Trong bốn loại nguồn lực đầu vào cho nền kinh tế xã hội gồm: Đất đai, lao
động, vốn, công nghệ thì đất đai là loại tài nguyên vô cùng quý giá do thiên nhiên
ban tặng cho loài người. Đất đai gắn liền với mọi hoạt động, đời sống kinh tế,
văn hoá -xã hội của con người. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không có gì
thay thế trong sản xuất nông nghiệp, là nhu cầu bức thiết về an cư lập nghiệp, là
thành ph ần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố của các
khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng. Đất
đai còn là cơ sở để phát triển hệ sinh thái môi trường, dung hoà sự sống của con
người và sinh vật. Đất đai có vai trò hết sức quan trọng, là vấn đề sống còn của
mỗi quốc gia, mỗi dân tộc.
Để khẳng định vai trò to lớn của đất đai, từ xưa nhân dân ta có câu “ Tấc
đất tấc vàng”, và Mác cũng khẳng định “Lao động là cha, đất đai là mẹ sản sinh
ra của cải vật chất” Chính vì vậy, Fidecraxte Rô có nêu “Người ta có thể cho
máu của mình chứ không bao giờ cho nhau đất”.
76 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2062 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kiến nghị và giải pháp quản lý quyền dử dụng đất ở đô thị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
1/ Tính cấp thiết của đề tài
Trong bốn loại nguồn lực đầu vào cho nền kinh tế xã hội gồm: Đất đai, lao
động, vốn, công nghệ thì đất đai là loại tài nguyên vô cùng quý giá do thiên nhiên
ban tặng cho loài người. Đất đai gắn liền với mọi hoạt động, đời sống kinh tế,
văn hoá - xã hội của con người. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không có gì
thay thế trong sản xuất nông nghiệp, là nhu cầu bức thiết về an cư lập nghiệp, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố của các
khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng. Đất
đai còn là cơ sở để phát triển hệ sinh thái môi trường, dung hoà sự sống của con
người và sinh vật. Đất đai có vai trò hết sức quan trọng, là vấn đề sống còn của
mỗi quốc gia, mỗi dân tộc.
Để khẳng định vai trò to lớn của đất đai, từ xưa nhân dân ta có câu “ Tấc
đất tấc vàng”, và Mác cũng khẳng định “Lao động là cha, đất đai là mẹ sản sinh
ra của cải vật chất”…Chính vì vậy, Fidecraxte Rô có nêu “Người ta có thể cho
máu của mình chứ không bao giờ cho nhau đất”.
Có thể nói, đất là vấn đề xuyên suốt thời đại, tất cả các nhà nước dù xây
dựng Nhà nước theo hình thức nào đều coi trọng việc quản lý đất đai. Riêng ở
nước ta, để có nguồn vốn đất đai như ngày nay cha ông ta phải đổ biết bao xương
máu qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước để giữ lấy từng tấc đất thiêng
liêng của Tổ quốc.
Thấy được tầm quan trọng của đất đai, nên luôn đòi hỏi chúng ta phải có
biện pháp tổ chức quản lý và sử dụng tài nguyên đất sao cho hợp lý, tiết kiệm
nhằm khai thác tiềm năng, song song với việc bảo vệ đất mang lại hiệu quả cao
phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng đất nước nhất là trong giai đoạn hiện
nay với tốc độ phát triển đô thị, phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá -
hiện đại hoá đã diễn ra quá trình chuyển đổi cơ cấu đất đai một cách mạnh mẽ và
những phát sinh trong quá trình quản lý diễn ra phức tạp, với việc dân số gia tăng
dẫn đến nhu cầu sử dụng đất ngày càng cao trong khi đó đất đai chỉ có giới hạn
về số lượng cũng như chất lượng. Khi nước ta bước vào nền kinh tế thị trường,
thì sự thay đổi chuyển dịch chủ sử dụng đất là sự vận động bình thường, tất yếu,
thường xuyên của cuộc sống xã hội. Năm 1993 khi luật đất đai đã xác lập 5
quyền của người sử dụng đất, đã thừa nhận về mặt pháp lý của quyền sử dụng đất
thì hàng loạt vấn đề về giao dich quyền sử dụng đất diễn ra một cách phức tạp
như: đầu cơ đất đai, sử dụng đất không đúng mục đích, chuyển nhượng đất trái
phép, giao dịch đất không có các giấy tờ hợp lệ, giao dịch ngầm, trao tay…dẫn
đến tranh chấp, khiếu nại tố cáo về đất đai. Trong khi quản lý nhà nước về đất đai
còn yếu kém.
