Điện toán đám mây (Cloud Computing) là biểu tượng tượng trưng cho Internet
và thường được sử dụng trong các mô hình, sơ đồ mạng máy tính. Do đó, điện toán đám
mây được hiểu như cách thức áp dụng các kỹ thuật điện toán dựa trên Internet. Cụ thể
hơn, đó là một mô hình mà mọi thông tin đều được lưu trữ, tính toán, xử lý trong các
máy chủ đặt trên Internet. Người sử dụng có thể làm việc với các thông tin đó mà không
cần phải hiểu biết về công nghệ, kỹ thuật và hạ tầng cơ sở của đám mây.
32 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2149 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kiến trúc ứng dụng trong doanh nghiệp - IT205: Bạn ở đâu trong đám mây?, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiến trúc ứng dụng trong doanh nghiệp - IT205 Lớp IKTV4- Nhóm 12
1
BẠN Ở ĐÂU TRONG ĐÁM MÂY?
(WHERE ARE YOU IN THE CLOUD?)
I. Khái niệm về điện toán đám mây.
Điện toán đám mây (Cloud Computing) là biểu tượng tượng trưng cho Internet
và thường được sử dụng trong các mô hình, sơ đồ mạng máy tính. Do đó, điện toán đám
mây được hiểu như cách thức áp dụng các kỹ thuật điện toán dựa trên Internet. Cụ thể
hơn, đó là một mô hình mà mọi thông tin đều được lưu trữ, tính toán, xử lý trong các
máy chủ đặt trên Internet. Người sử dụng có thể làm việc với các thông tin đó mà không
cần phải hiểu biết về công nghệ, kỹ thuật và hạ tầng cơ sở của đám mây.
Hình 1: Mô hình tổng quan về Cloud Computing
Với cách thức lưu trữ và xử lý thông tin như vậy, người sử dụng có thể dễ dàng
truy cập vào đám mây chỉ với một ứng dụng có khả năng truy nhập Internet và từ bất kỳ
thiết bị nào, bao gồm máy tính, thiết bị cầm tay, di động, thiết bị giải trí... Ví dụ rõ ràng
nhất về ứng dụng thực tế đang được sử dụng rộng rãi, đại diện cho một ứng dụng trong
mô hình điện toán đám mây, là dịch vụ thư điện tử trực tuyến được cung cấp bởi nhiều
hãng lớn như Hotmail của Microsoft, Yahoo Mail của Yahoo, Gmail của Google... Với
dịch vụ này, người sử dụng chỉ cần trình duyệt web cùng tài khoản cá nhân đã được
đăng ký là có thể thực hiện trao đổi, giao dịch thư điện tử, lưu trữ dữ liệu mà không cần
Kiến trúc ứng dụng trong doanh nghiệp - IT205 Lớp IKTV4- Nhóm 12
2
quan tâm đến vấn đề kỹ thuật, phần mềm, hạ tầng do điều đó được đảm bảo bởi các nhà
cung cấp dịch vụ, mà cụ thể ở đây là Microsoft, Yahoo, Google...
Tóm lại: Điện toán đám mây là các phát triển dựa vào mạng Internet sử dụng
các công nghệ máy tính. Đây là một kiểu điện toán trong đó những tài nguyên tính toán
và lưu trữ được cung cấp như những dịch vụ trên mạng. Người dùng không cần biết hay
có kinh nghiệm điều khiển và vận hành những công nghệ này.
II. Các mô hình điện toán đám mây
Các mô hình điện toán đám mây (Cloud Computing) được phân thành hai loại:
- Các mô hình dịch vụ (Service Models): Phân loại các dịch vụ của các nhà cung
cấp dịch vụ Cloud Computing.
- Các mô hình triển khai (Deployment Models): Phân loại cách thức triển khai
dịch vụ Cloud Computing đến với khách hàng.
