Kiến trúc và lễ hội ở những ngôi chùa cổ thờ Tứ Pháp tại trung tâm Phật giáo Luy Lâu - Bắc Ninh

Phật giáo xuất hiện ở Việt Nam từ thế kỷ thứ III sau Công nguyên “lịch sử tư tưởng Việt Nam ngay từ buổi đầu ta thấy Sĩ Nhiếp (178 – 266) đã tổng hợp Nho giáo chính thống từ phương Bắc xuống với Phật giáo của Khương Tăng Hội từ phương Tây Bắc Ấn Độ đến Giao Chỉ thế kỷ thứ III đem theo thiền học Đại Thừa Phật giáo”1. Trung tâm Phật giáo Luy Lâu là một trung tâm của Phật giáo Việt Nam được hình thành từ rất sớm tại vùng đất Giao Chỉ, nay là huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Để có được một trận mưa, phải có ít nhất bốn hiện tượng thiên nhiên hợp lại, đó là: Mây, sấm, gió, mưa. Và, người nông dân cho rằng, mỗi hiện tượng mưa xuất hiện được làm ra bởi pháp thuật của một vị thần. Người làm nông cần có nước để tưới cây hoa màu, cần mưa hòa gió thuận. Lúc bấy giờ, người nông dân trồng trọt hoa màu phụ thuộc vào thời tiết và xem tự nhiên thiên nhiên như những bậc siêu nhiên, con người không thể khống chế vào lực siêu nhiên ấy. Trước khi Phật giáo du nhập vào nước ta, người nông dân Việt đã sẵn có các thần: Mây, mưa, sấm, gió mang tính bản địa của mình, bởi trong thế giới quan của những cư dân trồng lúa nước không thể vắng bóng những lực lượng siêu nhiên có khả năng tác động đến sự thành bại của một vụ gieo trồng, nhất là với điều kiện canh tác của người Việt khi ấy còn phải phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Hệ thống tín ngưỡng thờ Tứ Pháp được hình thành khi đạo Phật du nhập vào nước ta, là hiện tượng tín ngưỡng bản địa của nước ta mang đậm màu sắc của nền văn minh lúa nước kết hợp với Phật giáo tồn tại khá phổ biến ở đồng bằng Bắc bộ. Hình thái thờ thần Tứ Pháp là một trong những hình thái tín ngưỡng thờ thần nông nghiệp cổ sơ khi mà đời sống nông nghiệp lệ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên.

pdf95 trang | Chia sẻ: baohan10 | Lượt xem: 870 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kiến trúc và lễ hội ở những ngôi chùa cổ thờ Tứ Pháp tại trung tâm Phật giáo Luy Lâu - Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phật giáo xuất hiện ở Việt Nam từ thế kỷ thứ III sau Công nguyên “lịch sử tư tưởng Việt Nam ngay từ buổi đầu ta thấy Sĩ Nhiếp (178 – 266) đã tổng hợp Nho giáo chính thống từ phương Bắc xuống với Phật giáo của Khương Tăng Hội từ phương Tây Bắc Ấn Độ đến Giao Chỉ thế kỷ thứ III đem theo thiền học Đại Thừa Phật giáo”1. Trung tâm Phật giáo Luy Lâu là một trung tâm của Phật giáo Việt Nam được hình thành từ rất sớm tại vùng đất Giao Chỉ, nay là huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Để có được một trận mưa, phải có ít nhất bốn hiện tượng thiên nhiên hợp lại, đó là: Mây, sấm, gió, mưa. Và, người nông dân cho rằng, mỗi hiện tượng mưa xuất hiện được làm ra bởi pháp thuật của một vị thần. Người làm nông cần có nước để tưới cây hoa màu, cần mưa hòa gió thuận. Lúc bấy giờ, người nông dân trồng trọt hoa màu phụ thuộc vào thời tiết và xem tự nhiên thiên nhiên như những bậc siêu nhiên, con người không thể khống chế vào lực siêu nhiên ấy. Trước khi Phật giáo du nhập vào nước ta, người nông dân Việt đã sẵn có các thần: Mây, mưa, sấm, gió mang tính bản địa của mình, bởi trong thế giới quan của những cư dân trồng lúa nước không thể vắng bóng những lực lượng siêu nhiên có khả năng tác động đến sự thành bại của một vụ gieo trồng, nhất là với điều kiện canh tác của người Việt khi ấy còn phải phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Hệ thống tín ngưỡng thờ Tứ Pháp được hình