Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới gần đây, công tác ngoại giao phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế đang đứng trước những nhiệm vụ cụ thể không thể thoái thác.
Sau thời kỳ tăng trưởng nhanh trong thập kỷ 90 (tốc độ đạt 3 – 4,5% năm), nền kinh tế thế giới bước vào giai đoạn trì trệ và nhiều bất ổn do những tác động về an ninh, chính trị phức tạp như sự kiện 11/9, cuộc chiến tại Ap-gan-nistan, cuộc chiến Iraq, bệnh dịch SARS. Bên cạnh đó, sự đổ vỡ của thị trường chứng khoán công nghệ cao, thất bại của vòng đàm phán Cancun, sự suy giảm của nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Tốc độ tăng trưởng trong 3 năm trở lại đây giảm sút. Năm 2001 mức tăng trưởng thấp nhất (1,9%). Năm 2002 là 2,8%. Năm 2003 khoảng 3,2%.
18 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1946 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh tế thế giới, kinh tế đối ngoại của Việt Nam và ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh tế thế giới - kinh tế đối ngoại của Việt Nam và ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế
(27/04/2004)
Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới gần đây, công tác ngoại giao phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế đang đứng trước những nhiệm vụ cụ thể không thể thoái thác.
Sau thời kỳ tăng trưởng nhanh trong thập kỷ 90 (tốc độ đạt 3 – 4,5% năm), nền kinh tế thế giới bước vào giai đoạn trì trệ và nhiều bất ổn do những tác động về an ninh, chính trị phức tạp như sự kiện 11/9, cuộc chiến tại Ap-gan-nistan, cuộc chiến Iraq, bệnh dịch SARS. Bên cạnh đó, sự đổ vỡ của thị trường chứng khoán công nghệ cao, thất bại của vòng đàm phán Cancun, sự suy giảm của nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Tốc độ tăng trưởng trong 3 năm trở lại đây giảm sút. Năm 2001 mức tăng trưởng thấp nhất (1,9%). Năm 2002 là 2,8%. Năm 2003 khoảng 3,2%.
1. Kinh tế thế giới trong thời gian gần đây
1.1. Tình hình phát triển kinh tế thế giới.
Kinh tế Mỹ chiếm 30,5% GDP của thế giới, 25% buôn bán quốc tế, 46% thị trường cổ phiếu và đóng góp 40% tăng trưởng kinh tế thế giới. Trong suốt hơn 9 năm (1991-2000), kinh tế Mỹ tăng trưởng cao, liên tục và ổn định ở mức 2-4% và đạt mức kỷ lục 5,2% vào năm 2000. Lần đầu tiên kể từ năm 1969, Mỹ có thặng dư ngân sách và duy trì trong 3 năm liên tục (1998-2000), cao nhất đạt 237 tỷ USD vào năm 2000. Tỷ lệ lạm phát thấp, trung bình 2%/năm (10 năm trước là 3,7%). Tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất, trung bình là 5,3% trong 10 năm. Chỉ trong 10 năm, năng suất lao động tăng gấp đôi, từ 1,5%/năm lên 3%/năm. Nhưng từ khi Bush lên cầm quyền, kinh tế Mỹ bắt đầu trì trệ và khó khăn, đặc biệt từ sau sự kiện 11/9/2001. Tốc độ tăng trưởng năm 2002 đạt 2,2% (2001 là 1,1%), thất nghiệp cao (5,9%); thâm hụt thương mại ở mức cao kỷ lục (khoảng 420 tỷ USD, tăng 17% so với năm 2001); ngân sách thâm hụt 159 tỷ USD do chương trình cắt giảm thuế lớn (1350 tỷ USD trong 11 năm từ 2002).
Các chính sách nới lỏng tài chính tiền tệ nhằm phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đã được thực hiện : (i) duy trì lãi suất thấp nhất trong vòng 50 năm qua (1%); (ii) tăng đầu tư công cộng, nhất là chi tiêu quốc phòng; (iii) giảm giá đồng Đô La để thúc đẩy xuất khẩu ; (iv) tình trạng thâm hụt kép (cán cân thương mại và ngân sách).
Kinh tế các nước EU dần phục hồi những năm cuối thập kỷ 90. Nhưng trong mấy năm gần đây lại tiếp tục trì trệ; chỉ đạt 1,1% vào năm 2002, trong đó khu vực đồng euro tăng 0,75%. Kinh tế Đức, Pháp và Italia đều gặp khó khăn: tốc độ tăng trưởng giảm, thâm hụt ngân sách tăng vượt quá 3% GDP (Đức, Pháp), tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao (hơn 10% ở Đức và 9,3% ở Pháp), sản lượng công nghiệp giảm và đang có xu hướng giảm phát. Nếu vượt qua khó khăn ngắn hạn, sức mạnh của cả khối được tăng cường (đồng EURO mạnh lên, kỳ luật tài chính được duy trì, việc mở rộng Liên minh…) sẽ tạo động lực phát triển mới.