II.1. Mô hình dịch vụ
Hiện tại có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ Cloud Computing cung cấp nhiều
loại dịch vụ khác nhau. Tuy nhiên có ba loại dịch vụ Cloud Computing cơ bản là: dịch
vụ cơ sở hạ tầng (Infrastructure as a Service – IaaS), dịch vụ nền tảng (Platform as a
Service – PaaS) và dịch vụ phần mềm (Software as a Service – SaaS). Cách phân loại
này thường được gọi là “mô hình SPI”.
Hình 2: Các loại dịch vụ Cloud Computing
II.1.1. Infrastructure as a Service – IaaS
Trong loại dịch vụ này, khách hàng được cung cấp những tài nguyên máy
tính cơ bản (như bộ xử lý, dung lượng lưu trữ, các kết nối mạng). Khách hàng sẽ cài
Kiến trúc ứng dụng trong doanh nghiệp - IT205 Lớp IKTV4- Nhóm 12
3
hệ điều hành, triển khai ứng dụng và có thể nối các thành phần như tường lửa và bộ cân
bằng tải. Nhà cung cấp dịch vụ sẽ quản lý cơ sở hạ tầng cơ bản bên dưới, khách hàng sẽ
phải quản lý hệ điều hành, lưu trữ, các ứng dụng triển khai trên hệ thống, các kết nối
giữa các thành phần.
II.1.2. Platform as a Service – PaaS
Nhà cung cấp dịch vụ sẽ cung cấp một nền tảng (platform) cho khách hàng.
Khách hàng sẽ tự phát triển ứng dụng của mình nhờ các công cụ và môi trường phát
triển được cung cấp hoặc cài đặt các ứng dụng sẵn có trên nền platform đó. Khách hàng
không cần phải quản lý hoặc kiểm soát các cơ sở hạ tầng bên dưới bao gồm cả mạng,
máy chủ, hệ điều hành, lưu trữ, các công cụ, môi trường phát triển ứng dụng nhưng quản
lý các ứng dụng mình cài đặt hoặc phát triển.
II.1.3. Software as a Service – SaaS
Đây là mô hình dịch vụ mà trong đó nhà cung cấp dịch vụ sẽ cung cấp cho
khách hàng một phần mềm dạng dịch vụ hoàn chỉnh. Khách hàng chỉ cần lựa chọn ứng
dụng phần mềm nào phù hợp với nhu cầu và chạy ứng dụng đó trên cơ sở hạ tầng Cloud.
Mô hình này giải phóng người dùng khỏi việc quản lý hệ thống, cơ sở hạ tầng, hệ điều
hành tất cả sẽ do nhà cung cấp dịch vụ quản lý và kiểm soát để đảm bảo ứng dụng
luôn sẵn sàng và hoạt động ổn định.
Hình 2.1: Mô hình SPI
Kiến trúc ứng dụng trong doanh nghiệp - IT205 Lớp IKTV4- Nhóm 12
4
II.2. Mô hình triển khai
Cho dù sử dụng loại mô hình dịch vụ nào đi nữa thì cũng có ba mô hình triển
khai chính là: Public Cloud, Private Cloud và Hybrid Cloud.
II.2.1. Public Cloud
Các dịch vụ Cloud được nhà cung cấp dịch vụ cung cấp cho mọi người sử
dụng rộng rãi. Các dịch vụ được cung cấp và quản lý bởi một nhà cung cấp dịch vụ và
các ứng dụng của người dùng đều nằm trên hệ thống Cloud.
Người sử dụng dịch vụ sẽ được lợi là chi phí đầu tư thấp, giảm thiểu rủi ro
do nhà cung cấp dịch vụ đã gánh vác nhiệm vụ quản lý hệ thống, cơ sở hạ tầng, bảo
mật Một lợi ích khác của mô hình này là cung cấp khả năng co giãn (mở rộng hoặc
thu nhỏ) theo yêu cầu của người sử dụng.
Hình 2.1.1: Mô hình Public Cloud
Tuy nhiên Public Cloud có một trở ngại, đó là vấn đề mất kiểm soát về dữ
liệu và vấn đề an toàn dữ liệu. Trong mô hình này mọi dữ liệu đều nằm trên dịch vụ
Cloud, do nhà cung cấp dịch vụ Cloud đó bảo vệ và quản lý. Chính điều này khiến cho
khách hàng, nhất là các công ty lớn cảm thấy không an toàn đối với những dữ liệu quan
trọng của mình khi sử dụng dịch vụ Cloud.
