Tiền đề kinh tế chính của bước quá độ này là sự thắng lợi của các quan hệ sản xuất tư
Tư bản chủ nghĩa, còn tiền đề khoa học là sự xuất hiện nền khoa học thực nghiệm.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra vào cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ
XX với một hệ thống kỹ thuật mới dựa trên nguồn động lực là động cơ đốt trong,
nguồn năng lượng là điện năng, dầu mỏ, khí đốt. Còn nguồn nguy ên vật liệu là thép,
các kim loại màu, các hóa phẩm tổng hợp đã tạo nên tiền đề mới và những cơ sở
vững chắc để nền công nghiệp phát triển ở mức cao hơn.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ haiđược chuẩn bị bằng sự phát triển 100 năm
của các lực lượng sản xuất trên cơ sở nền sản xuất đại cơ khí và bằng sự phát triển
khoa học nhờ hệ thống kỹ thuật mới. Yếu tố quyết định của cuộc cách mạng này là
chuy ển sang sản xuất trên cơ sở điện –cơ khí và sang giai đọan tự động hóa cục bộ.
Khoa học trở thành ngành lao động đặc biệt.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba hay còn gọi là cuộc cách mạng khoa học và
công nghệ hiện đại . Nếu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và thứ hai chỉ thay
thế một phần chức năng lao động chân tay của con người bằng máy móc cơ khí hoặc
tự động hóa một phần hay tự động hóa cục bộ thì cuộc cách mạng khoa học và công
nghiệp hiện đại là sự thay thế phần lớn và hầu hết các chức năng của con người cả lao
động chân tay lẫn trí óc bằng các thiết bị máy móc tự động hóa hoàn toàn trong quá
trình sản xuất nhất định.
Sự phát triển và thay thế nhau một cách nhanh chóng của các tri thức đã làm cho các
công nghệ ra đời với tốc độ chưa từng thấy và với vòng đời của chúng cứ rút ngắn lại
dần.
Hiện nay chúng ta chưa thấy có sự thống nhất về định nghĩa “ cuộc cách mạng khoa
học và công nghệ hiện đại”, nhưng có thể hiểu cuộc cách mạng này là sự thay đổi căn
bản trong bản thân các lĩnh vực khoa học và công nghệ cũng như mối quan hệ và chức
năngxã hội của chúng, khiến cho cơ cấu và động thái phát triển của các lực lượng sản
xuất cũng bị thay đổi hoàn toàn. Trong đó , quan trọng nhất làviệc nổi lên vai trò hàng
đầu của yếu tố con người trong hệ thống lực lượng sản xuất dựa trên việc vận dụng
đồngbộ các ngành công nghệ mới có hàm lượng khoa học, công nghệ cao, gọi tắt là
các ngành công nghệ cao (hi-tech) như công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới,
công nghệ sinh học
20 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3303 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh tế học giáo dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
A. MỞ ĐẦU:
Cách đây gần 2 thế kỷ, Karl Marx đã viết: “Theo đà phát triển của đại công nghiệp,
việc tạo ra của cải ít phụ thuộc vào thời gian lao động và số lượng lao động đã chi
phí… mà phụ thuộc vào việc ứng dụng khoa học vào sản xuất.
BỘ GIO DỤC V ĐO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KINH TẾ HỌC GIÁO DỤC
(Bi tập kết thc mơn học)
GVHD :PGS. TS L SƠN
Học vin : TRẦN THỊ HẠNH THẢO
TP.HỒ CHÍ MINH 2006
2
Thiên nhiên không tạo ra máy móc… Tất cả đó là sản phẩm lao động của con người…
đều là sức mạnh đã vật hóa của tri thức. Sự phát triển của tư bản cố định là chỉ số cho
thấy tri thức xã hội phổ biến đã chuyển hóa đến mức độ nào thành lực lượng sản xuất
trực tiếp, do đó, nó cũng là chỉ số cho thấy những điều kiện của chính quá trình sống
của xã hội đã phục tùng đến mức độ nào sự kiểm soát của tri thức phổ biến”.
