong từng khu vực trên thế giới. Song cùng với sự thay đổi đó, bước vào những năm đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã phát triển mạnh. Nền kinh tế Việt Nam có sự biến chuyển mạnh mẽ, bước chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường đã làm thay đổi bộ mặt nền kinh tế quốc dân. Nền kinh tế mở đặt ra nhiều yêu cầu mới. Trước sự đòi hỏi của nền kinh tế, hoạt động kiểm toán đã được công nhận ở Việt Nam với sự ra đời của các tổ chức độc lập về kế toán kiểm toán nhằm giúp cá nhân, tổ chức nắm rõ kiến thức, tăng cường hiểu biết về tài chính, kế toán trong bối cảnh mới. Sự ra đời của các công ty kiểm toán độc lập quốc tế và nội địa ở Việt Nam đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn cho những người quan tâm đến các số liệu tài chính ở Việt Nam. Kiểm toán đã trở thành một hoạt động chuyên sâu, một khoa học chuyên ngành. Theo Ier - Khan - Sere: Kiểm toán có ý nghĩa lớn trên nhiều mặt: đó là “Quan toà công minh của quá khứ”, là “Người dẫn dắt cho hiện tại” và “ Người cố vấn sáng suốt cho tương lai”. I.TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN 1.Khái niệm kiểm toán Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về kiểm toán: * Theo định nghĩa của Liên đoàn Quốc tế các nhà kế toán thì “ Kiểm toán là việc các kiểm toán viên độc lập kiểm tra và trình bày ý kiến của mình về bản báo cáo tài chính”. * Trong giáo trình kiểm toán của các tác giả Alvin A.Rens và James K.Loebbecker đã định nghĩa: Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập và có thẩm quyền thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin có thể định lượng được của một đơn vị cụ thể nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được thiết lập” * Định nghĩa khác nêu: “Kiểm toán là thủ pháp xem xét và kiểm tra một cách khách quan về từng khoản mục bao gồm việc thẩm tra những thông tin đặc trưng được xác định bởi kiểm toán viên hoặc thiết lập bởi thực hành chung. Nói tổng quát, mục đích của kiểm toán là trình bày ý kiến hoặc đi đến kết luận về cái được kiểm toán”. (Trích từ Auditing - Theory & Practice của John Dunn, University of Strathclyde, Glasgow nhà xuất bản Prentice Hall) *Kiểm toán là việc xác minh và bày tỏ ý kiến do các chuyên gia độc lập và có năng lực, trình độ thực hiện bằng hệ thống phương pháp kiểm toán chứng từ và ngoài chứng từ nhằm xác định mức độ tương quan giữa thực trạng của các hoạt động trong các đợt kiểm toán với các chuẩn mực đã được thiết lập và báo cáo kết quả cho người sủ dụng. 2. Phân loại kiểm toán a. Phân loại theo đối tượng cụ thể. - Kiểm toán báo cáo tài chính. - Kiểm toán hoạt động. - Kiểm toán tuân thủ. b. Phân loại kiểm toán theo chủ thể kiểm toán. - Kiểm toán Nhà nước. - Kiểm toán độc lập. - Kiểm toán nội bộ. II. KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH. 1. Khái niệm. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200: “Kiểm toán tài chính là quá trình mà các chuyên gia độc lập (KTV) thu thập, đánh giá các bằng chứng kiểm toán nhằm xác nhận tính trung thực và hợp lý các khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính.

