Thành lập ASEAN
- ASEAN chính là Hiệp hội Đông Nam Á thành lập ngày 08/08/1967.
- Là liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của 10 nước trong khu vực Đông Nam Á.
- Việt Nam gia nhập vào ASEAN vào tháng 07/1995 tại thủ đô Brunei
36 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3952 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kinh tế quốc tế - Asean_mối quan hệ giữa asean và Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Bài thuyết trình môn: KINH TẾ QUỐC TẾ Chủ đề: ASEAN_MỐI QUAN HỆ GIỮA ASEAN VÀ VIỆT NAM Danh sách nhóm: 1. Đỗ Thị Hạnh _ XNK13O 2. Nguyễn Thị Hoanh _ XNK13O 3. Trương Thị Hương _ XNK13P 4. Nguyễn Thị Ly Ly _ XNK13O 5. Lê Thị Ngọc Quỳnh _ XNK13P 6. Tạ Mỹ Thi _ XNK13P 7. Lê Thị Thu _ XNK13P 8. Trần Thị Thanh Trang _ XNK13P 9. Dương Thanh Trúc _ XNK13P I) Giới thiệu chung về ASEAN Thành lập ASEAN - ASEAN chính là Hiệp hội Đông Nam Á thành lập ngày 08/08/1967. - Là liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của 10 nước trong khu vực Đông Nam Á. - Việt Nam gia nhập vào ASEAN vào tháng 07/1995 tại thủ đô Brunei. Nh chi Trụ sở ASEAN tại Jakarta, khánh thành ngày 9/5/1981 Tính đến thời điểm năm 2006, khu vực ASEAN có tổng dân số vào khoảng 560 triệu người, diện tích là 4,5 triệu km2, tổng GDP gần bằng 1100 tỉ USD và tổng giao dịch thương mại vào khoảng 1400 tỉ USD. Thành lập Asean (8/8/1967) 2. Mục tiêu của ASEAN - Làm tăng tốc độ phát triển kinh tế, tiến trình xã hội và phát triển văn hoá trong khu vực; - Khuyến khích hoà bình và ổn định trong khu vực thông qua việc tôn trọng vĩnh viễn sự công bằng và luật pháp trong mối quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực và việc tôn trọng triệt để đến những điều lệ của Hiến chương Liên Hiệp Quốc. 3. Những nguyên tắc cơ bản của ASEAN - Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các dân tộc; - Quyền của mọi quốc gia được lãnh đạo hoạt động của dân tộc mình, không có sự can thiệp, lật đổ hoặc cưỡng ép của bên ngoài; - Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; - Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, thân thiện; - Không đe doạ hoặc sử dụng vũ lực;- Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả. 3 nguyên tắc cơ bản điều phối hoạt động của các quốc gia thành viên ASEAN: Nguyên tắc nhất trí; Nguyên tắc bình đẳng; Nguyên tắc 6X. Cờ ASEAN 4. Cấu trúc Asean Chú thích: AEM: Bộ trưởng kinh tế ASEAN AMM: Hội nghị cấp bộ trưởng ASEAN AFMM:Hội nghị bộ trưởng tài chính ASEAN SEOM: Hội nghị viên chức kinh tế cấp cao ASC: Ủy ban thường trực ASEAN SOM: Hội nghị viên chức cấp cao ASFOM:Hội nghị viên chức tài chính cấp cao ASEAN 5. Cộng đồng ASEAN 5.1. Cộng đồng an ninh ASEAN Ban lãnh đạo ASEAN thành lập Cộng đồng an ninh ASEAN (ASC) với mục tiêu: * Chung sống hòa bình giữa các nước trong khu vực với nhau và thế giới * Các thành viên cam kết tin tưởng vào diễn biến hòa bình trong việc dàn xếp các mối bất hòa khu vực * Xem an ninh của các quốc gia cơ bản có mối quan hệ với nhau và bị ràng buộc bởi vị trí địa lý, tầm nhìn và mục tiêu chung. 5.2 Cộng đồng kinh tế ASEAN 5.2.1. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA): - AFTA là một khối thương mại được thành lập bởi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á nhằm hỗ trợ sản xuất ở những nước ASEAN. - Hiệp định AFTA được kí vào 28/01/1992 ở Singapore. - Mục đích chủ yếu mà AFTA nhắm vào là: Tăng lợi thế cạnh tranh của ASEAN như một trung tâm sản xuất trên thị trường thế giới, thông qua việc loại trừ hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong nội bộ ASEAN. Thu hút nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ASEAN. - AFTA được quản lý bởi cơ quan hải quan và thương mại ở mỗi quốc gia thành viên ASEAN. - Ban thư kí ASEAN có quyền giám sát và bảo đảm mọi thứ làm đúng theo chừng mực của AFTA, nhưng không có quyền về luật pháp để bắt buộc. Điều này dẫn đến mâu thuẫn trong điều hành bởi những nhà cầm quyền quốc gia ASEAN. Hiến Chương ASEAN hỗ trợ cho ban thư kí ASEAN để chắc chắn mọi điều phù hợp đúng theo những chừng mực của AFTA. 5.2.2. Khu vực đầu tư AIA sẽ khuyến khích dòng đầu tư tự do ở trong ASEAN. Nguyên tắc chính của AIA là: - Tất cả những ngành công nghiệp được mở cửa để đầu tư, những rào cản sẽ gỡ bỏ theo lộ trình. - Áp dụng nguyên tắc đối xử quốc gia ngay lập tức với những nhà đầu tư từ ASEAN với ít rào cản. - Loại trừ những trở ngại đầu tư. - Tổ chức hợp lý hoá tiến trình và thủ tục đầu tư. - Nâng cao tính trong sạch. - Cam kết thực hiện những tiêu chuẩn thuận lợi hoá thương mại. 5.2.3. Thương mại dịch vụ - Được thoả thuận Hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Bangkok vào tháng 12/1995. - Những thành viên ASEAN sẽ thương lượng mở rộng tự dịch vụ trong khu vực trong nhiều lĩnh vực, bao gồm vận tải hàng không, dịch vụ kinh doanh, xây dựng, dịch vụ tài chính, vận tải hàng hải, viễn thông và du lịch. - Những nổ lực để mở rộng phạm vi của Hiệp định cơ cấu vẫn nhằm vào việc tiếp tục thương lượng. 5.3.Cộng đồng văn hóa xã hội ASEAN - Vạch ra một hiệp ước Đông Nam Á để cùng nhau chung sức như một cộng đồng xã hội và đặt nền móng cho việc đồng nhất căn cước cùng chung. - Thúc đẩy việc hợp tác trong việc phát triển xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của những nhóm chịu thiệt thòi và dân số địa phương - Tìm kiếm sự tham gia chủ động của các thành tố trong xã hội và phụ nữ, thanh niên và cộng đồng địa phương nói riêng. II) Tổng quan về mối quan hệ Việt Nam_Asean: Việt Nam gia nhập ASEAN là một sự kiện hết sức quan trọng, có ý nghĩa lịch sử to lớn vì đã chính thức khép lại thời kỳ chia rẽ của khu vực Đông Nam Á, mở ra thời kỳ mới, thời kỳ các quốc gia trong khu vực cùng chung sức với nhau xây dựng một Đông Nam Á hoà bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng. 1. Đóng góp trong hoạt động ASEAN: Việt Nam đã tham gia các chương trình và dự án hợp tác ASEAN trên 5 lĩnh vực: khoa học-công nghệ, môi trường, y tế, văn hoá-thông tin, phát triển xã hội. Việt Nam đã tham gia Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và trở thành 1 trong những nước sáng lập Diễn đàn này. Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trên tất cả các lĩnh vực hợp tác của Hiệp hội, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997. Như vậy, trong suốt thời gian tham gia Hiệp hội, Việt Nam đã hoạt động nhiệt tình, đưa ra nhiều sáng kiến mới, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao nhằm khắc phục những mặt yếu kém, trì trệ, thúc đẩy hợp tác khu vực phát triển. 