Nghiên cứu sự hình thành nền kinh tế hiện đại – nền kinh tế chủ yếu dựa trên việc sản
xuất và sử dụng tri thức- L. Thurow nhận định rằng: “ Sự chuyển hóa hiện nay thường
bị mô tả sai lệch là cuộc cách mạng thông tin, hay được đánh đồng với việc hình thành
xã hội thông tin, trong khi đó, trên thực tế sự chuyển hóa này là một cái gì đó lớn hơn
nhiều”. Thurow cho rằng, hệ thống kinh tế đang hình thành đã đặt nền mống dựa vào
tri thức.
Tốc độ thay đổi công nghệ gia tăng với thế hệ phát minh và ứng dụng mới.
Chu kỳ thiết kế và tiếp thị – đi từ ý tưởng đến phát minh, đổi mới,
bắt chước – đang dần dần rút ngắn. Như vậy các sản phẩm phải
nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường trước khi cạnh tranh có thể sao
chép lại chúng. Vào cuối những năm 1940, chu kỳ sản phẩm kéo dài
tớ 30 hoặc 40 năm, nhưng ngày nay, thật khó mà có thể kéo dài tới 30
hoặc 40 tuần.
Công nghiệp sẽ nhanh chóng áp dụng những công nghệ sản xuất mới
khi chúng có thể được phát triển.
Công việc thiết kế có sự hổ trợ của máy tính trong ngành xe hơi và
các ngành công nghiệp khác sẽ rút ngắn thời gian chậm trể từ ý
tưởng đến hòan chỉnh thiết kế.
Tất cả tri thức công nghệ chúng ta sử dụng hôm nay sẽ chỉ chiếm 1%
tri thức được sử dụng vào năm 2050.
Nguồn: Marvin J Cetron, Owe Davies: Trends now chaging the World:
Technology, the Workplace, management and institutions ( The Futurust,
Vol. 35, Mar/ Apr. 2001).
B.NỘI DUNG
I. NGUỒN GỐC CỦA “KINH TẾ TRI THỨC”.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra vào thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ
XIX. Cuộc cách mạng này đã làm cho nền kinh tế nông nghiệp chuyển sang kinh tế
công nghiệp – Việc sản xuất máy hơi nước và nền sản xuất cơ khí là thành tựu chủ
yếu của cuộc cuộc cách mạng này. Hệ thống kỹ thuật cũ có tính truyền thống của thời
đại nông nghiệp (kéo dài 17 thế kỷ) đã bị thay thế. Nếu trong thời đạinông nghiệp,
nguyên liệu chủ yếu là gỗ và năng lượng chủ yếu là sức mạnh cơ bắp, sức gió, sức kéo
động vật… thì đến thời đại cách mạng công nghiệp, nguyên liệu mới là sắt, năng
lượng mới là than đá, nguồn động lực là máy hơi nước.
3
Tiền đề kinh tế chính của bước quá độ này là sự thắng lợi của các quan hệ sản xuất tư
bản chủ nghĩa, còn tiền đề khoa học là sự xuất hiện nền khoa học thực nghiệm.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra vào cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ
XX với một hệ thống kỹ thuật mới dựa trên nguồn động lực là động cơ đốt trong,
nguồn năng lượng là điện năng, dầu mỏ, khí đốt. Còn nguồn nguyên vật liệu là thép,
các kim loại màu, các hóa phẩm tổng hợp… đã tạo nên tiền đề mới và những cơ sở
vững chắc để nền công nghiệp phát triển ở mức cao hơn.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai được chuẩn bị bằng sự phát triển 100 năm
của các lực lượng sản xuất trên cơ sở nền sản xuất đại cơ khí và bằng sự phát triển
khoa học nhờ hệ thống kỹ thuật mới. Yếu tố quyết định của cuộc cách mạng này là
chuyển sang sản xuất trên cơ sở điện – cơ khí và sang giai đọan tự động hóa cục bộ.
