Theo Tổ chức Y tế thế giới (WH O), vị thành niên (VTN) là những người ở
độ tuổi 10-19 tuổi. Tuổi VTN là một thời kỳ phát triển đặc biệt quan trọng của đời
người vì đây là giai đoạn để cho một đứa trẻ phát triển đầy đủ và trở thành một
người trưởng thành. Trong giai đoạn này VTN cần được giúp đỡ để có những kiến
thức và hành vi lành mạnh, an toàn, tránh những hậu quả không mong muốn như
lạm dụng tình dục, mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai không an toàn, nhiễm các
bệnh lây truyền đường tình dục và H IV/AIDS.
58 trang |
Chia sẻ: khactoan_hl | Lượt xem: 3951 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kiến thức - Thái độ - Thực hành về sức khoẻ sinh sản và một số yếu tố liên quan của học sinh trường trung học phổ thông Hoài Đức A tỉnh Hà Tây năm 2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔN G CỘNG
===== =====
VŨ THỊ MAI ANH
LƯƠNG THỊ TÂM
KIẾN THỨC-THÁI ĐỘ-THỰC HÀNH VỀ
SỨC KHOẺ SINH SẢN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HOÀI ĐỨC A TỈNH HÀ TÂY NĂM 2006
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU BÀI TẬP 1
Hà Nội, 2006
- 1 -
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔN G CỘNG
===== =====
VŨ THỊ MAI ANH
LƯƠNG THỊ TÂM
KIẾN THỨC-THÁI ĐỘ-THỰC HÀNH VỀ
SỨC KHOẺ SINH SẢN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HOÀI ĐỨC A TỈNH HÀ TÂY NĂM 2006
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU BÀI TẬP 1
Hướng dẫn khoa học: Th.s Lê Minh Thi
Hà Nội, 2006
- 2 -
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AIDS Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
(Acquired Immuno Deficiency Syndrome)
BLTQĐTD Bệnh lây truyền qua đường tình dục
BPSD Bộ phận sinh dục
BPTT Biện pháp tránh thai
CBL Câu lạc bộ
CBYT Cán bộ y tế
CQSD Cơ quan sinh dục
ĐHYTCC Đại học y tế công cộng
HIV Virus gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
(Human Immuno Deficiency Virus)
HS Học sinh
KAP Kiến thức, thái độ, thực hành
(Knowledge, Attitude, Practice)
QHTD Quan hệ tình dục
SAVY Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam
(Survey Assessment of Vietnamese Youth)
SKSS Sức khỏe sinh sản
SKSSVTN Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
TĐHV Trình độ học vấn
TH Tiểu học
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TTYTDP Trung tâm y tế dự phòng
TV Truyền hình
VS Vệ sinh
VTN Vị thành niên
YTCC Y tế công cộng
- 3 -
TÓM TẮT ĐỀ CƯƠNG
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), vị thành niên (VTN) là những người ở
độ tuổi 10-19 tuổi. Tuổi VTN là một thời kỳ phát triển đặc biệt quan trọng của đời
người vì đây là giai đoạn để cho một đứa trẻ phát triển đầy đủ và trở thành một
người trưởng thành. Trong giai đoạn này VTN cần được giúp đỡ để có những kiến
thức và hành vi lành mạnh, an toàn, tránh những hậu quả không mong muốn như
lạm dụng tình dục, mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai không an toàn, nhiễm các
bệnh lây truyền đường tình dục và H IV/AIDS.
Tại Việt Nam, kết quả khảo sát “Tuổi VTN với vấn đề tình dục và biện pháp
tránh thai (BPTT)” cho thấy có khoảng 26% VTN đang học phổ thông đã và đang
yêu, đối với VTN thôi học tỷ lệ này là 39,7%, có 1,4% VTN cho rằng có thể QHTD
ở tuổi 15, 2,4% ở tuổi 16, ở tuổi 17 là 9,5% và ở tuổi 18 là 27,7%. Đáng chú ý là có
29,8% trong số VTN đã yêu nhận là đã có QHTD. Hiểu biết về BPTT của VTN từ
10,2-14,8% đối với các biện pháp BCS, tính chu kỳ kinh và xuất tinh ngoài âm đạo.
Các biện pháp khác chiếm khoảng 0,4-4,3%.
