Kinh tế nông thôn - Vấn đề vốn trong nông thôn

Việt Nam là một nước nông nghiệp với trên 70% cư dân sống ở nông thôn.Sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn ngày càng giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, bởi vậy đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn là vấn đề cần được quan tâm hiện nay. Tuy vậy vấn đề phân bổ và sử dụng vốn ở nước ta còn nhiều bất cập. Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu các vấn đề về vốn trong nông thôn hiện nay.

ppt34 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2460 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kinh tế nông thôn - Vấn đề vốn trong nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“Vấn đề vốn trong nông thôn” Nhóm thực hiện: nhóm 6 Giáo viên hướng dẫn: Hà Thanh Mai Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội Khoa Kinh Tế và PTNT Báo cáo: KINH TẾ NÔNG THÔN MỞ ĐẦU Việt Nam là một nước nông nghiệp với trên 70% cư dân sống ở nông thôn.Sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn ngày càng giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, bởi vậy đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn là vấn đề cần được quan tâm hiện nay. Tuy vậy vấn đề phân bổ và sử dụng vốn ở nước ta còn nhiều bất cập. Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu các vấn đề về vốn trong nông thôn hiện nay. NỘI DUNG Khái niệm, phân loại, vai trò của vốn trong nông thôn Nguyên tắc sử dụng vốn hiệu quả trong nông thôn Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong nông thôn Thực trạng sử dụng, huy động vốn trong nông thôn Các giải pháp sử dụng, huy động vốn có hiệu quả 1. Khái niệm, phân loại, vai trò của vốn trong nông thôn 1.1. Khái niệm Vốn là giá trị của toàn bộ đầu vào bao gồm những tài sản, vật phẩm các nguồn tài chính dùng trong sản xuất kinh doanh nông thôn 1.2. phân loại 1.2. Phân loại 1. 3. Vai trò Là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa Là điều kiện để thực hiện tốt các khâu sản xuất và marketing sản phẩm Là điều kiện tiên quyết nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và khai thác tốt các nguồn lực khác vào sản xuất kinh doanh Nâng cao cơ sở hạ tầng nông thôn 1.4. Đặc điểm 2. Nguyên tắc sử dụng vốn hiệu quả trong nông thôn Xác định mức vốn một cách hợp lý Huy động vốn có hiệu quả Phân bổ hợp lý vốn vào các hoạt động sản xuất kinh doanh Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn 3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong nông thôn 3.1. Tỷ suất lợi nhuận tính trên một đồng vốn kinh doanh - Tỷ suất lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng đồng vốn bỏ vào sản xuất, kinh doanh. - CT:Tỷ suất lợi nhuận / vốn (%)=( Lợi nhuận / vốn dùng trong sản xuất kinh doanh) x 100% 3.2. Suất hao phí vốn -Suất hao phí vốn phản ánh lượng vốn cần thiết để tạo ra một đơn vị sản phẩm. -CT:HV = V/ Q Trong đó : Q là lượng sản phẩm sản xuất ra V là lượng vốn sử dụng 3.3. / Thời gian thu hồi vốn: Thời gian thu hồi vốn là thời gian tính từ khi tài sản được mua sắm, sử dụng trong sản xuất kinh doanh, đến thời gian mà sau khi lấy tổng giá trị sản phẩm do tài sản đó sản xuất ra trừ tất cả các khoản chi phí (kể cả thuế) nhưng không trừ khấu hao cơ bản, phần giá trị còn lại đủ để tái sản xuất giản đơn ra tài sản đó. -CT: Thời gian thu hồi vốn đầu tư =tổng vốn đầu tư/ (lãi ròng+khấu hao cơ bản) 3.4. Số vòng luân chuyển của vốn: -Chỉ tiêu này dùng để tính hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Số vòng luân chuyển của vốn là chỉ tiêu kinh tế được sử dụng để tính hiệu quả sử dụng của vốn lưu động. Thời gian sử dụng vốn lưu động trong một năm luân chuyển được mấy lần (mấy vòng). -CT: Số vòng luân chuyển của vốn lưu động = Tổng doanh thu / Vốn lưu động 3.5. Thời gian luân chuyển một vòng của vốn lưu động: -Thời gian luân chuyến của một vòng vốn lưu động là chỉ tiêu kinh tế sử dụng để đánh giá hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các