doc10 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 4100 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm toán tài chính vai trò và vị trí trong sự phát triển của hoạt động kiểm toán ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH SÁCH NHÓM 8X Dương Thị Thảo – NT Phan Thị Phượng Phạm Thị Thanh Tâm Vũ Thị Tuyết Sương Nguyễn Thị Huyền Trang Trần Thị Thùy Vy Nguyễn Thị Thúy Hằng Hoàng Tiến Dũng Lê Thị Cẩm Nhung. LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, hoạt động kiểm toán ở nước ta có những bước phát triển mạnh mẽ, điều này xuất phát từ nhu cầu phát triển và hội nhập của nền kinh tế đất nước. Kiểm toán đã có một vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường ngày nay. Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ ngày nay, nền kinh tế thế giới đang chuyển mình từng bước đi lên mạnh mẽ. Sự biến chuyển của nền kinh tế gắn liền với sự thay đổi mạnh mẽ của từng quốc gia trong từng khu vực trên thế giới. Song cùng với sự thay đổi đó, bước vào những năm đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã phát triển mạnh. Nền kinh tế Việt Nam có sự biến chuyển mạnh mẽ, bước chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường đã làm thay đổi bộ mặt nền kinh tế quốc dân. Nền kinh tế mở đặt ra nhiều yêu cầu mới. Trước sự đòi hỏi của nền kinh tế, hoạt động kiểm toán đã được công nhận ở Việt Nam với sự ra đời của các tổ chức độc lập về kế toán kiểm toán nhằm giúp cá nhân, tổ chức nắm rõ kiến thức, tăng cường hiểu biết về tài chính, kế toán trong bối cảnh mới. Sự ra đời của các công ty kiểm toán độc lập quốc tế và nội địa ở Việt Nam đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn cho những người quan tâm đến các số liệu tài chính ở Việt Nam. Kiểm toán đã trở thành một hoạt động chuyên sâu, một khoa học chuyên ngành. Theo Ier - Khan - Sere: Kiểm toán có ý nghĩa lớn trên nhiều mặt: đó là “Quan toà công minh của quá khứ”, là “Người dẫn dắt cho hiện tại” và “ Người cố vấn sáng suốt cho tương lai”.  NỘI DUNG I.TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN 1.Khái niệm kiểm toán Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về kiểm toán: * Theo định nghĩa của Liên đoàn Quốc tế các nhà kế toán thì “ Kiểm toán là việc các kiểm toán viên độc lập kiểm tra và trình bày ý kiến của mình về bản báo cáo tài chính”. * Trong giáo trình kiểm toán của các tác giả Alvin A.Rens và James K.Loebbecker đã định nghĩa: Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập và có thẩm quyền thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin có thể định lượng được của một đơn vị cụ thể nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được thiết lập” * Định nghĩa khác nêu: “Kiểm toán là thủ pháp xem xét và kiểm tra một cách khách quan về từng khoản mục bao gồm việc thẩm tra những thông tin đặc trưng được xác định bởi kiểm toán viên hoặc thiết lập bởi thực hành chung. Nói tổng quát, mục đích của kiểm toán là trình bày ý kiến hoặc đi đến kết luận về cái được kiểm toán”. (Trích từ Auditing - Theory & Practice của John Dunn, University of Strathclyde, Glasgow nhà xuất bản Prentice Hall) *Kiểm toán là việc xác minh và bày tỏ ý kiến do các chuyên gia độc lập và có năng lực, trình độ thực hiện bằng hệ thống phương pháp kiểm toán chứng từ và ngoài chứng từ nhằm xác định mức độ tương quan giữa thực trạng của các hoạt động trong các đợt kiểm toán với các chuẩn mực đã được thiết lập và báo cáo kết quả cho người sủ dụng. 2. Phân loại kiểm toán a. Phân loại theo đối tượng cụ thể. - Kiểm toán báo cáo tài chính. - Kiểm toán hoạt động. - Kiểm toán tuân thủ. b. Phân loại kiểm toán theo chủ thể kiểm toán. - Kiểm toán Nhà nước. - Kiểm toán độc lập. - Kiểm toán nội bộ. II. KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH. 1. Khái niệm. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200: “Kiểm toán tài chính là quá trình mà các chuyên gia độc lập (KTV) thu thập, đánh giá các bằng chứng kiểm toán nhằm xác nhận tính trung thực và hợp lý các khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính. 2. Các đặc trưng cơ bản của kiểm toán tài chính. a. Đối tượng của kiểm toán báo cáo tài chính: Là các bảng khai tài chính nhưng thường xuyên và chủ yếu là báo cáo tài chính. Nó không phải là đối tượng duy nhất mà ngoài ra còn có chứng từ, sổ sách, thực trạng tài sản. b. Chủ thể: - Kiểm toán nội bộ: Kiểm toán các đơn vị thành viên theo yêu cầu của người lãnh đạo cao nhất đơn vị. - Kiểm toán Nhà nước: Kiểm toán các đơn vị sử dụng NSNN (DNNN, liên doanh có từ 51% vốn, Ngân sách Nhà nước trở lên…) - Kiểm toán độc lập: + Kiểm toán các doanh nghiệp của Nhà nước theo qui định của pháp luật (như các công ty niêm yết, khách thể bắt buộc), các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, và các DNNN theo yêu cầu của NĐ 105/2004/NĐ-CP. + Kiểm toán các doanh nghiệp có nhu cầu kiểm toán (Khách thể tự nguyện). + Kiểm toán tài chính là lĩnh vực đặc trưng nhất của kiểm toán độc lập. (Thường xuyên nhất là kiểm toán độc lập. c. Khách thể. Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị có các báo cáo tài chính, các cá nhân có tài khoản, bảng khai cần được kiểm toán. d. Phương pháp kiểm toán. Phương pháp chứng từ và phương pháp ngoài chứng từ. e. Mục tiêu kiểm toán. - Đưa ra ý kiến xác nhận, lời nhận xét, lời kết luận tính trung thực và hợp lý báo cáo tài chính trên các khía cạnh trọng yếu. - Chỉ ra những hạn chế, tồn tài giúp đơn vị được kiểm toán có biện pháp xử lý, điều chỉnh. f. Cơ sở pháp lý. - Cơ sở thực hiện kiểm toán: các chuẩn mực kiểm toán. - Cơ sở đánh giá đúng hoặc sai về đối tượng kiểm toán là các chuẩn mực, chế độ kế toán, luật pháp liên quan. g. Trình tự kiểm toán. Báo cáo tài chính => Sổ tổng hợp => Sổ chi tiết => Chứng từ h. Sản phẩm của kiểm toán tài chính. - Báo cáo kiểm toán có biểu mẫu qui định chặt chẽ vì nó được nhiều người sử dụng, nhiều đối tượng quan tâm nên phải thống nhất cho tất cả các doanh nghiệp. - Thư quản lý. 3. Quy trình kiểm toán tài chính. Gồm 3 giai đoạn cơ bản. a. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán. - Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng. - Thực hiện thủ tục phân tích nhằm: + Thu thập hiểu biết về những biến đổi quan trọng về kế toán và hoạt động kinh doanh của khách hàng. + Tăng cường sự hiểu biết về hoạt động kinh doanh của khách hàng. + Đánh giá khả năng hoạt động liên tục của khách hàng. - Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro. - Lập kế hoạch kiểm toán tông quát. - Thiết kế chương trình kiểm toán. b. Thực hiện kế hoạch kiểm toán. Đây là quá trình sử dụng các thử nghiệm vào việc xác minh các thông tin phản ánh trên báo cáo tài chính. Trong kiểm toán tài chính, có sẵn các tiêu chuẩn để đánh giá các thông tin, trong khi đó kiểm toán nghiệp vụ thì phải tìm các tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả và hiệu lực các hoạt động. Chẳng hạn, khi chúng ta muốn đo lường rằng, nghiệp vụ mua hàng là có hiệu quả thì phải xác định tiêu chuẩn về nó, tức là: như thế nào là một nghiệp vụ mua hàng có hiệu quả, trong kiểm toán nghiệp vụ thì phải tìm và xác định tiêu chuẩn đánh giá chứ không có sẵn, còn trong kiểm toán tài chính thì tiêu chuẩn đánh giá đã được xác định sẵn: Phân tích khả năng thanh toán, thông qua phân tích khả năng thanh toán thì ai cũng có thể đánh giá như nhau và đưa ra kết luận tương