Trường Trung học phổ thông (THPT) Hoài Đức A đóng trên địa bàn huyện
Hoài Đức, tỉnh Hà Tây. Theo Ban Giám hiệu và Bí thư Đoàn thanh niên nhà trường,
hiện nay nhà trường chưa có chương trình chính thức hay hoạt động ngoại khoá
nào cho học sinh về SKSSVTN nên có thể kiến thức liên quan đến SKSSVTN của
các em chưa cao. Mặt khác, do trường gần với một số trường Đại học, cao đẳng,
trung học chuyên nghiệp, các em học sinh dễ kết bạn, giao lưu với các sinh viên của
những trường này và dễ nảy sinh những mối quan hệ nam - nữ, có thể ảnh hưởng
đến việc học tập và thậm chí mang lại hậu quả không mong muốn.
Cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào tìm hiểu về vấn đề Sức khoẻ
sinh sản trên địa bàn huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây. Câu hỏi đặt ra là kiến thức, thái
độ, thực hành về SKSS VTN của học sinh các trường THPT huyện Hoài Đức như
thế nào? Sự hiểu biết của các em về các BLTQĐTD, các biện pháp tránh thai, thái
độ về vấn đề QHTD ra sao? Nhu cầu của các em học sinh về thông tin, giáo dục
Giới tính và SKSSVTN như thế nào? Có những yếu tố nào liên quan đến
SKSSVTN ở huyện Hoài Đức? Vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Kiến thức, thái độ, thực hành về sức khoẻ sinh sản và một số yếu tố liên
quan của học sinh trường Trung học phổ thông Hoài Đức A, tỉnh Hà Tây năm
2006”
Mục tiêu chung của nghiên cứu là mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về sức
khoẻ sinh sản vị thành niên của học sinh và phân tích một số yếu tố liên quan tại
trường THPT Hoài Đức A, tỉnh Hà Tây năm 2006; trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề
xuất những kiến nghị phù hợp nhằm nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành đúng về
sức khoẻ sinh sản vị thành niên cho học sinh.
Phương pháp nghiên cứu là mô tả cắt ngang, định lượng kết hợp định tính, sử
dụng bảng hỏi cấu trúc tự điền, khuyết danh và thảo luận nhóm trọng tâm. Chọn
mẫu định lượng theo phương pháp chọn mẫu cụm 2 giai đoạn, mẫu định tính chọn
- 4 -
có chủ đích. Đối tượng nghiên cứu là học sinh THPT, ban Giám hiệu, giáo viên, cha
mẹ học sinh. Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ tháng 09/2006 đến tháng 02/2007.
MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 5
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 8
III. ĐỐI TƯỢN G VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................. 9
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................................ 9
3.3. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................ 9
3.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu.................................................................... 10
3.5. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................................. 11
3.6. Các biến số nghiên cứu ........................................................................................ 12
3.7. M ột số khái niệm/qui ước dùng trong nghiên cứu ........................................... 17
3.8. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................................ 19
3.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu .......................................................................... 19
3.10............................Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số
19
IV. KẾ HOẠCH VÀ DỰ TRÙ KINH PHÍ 21
4.1. Kế hoạch nghiên cứu............................................................................................ 21
4.2. Dự trù kinh phí nghiên cứu ................................................................................. 22
V. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23
5.1. Dự kiến kết quả nghiên cứu................................................................................. 23
5.2. Dự kiến bàn luận................................................................................................... 38
5.3. Dự kiến kết luận và khuyến nghị ........................................................................ 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
PHỤ LỤC 41
- 5 -
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Năm 1994, Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển đã định nghĩa: Sức khoẻ
sinh sản (SKSS) là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội của tất cả
những gì có liên quan tới hoạt động và chức năng của bộ máy sinh sản chứ không
phải là không có bệnh hay khuyết tật của bộ máy đó. Chăm sóc sức khoẻ sinh sản là
một trong những vấn đề y tế công cộng được Đảng và N hà nước hết sức quan tâm.
Ngày 28/11/2000, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược quốc gia về
chăm sóc sức khoẻ sinh sản giai đoạn 2001-2010” với mục tiêu chung nhằm đảm
bảo đến năm 2010 tình trạng sức khoẻ sinh sản được cải thiện rõ rệt [4].