II.2.2. Private Cloud
Trong mô hình Private Cloud, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ được xây dựng
để phục vụ cho một tổ chức (doanh nghiệp) duy nhất. Điều này giúp cho doanh nghiệp
Kiến trúc ứng dụng trong doanh nghiệp - IT205 Lớp IKTV4- Nhóm 12
5
có thể kiểm soát tối đa đối với dữ liệu, bảo mật và chất lượng dịch vụ. Doanh nghiệp sở
hữu cơ sở hạ tầng và quản lý các ứng dụng được triển khai trên đó. Private Cloud có thể
được xây dựng và quản lý bởi chính đội ngũ IT của doanh nghiệp hoặc có thể thuê một
nhà cung cấp dịch vụ đảm nhiệm công việc này.
Như vậy, mặc dù tốn chi phí đầu tư nhưng Private Cloud lại cung cấp cho
doanh nghiệp khả năng kiểm soát và quản lý chặt chẽ những dữ liệu quan trọng.
Hình 2.2.2: Private Cloud và Public Cloud
II.2.3. Hybrid Cloud
Như chúng ta đã phân tích ở trên, Public Cloud dễ áp dụng, chi phí thấp nhưng
không an toàn. Ngược lại, Private Cloud an toàn hơn nhưng tốn chi phí và khó áp dụng.
Do đó nếu kết hợp được hai mô hình này lại với nhau thì sẽ khai thác ưu điểm của từng
mô hình. Đó là ý tưởng hình thành mô hình Hybrid Cloud.
Hình 2.2.3: Kết hợp Public Cloud và Private Cloud
Kiến trúc ứng dụng trong doanh nghiệp - IT205 Lớp IKTV4- Nhóm 12
6
Hybrid Cloud là sự kết hợp của Public Cloud và Private Cloud. Trong đó doanh nghiệp
sẽ “out-source” các chức năng nghiệp vụ và dữ liệu không quan trọng, sử dụng các dịch
vụ Public Cloud để giải quyết và xử lý các dữ liệu này. Đồng thời, doanh nghiệp sẽ giữ
lại các chức năng nghiệp vụ và dữ liệu tối quan trọng trong tầm kiểm soát (Private
Cloud).
Hình 2.2.3: Hybrid Cloud
Một khó khăn khi áp dụng mô hình Hybrid Cloud là làm sao triển khai cùng một
ứng dụng trên cả hai phía Public Cloud và Private Cloud sao cho ứng dụng đó có thể
kết nối, trao đổi dữ liệu để hoạt động một cách hiệu quả.
Hình 2.2.3: Triển khai ứng dụng trên Hybrid Cloud
Kiến trúc ứng dụng trong doanh nghiệp - IT205 Lớp IKTV4- Nhóm 12
7
Doanh nghiệp có thể chọn để triển khai các ứng dụng trên Public Cloud , Private
Cloud hay Hybrid Cloud tùy theo nhu cầu cụ thể. Mỗi mô hình đều có điểm mạnh và
yếu của nó. Các doanh nghiệp phải cân nhắc đối với các mô hình Cloud Computing mà
họ chọn. Và họ có thể sử dụng nhiều mô hình để giải quyết các vấn đề khác nhau. Nhu
cầu về một ứng dụng có tính tạm thời có thể triển khai trên Public Cloud bởi vì nó giúp
tránh việc phải mua thêm thiết bị để giải quyết một nhu cầu tạm thời. Tương tự, nhu cầu
về một ứng dụng thường trú hoặc một ứng dụng có những yêu cầu cụ thể về chất lượng
dịch vụ hay vị trí của dữ liệu thì nên triển khai trên Private hoặc Hybrid Cloud.