Kinh tế Nhật Bản suy thoái từ cuối những năm 1980. Riêng thập kỷ 90, Nhật Bản đã 3 lần suy thoái. Kinh tế tăng trưởng chỉ khoảng 0,5% - 1%/ năm, thất nghiệp gia tăng cao, giảm phát, tổng cầu nội địa thấp. Tổng số nợ khó đòi của 15 ngân hàng lớn nhất nước lên tới 395 tỷ USD (bằng 10% GDP), nợ của Chính phủ Nhật lên đến 140% GDP so với 62% của năm 1992. Các lĩnh vực được bảo hộ như tài chính, dịch vụ, nông nghiệp có sức cạnh tranh thấp; xếp hạng cạnh tranh chung của kinh tế Nhật ngày càng giảm. Năm 2003, kinh tế Nhật qua thời kỳ khó khăn nhất, tăng trưởng trên 1%. Xuất khẩu và dự trữ ngoại tệ tăng.
- Kinh tế các nước đang phát triển. Nhờ sự tăng trưởng cao và liên tục từ thập kỷ 60 đến giữa những năm 90, kinh tế Đông á đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thế giới ( tăng trung bình 5-6%/năm). Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu á 1997 -1998 khiến khu vực này gặp nhiều khó khăn về kinh tế, chính trị và an ninh. Song quyết tâm cải cách kinh tế của khu vực, đặc biệt cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài, cải cách hệ thống tài chính - ngân hàng, giải quyết các khoản nợ khó đòi; giảm lệ thuộc vào các nền kinh tế lớn ... kinh tế các nước này đã phục hồi và phát triển song vẫn chưa ổn định và còn nhiều bất ổn về kinh tế. Năm 2002, các nước đang phát triển Châu á tăng trưởng 6,1% (IMF), trong đó, Trung Quốc tăng gần 8%, Hàn Quốc đạt khoảng 6%, các nền kinh tế Đông Nam á tăng trung bình 3,8%. Kinh tế Châu Mỹ Latinh gặp nhiều khó khăn trong hai năm qua, chỉ tăng 0,6% ( 2002), trong đó nhiều nước không tăng trưởng (Achentina: -13,5% do khủng hoảng kinh tế- tài chính).
- Kinh tế Trung Quốc duy trì tốc độ tăng trưởng cao trung bình gần 10%/năm suốt từ đầu thập kỷ 80 đến nay. Đến nay, Trung Quốc đứng thứ hai thế giới về dự trữ ngoại tệ (trên 270 tỷ USD); thu hút đầu tư nước ngoài nhiều nhất khu vực; trở thành thị trường tiêu thụ hàng đồng thời là nơi cung cấp hàng hoá cho thế giới (kim ngạch xuất nhập khẩu đứng thứ 5 thế giới). Trong mấy năm gần đây, kinh tế Trung Quốc phát triển chậm lại, tuy vẫn rất cao.
Nguyên nhân của sự khó khăn và trì trên của kinh tế thế giới trong mấy năn qua có nhiều, trong đó phải kể đến khủng hoảng chu kỳ và cơ cấu, sự kiện 11/9, các cuộc chiến tranh tại Ap-gan-nistan, Iraq, bất ổn về chính trị, an ninh của một số nước, khủng hoảng kinh tế, tiền tệ khu vực và một số nước, dịch bệnh SARS....
Năm 2004 kinh tế thế giới có bước phục hồi mạnh mẽ hơn. Theo IMF, kinh tế thế giới có thể tăng trưởng 4,1%, mức cao nhất kề từ năm 2000 trở lại đây, trong đó có nước công nghiệp phát triển tăng trưởng 2,9%, các nước đang phát triển gần 6%. Một số nguyên nhân có thể kể đến: (i) Chu kỳ suy thoái của các nước đã qua thời kỳ yếu nhất vào bước vào quá trình phục hồi; (ii) Sự phục hồi của các ngành công nghệ cao (máy tính, phần mềm…); (iii) Thương mại thế giới tăng trưởng, là động lực thúc đẩy kinh tế thế giới (dự kiến năm 2004 thương mại thế giới tăng 6,1%); (iv) Sự nổi lên về kinh tế và mở cửa của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO đưa Trung Quốc thành thị trường hấp dẫn trong những năm tới, nhất là đối với các công ty xuyên quốc gia.