Sức khoẻ sinh sản vị thành niên (SKSSVTN) là những nội dung nói chung
của SKSS nhưng được ứng dụng phù hợp cho lứa tuổi vị thành niên (VTN). Theo
Tổ chức Y tế thế giới (WHO), VTN là những người ở độ tuổi 10-19 và được chia
làm 3 thời kỳ: VTN sớm (10-13 tuổi); VTN giữa (14-16 tuổi) và VTN muộn (17-19
tuổi) [7]. Tuổi VTN là một thời kỳ phát triển đặc biệt quan trọng của đời người bởi
vì đây là giai đoạn để cho một đứa trẻ phát triển đầy đủ và trở thành một người
trưởng thành [13]. Những phát triển về tính dục và cảm xúc yêu đương cũng dần
dần phát triển. Trong giai đoạn này VTN cần được giúp đỡ để có những kiến thức
và hành vi lành mạnh, an toàn, tránh những hậu quả không mong muốn như lạm
dụng tình dục, mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai không an toàn, nhiễm các bệnh
lây truyền đường tình dục và HIV/AIDS [12].
Trên thế giới, phần lớn mọi người bắt đầu có quan hệ tình dục (QHTD) ở
tuổi VTN, tỷ lệ này cao nhất ở vùng cận Sahara thuộc châu Phi với 50% VTN trong
độ tuổi từ 15-19 đã từng có quan hệ tình dục. Tuổi bắt đầu có QHTD chịu ảnh
hưởng của yếu tố văn hoá và có sự khác biệt giữa nam và nữ. Nhìn chung, nam
VTN có QHTD nhiều hơn và ở lứa tuổi sớm hơn so với nữ VTN. Có 24-75% nam
VTN châu Á có QHTD trước 18 tuổi và ở nữ là 2-11%; 44-66% nam ở vùng châu
Mỹ La tinh có QHTD trước 16 tuổi, so với nữ là 12-44%. Tại châu Phi, 1/3 số VTN
sinh con ở lứa tuổi 15-19 là chưa có gia đình [15]. Tỷ lệ nạo hút thai cao, mỗi năm
gần 1/4 triệu lượt phá thai trong đó có 300.000 thanh niên chưa kết hôn, 50% người
nhiễm HIV là thanh thiếu niên, trong đó 14% là trẻ dưới 15 tuổi [13].
Tại Việt Nam, kết quả khảo sát “tuổi VTN với vấn đề tình dục và biện pháp
tránh thai (BPTT)” cho thấy có khoảng 26% VTN đang học phổ thông đã và đang
yêu, đối với VTN thôi học tỷ lệ này là 39,7%, có 1,4% VTN cho rằng có thể QHTD
ở tuổi 15, 2,4% ở tuổi 16, ở tuổi 17 là 9,5% và ở tuổi 18 là 27,7%. Đáng chú ý là có
29,8% trong số VTN đã yêu nhận là đã có QHTD. Hiểu biết về BPTT của VTN từ
10,2-14,8% đối với các biện pháp BCS, tính chu kỳ kinh và xuất tinh ngoài âm đạo.
Các biện pháp khác chiếm khoảng 0,4-4,3% [6]. Điều tra Quốc gia về Vị thành niên
và Thanh niên Việt Nam (SAVY) năm 2003 cho kết quả các nguồn thông tin chính
về SKSS là thông tin đại chúng, cán bộ chuyên môn (trong đó giáo viên: 67,8%,
nhân viên y tế: 47,6%, cộng tác viên dân số: 42,3%) [3].
Hoài Đức là một huyện ngay sát Thủ đô Hà N ội, đang trong quá trình đô thị
hoá với tốc độ rất nhanh. Báo cáo công tác Chăm sóc sức khoẻ sinh sản 6 tháng đầu
- 6 -
năm 2006 của Bệnh viện huyện Hoài Đức cho thấy: tổng số lần khám phụ khoa là
10053 lần, tổng số người chữa phụ khoa là 4056 người, tổng số người hút thai là
395 người, không có trường hợp nạo hút thai nào dưới 18 tuổi, không có trường hợp
sinh con dưới 18 tuổi tại Bệnh viện huyện Hoài Đức [1]. Tuy nhiên con số này
không phản ánh đầy đủ thực trạng nạo phá thai của VTN trên địa bàn huyện do
Hoài Đức là một huyện thuận lợi về giao thông với các cơ sở y tế khác nên có thể
các VTN sẽ đi nơi khác để nạo phá thai, mặt khác nạo phá thai VTN là vấn đề nhạy
cảm và thường bị giấu diếm nên rất khó thống kê.