III. Lợi ích của điện toán đám mây đối với doanh nghiệp
Trong bối cảnh công nghệ hiện nay, không quá lạ lẫm khi nghe nói về việc đặt dữ
liệu của bạn "trong đám mây". Mọi người đều làm vậy, từ những dữ liệu cá nhân cho
đến các giao dịch trong kinh doanh. Nói một cách đơn giản, điện toán đám mây là việc
chạy các chương trình và lưu trữ chúng cũng như dữ liệu tạo ra trên internet thay vì các
trên máy tính và lưu trữ trong ổ cứng.
Đối với các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình và quy mô, việc hoạt động và chạy
các ứng dụng dựa trên nền điện toán đám mây đang trở nên phổ biến bởi nhiều lý do,
đặc biệt là bởi vì nó tiết kiệm chi phí, vận hành nhanh chóng và dễ dàng, sẵn sàng mọi
lúc mọi nơi và chỉ cần có kết nối internet. Tuy nhiên, nó còn mang lại nhiều lợi ích khác
cho các doanh nghiệp đang tìm cách thay đổi cách thức kinh doanh. Dưới đây là các lý
do hàng đầu để bạn xem xét việc sử dụng điện toán đám mây cho doanh nghiệp của
mình.
Kiến trúc ứng dụng trong doanh nghiệp - IT205 Lớp IKTV4- Nhóm 12
8
III. 1. Điện toán đám mây thật đơn giản
-Một trong những rào cản lớn về CNTT mà bạn phải đối mặt trong doanh nghiệp
của bạn đó là việc tập trung hoặc nâng cấp công nghệ trong khi hoạt động. Điều này
thường dẫn đến việc phải đặt mua và cài đặt phần cứng, phần mềm để mọi máy tính
trong công ty của bạn có thể tương thích với nhau. Tùy thuộc vào quy mô của doanh
nghiệp, điều này là khoản đầu tư lớn và thường khá tốn kém.
-Tuy nhiên, khi bạn sử dụng công nghệ điện toán đám mây, tất cả các ứng dụng,
tất cả các dữ liệu sẵn sàng cho các nhân viên dùng đều lưu trữ trên đám mây. Điều này
có nghĩa là đội ngũ IT không cần phải mất nhiều thời gian nâng cấp phần cứng, cài đặt
các phần mềm mới và cấu hình lại các thiết bị. Không ai phải mất thời gian để tìm kiếm
dữ liệu bị mất hoặc chuyển nó cho người khác trong cùng bộ phận. Điện toán đám mây
cung cấp cho mọi người một nền tảng công nghệ như nhau. Nó còn cho phép bạn đồng
thời nâng cấp các ứng dụng và chương trình, giúp mọi người trong công ty luôn hoạt
động cùng trên một nền tảng đồng nhất.
Kiến trúc ứng dụng trong doanh nghiệp - IT205 Lớp IKTV4- Nhóm 12
9
III. 2. Điện toán nền tảng internet dễ dàng tiếp cận
- Một khi bạn đưa công nghệ điện toán đám mây vào doanh nghiệp của bạn, mọi
nhân viên sẽ được tiếp cận với các thông tin họ cần để phục vụ cho công việc của họ.
Và họ có thể làm việc hầu như tại mọi nơi, chỉ cần có mạng internet. Điều đó có nghĩa
là bạn sẽ không phải ngồi lỳ một chỗ với các máy tính để bàn. Bạn có thể truy cập dữ
liệu và ứng dụng ở bất kỳ đâu, cho dù đó là trong văn phòng của bạn, tại một nhà hàng
sang trọng, trong khách sạn hoặc tại sân bay. Bạn có thể sử dụng máy tính xách tay, máy
tính bảng, điện thoại thông minh để làm việc. Có thể tiếp cận từ xa thông qua internet là
một trong những lý do hàng đầu khiến nhiều doanh nghiệp chuyển sang điện toán đám
mây.