thành khi đạo Phật du nhập vào nước ta, là hiện tượng tín ngưỡng bản địa của nước ta mang đậm màu sắc của nền văn minh lúa nước kết hợp với Phật giáo tồn tại khá phổ biến ở đồng bằng Bắc bộ. Hình thái thờ thần Tứ Pháp là một trong những hình thái tín ngưỡng thờ thần nông nghiệp cổ sơ khi mà đời sống nông nghiệp lệ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên. Tứ Pháp bao gồm: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Bốn Pháp này tượng trưng cho những thế lực thiên nhiên như: mây, mưa, sấm, chớp. Tứ Pháp được hình thành là sự kết hợp giữa Phật giáo với tín ngưỡng dân gian của những người nông dân cầu mong mưa thuận, gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng thịnh vượng các ngôi 1 Nguyễn Đăng Thục (1992), Lịch sử tư tưởng Việt Nam I- II- III, Nxb TP. HCM, Tr 17. 2 chùa thờ Tứ Pháp cũng ra đời để đáp ứng nhu cầu tinh thần của người dân qua việc thờ cúng. Những lễ hội và kiến trúc của các ngôi chùa thờ Tứ Pháp cũng được xuất hiện từ đây. Trải qua hơn hai ngàn năm, giá trị văn hóa ở những ngôi chùa cổ thờ Tứ Pháp vẫn còn bảo tồn và gìn giữ. Để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa ấy, học viên chọn đề tài “Kiến trúc và lễ hội ở những ngôi chùa cổ thờ Tứ Pháp tại trung tâm Phật giáo Luy Lâu - Bắc Ninh” với mong muốn tìm hiểu, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể tại đây. Với đề tài này, học viên sẽ đi sâu nghiên cứu lĩnh vực lễ hội và kiến trúc ở những ngôi chùa thờ Tứ Pháp: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện tương ứng với bốn ngôi chùa: Chùa Dâu, chùa Đậu, chùa Tướng, chùa Dàn tại trung tâm Phật giáo Luy Lâu, nay là huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Chùa Dâu nói riêng cũng như trung tâm Phật giáo Luy Lâu là trung tâm Phật giáo sớm nhất ở Việt Nam, có vị trí, vai trò quan trọng đối với đạo Phật nói chung và tín ngưỡng thờ cúng của dân tộc Việt Nam nói riêng. Vì vậy hệ thống những ngôi chùa thờ Tứ Pháp tại trung tâm Phật giáo Luy Lâu đã thu hút các các nhà khoa học nghiên cứu từ các sử liệu. Có rất nhiều đề tài được nghiên cứu xung quanh về chùa Dâu cũng như những ngôi chùa thờ Tứ Pháp tại trung tâm Phật giáo Luy Lâu thông qua lễ hội, kiến trúc. Có thể nói cho đến nay chùa Dâu vẫn lưu giữ được nhiều bản ghi chép về kiến trúc và lễ hội, trong đó đáng chú ý nhất là kho ván in kinh gồm hơn 100 ván, chia ra làm mười hai bộ sách khác nhau như: Cổ Châu Pháp Vân Phật bản hạnh ngũ lục, Cổ Châu Phật bản hạnh ngữ lục, Hiến Cổ Châu Phật tổ Nghi, Nhân quả kinh quốc ngữ, Kỳ vũ kinh, Tam giáo kinh Đó là di sản Hán – Nôm quý hiếm ít nơi có2. Cuốn sách Cổ Châu Pháp Vân Phật Bản Hạnh Ngữ Lục là cuốn sách song ngữ Hán Nôm, còn cuốn Cổ Châu Pháp Vân Phật Bản Hạnh Ngũ Lục là cuốn truyện thơ lục bát nôm. Hai cuốn này đều nói về sự tích Man Nương được coi là biên soạn vào khoảng từ thế kỷ 15 đến thế 2 Nguyễn Hữu (2014), Chùa Dâu lịch sử và truyền thuyết, Nxb Thanh niên, tr. 70 3 kỷ 18. Cuốn thứ ba là Hiến Cổ Châu Phật Tổ Nghi nói về các nghi thức tế lễ. Như vậy ba cuốn sách này được xem là những tài liệu cổ xưa nhất, còn được lưu giữ tại nhà chùa. Trong cuốn sách Lĩnh Nam Chích Quái của Trần Thế Pháp cũng nói về truyện Man Nương nhưng so với Cổ Châu Pháp Vân Phật Bản Hạnh ngữ lục thì Trần Thế Pháp đã rút ngắn truyện lại còn khoảng một phần ba. Đến đầu đời Lê, khi nền Phật giáo dân tộc phục hưng mạnh mẽ, Phật Pháp Vân được nhiều lần thỉnh lễ về Hà Nội để cầu đảo và tôn thờ, Lý Tử Tấn (1378 – 1460) đã viết một bài ký về đức Phật Pháp Vân với nhan đề: Pháp Vân Cổ Tự Bi ký