tự nhau chứ ít khi là trái ngược nhau. c. Kết thúc công việc kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán. Trên cơ sở kết quả của các bước thực hiện trước, kiểm toán viên thực hiện lập báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính. Báo cáo kiểm toán trong kiểm toán tài chính được tiêu chuẩn hóa và được sử dụng rộng rãi, trong khi đó báo cáo được lập trong kiểm toán nghiệp vụ chỉ sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp nên thường không được tiêu chuẩn hóa. III. VAI TRÒ VÀ VỊ TRÍ CỦA KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TRONG SỰ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN Ở VIỆT NAM. Vai trò Chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, thực hiện chủ trương đa dạng hoá các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế được mở rộng và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Trong điều kiện nền kinh tế như vậy, thông tin tài chính của doanh nghiệp không chỉ để báo cáo cho các cơ quan quản lý nhà nước để kiểm tra và xét duyệt mà nay các thông tin này cần cho nhiều người, được nhiều đối tượng quan tâm, khai thác sử dụng cho các quyết định kinh tế. Tuy ở nhiều góc độ khác nhau nhưng tất cả các đối tượng này đều có cùng nguyện vọng là có được các thông tin có độ chính xác cao, tin cậy và trung thực. - Kiểm toán tài chính làm tăng mức độ tin cậy đối với các thông tin tài chính, góp phần lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế. Dựa vào kết quả kiểm toán, những người sử dụng báo cáo tài chính được kiểm toán có được các thông tin khách quan, chính xác theo đó có thể đánh giá một cách đúng đắn tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp làm cơ sở cho các quyết định kinh tế của mình. Bên cạnh đó còn đưa ra những kiến nghị giúp doanh nghiệp hoàn thiện hệ thống kiểm soát, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý tài chính nói riêng cũng như hoạt động kinh doanh nói chung. Giúp cho KTV đưa ra ý kiến xác nhận rằng BÁO CÁO TÀI CHÍNH có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lí trên các khía cạnh trọng yếu hay không. Giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao thông tin tài chính của đơn vị. ( Vai trò chủ yếu của KTTC là xác minh trung thực, hợp lí, hợp pháp của thông tin trên Bảng kê tài chính. Các khái niệm trung thực, hợp lí được hiểu như sau: + Trung thực: Thông tin tài chính phản ánh đúng sự thật, nội dung, bản chất và giá trị của NVKT phát sinh. + Hợp lý: Thông tin tài chính cần thiết và phù hợp về không gian, thời gian và sự kiện được nhiều thừa nhận. + Hợp pháp: Thông tin tài chính được phản ánh đúng yêu cầu của pháp luật, chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Vị trí: Kiểm toán tài chính có một vị trí quan trọng trong hệ thống kiểm toán Việt Nam. Đối với kiểm toán Nhà nước: Kiểm toán tài chính, nội dung cốt lõi của Kiểm toán Nhà nước: Quy trình kiểm toán cần phải đưa ra đảm bảo đối với cử tri rằng Chính phủ không tiêu quá tổng số tiền như đã cam kết trong ngân sách, số tiền đó được tiêu cho hàng hoá và dịch vụ do Quốc hội quyết định. Qui trình kiểm toán cũng đưa ra đảm bảo rằng các cơ quan công quyền hoạt động một cách đúng đắn và tuân thủ pháp luật. Nếu chi tiêu của Chính phủ không hợp lệ thì các phương tiện thông tin đại chúng sẽ là phương tiện chủ yếu thông tin các báo cáo kiểm toán có quan điểm trái ngược cho cử tri và các nhóm có quan tâm khác. - Đối với doanh nghiệp được kiểm toán: Họ mong muốn, thông qua kiểm