III.3. Điện toán đám mây cung cấp sự bảo mật tuyệt vời cho các tập tin quan
trọng
- Trước kia, bạn có thể lưu trữ các tập tin quan trọng trên máy tính xách tay. Vậy
điều gì sẽ xảy ra khi bạn bị mất máy tính? Các tập tin sẽ bị mất và chúng sẽ rơi vào tay
người khác. Với điện toán đám mây, tất cả các tập tin của bạn được lưu trữ bằng kỹ thuật
số trong hạ tầng điện toán đám mây, vì thế sẽ không còn chuyện dữ liệu bị mất hoặc
phần cứng bị lỗi nữa. Khi sử dụng điện toán đám mây bạn cũng sẽ có quyền truy cập để
phục hồi dữ liệu và sao lưu chúng để tránh cho bạn khỏi bị mất thông tin quan trọng.
Kiến trúc ứng dụng trong doanh nghiệp - IT205 Lớp IKTV4- Nhóm 12
10
Thêm vào đó, có rất nhiều nhà cung cấp thứ ba cung cấp các dịch vụ lưu trữ đám mây
với cơ chế mã hóa để bao vệ quyền riêng tư cho các dữ liệu của bạn.
III. 4. Sử dụng điện toán đám mây là sử dụng chi phí một cách hiệu quả
- Bảo dưỡng và nâng cấp máy tính để bàn, máy tính xách tay cũng như các phần
mềm liên quan cho toàn bộ công ty là một chi phí rất khó duyệt chi, đặc biệt là đối với
các doanh nghiệp nhỏ hoặc mới thành lập. Bạn sẽ thấy mình phải chi trả cho các chi phí
bản quyền phần mềm, rồi lại tiếp tục trả tiền cho việc mua mới, nâng cấp phần cứng và
cả chi phí nhân công hỗ trợ để giúp cho mọi thứ vận hành. Với mô hình tương tự khi sử
dụng điện toán đám mây sẽ có chi phí rất thấp, với một vài nghiên cứu mới đây cho thấy
bạn có thể tiết kiệm được 30% hoặc nhiều hơn. Sự lựa chọn để chuyển sang điện toán
đám mây sẽ giúp tiết kiệm được cho doanh nghiệp của bạn một số tiền đáng kể.
Kiến trúc ứng dụng trong doanh nghiệp - IT205 Lớp IKTV4- Nhóm 12
11
III.5. Điện toán đám mây mang đến sự gia tăng tính linh hoạt cho các doanh
nghiệp
- Bằng cách sử dụng điện toán đám mây có thể giúp doanh nghiệp của bạn mở
rộng quy mô. Thử nghĩ rằng đột nhiên bạn có một khách hàng mới đòi hỏi bạn phải có
thêm nhiều nhân lực hơn mới đáp ứng nổi. Bạn có thể sẽ cần một số thiết bị mới hoặc
nâng cấp thiết bị hiện có để hỗ trợ việc kinh doanh. Điện toán đám mây sẽ cho phép bạn
nhanh chóng có tăng cấu hình, tăng dung lượng lưu trữ cũng như có thêm sự hỗ trợ từ
các nhân viên IT mà không cần quan tâm đến việc họ đang ở đâu. Trong một thế giới
kinh doanh đầy cạnh tranh, việc không có khả năng đáp ứng được nhu cầu và mong đợi
của khách hàng có thể đưa bạn đến thất bại. Đây là một lợi thế rất lớn cho doanh nghiệp
của bạn.
Kiến trúc ứng dụng trong doanh nghiệp - IT205 Lớp IKTV4- Nhóm 12
12
III.6. Điện toán đám mây cho phép gia tăng sự hợp tác và sát nhập kinh
doanh
- Khi bạn tiếp tục mở rộng quy mô doanh nghiệp, bạn có thể thấy mình cần phải
cộng tác nhiều hơn với những người làm việc tự do. Công cụ điện toán đám mây giúp
việc chia sẻ dữ liệu và ứng dụng cho những người làm việc tự do hoặc các đồng nghiệp
hết sức dễ dàng. Tương tự, bạn có thể thấy công ty của mình có thể liên quan tới việc
sát nhập hoặc mua lại. Việc sử dụng điện toán đám mây giúp cho hệ thống và nhân viên
sát nhập hoạt động một cách liền mạch với chi phí thấp hơn.