đơn vị cơ sở. Chỉ tiêu này thể hiện sau thời gian bao nhiêu ngày vốn lưu động sẽ luân chuyển được một lần. -CT: Thời gian của một vòng luân chuyển vốn lưu động = 360/ Số vòng luân chuyển của vốn lưu động 3.6. / Hệ số ICOR: -Chỉ tiêu này dùng để tính hiệu quả vốn đầu tư. Trong đầu tư chỉ tiêu phổ biến đánh giá hiệu quả sử dụng của vốn đầu tư là hệ số ICOR là hệ số thể hiện phần trăm tăng thêm của vốn đầu tư so với phần tăng thêm của sản phẩm, hệ số ICOR càng nhỏ thể hiện hiệu quả đầu tư càng cao -CT: ICOR = (∆V/ V) / (∆q/ Q) -ICOR 1 Đầu tư cho sản xuất kinh doanh kém hiệu quả 4. Thực trạng sử dụng, huy động vốn trong nông thôn Đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn chưa tương xứng với vai trò, tiềm năng phát triển của nông thôn. Chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế Hiệu quả đầu tư chưa cao Đầu tư vốn dàn trải Các doanh nghiệp nông ngiệp khó tiếp cận vốn, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ Vốn đầu tư cho nông thôn chủ yếu là vốn nhà nước Vốn ODA và FDI đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn càng ngày càng giảm mạnh Nông dân khó tiếp cận vốn 4.1. Đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng với vai trò tiềm năng của nông thôn. Chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế Hiện nay nông nghiệp (gồm toàn bộ khu vực I, nông - lâm - ngư) đang chiếm hơn 20% GDP nhưng đầu tư vào đây chỉ chiếm chưa đến 3% GDP mà lại giảm rất nhanh từ sau năm 2000 Nguồn vốn chỉ đáp ứng 55-60% nhu cầu phát triển và cơ sở hạ tầng nông thôn Vốn tín dụng cho nông thôn ít, và còn liên tục giảm trong thời gian qua Theo thống kê, trong vòng 5 năm qua chính phủ đầu tư cho nông nghiệp 113000 tỷ đồng, tương đương 8,7% vốn đầu tư nhà nước cho các ngành Chính sách bảo hộ nông nghiệp quy ra tiền chỉ ở mức 4% giá trị ngành nông nghiệp Ngân sách của nhà nước dành cho khuyến nông chỉ là 100-200 tỷ đồng mỗi năm, trong khi cam kết với WTO phải gấp 30 lần Biểu đồ so sánh vốn đầu tư vào nông thôn và hiệu quả 4.2. Hiệu quả đầu tư chưa cao Kế hoạch đầu tư cho vùng sản xuất hàng hóa xuất khẩu chưa đồng bộ nên hiệu quả chưa cao, đã có một số bài học đắt giá nhưng chưa rút ra kinh nghiệm, ví dụ như việc trồng ồ ạt hồ tiêu, cà phê, rồi chặt bỏ. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tạo thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm, hàng hóa, vấn đề nâng cao chất lượng, đăng ký bảo vệ thương hiệu đối với người nông dân còn bất cập, cần sự hỗ trợ của nhà nước. - Trong khi đó, việc phân định trách nhiệm đầu tư giữa trung ương và địa phương không rõ ràng. 4.3. Đầu tư dàn trải Trong khi nguồn vốn đầu tư cho nông thôn ít, thì lại có tình trạng đầu tư dàn trải, thiếu tính trọng tâm, trọng điểm dẫn đến chất lượng đầu tư chưa cao - Đầu tư mang tính dàn đều, dẫn đến nghịch lý trong đầu tư nông thôn đó là tình trạng thừa mà thiếu Biểu đồ phân phối vốn trong nông thôn 4.4. Các DNNN khó tiếp cận vốn, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ Hiện nay nhiều DN nông nghiệp khó tiếp cận được các nguồn vốn vay, nhất là các DN vừa và nhỏ. Có tới hơn 90% DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có vốn dưới 10 tỷ đồng - Đặc điểm sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp chịu nhiều rủi ro do điều kiện tự nhiên, thị trường... nên các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp khó thu hút vốn đầu tư so với các lĩnh vực khác.  4.5. Vốn đầu tư cho nông thôn chủ yếu là vốn nhà nước Theo số liệu thống kê, trong các năm từ 2006-2011: - Tổng vốn đầu tư nhà nước cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn từ nguồn ngân sách và trái phiếu Chính phủ là 432.787 tỷ đồng, bằng 49,67% tổng các nguồn vốn này. - Giá trị Hiệp định về ODA dành cho nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp và thủy sản kết hợp phát triển nông nghiệp và nông thôn, xóa đói, giảm nghèo là 3,833 tỷ USD, tương đương khoảng 14,3% tổng giá trị ODA của giai đoạn này. 4.6. Vốn ODA và FDI đầu tư cho nông thôn ngày càng giảm mạnh Theo thống kê, thì cứ 100 đồng vốn ODA thì chỉ có 3 đồng đầu tư vào nông nghiệp. - Từ năm 2001 đến nay, nguồn vốn FDI trong lĩnh vực nông nghiệp giảm dần từ 8% trong cơ cấu FDI của cả nước xuống còn 1% (năm 2011). 