Sự yếu kém này thể hiện ở các điểm sau:
- Thứ nhất là tính cục bộ trong quản lý đất đai còn quá lớn. Tính cục bộ này
không chỉ thể hiện trong mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước với nhau mà còn cả
trong tầm nhìn và phương pháp quản lý. Việc không có sự thống nhất trong vấn
đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với
đất giữa Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Xây dựng và Bộ Tư pháp trong thời
gian qua đã thể hiện tính cục bộ trong quan hệ nói trên. Ngoài ra, việc lưu trữ
thông tin về đất đai trong hồ sơ địa chính cho đến thời điểm này vẫn còn được
thực hiện thủ công trên giấy và theo từng địa phương Việc sử dụng công nghệ
thông tin cho hoạt động này vẫn còn manh mún, thiếu tính hệ thống. Từ đây, sự
kết nối giữa các nguồn thông tin về đất đai để đảm bảo tính chính xác, cũng như
để kiểm soát việc sử dụng đất của một người ở nhiều địa phương khác nhau
không thể thực hiện được.
- Thứ hai là sự trì trệ và thiếu thông thoáng trong quản lý đất đai. Pháp luật
buộc người sử dụng đất phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hoặc giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản trên đất) mới được thực
hiện giao dịch, nhưng hoạt động cấp giấy chứng nhận lại diễn ra quá chậm. Hạn
chế này không chỉ xuất phát từ cơ quan hành chính cấp giấy chứng nhận mà còn
có sự góp phần của các cơ quan nhà nước có liên quan, đặc biệt là cơ quan thuế
khi thực hiện các khoản thu từ việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử
dụng đất.Thực tế cho thấy, việc người sử dụng đất “được” cơ quan thuế chấp
nhận cho thực hiện nghĩa vụ tài chính (là điều kiện) để được cấp giấy chứng nhận
không phải là chuyện dễ dàng. Những trở ngại này cùng với thực tế thủ tục hành
chính quá phiền hà khi thực hiện quyền của người dụng đất đã làm làm cho các
giao dịch ngầm về đất đai chiếm phần lớn trong các giao dịch về nhà đất. Đây
chính là nguyên nhân làm cho tình trạng đầu cơ đất đai bùng phát, vượt quá tầm
kiểm soát của Nhà nước.
Vì vậy, công tác quản lý đất đai phải thường xuyên nắm bắt, cập nhật được
các biến động về chủ sở hữu để một mặt đảm bảo quyền lợi chính đáng của
người chủ sử dụng, mặt khác tạo điều kiện tăng cường công tác quản lý đất đai
được kịp thời chính xác. Hơn nữa làm tốt công tác quản lý chuyển quyền sử dụng
đất sẽ ngăn chặn được tình trạng lợi dụng quyền tự do chuyển nhượng quyền sử
dụng đất để thực hiện các hành vi đầu cơ, buôn bán đất đai kiếm lời, tăng cường
các nguồn thu tài chính thích đáng đối với các hoạt động buôn bán kinh doanh
đất đai.