Kiến trúc ứng dụng trong doanh nghiệp - IT205 Lớp IKTV4- Nhóm 12
13
III.7. Điện toán đám mây bảo vệ môi trường
- Sự phát triển của các trung tâm dữ liệu xanh và những đám mây xanh được
định hình bởi hai yếu tố quan trọng. Đầu tiên là một nhận thức toàn cầu về khả năng tàn
phá của biến đổi khí hậu do hoạt động của con người chủ yếu thông qua lượng khí thải
carbon. thứ hai là chi phí gia tăng của năng lượng. Hai yếu tố này tác động đến quy
hoạch cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và ra quyết định về giảm chi phí năng lượng,
chiến lược phân bổ nguồn lực, vấn đề xanh đã được đặt ra đối với tất cả các công ty cỡ
vừa và lớn.
Các nhà cung cấp điện toán đám mây đã tập trung vào cách tiếp cận sáng tạo để
sử dụng tài nguyên hiệu quả bao gồm cả việc sử dụng điện, tái chế các thiết bị khi xử
lý,... Thông qua việc mua các máy chủ và thiết bị khác được thiết kế để giảm thiểu sử
dụng năng lượng, các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây giảm thiểu chi phí năng
lượng không hoạt động và tối đa hóa mức sử dụng của họ thông qua việc phân bổ linh
hoạt tài nguyên máy tính. Sự kết hợp của năng lượng thấp hơn, chi phí khấu hao trên
một tỷ lệ sử dụng máy chủ cao cho phép các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây
hoạt động hiệu quả với một năng lượng và lượng khí thải carbon thấp. Điện toán đám
mây hứa hẹn sẽ không chỉ tiết kiệm chi phí ở cấp độ tổ chức, doanh nghiệp mà còn có
thể đóng góp vào mục tiêu lớn hơn của xã hội về hiệu quả sử dụng năng lượng, bảo vệ
môi trường và phát triển bền vững.
Kiến trúc ứng dụng trong doanh nghiệp - IT205 Lớp IKTV4- Nhóm 12
14
Kiến trúc ứng dụng trong doanh nghiệp - IT205 Lớp IKTV4- Nhóm 12
15
Những sự thay đổi với tốc độ chóng mặt trong công nghệ hiện nay khiến bạn phải
đánh giá lại tất cả những lợi ích mà điện toán đám mây mang lại cho bạn nói riêng và
doanh nghiệp của bạn nói chung. Một cách đơn giản, điện toán đám mây cung cấp một
giải pháp tiết kiệm chi phí và thời gian, tăng khả năng tiếp cận đủ để bạn nghiêm túc
xem xét công nghệ mới này để hỗ trợ cho những nhu cầu CNTT của mình. Cho dù doanh
nghiệp của bạn lớn hay nhỏ, bạn đều sẽ gặt hái được thành quả của hiện tượng điện toán
đám mây.
IV. Những thuận lợi và khó khăn của điện toán đám mây
IV.1. Tính sẵn sàng
Hiện nay, việc sử dụng các dịch vụ của cloud computing làm cho người sử dụng
lo lắng đến tính sẵn sàng của dịch vụ mà họ sử dụng. Nên đây là một lý do có thể làm
cho người sử dụng ngại sử dụng các dịch vụ của Cloud Computing. Nhưng hiện tại,
Kiến trúc ứng dụng trong doanh nghiệp - IT205 Lớp IKTV4- Nhóm 12
16
những người sử dụng dịch vụ của Cloud Computing có thể an tâm về chất lượng dịch
vụ. Ví dụ như trong SaaS có dịch vụ tìm kiếm của Google, hiện tại khi người dùng truy
cập vào trang web sử dụng dịch vụ tìm kiếm này thì có thể an tâm rằng mình luôn được
đáp ứng nếu mình truy cập không được thì có thể đó là vấn đề do kết nối đường truyền
mạng. Năm 2008, có một cuộc khảo sát về chất lượng dịch vụ thì có hai hãng hàng đầu
đạt chất lượng phục vụ tốt về tích sẵn sàng của dịch vụ.