toán, có được báo cáo tài chính phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), phát hiện và ngăn ngừa các sai sót và gian lận. Đối với chủ sở hữu doanh nghiệp, các cổ đông họ cần biết một cách đầy đủ, đúng đắn về kết quả kinh doanh, ... . Đối với Ngân hàng, những đối tượng cho vay vốn, họ cần biết rằng số vốn họ cho vay có được sử dụng đúng mục đích hay không, tình hình tài chính của đơn vị có cho thấy khả năng hoàn trả hay không Đối với cơ quan thuế: căn cứ vào báo cáo tài chính đã được kiểm toán để tính và thu thuế, tương tự, đối với các cơ quan chức năng cũng căn cứ vào báo cáo tài chính được kiểm toán để thực hiện chức năng của mình. (Tóm lại, kiểm toán phải mang lại sự thoả mãn cho những người sử dụng kết quả kiểm toán sự tin cậy, mức độ trung thực của các thông tin tài chính mà họ được cung cấp. VÍ DỤ BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CTCP VINCOM BÁO CÁO VỀ KẾT QUẢ KIỂM TOÁN VÀ NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM 2006 Hoàng Đình Lợi - Giám đốc Tài chính 1. Về Báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính năm 2006 của Công ty Cổ phần Vincom - Tuân thủ theo quy định trong Điều lệ Công ty, Báo cáo tài chính năm 2006 của Công ty CP Vincom đã được kiểm toán bởi Chi nhánh Công ty kiểm toán Ernst & Young Việt Nam - 1 trong 4 Công ty kiểm toán hàng đầu thế giới hiện nay. - Nội dung của Báo cáo kiểm toán của Ernst & Young như sau: BÁO CÁO KIỂM TOÁN các báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Vincom vào ngày 31 tháng 12 năm 2006 và cho năm tài chính kết thúc cùng ngày Kính gửi: Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Vincom Chúng tôi đã kiểm toán bảng cân đối kế toán vào ngày 31 tháng 12 năm 2006 của Công ty Cổ phần Vincom (“Công ty”), báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ có liên quan cho năm tài chính kết thúc cùng ngày và thuyết minh báo cáo tài chính kèm theo (“các báo cáo tài chính”) được trình bày từ trang 2 đến trang 35. Các báo cáo tài chính này thuộc trách nhiệm của Ban Giám đốc của Công ty. Trách nhiệm của chúng tôi là đưa ra ý kiến về các báo cáo tài chính này dựa trên việc kiểm toán của chúng tôi. Các báo cáo tài chính của Công ty cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2005 được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán khác. Báo cáo kiểm toán của họ đề ngày 28 tháng 3 năm 2006 đã đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần đối với các báo cáo tài chính của Công ty. Cơ sở ý kiến kiểm toán Chúng tôi đã tiến hành kiểm toán theo các quy định của các Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam và Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế được áp dụng tại Việt Nam. Các chuẩn mực này yêu cầu chúng tôi phải lập kế hoạch và thực hiện việc kiểm toán để đạt được mức tin cậy hợp lý về việc các báo cáo tài chính không có sai sót trọng yếu. Việc kiểm toán bao gồm việc kiểm tra, theo phương pháp chọn mẫu, các bằng chứng về số liệu và các thuyết minh trên các báo cáo tài chính. Việc kiểm toán cũng bao gồm việc đánh giá các nguyên tắc kế toán đã được áp dụng và các ước tính quan trọng của Ban Giám đốc cũng như đánh giá việc trình bày tổng thể các báo cáo tài chính. Chúng tôi tin tưởng rằng công việc kiểm toán của chúng tôi cung cấp cơ sở hợp lý cho ý kiến kiểm toán. Ý kiến kiểm toán Theo ý kiến của chúng tôi, các báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của Công ty vào ngày 31 tháng 12 năm 