Hiện nay, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách,
văn bản pháp luật nhằm thực hiện: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước
thống nhất quản lý”. Vì thế, đất đai được thống nhất quản lý từ trung ương đến
địa phương trên từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất. Để làm được điều đó, đòi
hỏi Nhà nước ta đầu tư đúng mức cho công tác quản lý đất đai, nâng cao trình độ
quản lý, tuyên truyền pháp luật đến từng người dân, quản lý đất đai theo quy
hoạch, kế hoạch, giao đất đúng mục đích, đúng đối tượng, ổn định và lâu dài, để
người dân an tâm đầu tư bảo vệ, cải tạo đất, góp phần nâng cao năng suất lao
động cho người dân và xã hội.
Xuất phát từ thực trạng trên cùng với những kiến thức đã học, được sự phân
công của khoa Thương mại – Du lịch trường đại học kinh tế Đà Nẵng và được sự
đồng ý của phòng Tài nguyên môi trường quận Thanh Khê tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài “Hoàn thiện công tác quản ký chuyển quyền sử dụng đất ở đô thị tại
địa bàn quận Thanh Khê thành phố Đà Nẵng”.
2/ Mục đích và yêu cầu
* Mục đích
- Thông qua nghiên cứu đề tài để đánh giá đúng thực trạng công tác cải
cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai cũng như công tác thanh tra, kiểm
tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo đối với các hoạt động chuyển quyền
sử dụng đất của địa phương.
- Trên cơ sở đó tìm ra được những nguyên nhân tồn tại và đề xuất kiến nghị
với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
quản lý chuyển quyền sử dụng đất.
* Yêu cầu
- Nắm vững các nội dung quản lý Nhà nước về hoạt động chuyển quyền sử
dụng đất.
- Những số liệu điều tra phải đảm bảo đầy đủ phản ánh trung thực và khách
quan.
- Những kiến nghị, đề xuất phải có tính khả thi và phù hợp với thực tế cuả
địa phương.
3/ Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn thăm dò, khảo sát thực tế
- Phương pháp phân tích, tổng hợp trên cơ sở số liệu và tài liệu thu thập
được.
4/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
- Chuyển quyền sử dụng đất ở đô thị giữa các hộ gia đình, cá nhân
- Các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có liên quan đến hoạt động chuyển
quyền sử dụng đất ở đô thị
* Phạm vi nghiên cứu
- Chuyển quyền sử dụng đối với đất ở
- Thời gian nghiên cứu từ ngày 01/01/2008 đến 04/05/2008
5/ Kết cấu của chuyên đề
Chuyên đề gồm các chương:
Chương I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về chuyển quyền sử dụng
đất và công tác quản lý hoạt động chuyển quyền sử dụng đất
Chương II: Phân tích thực trạng chuyển quyền sử dụng đất ở đô thị
và công tác quản lý trên địa bàn quận Thanh Khê
Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công
tác quản lý chuyển quyền sử dụng đất ở đô thị trên địa bàn quận
Thanh Khê
Phần kết luận
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHUYỂN QUYỀN
SỬ DỤNG ĐẤT VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
1.1. Chuyển quyền sử dụng đất
1.1.1. Khái niệm chuyển quyền sử dụng đất
Là việc người có quyền sử dụng đất hợp pháp chuyển giao đất và quyền
sử dụng đất cho người khác tuân theo các quy định của Bộ luật dân sự và pháp
luật về đất đai.
1.1.2. Các hình thức chuyển quyền sử dụng đất
* Chuyển đổi quyền sử dụng đất
Là hình thức chuyển quyền sử dụng đất trong đó các bên chuyển giao đất
và chuyển quyền sử dụng đất cho nhau theo các nội dung, hình thức chuyển
quyền sử dụng đất theo quyết định của các cơ quan có thẩm quyền được quy định
trong bộ luật dân sự và pháp luật về đất đai .
* Chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Là hình thức chuyển quyền sử dụng đất trong đó người sử dụng đất chuyển
giao đất và quyền sử dụng đất cho người được chuyển nhượng, còn người được
chuyển nhượng trả tiền cho người chuyển nhượng.