Hình 4.1. Bảng khảo sát chất lượng dịch vụ
Ngoài ra sự đe dọa đến tính sẵn sàng của dịch vụ còn nằm ở chổ, khi dịch vụ bị
tấn công bằng cách DDOS (distributed denial of service attacks).Với kiểu tấn công này
làm cho các nhà cung cấp dịch vụ tốn một khoảng tiền lớn để đối phó với cách tấn công
này.
IV.2. Data lock-in
Hiện nay các phần mềm đã được cải thiện khả năng tương tác giữa các nền tảng
khác nhau, nhưng các hàm API của Cloud Computing vẫn còn mang tính đôc quyền,
chưa được chuẩn hóa. Do đó khi một khách hàng viết một ứng dụng trên một nền tảng
do một nhà cung cấp dịch vụ thì ứng dụng đó sẽ chỉ được sử dụng trên các dịch đó, nếu
đem ứng dụng đó qua một nền tảng khác do một nhà cung cấp dịch vụ khác cung cấp
thì có thể không chạy được. Điều này dẫn đến người sử dụng phụ thuộc vào nhà cung
cấp dịch vụ. Ngoài ra nhà cung cấp dịch vụ cũng sẽ tập trung hơn để phát triển dịch vụ
của mình để phục vụ nhu cầu người sử dụng tốt hơn.
Ngoài ra việc sử dụng các dịch vụ của cloud computing cũng gây ra một vấn đề,
khi dữ liệu của người sử dụng dịch vụ lưu trữ trên hệ thống của nhà cung cấp dịch vụ
thì có điều gì đảm bảo cho người sử dụng là dữ liệu của mình sẽ an toàn, không bị rò rỉ
ra bên ngoài. Hiện nay, về mặt kỹ thuật thì vẫn chưa có cách nào hiệu quả để giải quyết
Kiến trúc ứng dụng trong doanh nghiệp - IT205 Lớp IKTV4- Nhóm 12
17
vấn đề trên. Điều này dẫn đến việc thực hiện hay sử dụng thường xảy ra đối với các nhà
cung cấp dịch vụ có tiếng, uy tín.
Ví dụ: tháng 8 năm 2008 khi dịch vụ lưu trữ dữ liệu trực tuyến của Linkup bị
hỏng, sau khi phục hồi lại hệ thống thì phát hiện ra mất 45% dữ liệu của khách hàng.
Sau sự cố này thì uy tín và doanh thu của công ty hạ xuống. Khoãng 20.000 người dùng
dịch vụ của Linkup đã từ bỏ nhà cung cấp nay để tìm đến một nhà cung cấp dịch vụ mới.
Và sau đó dịch vụ này phải dựa trên một dịch vụ lưu trữ trực tuyến khác để tồn tại là
Nirvanix, và hiện nay hai công ty này đã kết hợp với nhau trong việc cung cấp dịch vụ
lưu trữ trực tuyến.
Từ ví dụ trên ta thấy nếu các các nhà cung cấp dịch vụ có cơ chế chuẩn hóa các
API thì các nhà phát triển dịch vụ có thể triển khai dịch vụ trên nhiều nhà cung cấp dịch
vụ, khi đó một nhà cung cấp dịch vụ nào đó bị hỏng, thì dữ liệu của các nhà phát triển
không mất hết mà có thể nằm đâu đó trên các nhà cung cấp dịch vụ khác. Nếu như cách
này được các nhà cung cấp dịch vụ thể hiện thì sẽ dẫn đến cuộc cạnh tranh về giá của
nhà cung cấp. Hai tham số ảnh hưởng đến việc lựa chọn một dịch vụ lúc đó là:
Tham số thứ nhất là chất lượng dịch vụ tương xứng với giá mà người sử dụng trả
cho nhà cung cấp dịch vụ. Hiện nay có một số nhà cung cấp d