4.7. Người dân khó tiếp cận vốn Với nông dân, vốn tự có của họ chủ yếu là sức lao động và các tài sản giản đơn do gia đình tự tạo dựng, còn vốn tự có bằng tiền để cùng hợp vốn với vốn tín dụng của ngân hàng chiếm tỷ trọng rất thấp, thậm chí nhiều nơi không có Số vốn vay hạn chế, thời gian vay vốn ngắn, chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất Tâm lý ngại vay vốn của người dân do sợ áp lực nợ nần Thủ tục vay vốn còn rườm rà 5. Giải pháp huy động và sử dụng vốn hiệu quả 5.1. Giải pháp huy động vốn xây dựng chính sách huy động vốn đầu tư theo mô hình tổng hợp: mọi nguồn vốn trong và ngoài nước Xây dựng chính sách đầu tư tín dụng trong nông nghiệp vừa thích ứng với cơ chế thị trường vừa tuân thủ sự điều tiết quản lý vĩ mô của nhà nước Phát huy vai trò đòn bẩy, lãi xuất tín dụng một cách hợp lý và linh hoạt, giảm nhẹ gánh nặng lãi suất cho nông dân Nhà nước cần có chính sách ưu đãi tích cực, hoạt động tín dụng dài hạn trong nông nghiệp 5.1. Giải pháp về huy động vốn kết hợp nguyên tắc tín dụng với các công cụ tài chính khác: như nới lỏng thuế, phí, bù lỗ lãi suất, trợ giá hàng nông sản Tiếp tục hoàn thiện hệ thống tổ chức đầu tư vốn trong nông nghiệp, nông thôn thu hút sự tham gia của mọi thành phần kinh tế Tuyên truyền để thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài vào nông thôn Tăng huy động sự đóng góp từ nhân dân 5.2. Giải pháp về sử dụng vốn hiệu quả Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn: điện, đường, trường, trạm, thủy lợi… đặc biệt chú ý vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia liên quan đến nông nghiệp, nông thôn như chương trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm Chú trọng đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp chế biến Tập trung vốn cho ngành mũi nhọn để thúc đẩy nông nghiệp và kinh tế nông thôn: thủy lợi, công nghệ sinh học về giống, cây trồng vật nuôi 5.2. Giải pháp để sử dụng vốn hiệu quả Tổ chức tốt thị trường nông sản trong và ngoài nước Tăng cường đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nông thôn mà khâu then chốt là cán bộ huyện, xã, gồm cả quản lý hành chính lẫn kinh tế và kĩ thuật Chú trọng tuyên truyền hướng dẫn nông dân sử dụng vốn có hiệu quả đặc biệt là vùng sâu, vùng xa 5.3. Học hỏi kinh nghiệm từ một số nước INDONESIA Đầu tư trực tiếp từ ngân sách nhà nước để khuyến khích phát triển những sản phẩm có ý nghĩa sống còn đối với quốc gia Vốn đầu tư được sử dụng để chuyển giao công nghệ mới có năng suất và chất lượng cao phục vụ cho sản xuất nông nghiệp Tăng cường đầu tư cho đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ, khuyến nông, khuyến ngư và đưa về cơ sở để phát huy tác dụng. Chi phí cho công tác khuyến nông chiếm 21% chi ngân sách hàng năm của bộ nông nghiệp 5.3. Học hỏi kinh nghiệm từ một số nước THÁI LAN Thực hiện chính sách bù giá, trợ giá, giảm thuế cho vật tư, hàng hóa phục vụ sản xuất và đầu tư ra của cải của sản xuất nông nghiệp Nhà nước còn có biện pháp để các ngân hàng thương tín cho nông dân vay vốn với mức quy định 5% tổng số vốn huy động hàng năm Chương trình cho vay tín dụng đặc biệt bằng hiện vật KẾT LUẬN Huy động và sử dụng hợp lý, có hiệu quả là một trong những cách tốt nhất để xây dựng nền nông ngiệp phát triển tiên tiến. Nên chúng ta cần nắm vững những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn của vốn, vận dụng vốn một cách phù hợp vào hoàn cảnh kinh tế chính trị nước ta. Chính vì vậy, cần thúc đẩy hơn nữa việc thu hút đầu tư và sử dụng hợp lý để đưa nền kinh tế và đời sống cư dân nông thôn ngày càng được cải thiện và nâng cao hơn nữa.
Luận văn liên quan