2. Về kinh tế: Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và các nước còn lại trong khối vừa là quan hệ hợp tác, vừa là quan hệ cạnh tranh. Việt Nam chủ trương chuyển dịch nền kinh tế theo hướng thị trường mở, tự do hoá thương mại và đầu tư. Quy mô thị trường hấp dẫn cộng với lợi thế về nguồn lao động rẻ và nguồn tài nguyên phong phú đã là những yếu tố thuận lợi khơi mạnh dòng chảy vốn quốc tế vào Việt Nam, trong đó nguồn vốn từ khu vực ASEAN chiếm tỷ trọng tương đối lớn. 2. Về kinh tế: Các dự án đầu tư của ASEAN vào Việt Nam cũng đã có sự thay đổi cơ cấu rõ rệt, từ các lĩnh vực thương mại, khách sạn, dịch vụ chuyển mạnh sang lĩnh vực công nghiệp và sản xuất. Việt Nam đã chính thức tham gia Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) từ ngày 1/1/1996. Việt Nam luôn ở thế nhập siêu và thực trạng này đã kéo dài nhiều năm nay với các mặt hàng nhập khẩu chính là máy móc thiết bị, phân bón, hóa chất nguyên liệu, xăng dầu. Mặc dù còn những hạn chế, Vị thế của Việt Nam trong khu vực ASEAN đã nâng lên rõ rệt. 3.Về an ninh-chính trị: Tích cực tăng cường đoàn kết và thống nhất ASEAN. Kiên trì bảo vệ các nguyên tắc cơ bản của Hiệp hội Xử lý khéo léo một số vấn đề phức tạp, nhạy cảm trên cơ sở bảo đảm đoàn kết và lợi ích chung của ASEAN 4. Về văn hóa-xã hội: Việt Nam đã tham gia tích cực vào tất cả các hoạt động hợp tác chuyên ngành rất đa dạng và phong phú với hàng trăm dự án khác nhau, góp phần nâng hợp tác chuyên ngành của ASEAN lên tầm cao mới. 5. Về quan hệ đối ngoại của ASEAN: Việt Nam đã góp phần tích cực thúc đẩy quan hệ đối ngoại của ASEAN. Việt Nam cũng có những đóng góp tích cực và xây dựng trong việc định hướng phát triển của nhiều tiến trình hợp tác khu vực do ASEAN khởi xướng và giữ vai trò chủ đạo. Cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN Cơ hội: - Tạo điều kiện để Việt Nam hòa nhập vào các hoạt động của khu vực Đông Nam Á. - Tăng cường mối quan hệ hợp tác và hiểu biết lẫn nhau trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật giữa Việt Nam với các nước trong khu vực. - Việt Nam có điều kiện rút ngắn khoảng cách về cơ sở vật chất kĩ thuật so với các nước trong khu vực. Cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN Thách thức: - Dễ bị hòa tan, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn vì điều kiện kĩ thuật sản xuất còn kém hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới. - Thái độ : cần bình tỉnh, tự tin, không bỏ lỡ thời cơ cần ra sức học tập khoa học kĩ thuật của các nước để thoát khỏi sự nghèo nàn lạc hậu từng bước tiến vào thời kì hiện đại hóa công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. ASEAN vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho Việt Nam. Trong những năm qua, với những nỗ lực và những kế hoạch, mục tiêu đặt ra, Việt Nam đã có 1 vị trí khá vững chắc trong khu vực Đông Nam Á. Chúng ta có quyền hi vọng vào một Việt Nam phát triển và có vị thế hơn trên Thế Giới! Cảm ơn thầy và các bạn đã chú ý lắng nghe!!!