1.2. Quan hệ kinh tế quốc tế.
1.2.1. Thương mại quốc tế.
Những năm 90, thương mại thế giới phát triển mạnh và đạt mức cao kỷ lục trong năm 2000 với thương mại hàng hoá đạt 6,2 nghìn tỷ USD (tăng 12,5% so với năm 1999) và thương mại dịch vụ đạt trên 1,4 nghìn tỷ USD (tăng 5%). Nếu tính chung tổng kim ngạch thương mại hàng hoá và dịch vụ thì thương mại thế giới năm 2000 tăng khoảng 70% so với thương mại thế giới năm 1990 (4,3 nghìn tỷ USD). Trong giai đoạn 1990-2000, thương mại thế giới tăng trung bình 7%/năm trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới chỉ đạt 2,7%/năm.
Tuy nhiên, từ 2001 đến nay, thương mại quốc tế giảm hẳn tốc độ phát triển. Năm 2002, thương mại thế giới chỉ tăng 1% so với năm 2001 với tổng kim ngạch thương mại hàng hoá và dịch vụ trên 7,7 nghìn tỷ USD. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng thương mại của các nước đang phát triển trong năm qua (nhập khẩu tăng 3,8%, xuất khẩu tăng 3,2%) đạt khá hơn các nước phát triển (nhập khẩu tăng 1,7% và xuất khẩu tăng 1,2%).
Với việc ra đời WTO (1995), xu hướng tự do hoá thương mại toàn cầu phát triển mạnh. Song trong thời gian gần đây, người ta thấy xu thế này có sự chững lại do kinh tế thế giới trì trệ, khủng hoảng kinh tế, tiền tệ ở nhiều nước, khu vực và làn sóng phản đối toàn cầu hoá.
Năm 2001, tại Quatar, vòng đàm phán phát triển Doha đã được phát động với thời hạn 5 năm, theo đó các nước phát triển đưa ra cam kết hỗ trợ các nước nghèo nâng cao năng lực để tăng cường hội nhập vào kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, vòng đàm phán gặp nhiều khó khăn và bế tắc. Kể từ sau thất bại của Hội nghị Cancun (năm 2003), các nước không sẵn sàng đi vào đàm phán thực chất trên các lĩnh vực nhạy cảm như nông nghiệp, thuận lợi hoá thương mại, chính sách cạnh tranh, lao động và mua sắm chính phủ... Tổ chức thương mại thế giới bị đặt trước những thách thức lớn. Việc hoàn tất vòng đàm phán đúng hạn (tháng 12/2005) gần như không khả thi.
- Bế tắc trong tiến trình tự do hoá thương mại toàn cầu thúc đẩy các nước xúc tiến ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và khu vực. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, xu hướng bảo hộ gia tăng tại một số nền kinh tế lớn, đây là biện pháp khá chủ động và mạnh mẽ của các nước nhằm phát triển thị trường xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ. Bên cạnh đó các thoả thuận cũng mang mục tiêu về địa chính trị, an ninh ngày càng nổi trội, tăng cường ảnh hưởng và vai trò (Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN, Quan hệ hợp tác kinh tế gần gũi ASEAN – Nhật Bản). FTA tập trung nhiều tại khu vực Châu á nơi chưa có thể chế vững chắc cho hợp tác liên kết kinh tế khu vực. ASEAN đặt trước những cơ hội và thách thức mới. Vai trò và vị trí của ASEAN được đề cao, được nhiều nước lớn tranh thủ. Tuy nhiên FTA có thể làm yếu đi sức mạnh mặc cả của cả khối; đòi hỏi các nước ASEAN phải tăng cường nỗ lực và hiệu lực của tiến trình hội nhập AFTA.
1.2.2. Tài chính quốc tế.
- Nhờ sự phát triển của quá trình toàn cầu hoá, cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt là cách mạng thông tin, hoạt động của thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế diễn ra sôi động. Thị trường tài chính - tiền tệ trong vài năm gần đây thường ít ổn định, phụ thuộc vào sự lên xuống của các nền kinh tế lớn, biến động của tỷ giá hối đoái các đồng tiền mạnh, chỉ số các thị trường chứng khoán lớn ....
- Từ 2002, thị trường tài chính - tiền tệ thế giới lại đặc trưng bởi: sự sụt giảm giá cổ phiếu trên các thị trường chủ chốt do hàng loạt tập đoàn kinh tế lớn phá sản; đồng USD mất giá so với đồng Euro và Yên; nhiều nền kinh tế đứng trước nguy cơ giảm phát (lạm phát của các nước phát triển: 1,4%, các nước đang phát triển là 5,6%); nhiều nước áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng để kích thích nền kinh tế và kiềm chế giảm phát. Bất ổn tài chính - tiền tệ ở nhiều nước Mỹ Latinh....