chép trong Toàn việt thi lục và Kiến văn tiểu lục 9, cả 2 đều do Lê Quý Đôn biên soạn. Về mặt chính sử thì Phật Pháp Vân xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1073 dưới thời vua Lý Nhân Tông, khi vua mới lên ngôi. Trong những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu về hệ thống Tứ Pháp tại trung tâm Phật giáo Luy Lâu. Một trong những tác giả có nhiều công trình nghiên cứu nhất phải kể đến là tiến sĩ sử học Trần Đình Luyện. Cuốn sách thứ nhất: Luy Lâu lịch sử và văn hóa, Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Bắc Ninh, xuất bản năm 1999; cuốn thứ 2 Lễ Hội Bắc Ninh – Sở Văn Hóa Thông tin Bắc Ninh, xuất bản năm 2003. Đặc biệt trong đó phải kể đến cuốn sách: chùa Dâu và lễ hội rước Phật Tứ Pháp, Phòng Văn hóa Thông tin Thể thao huyện Thuận Thành, 2000. Trong các cuốn sách này Trần Đình Luyện đã nghiên cứu rất kỹ về kiến trúc và lễ hội chùa Dâu, nhưng chủ yếu nhìn dưới góc độ sử học, và tác phẩm ấy vẫn chưa nêu lên tổng quan của bốn ngôi chùa cổ thờ Tứ Pháp. Cuốn sách Chùa Dâu – Cổ Châu, Pháp Vân, Diên Ứng Tự tác giả Nguyễn Quang Khải – Nxb Tôn giáo, năm 2011, tác giả cũng trích dẫn truyền thuyết chùa Dâu dựa theo bản: Cổ Châu pháp Vân bản hạnh. Cuốn sách: Chùa Dâu lịch sử và truyền thuyết, tác giả: Nguyễn Hữu – Nxb Thanh niên, 2010. Trong cuốn sách này nhà văn Nguyễn Hữu đã viết khá kỹ càng về lịch sử Chùa Dâu, đặc biệt mô tả về lễ hội Chuà Dâu. Tuy nhiên tác phẩm vẫn chưa nêu lên được giá trị kiến trúc của ba ngôi chùa cổ thờ Tứ Pháp còn lại. Ngoài ra, các cuốn sách Chùa Dâu và nghệ thuật Tứ Pháp, của tác giả Phan Cẩm Thượng, xuất bản năm 2002, Nxb Mỹ Thuật, và cuốn Sự tích Đức Phật chùa Dâu, 4 Nguyễn Quang Hồng, Nxb Văn hóa Thông tin, 1994 cũng chưa đề cập đến nhiều về lễ hội và kiến trúc ở những ngôi chùa cổ thờ Tứ Pháp. Như vậy, vấn đề nghiên cứu về lễ hội và kiến trúc Chùa Dâu chưa từng được nghiên cứu một cách hệ thống, nói cách khác chưa nghiên cứu dưới góc độ Việt Nam học. Đề tài này, người viết sẽ kế thừa những kết quả của các công trình nghiên cứu trước đó và khảo sát thực tiễn để làm rõ những giá trị văn hóa qua kiến trúc và lễ hội ở những ngôi chùa cổ thờ tứ Pháp tại trung tâm Phật giáo Luy Lâu. 3. Mục đích nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu về lễ hội và những kiến trúc điêu khắc nghệ thuật độc đáo ở những ngôi chùa cổ thờ Tứ Pháp tại trung tâm Phật giáo Luy Lâu – Bắc Ninh nhằm mục đích hệ thống lại kiến thức lịch sử về bốn ngôi chùa Tứ Pháp, ý thức việc bảo tồn và phát huy những lễ hội nhằm nâng cao tính giáo dục, tính đoàn kết của con người Thuận Thành nói chung và người con Việt Nam nói riêng, bảo tồn những kiến trúc độc đáo ở những ngôi chùa này thông qua việc tìm hiểu thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao giá trị văn hóa. Mục tiêu cụ thể Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của những ngôi chùa cổ thông qua những di tích lịch sử có tính chất giáo dục và vẫn còn phát huy đến ngày hôm nay, những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể ở những lễ hội và các loại hình nghệ thuật kiến trúc tại đây. 5 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Những kiến trúc và lễ hội của bốn ngôi chùa thờ Tứ Pháp: Chùa Dâu thờ Pháp Vân, chùa Đậu thờ Pháp Vũ, chùa Tướng thờ Pháp Lôi, chùa Dàn thờ Pháp Điện tại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian Đề tài tập trung vào không gian nghiên cứu ở bốn chùa cổ thờ Tứ Pháp tại trung tâm Phật giáo Luy Lâu - Bắc Ninh:  Chùa Dâu: Thôn Khương Tự, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.  