* Cho thuê quyền sử dụng đất
Là hình thức chuyển quyền sử dụng đất có thời hạn trong đó bên cho thuê
chuyển giao đất cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, còn bên thuê phải
sử dụng đất đúng mục đích, trả tiền thuê và trả lại đất khi hết thời hạn thuê.
* Thế chấp quyền sử dụng đất
Là hình thức chuyển quyền sử dụng đất không đầy đủ, trong đó bên thế
chấp dùng quyền sử dụng đất để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Bên thế chấp được tiếp tục sử dụng đất trong thời hạn thế chấp. Thông
thường việc thế chấp đất đô thị thường đi liền với thế chấp về nhà ở hoặc thế
chấp về nhà ở nhưng thực chất là thế chấp cả về đất ở.
* Thừa kế quyền sử dụng đất
Là việc chuyển quyền sử dụng đất của người chết sang người thừa kế theo
di chúc hoặc theo pháp luật phù hợp với quy định của bộ luật dân sự và pháp luật
về đất đai.
1.1.3. Những điều kiện pháp lý liên quan đến chuyển quyền sử dụng
đất
* Những điều kiện được chuyển quyền sử dụng đất
+ Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các loại giấy tờ hợp lệ
khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật về
đất đai.
+ Trong thời hạn còn được quyền sử dụng đất và chỉ được chuyển
quyền sử dụng đất trong thời hạn được chuyển quyền sử dụng còn lại.
+ Tuân thủ các quy định của bộ luật dân sự và luật đất đai; đất
chuyển quyền sử dụng không thuộc diện thu hồi, không thuộc khu vực có quy
hoạch, không có tranh chấp ở vào thời điểm chuyển quyền sử dụng đất, phải sử
dụng đúng mục đích.
* Thẩm quyền và thủ tục chuyển quyền sử dụng đất
+ Đối với việc chuyển đổi quyền sử dụng đất ở đô thị phải tiến
hành làm thủ tục tại UBND thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận huyện. Đối với
chuyển nhượng phải làm thủ tục tại UBND thành phố trực thuộc trung ương.
+ Việc chuyển quyền sử dụng đất phải được các bên thoả thuận
thực hiện thông qua hợp đồng. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được
lập thành văn bản có chứng thực của Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền (trừ văn
bản về thừa kế quyền sử dụng đất thì được tiến hành theo luật thừa kế). Giá
chuyển quyền sử dụng đất do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định.
+ Việc chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng
ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
1.2. Nội dung quản lý Nhà Nước về hoạt động chuyển quyền sử dụng đất ở
đô thị
1.2.1. Quản lý tình hình đất ở đô thị trên địa bàn
Đất đô thị là đất thuộc các khu vực nội thành, nội thị xã, thị trấn được quy
hoạch sử dụng để xây dựng nhà ở, trụ sở các cơ quan, các tổ chức, các cơ sở sản
xuất, kinh doanh, các cơ sở hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, quốc phòng an
ninh, và các mục đích khác. Ngoài ra, theo quy định tại Nghị định 88/CP ngày
17/08/1994 của chính phủ về quản lý đất đô thị và đất ngoại thành, ngoại thị xã,
những loại đất này nếu đã có quy hoạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt để phát triển đô thị thì cũng được tính vào đất đô thị.
Việt Nam được xếp vào một trong các quốc gia có tỷ trọng dân số đô thị
thấp trên thế giới, với khoảng 20% dân số chính thức ở các đô thị. Tuy nhiên,
trong những năm gần đây tốc độ đô thị hoá tăng nhanh kéo theo sự gia tăng của
dân số đô thị chính thức và nhiều hơn là sự gia tăng dân số đô thị phi chính thức.