Khoa học trở thành ngành lao động đặc biệt.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba hay còn gọi là cuộc cách mạng khoa học và
công nghệ hiện đại . Nếu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và thứ hai chỉ thay
thế một phần chức năng lao động chân tay của con người bằng máy móc cơ khí hoặc
tự động hóa một phần hay tự động hóa cục bộ thì cuộc cách mạng khoa học và công
nghiệp hiện đại là sự thay thế phần lớn và hầu hết các chức năng của con người cả lao
động chân tay lẫn trí óc bằng các thiết bị máy móc tự động hóa hoàn toàn trong quá
trình sản xuất nhất định.
Sự phát triển và thay thế nhau một cách nhanh chóng của các tri thức đã làm cho các
công nghệ ra đời với tốc độ chưa từng thấy và với vòng đời của chúng cứ rút ngắn lại
dần.
Hiện nay chúng ta chưa thấy có sự thống nhất về định nghĩa “ cuộc cách mạng khoa
học và công nghệ hiện đại”, nhưng có thể hiểu cuộc cách mạng này là sự thay đổi căn
bản trong bản thân các lĩnh vực khoa học và công nghệ cũng như mối quan hệ và chức
năng xã hội của chúng, khiến cho cơ cấu và động thái phát triển của các lực lượng sản
xuất cũng bị thay đổi hoàn toàn. Trong đó , quan trọng nhất làviệc nổi lên vai trò hàng
đầu của yếu tố con người trong hệ thống lực lượng sản xuất dựa trên việc vận dụng
đồng bộ các ngành công nghệ mới có hàm lượng khoa học, công nghệ cao, gọi tắt là
các ngành công nghệ cao (hi- tech) như công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới,
công nghệ sinh học…
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là sự biến đổi tận gốc lực lượng sản
xuất của xã hội hiện đại, được thực hiện với vai trò dẩn đường khoa học trong toàn bộ
chu trình “ khoa học – công nghệ – sản xuất – con nguời – môi trường”.
Những đặc điểm lớn của cuộc cách mạng này là:
1. Đó là sự vượt lên của khoa học so với kỹ thuật và công nghệ trong quá trình
diễn ra đồng thời cuộc cách mạng khoa học và cách mạng công nghệ, đã tạo điều kiện
đẩy nhanh tiến bộ kỹ thuật - công nghệ. Ngược lại sự tiến bộ đó thúc đẩy khoa học
phát triển nhanh hơn nữa và đưa khoa học trỏ thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
2. Các yếu tố riêng biệt của quá trình sản xuất được kết hợp hữu cơ với nhau và
được kết nối thành một hệ thống liên kết mạng trên quy mô quốc gia và quốc tế.
3. Hầu hết các chức năng lao động dần dần được thay thế từ thấp lên cao ( từ lao
động chân tay sang lao động trí tuệ) trong quá trình thay đổi về chất của quá trình sản
4
xuất, dẫn đến sự thay đổi căn bản về vai trò của con người trong sản xuất, từ chỗ bị lệ
thuộc và bị trói chặt Quan hệ một chiều) vào quá trình sản xuất tiến lên làm chủ và chi
phối lại quá trình sản xuất ( quan hệ hai chiều).
4. Tạo một bước ngoặc trong toàn bộ hệ thống lực lượng sản xuất, nâng cao đáng
kể năng suất và hiệu quả của nền sản xuất xã hội, cũng như tác động một cách sâu sắc
vàtoàn diện tới các quan hệ kinh tế đối ngoại và mọi lĩnh vực đời sống xã hội khiến
phân công lao động xã hội trong phạm vi quốc gia và quốc tế ngày càng tiến bộ.
Nhìn lại trong cuộc cách mạng công nghiệp nói trên, ta thấy rằng mỗi bước phát triển
trong xã hội đều dựa vào tri thức . Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba đã đánh
dấu một bước tiến mới của xã hội nhờ sự gia tăng nhanh chóng những tri thức.
Từ giữa thế kỷ XX, Đặc biệt là từ những năm 1980 đến nay, loài người đã nhờ vào
khoa học và công nghệ mà đạt những thành tựu:
Những cuộc du hành vũ trụ nối tiếp nhau, hứa hẹn mang lại những hiểu biết
mới so với khi loài người chưa thắng được sức hút của trái đất.