Chùa Đậu: Thôn Đông Cốc, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.  Chùa Tướng: Thôn Thanh Tương, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.  Chùa Dàn: Thôn Phương Quan, xã Trí Quả, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Về thời gian Đề tài sẽ nghiên cứu về Kiến trúc, lễ hội ở những ngôi chùa cổ thờ Tứ Pháp tại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ở thời gian hiện nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp Với tinh thần kế thừa và phát huy những gì mà những nhà nghiên cứu đi trước, thông qua việc sưu tầm các tài liệu, tiến hành phân tích để tìm ra những mặt mạnh, những mặt hạn chế trong việc bảo tồn, giữ gìn kiến trúc, lễ hội có tính văn hóa. Từ đó, tổng hợp những điểm mạnh và sắp xếp vào luận văn một cách có hệ thống. Tham khảo một số sách về văn hóa, lễ hội, tôn giáo, lịch sử, nghệ thuật kiến trúc cũng như tham khảo một số luận án tiến sĩ, các luận văn thạc sĩ, các bài báo cáo khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến việc bảo tồn và phát huy những giá trị 6 văn hóa qua những lễ hội, các công trình kiến trúc, điêu khắc nghệ thuật tại chùa Dâu, chùa Đậu, chùa Tướng, chùa Dàn để nêu lên được giá trị văn hóa lễ hội, nghệ thuật kiến trúc ở những ngôi chùa cổ thờ Tứ Pháp tại trung tâm Phật giáo Luy Lâu – Bắc Ninh. Phƣơng pháp so sánh lịch sử So sánh những lễ hội tại những ngôi chùa cổ thờ Tứ Pháp trước và sau khi Phật giáo mới du nhập cho đến ngày nay. Những kiến trúc của các ngôi chùa thờ Tứ pháp từ khi được thành lập cho đến hiện nay thông qua việc kế thừa, bảo tồn, phát huy của hậu thế và biến đổi kiến trúc theo thời gian và tàn tích của chiến tranh. Khảo sát thực địa. Học viên sẽ trực tiếp đến huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh để khảo sát thực tế, thu thập thông tin từ một số vị trụ trì ở bốn ngôi chùa cổ thờ Tứ Pháp: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện tại trung tâm Phật giáo Luy Lâu. Quan sát tham dự. Học viên đi đến vùng đất Luy Lâu xưa – nay là huyện Thuận Thành vào hai thời gian diễn ra các lễ hội nhiều nhất trong năm đó là: Tháng Giêng Âm lịch (tức là tháng 2 Dương lịch) để quan sát những sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của người dân thông qua hình thức lễ Phật đầu năm, mong sự bình an, có nhiều sức khỏe, hạnh phúc đến với gia đình, cầu nguyện mưa hòa gió thuận, làm ăn phát đạt trong công việc. Từ ngày mùng 05 đến ngày mùng 10 tháng tư Âm lịch (tức là tháng 5 Dương lịch). Thời gian này, học viên có cơ hội xem được tiến trình diễn ra lễ hội nổi tiếng nhất trong năm là lễ hội chùa Dâu tại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Thông qua việc khảo sát này, học viên sẽ càng hiểu sâu hơn về lịch sử, kiến trúc từng ngôi chùa, hiểu được tín ngưỡng thờ Tứ Pháp ảnh hưởng bởi khí hậu, tự nhiên của đồng bằng Bắc Bộ, chính những lễ hội này đã làm cho con người đoàn kết hơn, biết yêu thương nhau, con cháu nhớ về cội nguồn, quê hương tổ quốc. 7 Ngoài Bốn phương pháp nghiên cứu nêu trên, tác giả còn sử dụng phương pháp tiếp cận, phương pháp liên ngành Văn hóa học, và phương pháp Mỹ thuât học cho việc nghiên cứu đề tài của học viên. 6. Ý nghĩa đề tài 6.1. Về khoa học Củng cố cơ sở lý luận, các khái niệm về lễ hội, kiến trúc, Tứ Pháp, giá trị văn hóa, nêu tổng quan về Tứ Pháp: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Sau khi nghiên cứu tìm hiểu lịch sử, văn hóa, tác giả sẽ đưa ra những thông tin thiết thực để phát huy những văn hóa có giá trị cho nhà chùa, và có thể cung cấp những thông