Trường trung học phổ thông (THPT) Hoài Đức A đóng trên địa bàn huyện
được thành lập từ cách đây 40 năm. Năm học 2005-2006, trường có tổng số là 2.912
em học sinh (HS) với 56 lớp, trong đó khối lớp 10 có 15 lớp, khối lớp 11 có 21 lớp
và khối lớp 12 có 20 lớp. Qua phỏng vấn Ban giám hiệu và Bí thư Đoàn thanh niên
trường THPT Hoài Đức A, do điều kiện vị trí của trường rất gần với một số trường
đại học (Đại học công nghiệp Hà Nội, Đại học thương mại) và cao đẳng, trung học
chuyên nghiệp nên HS dễ kết bạn, giao lưu với các sinh viên và nảy sinh những mối
quan hệ nam - nữ. Thêm vào đó điều kiện giao thông rất thuận lợi và ảnh hưởng bởi
tốc độ đô thị hoá nhanh, các em học sinh dễ tiếp cận với những trào lưu mới, có thể
ảnh hưởng đến việc học tập và thậm chí mang lại hậu quả không mong muốn. Cách
đây 3 năm, đã có học sinh nữ bỏ học để lấy chồng. Năm 2005 có trường hợp học
sinh nữ mang thai to vẫn đến trường học.
Kết quả đánh giá nhanh các em học sinh lớp 12A5, trường THPT Hoài Đức
A qua trả lời phiếu câu hỏi tự điền được thiết kế sẵn cho thấy sự hiểu biết về giới
tính ở tuổi dậy thì, kiến thức chăm sóc SKSS còn thấp, chỉ 56,2% số học sinh có
điểm kiến thức chung đạt. Về những bệnh lây truyền qua đường tình dục
(BLTQĐTD), các em chỉ biết 3 bệnh chủ yếu là HIV/AIDS (39/49 HS), giang mai
(28/49 HS), lậu (21/49 HS). Có 59,2% (29/49 HS) không biết thời điểm bạn nữ có
thể có thai khi QHTD so với kỳ kinh nguyệt, gần 20% (9/49 HS) không biết đến bất
kỳ một BPTT nào, 40,8% (20/49 HS) không biết cách xử trí khi một bạn gái mang
thai và 32,65% (16/49 HS) không biết đến hậu quả của việc nạo phá thai. Tìm hiểu
về thái độ của các em với vấn đề QHTD trước hôn nhân, 10/49 em đồng ý có thể
QHTD trước hôn nhân nếu hai người tự nguyện, 16/49 em đồng ý có thể QHTD
trước hôn nhân nếu biết giữ cho bạn gái không có thai... Nguồn thông tin chủ yếu về
SKSS mà các em có được là từ sách báo, tạp chí (29/49 HS).