Chính sự gia tăng nhanh chóng của dân số đô thị trong khi các điều kiện cơ sở hạ
tầng đô thị tăng chậm đang tạo ra những sức ép lớn về giải quyết các nhu cầu
sinh hoạt đô thị. Việc mở rộng thêm diện tích đất đai cho phát triển đô thị đang
gặp phải nhiều giới hạn: giới hạn về quỹ đất hiện có có thể mở rộng; giới hạn về
địa hình bề mặt và nhất là giới hạn cho phép phát triển quy mô đô thị. Chính
những giới hạn trên đang làm tăng thêm mâu thuẫn giữa cung và cầu về đất đai
các đô thị ở nước ta. Do đó, việc quản lý tình hình đất đai phải luôn được cập
nhật, theo dõi chủ yếu thông qua các công tác quản lý:
* Xác định địa giới hành chính
Địa giới hành chính là giới hạn (ranh giới) đất đai theo đơn vị hành chính.
Theo điều 16 Luật đất đai 1993, việc xác định địa giới hành chính được thực hiện
thống nhất từ trung ương đến địa phương. Chính phủ sẽ chỉ đạo việc xác định địa
giới hành chính và quản lý hồ sơ địa giới hành chính các cấp trong phạm vi cả
nước. Bộ nội vụ quy định về trình tự, thủ tục xác định địa giới hành chính, quản
lý mốc địa giới và hồ sơ địa giới hành chính. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy
định về kỹ thuật và định mức kinh tế trong việc cắm mốc địa giới hành chính, lập
hồ sơ địa giới hành chính các cấp. Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện
việc xác định địa giới hành chính trên thực địa, lập hồ sơ địa giới hành chính
trong phạm vi địa phương.
* Lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính
Hồ sơ địa giới hành chính bao gồm:
- Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thành lập đơn vị
hành chính hoặc điều chỉnh địa giới hành chính (nếu có)
- Bản đồ địa giới hành chính: là bản đồ thể hiện các mốc địa giới hành
chính và các yếu tố địa vật, địa hình có liên quan đến mốc địa giới hành chính.
- Sơ đồ vị trí các mốc địa giới hành chính
- Bảng toạ độ các mốc địa giới hành chính, các điểm đặc trưng trên đường
địa giới hành chính
- Bảng mô tả tình hình chung về địa giới hành chính
- Biên bản xác nhận mô tả đường địa giới hành chính
- Phiếu thống kê về các yếu tố địa lý có liên quan đến địa giới hành chính
- Biên bản bàn giao mốc địa giới hành chính
- Tài liệu thống kê về địa giới hành chính của các đơn vị cấp dưới
Quản lý hồ sơ địa giới hành chính:
Hồ sơ địa giới hành chính cấp nào được lưu trữ tại Uỷ ban nhân dân cấp đó,
Uỷ ban nhân dân cấp trên, Bộ Nội vụ và Bộ Tài nguyên Môi trường
Hồ sơ địa giới hành chính cấp dưới do Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp
xác nhận, hồ sơ địa giới hành chính cấp Tỉnh, Thành phố thuộc trung ương do Bộ
Nội vụ xác nhận
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý mốc địa giới hành chính trên
thực địa tại địa phương nếu xảy ra hư hỏng, xê dịch phải báo cáo Uỷ ban nhân
dân cấp trên trực tiếp
* Lập và quản lý bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính là bản đồ thực hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có
liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền xác nhận.
Bộ Tài nguyên Môi trường chỉ đạo khảo sát, đo đạc, lập và quản lý bản đồ
địa chính trong phạm vi cả nước
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố thuộc trung ương tổ chức thực hiện khảo
sát, đo đạc, lập và quản lý bản đồ địa chính địa phương
Bản đồ địa chính được quản lý, lưu trữ tại các cơ quan quản lý đất đai của
tỉnh, thành phố thuộc trung ương (Sở Tài nguyên Môi trường), huyện, quận
(Phòng Tài nguyên Môi trường), Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
* Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất và lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất:
Là một nội dung quan trọng của quản lý Nhà nước về đất đai. Trên cơ sở
này, nhà nước mới nắm chắc được toàn bộ vốn đất đai về cả số lượng lẫn chất
lượng để từ đó mới có phương hướng và các chính sách sử dụng, bảo vệ, cải tạo
đất đai có hệ thống, có căn cứ khoa học trên phạm vi từng vùng, từng địa
phương.