2006, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày phù hợp với các Chuẩn mực Kế toán và Hệ thống Kế toán Việt Nam và tuân thủ các quy định có liên quan. Báo cáo tài chính năm 2006 của Công ty Cổ phần Vincom Quý vị Cổ đông có thể xem các thông tin chi tiết về BCTC năm 2006 của Công ty trên trang Web của Công ty: www.vincom.com.vn. Khái quát các số liệu trong báo cáo tài chính năm 2006 của Công ty đã được kiểm toán như sau: - Tổng tài sản của Công ty tại thời điểm đầu năm 2006 là 489.145.736.518 đồng, tại thời điểm cuối năm là 674.408.365.648 đồng, tăng 185.262.629.130 đồng so với đầu năm 2006. Trong đó: So với đầu năm, Tài sản ngắn hạn của Công ty tăng 346.730.079.542đồng, nhưng tài sản dài hạn giảm 161.467.450.412 đồng. Các yếu tố chính của việc gia tăng tổng giá trị tài sản và thay đổi cơ cấu tài sản này là do Công ty đã thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất (3.279m2 trong tổng số 6.713m2) tại 191 Bà Triệu và quyền sử hữu từ tầng 7 đến tầng 22 của tháp A – tòa nhà VCT, và do sinh lời từ hoạt động kinh doanh, trích khấu hao TSCĐ theo quy định. - Tổng nợ phải trả của Công ty tại thời điểm đầu năm 2006 là 175.362.486.594 đồng và tại thời điểm cuối năm là 79.886.941.354 đồng, đây chủ yếu là các khoản tiền đặt cọc của khách thuê; tiền doanh thu trả trước theo hợp đồng. Tổng nợ phải trả của Công ty tại thời điểm cuối năm giảm 95.475.545.600 đồng so với đầu năm là do Công ty đã tất toán khoản doanh thu trả trước của BIDV (theo hợp đồng thuê 5 năm). - Vốn chủ sở hữu của Công ty tại thời điểm đầu năm 2006 là 313.783.249.564 đồng và tại thời điểm cuối năm là 594.521.424.294 đồng, tăng 280.738.174.730 đồng so với đầu năm. - Năm 2006, tổng doanh thu thuần của Công ty CP Vincom đạt mức 548.413.023.816 đồng, trong đó Doanh thu thu từ việc nhượng bán tài sản (tháp A) cho BIDV là: 394.677.000.000đồng, doanh thu hoạt động cho thuê và các dịch vụ liên quan là: 153.736.023.816 đồng. - Lợi nhuận sau thuế của Vincom JSC đạt được trong năm 2006 là 343.772.424.294 đồng, chiếm 62,68% tổng doanh thu thuần. Trong đó, lợi nhuận sau thuế thu từ việc nhượng tài sản (tháp A) cho BIDV là 245.158.053.301 đồng, lợi nhuận sau thuế từ hoạt động cho thuê và các khoản thu nhập tài chính, thu nhập khác là: 98.614.370.993 đồng - Các hoạt động tài chính: Lãi thu được từ việc cho vay ngắn hạn và gửi tiền tại ngân hàng trong năm 2006 đạt 6.137.173.610 đồng. Trong năm 2006 Công ty không có thực hiện đi vay tiền hoặc có hoạt động tài chính nào khác. - Thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế: Tổng số thuế Công ty đã nộp cho Nhà nước trong năm 2006 là 14.747.217.101 đồng, trong đó có 3.453.424.232 đồng là số thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế khác đã nộp trong năm là: 11.293.792.869 đồng.  KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trường các thông tin tài chính có độ tin cậy, chính xác và trung thực hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với các chủ thể trong hoạt động kinh tế. Kiểm toán tài chính hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu này của nền kinh tế. Kiểm toán tài chính cung cấp sự đảm bảo cho bên thứ ba là những người sử dụng các thông tin tài chính biết rằng thông tin họ được cung cấp là trung thực, hợp lí hay không? Trong các quan hệ kinh tế nhờ có kiểm toán tài chính mà các doanh nghiệp đã tìm được tiếng nói chung là sự tin cậy lẫn nhau, sự thẳng thắn, trung thực trình bày về tình hình tài chính của công ty mình
Luận văn liên quan