Đã có những nghiên cứu về SKSSVTN ở những địa bàn khác nhưng trên địa
bàn huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào về vấn
đề này. Câu hỏi đặt ra là kiến thức, thái độ, thực hành về SKSS VTN của học sinh
các trường THPT huyện Hoài Đức như thế nào? Sự hiểu biết của các em về các
BLTQĐTD, các biện pháp tránh thai, thái độ về vấn đề QHTD ra sao? Nhu cầu của
các em học sinh về thông tin, giáo dục Giới tính và SKSSVTN như thế nào? Có
những yếu tố nào liên quan đến SKSSVTN ở huyện Hoài Đức? Vì vậy chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kiến thức, thái độ, thực hành về sức khoẻ sinh sản
và một số yếu tố liên quan của học sinh trường Trung học phổ thông Hoài Đức
A, tỉnh Hà Tây năm 2006”
- 7 -
CÂY VẤN ĐỀ
Không
quan
tâm
Tỷ lệ học sinh THPT có KAP
đúng về SKSSVTN thấp
Kiến thức về
SKSSVTN thấp
Thái độ về
SKSSVTN chưa đúng
Thực hành về
SKSSVTN chưa đúng
Ảnh
hưởng
bởi trào
lưu mới/
văn hoá
ngoại lai
Không
sẵn có
các
dịch
vụ
Áp lực
nhóm,
theo
bạn bè,
bị ép
buộc
Bố mẹ
chưa
hướng
dẫn/
nhắc
nhở
Nhà
trường
chưa
hướng
dẫn
Không
có
điều
kiện
kinh tế
Các HĐ
truyền
thông
trong
trường
học ít
Thiếu
truyền
thông
đại
chúng
Gia
đình
chưa
quan
tâm
Thiếu tư
vấn hỗ
trợ từ y
tế
Thiếu
thông
tin
Có TT
nhưng
không
tiếp
cận
Hình
thức
truyền
thông
chưa phù
hợp
Ảnh
hưởng từ
quan
niệm của
cộng
đồng
Nghề
nghiệp, học
vấn, tình
trạng hôn
nhân của
bố mẹ
Không
có
thời
gian
Không có
TV, sách
báo tạp
chí
- 8 -
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung
Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về sức khoẻ sinh sản vị thành niên của
học sinh và phân tích một số yếu tố liên quan tại trường Trung học phổ thông Hoài
Đức A, tỉnh Hà Tây năm 2006.
2.2. Mục tiêu cụ thể
2.2.1 Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về sức khoẻ sinh sản vị thành niên của học
sinh trường Trung học phổ thông Hoài Đức A, tỉnh Hà Tây năm 2006.
2.2.2 Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về sức
khoẻ sinh sản vị thành niên của các em học sinh trường Trung học phổ thông Hoài
Đức A, tỉnh Hà Tây năm 2006.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao
kiến thức, thái độ, thực hành về sức khoẻ sinh sản vị thành niên cho học sinh.
- 9 -
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các em học sinh lớp 10, 11, 12, tương đương với độ tuổi từ 16-19 tuổi
- Ban giám hiệu và giáo viên chủ nhiệm, giáo viên giảng dạy các môn liên
quan đến giáo dục giới tính cho học sinh
- Bố mẹ các em học sinh (8-10 người)
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian bắt đầu: Tháng 9 năm 2006
Thời gian kết thúc: Tháng 2 năm 2007
Địa điểm nghiên cứu: Trường THPT Hoài Đức A, tỉnh Hà Tây
3.3. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, kết hợp nghiên cứu định lượng và
nghiên cứu định tính.
3.3.1 Nghiên cứu định lượng
Điều tra KAP của học sinh theo bộ câu hỏi cấu trúc tự điền. Kết quả của
phần nghiên cứu này chủ yếu trả lời cho mục tiêu: Mô tả kiến thức thái độ và
thực hành về SKSSVTN và phân tích một số yếu tố liên quan nội tại của bản thân
HS như liên quan giữa kiến thức và thái độ, kiến thức và thực hành, thái độ và
thực hành và hành vi không an toàn với những hậu quả đã từng xảy ra…
3.3.2 Nghiên cứu định tính
Do đặc điểm cần khai thác các thông tin nhạy cảm liên quan đến SKSSVTN
của nghiên cứu và bổ sung cho việc phân tích một số mối liên quan mà bộ câu h ỏi
cấu trúc tự điền không thể kh ai thác hết được, cũng như để kiểm tra chéo các
thông tin, chúng tôi tiến hành thu thập thông tin của các nhóm đối tượng khác
nhau, bao gồm:
Thảo luận nhóm học sinh: Dự kiến tiến hành 2 cuộc thảo luận nhóm nam và nữ
riêng biệt để thuận lợi cho HS thảo luận các chủ đề liên quan đến giới tính và so
sánh ý kiến của 2 nhóm. Nội dung thảo luận nhằm thu thập những ý kiến chung
của nhóm về những nội dung SKSS mà học sinh quan tâm, ý kiến của HS về
giới tính, tình bạn, tình yêu và tình dục an toàn… Cuộc thảo luận nhóm sẽ được
sử dụng những hình ảnh và tình huống phù hợp để HS cùng phân tích và cho các
ý kiến về giải pháp.