Loài người đã tìm ra được nguồn năng lượng mới: Năng lượng nguyên tử.
Năng lượng này vượt xa những năng lượng đã có như than đá, dầu lửa, thủy điện…
Công nghệ sinh học đã làm thay đổi tư duy về sự sống và tiến hóa. Nếu như
Darwin phát hiện ra những quy luật chọn lọc không tự nhiên của muôn loài thì giờ
đây, người ta đã bắt đầu cuộc sống với quy luật chọn lọc không tự nhiên.
Hệ thống máy tính ra đời với những thế hệ nối tiếp nhau cực kỳ nhanh chóng
và mạng Internet đã làm nên sự bùng nổ thông tin trên toàn cầu. Một cuộc cách mạng
tri thức bắt đầu.
Đến đây, nền kinh tế công nghiệp từng bước được thay thế bằng nền kinh tế mới:
Kinh tế tri thức.
Tri thức phải được phân biệt với thông tin. Có được một tri thức bất kể
trong lĩnh vực nào, nghĩa là có khả năng để hành động bằng trí óc hay tay
chân ( Các bài viết của Steinmueller, Forero – Pineda, Jaramillo – Salazar,
Hansson và Lam đều khẳng định như vậy). Như vậy:
Tri thức về cơ bản, là một năng lực nhận thức.
Thông tin ngược lại là một tổng thể những dữ liệu được kết cấu và
thành thạo nhưng trơ lỳ và bất động chừng nào mà nó còn chưa
được sử dụng bởi những người có kiến thức để diễn giải và thao tác.
Sự khác biệt này có tất cả các ý nghĩa của nó khi người ta muốn biết về
các điều kiện tái sản xuất tri thức và thông tin. Khi việc tái sản xuất
thông tin chỉ phí tổn ở giá sao chép ( nghĩa là hầu như bằng không nhờ
5
những phương tiện hiện đại) thì việc tái sản xuất tri thức lại tốn kém
hơn nhiều, bởi vì cái được tái sản xuất là một năng lực nhận thức, khó
mà diễn đạt rõ và cũng khó chuyển giao từ cá nhân này sang cá nhân
khác.
Nguồn: Paul A David, Dominique Foray: Une introductions à l’economie
et à la socíeté du savoir. “ Revue Internationale des Sciences Sociales”.
No. 171, Mars 2002, Pp 13.
II. TRI THỨC VÀ KINH TẾ TRI THỨC.
Vào những năm 80 của thế kỹ XX, các công trình nghiên cứu của
J. Schumpeter, R. Solow, P. Drucker, Paul Romer… Đã khẳng định phải thay đổi lý
thuyết của kinh tế học tân cổ điển, cho rằng tri thức là một thành phần của hệ thống
kinh tế. Với quan điểm này, tri thức là hình thức cơ bản nhất của vốn, sự tăng trưởng
kinh tế là do tích lũy tri thức mang lại ( tri thức được hiểu là khoa học và công nghệ).
Tăng trưởng kinh tế không dựa vào tri thức sẽ không bền vững.
1.Khái niệm về tri thức
Trong sinh họat hàng ngày, không ít người coi thông tin ( Information) và tri thức
(Knowledge) là đồng nghĩa, Thật ra chúng khác nhau nhưng có mối quan hệ với nhau
mật thiết.
Theo Anderson – Bộ trưởng bộ văn hóa Phần Lan: “ Tri thức là thông tin đã được xử
lý qua nhận thức để thành hiểu biết”. Như thế, tri thức không thể là sự tích lũy các
mẩu thông tin, do đó vai trò của tri thức không giống vai trò của thông tin.
Theo Bonaventura: “ Thông tin là tiềm năng của tri thức”.
Theo Rangganathan coi tri thức là tổng hòa những thông tin được nền văn minh gìn
giữ.
Tri thức mang tính cá nhân; trái lại thông tin mang tính cộng đồng có thể giao tiếp
được. Khi người này chia sẻ tri thức với người khác về một chủ đề nào đó thì những gì
được phổ biến qua hành động truyền thông sẽ trở thành thông tin. Sau khi thông tin
này được tiếp nhận và được xử lý, nó sẽ trở thành tri thức – tri thức của cá nhân được
chia sẻ.