tin mới cho những người yêu thích nghiên cứu về những lễ hội và kiến trúc những ngôi chùa cổ tại trung tâm Luy Lâu trong việc làm bài luận văn hay khảo luận của các học viên cao học hoặc sinh viên Việt Nam học trong lĩnh vực khu vực học. 6.2. Về thực tiễn Người viết sẽ tư vấn cho việc xây dựng mô hình kiến trúc của các ngôi chùa thờ Tứ Pháp tại Bắc Ninh, truyền đạt những thông tin để bảo tồn kiến trúc, giữ gìn bản sắc văn hóa thông qua những lễ hội của những ngôi chùa cổ tại vùng đất Luy Lâu xưa, và xa hơn nữa, sẽ truyền đạt những thông tin các giá trị này cho các thế hệ sau. Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học và thực tiễn, tham mưu cho các cơ quan chức năng, trước hết là của tỉnh Bắc Ninh trong việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa lễ hội và kiến trúc. Mặt khác, đề tài cũng là nguồn tài liệu tham khảo cho những người quan tâm tìm hiểu về những ngôi chùa cổ thờ Tứ Pháp tại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. 7. Bố cục của Luận văn. Ngoài phần Mở đầu, và Kết luận, Phụ lục, Nội dung chính của luận văn phân bố trong ba chương: Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và tổng quan về những ngôi chùa cổ thờ Tứ Pháp. Trong chương này, Học viên trình bày một số vấn đề mang tính lý thuyết. Đó là các khái niệm liên quan đến đề tài: Kiến trúc, lễ hội, văn hóa, giá trị văn hóa, Tứ Pháp, tổng quan về huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh và lịch sử ra đời, hình thành và phát 8 triển, đối tượng thờ cúng tại những ngôi chùa thờ Tứ Pháp tại trung tâm Phật giáo Luy Lâu xưa, nay là huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Chƣơng 2. Kiến trúc của những ngôi chùa cổ thờ Tứ Pháp tại trung tâm Phật giáo Luy Lâu. Nghiên cứu làm rõ văn hóa dân gian dân tộc với sự ảnh hưởng của Phật giáo qua nghệ thuật kiến trúc, trang trí của Tứ pháp. Chương này đi sâu vào tính bản địa, và những sản phẩm của văn hóa trong nghệ thuật kiến trúc, phân bố cách thờ phượng, không gian thờ cúng, nghệ thuật trang trí để từ đó nêu lên giá trị văn hóa qua nghệ thuật kiến trúc ở những ngôi chùa cổ thờ Tứ Pháp, nêu ra một số giải pháp, kiến nghị để bảo tồn và phát huy giá trị của những ngôi chùa cổ tại vùng đất huyện Thuận Thành – Bắc Ninh. Chƣơng 3. Lễ hội ở những ngôi chùa cổ thờ Tứ Pháp tại trung tâm Phật giáo Luy Lâu. Trong chương này, Học viên sẽ nêu lên những nghi lễ và hội thi trong những ngày diễn ra lễ hội ở những ngôi chùa cổ thờ Tứ Pháp tại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, để từ đó khái quát được giá trị văn hóa của các lễ hội bởi giá trị cố kết cộng đồng, giá trị tâm linh, giá trị giáo dục. 9 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ NHỮNG NGÔI CHÙA CỔ THỜ TỨ PHÁP 1.1. Cơ sở ý luận 1.1.1. Khái niệm Văn hóa Khái niệm Văn hoá được hình thành từ khi loài người xuất hiện, văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo ra. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”3. Ông Federico Mayor - Nguyên Tổng Giám đốc UNESCO, cho biết: “Đối với một số người, văn hóa chỉ bao gồm những kiệt tác tuyệt vời trong các lĩnh vực tư duy và sáng tạo; đối với những người khác, văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động”4. Tuy vậy, việc xác định và sử dụng khái niệm văn hoá không đơn giản và luôn thay đổi theo thời gian. Trong tác phẩm Cơ sở văn hóa Việt Nam của tác giả Trần Ngọc Thêm cho rằng: Từ "văn hóa" có rất nhiều nghĩa. Trong tiếng Việt, văn hóa được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức (trình độ văn hóa), lối sống (nếp sống văn hóa); theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn (văn hóa Đông Sơn)... Trong khi theo nghĩa rộng thì văn hóa bao gồm tất cả, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại cho đến tín ngưỡng, phong tục, lối sống, lao động... Chính với cách 3 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 431. 