Việc khảo sát, đo đạc đất đai được thực hiện thống nhất từ trung ương đến
địa phương. Các cơ quan quản lý đất đai và các cơ quan thuộc hệ thống Nhà
nước thực hiện quá trình khảo sát, đo đạc, và nghiên cứu thực địa để nắm chắc
toàn bộ số lượng đất đai (tổng hợp diện tích tự nhiên) và từng loại đất đai (đất
nông nghiệp, đất ở…) của toàn quốc, cũng như của từng địa phương.
Đánh giá và phân hạng đất đai thực chất là đánh giá chất lượng của đất đai
và trên cơ sở đó xác định giá trị kinh tế từng loại hạng đất theo chất lượng.
Đánh giá giá trị đất đô thị: giá trị của đất đựơc hiểu là giá trị hiện hành của
các luồng thu nhập mang lại từ đất đai đó. Do vậy giá đất sẽ phụ thuộc vào mục
đích có thể sử dụng và lợi ích mang lại từ hoạt động đó.
Phân hạng đất đai do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện
dựa trên cơ sở: chất lượng đất đai đã khảo sát, vị trí, địa hình, mục đích sử
dụng…
Phương pháp đánh giá và phân hạng đất được cơ quan quản lý đất đai ban
hành dưới dạng quy trình, quy phạm làm cho hệ thống yếu tố kỹ thuật giống
nhau, quy trình, chỉ tiêu phân hạng, định giá đất được thống nhất, và quy trình
thực hiện cũng được thống nhất.
Lập và quản lý bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng
đất:
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được lập 5 năm một lần gắn với kiểm kê đất
đai quy định tại điều 53 Luật đất đai
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất của xã, phường, thị trấn được lập trên bản đồ
địa chính gọi là bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết.
Bộ Tài nguyên Môi trường chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện nội dung này
trên phạm vi cả nước. Uỷ ban nhân dân địa phương lập bản đồ hiện trạng và bản
đồ quy hoạch sử dụng đất của địa phương.
* Quản lý việc đăng kí đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai.
Đăng kí đất đai
Quản lý đăng kí đất đai là một nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước
về đất đai. Thông qua việc đăng kí đất đai, cơ quan quản lý nhà nước có thể nắm
được tỷ lệ chiếm hữu và sử dụng đất của các thành phần kinh tế, các ngành kinh
tế, phát hiện và sữa chữa kịp thời những việc sử dụng trái phép về đất đai. Đăng
kí đất đai là nghĩa vụ của mọi đối tượng sử dụng đất và thuộc cơ quan quản lý
nhà nước về đất đai.
Những trường hợp đòi hỏi chủ sử dụng đất phải có trách nhiệm đăng kí đất
đai tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
+ Khi nhà nước giao quyền sử dụng đất
+ Khi chuyển mục đích sử dụng đất
+ Khi thực hiện việc chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, cho thuê quyền
sử dụng đất.
Lập và quản lý hồ sơ địa chính
Uỷ ban nhân dân xã, phường có trách nhiệm lập và quản lý hồ sơ địa chính
của địa phương mình. Hồ sơ địa chính bao gồm:
+ Bản đồ địa chính
+ Sổ địa chính
+ Sổ mục kê đất đai
+ Sổ theo dõi biến động đất đai
Cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận pháp lý xác nhận
quan hệ hợp pháp giữa nhà nước với quyền sử dụng đất của người sử dụng đất.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo mẫu thống nhất toàn quốc đối
với mọi loại đất, do Bộ Tài nguyên Môi trường phát hành, được xét cấp theo từng
thửa đất, tuỳ trường hợp cụ thể mà giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên
một người hay nhiều người.
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố thuộc trung ương cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài. Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân,
cộng đồng dân cư, người Vi