Oakeeshott cho rằng, sự xét đoán kết hợp với thông tin sẽ tạo ra tri thức hoặc khả năng
thực hiện, sản sinh hiểu biết và diễn giải. Như vậy: Tri thức là sự kết hợp giữa thông
tin và sự xét đoán.
Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, việc tập trung và huy động các
nguồn lực là có ý nghĩa cơ bản đối với những tiến bộ công nghiệp. Trong cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ hai, ý nghĩa ấy thuộc về vấn đề sao chép các công nghệ
hiện có. Sang cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, với sự tăng lên gấp bội của tri
6
thức là điều kiện cơ bản để mang lại thành tựu kinh tế hiện đại. ( Vào nửa thế kỷ
XX, nước Mỹ nổi trội lên nhờ vào việc nắm vững các tri thức chuyên môn và năng lực
sáng tạo của cá nhân, nước Mỹ đã chi cho nghiên cứu khoa học gấp 12 lần nước Anh.
Trong thời kỳ chủ nghĩa phát xít , các nhà khoa học giỏi nhất thời đại ở châu Au đã di
cư sang Mỹ, làm tăng nhanh nguồn của cải tri thức cho nước Mỹ. Vì thế người ta nói
rằng, những hậu quả thiệt hại về vật chất mà một dân tộc phải gánh chịu thì có thể
khắc phục được, nhưng những hậu quả thiệt hại về mặt trí tuệ thì không bao giờ.)
Ngày nay, ở các nước “ tri thức trở thành nguồn của cải mới”. Về vấn đề này,
L, Thurow viết: “ Trước đây, khi các nhà tư bản nói về của cải của mình, là họ ý muốn
nói tới chế độ sở hữu các nhà máy, thiết bị và các nguồn vật lực. Tới đây, khi nói tới
của cải của mình, họ sẽ lưu ý khả năng kiểm soát tri thức. Ngay thứ ngôn ngữ miêu tả
quá trình tạo ra của cải cũng bị thay đổi. Nếu như có thể nói về chế độ sở hữu của cải
vật chất hay các nguồn lưc… thì cũng không thể xác định được chế độ sở hữu về tri
thức bằng cách tương tự… Những người có tri thức đều không còn bị biến thành nô
lệ. Chính câu hỏi, con nguời sở hữu tri thức đều không còn bị biến thành nô lệ. Chính
câu hỏi, con người sở hữu tri thức bằng những cách thức nào, đã trở thành vấn đề
trọng yếu của nền kinh tế dựa trên tri thức”.
Thức tế ngày nay cho thấy, quốc gia nào có mặt bằng dân trí cao, có hệ thống giáo dục
hiện đại, lại dám đầu tư vào vốn con người ( Human Capital) – hay còn gọi là tư bản
người – thì có khả năng sản xuất ra nhiều tri thức mới. ( Theo A.M Bouman thì tư bản
người là tổng hợp các khả năng sản xuất của người lao động hiện nay, và mặt khác,
đó là các chi phí của nhà nước, của xí nghiệp và của chính người đó cho việc hình
thành và thường xuyên hoàn thiện những khả năng đó.
Theo G. Berker, tư bản người được tạo bằng cách thực hiện các đầu tư vào con người
dưới dạng các chi phí về giáo dục và đào tạo, bảo vệ sức khỏe, di chuyển dân cư, tìm
kiếm thông tin về giá cả và thu nhập).
Sự giàu có về tri thức, năng lực làm chủ công nghệ mới, và nhất là công nghệ cao, đã
tạo ra sự phân hóa giàu nghèo ( cả đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần) giữa
những nước có tài nguyên tri thức với những nước nghèo nàn về phương diện này.
Những nhà nghiên cứu như: V.L. Inozemtsev, S. V. vlasova, L. Thurow… đều thừa
nhận rằng, ngày nay tri thức là cơ sở của sự giàu có kiểu mới, lần đầu tiên trong lịch
sử, người giàu nhất trên thế giới không phải là chủ ngân hàng lớn, không phải là vua
dầu hỏa hoặc người chi phối các công ty xuyên quốc gia…mà là Bill Gates – Người
có trong tay những tri thức mới.