4 UNESCO (1989), Tạp chí “Người đưa tin UNESCO”, số 11-1989, Tr. 5 10 hiểu rộng này, văn hoá mới làđối tượng đích thực của văn hóa học. Tuy nhiên, ngay cả với cách hiểu rộng này trên thế giới cũng có hàng trăm định nghĩa khác nhau. Để định nghĩa một khái niệm, trước hết cần xác định được những đặc trưng cơ bản của nó. Đó là những nét riêng biệt và tiêu biểu, cần và đủ để phân biệt khái niệm (sự vật) ấy với khái niệm (sự vật) khác. Phân tích các cách tiếp cận văn hóa phổ biến hiện nay (coi văn hóa như tập hợp, như hệ thống, như giá trị, như hoạt động, như kí hiệu, như thuộc tính nhân cách, như thuộc tính xã hội...), có thể xác định được 4 đặc trưng cơ bản mà tổng hợp lại, ta có thể nêu ra một định nghĩa văn hoá như sau: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạovà tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội5. 1.1.1.1. Khái niệm giá trị Trong Từ điển Tiếng Việt, Nxb Thanh Niên, Hà Nội của tác giả Trương Văn Hùng cho rằng: “Giá trị là cái gì làm cho một vật nào đó trở nên ích lợi, cần dùng và có trao đổi cho một vật khác: Giá trị cần dùng. Giá trị trao đổi”6. Tác giả Ngô Đức Thịnh cho rằng: “Giá trị là hệ thống những đánh giá mang tính chủ quan của con người về tự nhiên, xã hội và tư duy theo hướng những cái gì là cần, là tốt, là hay, là đẹp, nói cách khác đó chính là những cái được con người cho là chân, thiện, mỹ, giúp khẳng định và nâng cao bản chất người. Do vậy, giá trị văn hoá nói ở đây là giá trị xã hội, nó gắn bó mật thiết với hoạt động sống của con người, sự tồn tại và phát triển của mỗi xã hội”7. Giá trị cũng như tập quán, chuẩn mực, tri thức... đều là sản phẩm của quá trình tư duy, sản xuất tinh thần của con người, nó là yếu tố cốt lõi nhất của văn hoá. Giá trị, giá 5 Trần Ngọc Thêm (2000), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo Dục, Tr. 10 6 Trương Văn Hùng (2007), Từ điển Tiếng Việt, NXB Thanh Niên, Hà Nội, Tr 485 7 Ngô Đức Thịnh (2009), “Một số vấn đề lý luận nghiên cứu hệ giá trị văn hóa truyền thống trong đổi mới và hội nhập”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập. 11 trị văn hoá là một hình thái của đời sống tinh thần, nó phản ánh và kết tinh đời sống văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần của con người.8 1.1.1.2. Giá trị văn hóa Là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội trở nên lợi ích, có giá trị giữa con người với con người, giữa con người với môi trường, giữa con người với xã hội. Trong bài viết của tác giả Ngô Đức Thịnh ở Hội thảo khoa học Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập cho rằng: “Giá trị văn hoá (Cultural Value) do con người trong mỗi xã hội sáng tạo ra trong quá trình lịch sử, nhưng một khi hệ giá trị văn hoá đã hình thành thì nó lại có vai trò định hướng cho các mục tiêu, phương thức và hành động của con người trong các xã hội ấy. Nó chính là một thứ vốn xã hội (Social Capital). Như thế, khi nói bản chất của giá trị hay nói tới vai trò định hướng, chi phối, điều tiết của hệ giá trị thì về thực chất chúng ta đang nói tới mối quan hệ đa chiều của con người. Cũng như văn hoá, giá trị được sản sinh từ các mối quan hệ con người với tự nhiên, với xã hội”9. 1.1.2. Khái niệm lễ hộ
Luận văn liên quan