Thảo luận nhóm giáo viên dạy các môn học có liên quan: Dự kiến tiến hành 1
cuộc thảo luận nhằm thu thập các ý kiến của giáo viên về những nội dung
SKSSVTN cần thiết được giảng dạy trong nhà trường, cách thức giảng dạy,
- 10 -
những ý kiến của giáo viên về tình hình SKSSVTN tại địa phương cũng như giải
pháp từ phía nhà trường để nâng cao KAP về SKSSVTN cho học sinh.
Thảo luận nhóm bố mẹ học sinh: Dự kiến tiến hành 1 cuộc thảo luận nhóm
nhằm thu thập ý kiến, quan điểm của cha mẹ HS về những nội dung SKSSVTN,
thái độ ứng xử của cha mẹ trước những băn khoăn về các vấn đề liên quan
đến SKSS của học sinh. Giải pháp cha mẹ học sinh đề ra để nâng cao KAP về
SKSSVTN cho HS. Phân tích những quan niệm cuả cộng đồng ảnh hưởng đến
thái độ về SKSS của VTN, ý kiến về những thay đổi quan niệm và kiến thức so
với trước đây về QHTD trước hôn nhân, mang thai ngoài ý muốn, nạo phá
thai và nguyên nhân của những hiện tượng này.
3.4. Cỡ m ẫu và phương pháp chọn mẫu
3.4.1. Cỡ mẫu
Mẫu định lư ợng:
Cỡ mẫu cho nghiên cứu định lượng được tính theo công thức:
2d
pp
Zn
)1(2
2/1
n: Là cỡ mẫu số học sinh cần điều tra
Z: Hệ số tin cậy. Với độ tin cậy 95% thì giá trị của Z = 1,96
p: Dựa trên kết quả đánh giá nhanh kiến thức của HS THPT Hoài Đức A khi thực
hiện xác định vấn đề nghiên cứu là 56,2% kiến thức đạt. Chúng tôi lấy p=0,56
d: Sai số ước lượng tự định trước, d = 0,07
Để tăng giá trị của cỡ mẫu (do chọn mẫu cụm), nhân hệ số thiết kế = 2
Ta có n =386. Cộng thêm 10% bỏ cuộc do đó cỡ mẫu đảm bảo yêu cầu là n = 425
học sinh.
Mẫu định tính: Chọn mẫu có chủ đích
Thảo luận nhóm trọng tâm:
1 nhóm giáo viên và đại diện Ban giám hiệu
2 nhóm học sinh phân theo giới tính (1 nhóm nam, 1 nhóm nữ)
1 nhóm bố mẹ học sinh
3.4.2. Kỹ thuật chọn mẫu
Chọn mẫu định lượng
- Chọn các đối tượng nghiên cứu theo phương pháp chọn mẫu cụm. Toàn trường có
56 lớp. Khối 10 có 15 lớp, khối 11 có 21 lớp và khối 12 có 20 lớp (trừ một lớp đã
thực hiện đánh giá nhanh còn 19 lớp), mỗi lớp có khoảng 50 học sinh. Như vậy, với
n=425 học sinh tương đương với số lớp lấy tròn số là 9 lớp.
- 11 -
- Đánh thứ tự các lớp theo khối, chọn số lớp của mỗi khối theo tỷ lệ lớp, sử dụng
phương pháp chọn ngẫu nhiên. Khối 10 sẽ chọn 2 lớp, khối 11 chọn 4 lớp và khối
12 chọn 3 lớp.
Chọn mẫu định tính
Chọn 7-10 giáo viên giảng dạy các môn học có liên quan: Sinh học, Giáo dục công
dân, 1 đại diện ban giám hiệu, 1 cán bộ đoàn, 2 giáo viên chủ nhiệm
Chọn 15-20 học sinh tự nguyện tham gia thảo luận nhóm để thu thập thông tin về
hoạt động giáo dục sức khoẻ sinh sản, chia thành 2 cuộc thảo luận riêng theo giới
(7-10 học sinh nam và 7-10 học sinh nữ).
Chọn một nhóm phụ huynh học sinh (7-10 người) đại diện để thảo luận về những
yếu tố liên quan đến SKSS VTN.
3.5. Phương pháp thu thập số liệu
3.5.1. Kỹ thuật thu thập thông tin
Nghiên