Theo định nghĩa của tổ chức OECD và APEC: “Một nền kinh tế trong đó sự sản sinh
ra, truyền bá và sử dụng tri thức là động lực chủ yếu của sự tăng trưởng, tạo ra của
cải, tạo ra việc làm trong tất cả các ngành kinh tế được gọi là kinh tế tri thức”.
2.. Đặc trưng của kinh tế tri thức
2.1 Đó là nền kinh tế chủ yếu dựa vào tri thức.
Yếu tố đầu vào của sản xuất không chỉ là vốn và sức lao động, mà chủ yếu là tri thức.
Trong nền kinh tế tri thức, các ngành công nghiệp và dịch vụ dựa vào tri thức mới,
công nghệ cao sẽ mang lại giá trị gia tăng cao và trở thành đầu tàu thúc đẩy toàn bộ
nền kinh tế. Do vậy, trong nền kinh tế tri thức, Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
7
hướng gia tăng các ngành kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức là
đặc trưng cơ bản.
2.2 Đó là nền kinh tế có họat động tốc độ nhanh và đổi mới nhanh .
Nhờ tác động của công nghệ thông tin và sự phát triển nhanh của những khả năng
sáng tạo. Sáng tạo trở thành động lực trực tiếp của sự phát triển. Vòng đời của công
nghệ và của sản phẩm từ lúc nảy sinh đến phát triển, chín muồi và tiêu vong ngày
càng rút ngắn. Truớc đây, và vòng đời của công nghệ tính bằng nhiều năm thì nay
tính bằng năm hoặc bằng tháng.
Trong kinh tế tri thức, quyết định năng lực cạnh tranh là sự sáng tạo ra cái mới có
chất lượng cao hơn, thời gian đi tới người tiêu dùng nhanh hơn. Người ta kh6ng
ngừng đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm. Do đó, sản xuất công nghệ trở thành
ngành sản xuất chủ đạo.
Theo Bill Gates, trong kinh tế tri thức, người ta “ làm việc và kinh doanh theo tốc độ
của tư duy”. Ai không có năng lực đổi mới, không thích ứng với tốc độ phát triển thì
sẽ bị gạt ra ngoài lề.
2.3 Đó là nền kinh tế mà trong đó mạng thông tin trở thành cơ sở hạ tầng quan
trọng nhất của xã hội.
Nhờ mạng thông tin, tri thức được quảng bá rộng rãi đến mọi người, nhờ mạng trong
xã hội phát triển mạnh phương thức học từ xa (giáo dục điện tử), nhiều dịch vụ từ
xa…Nền kinh tế chuyển từ tính khép kín, tính khu vực sang tính mở ngỏ, tính toàn
cầu. L. Thurow viết “ Lần đầu tiên trong lịch sử loài người đã xuất hiện hiện tượng
là bất cứ cái gì cũng có thể sản xuất ở bất cứ nơi nào trên thế giới và tiêu thụ tới
các nơi trên thế giới”.
2.4 Đó là nền kinh tế với phương thức tổ chức sản xuất rất linh hoạt.
Trong nền kinh tế công nghiệp, sản xuất hành lọat ( Mass Production) là một đặc
điểm, còn trong nền kinh tế tri thức là sản xuất linh họat ( Flexible Production), sản
phẩn có xu hướng phi trọng lượng ( tức là giảm hàm lượng nguyên liệu). Ở Mỹ, trong
50 năm qua, GDP tăng 5 lần nhưng trọng lượng vật lý của sản phẩm không tăng vì đã
chuyển từ sản phẩm chế tác sang sản phẩm dựa vào tri thức. Tỷ lệ trọng lượng so với
giá trị giảm nhanh hàng năm.
- Trong kinh tế tri thức, doanh nghiệp là nhân vật trung tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế. Doanh nghiệp sẽ đóng vai trò quan trọng không thay thế được trong thị trường
khoa học và công nghệ. Bước vào kinh tế tri thức, ta thấy ngoài các sản phẩm nông
nghiệp và công nghiệp còn có mặt hàng mới – tri thức. Trên thị trường khoa học và
công nghệ, tri thức thường thể hiện dưới dạng những văn bằng (Licence) sáng chế.
Các văn bằng mà ẩn sau chúng là các phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích…), các
bản quyền ( Với tư cách là những chứng nhận của pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ
trực tiếp là sở hữu công nghiệp), các bí quyết trong công nghệ là thước đo cơ bản tầm
trí tuệ của một quốc gia.
- Trong kinh tế tri thức, sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm số lao động
trực tiếp làm ra sản phẩm, tăng số lao động xử lý thông tin, làm dịch vụ, di chuyển sản
phẩm và làm văn phòng. Số công nhân “cổ xanh “ ít dần, thay vào đó là những công
8
nhân “cổ trắng”( lao động trí thức). Lực lượng lao động trí thức (công nhân tri thức)
sẽ đóng vai trò chủ yếu trong sản xuất.
Nền kinh tế không biên giới có tính toàn cầu là một nền kinh tế
dịch vụ theo kiểu mới. Nó có 4 đặc trưng lớn:
1. Nó ngày càng bất chấp địa lý, khoảng cách và thời gian. Vì
giảm thiểu nhiều bước giao dịch giữa hai bên mua bán – bán
sỉ, bán lẻ, nên chi phí giao dịch sẽ giảm đi rất nhiều. Kết quả
quan trọng nhất của việc phát triển thương mại điện tử có lẽ
là sự hạ thấp rào chắn và chi phí đi vào thị trường. Các xí
nghiệp nhỏ và vừa, các công ty xuyên quốc gia cỡ lớn có thể
9
tham gia đầy đủ thị trường toàn cầu.
2. Ngành dịch vụ, đặc biệt là tiền tệ, điện tín và vận tải tạo ra
cho kinh tế thế giới một kết cấu hạ tầng toàn cầu, một kết
cấu toàn cầu thúc đẩy rất lớn việc điều chỉnh các ngành cũ
và phát triển các ngành mới. Thí dụ điển hình là sự xuất
hiện một hệ thống tiền tệ toàn cầu đích thực.
3. Có lẽ điều quan trọng nhất là kinh tế dịch vụ toàn cầu sẽ là
nền kinh tế lấy tri thức làm cơ sở, nguồn quí giá nhất của nó
sẽ là thông tin và trí tuệ chứ không phải là các yếu tố sản
xuất truyền thống như ruộng đất, sức lao động và vốn.
Thông tin và tri thức không bị cột chặt trong một nước hay
khu vực, mà gần như lưu động không hạn chế, có năng lực
mở rộng vô hạn.
4. Kỹ thuật không biên giới có tiềm năng làm cho quan hệ giữa
các quốc gia và giữa các khu vực trở nên bình đẳng, bởi nó
mở đường cho mỗi quốc gia truy cập tri thức và thông tin
một cách tự do, bình đẳng. Trước mắt, khoảng cách giữa
nước nghèo và nước giàu vẫn rất lớn, nhưng biện pháp kinh
tế và kỹ thuật để rút ngắn khoảng cách này đã sẳn sàng.
Rojelo – Tổng giám đốc tổ chức thương mại thế giới.
III. GIÁO DỤC VIỆT NAM CẦN LÀM NHỮNG GÌ TRONG BỐI CẢNH
TOÀN CẦU HÓA VÀ NHÂN LOẠI ĐANG BƯỚC VÀO NỀN KINH TẾ TRI
THỨC?
- Trong kinh tế tri thức, việc học hỏi suốt đời, đào tạo liên tục, giáo dục thường xuyên
để không ngừng phát triển tri thức, sáng tạo công nghệ mới, làm chủ công nghệ cao,
hoàn thiện các kỹ năng, thích nghi nhanh với sự phát triển là một yêu cầu nghiêm
ngặt. Xã hội học tập (Learning Society) là nền tảng của kinh tế tri thức.
Theo Jacques Delors