- Đồng Euro liên tục lên giá so với đồng USD, tới gần 30% trong vài năm gần đây do kinh tế Mỹ ảm đạm và các chính sách hạ lãi xuất kích thích đầu tư và giảm giá đồng đô la yếu để tăng xuất khẩu. Chính sách này của Mỹ đã có tác động xấu tới kinh tế Tây Âu. Theo một số tính toán nếu đồng Euro lên giá 10% so với đồng USD sẽ làm giảm 1,5% tốc độ tăng trưởng kinh tế khu vực đồng Euro trong 5 năm. Đến nay, đồng EURO đã đạt mức kỷ lục 1€ = 1,3$.
1.2.3. Đầu tư nước ngoài ( ĐTNN).
- Luồng vốn ĐTNN trên thế giới tăng nhanh trong hơn hai thập kỷ qua, đặc biệt trong thập kỷ 90, và đạt kỷ lục hơn 1 nghìn tỷ USD vào năm 2000, tăng hơn sáu lần so với 151 tỷ USD của năm 1990.
- Từ năm 2001, suy thoái, bất ổn về kinh tế, tiền tệ, tài chính đã tác động đến các luồng vốn ĐTNN. Năm 2002, ĐTNN trên thế giới chỉ đạt khoảng 534 tỷ USD vào năm 2002, giảm 27% so với năm 2001 và tới 64% so với năm 2000. Năm 2003, đầu tư trực tiếp nước ngoàămtng lên hơn 600 tỷ đô lam nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với thời kỳ cao điểm năm 2000.
- Trong số các nước đang phát triển, Châu á thu hút nhiều ĐTNN nhất, chiếm tới 14% FDI toàn thế giới vào năm 2001 (năm 2000: 9%) và 70-75% FDI vào các nước đang phát triển (số liệu năm 2000). Năm 2002, các nước đang phát triển Châu á thu hút được 90 tỷ USD, trong đó Trung Quốc là nước thu hút được 50 tỷ đô la, chiếm già nửa tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào các nước đang phát triển.
1.2.4 Viện trợ phát triển.
- ODA là nguồn viện trợ phát triển chính thức (hoàn lại hoặc không hoàn lại) của chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ cho các nước đang phát triển để phát triển kinh tế, chủ yếu là xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực của nền kinh tế, phục vụ cho phát triển bền vững (bảo vệ môi trường và xoá đói giảm nghèo)... Theo nghị quyết của Liên hợp quốc, các nước phát triển phải dành 0,7% GDP hàng năm của họ cho ODA.
- Tuy nhiên, rất ít nước thực hiện được chỉ tiêu của LHQ. Xu hướng chung trong mấy năm gần đây là ODA vừa giảm cả tỷ lệ so với GDP và khối lượng tuyệt đối. Chỉ trong vòng 5 năm từ 1992 đến 1997, viện trợ của OECD cho các nước đang phát triển giảm từ tỷ lệ 0,33% GNP xuống 0,22%. Năm 2000, ODA toàn thế giới 53,1 tỷ USD, giảm 6% so với năm 1999.
1.3. Dự báo một số đặc điểm và xu thế lớn của kinh tế thế giới.
a. Cuộc cách mạng KHCN lần thứ tư sẽ tiếp tục phát triển theo chiều sâu, tác động sâu rộng hơn nữa đến sự phát triển của nền kinh tế thế giới.
Thế giới sẽ chứng kiến sự phát triển với tốc độ chóng mặt của ba cuộc cách mạng lớn mang tính đột phá, đó là cách mạng về lượng tử, cách mạng về máy tính và cách mạng về sinh học. Nếu ở thế kỷ XIX, thời gian trung bình để đưa một phát minh khoa học vào sử dụng trong công nghiệp phải mất 60-70 năm; vào đầu thế kỷ XX thời gian đó là 30 năm, và vào cuối thế kỷ XX thời gian đó chỉ còn ba năm, thì nhiều dự đoán cho rằng tới đây thời gian trung bình để đưa một phát minh khoa học vào sử dụng sẽ chỉ còn trên dưới một năm. Những thành quả KHCN mới, đặc biệt là về công nghệ gen, công nghệ sinh học, công nghệ nano, công nghệ thông tin,... sẽ làm cho khoa học-công nghệ ngày càng trở thành lực lượng sản xuất nòng cốt và trực tiếp của xã hội, tạo nên động lực chính của sự phát triển của kinh tế thế giới trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI.
b. Gắn liền với cuộc cách mạng KHCN mới, nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ sẽ là một đặc trưng nổi bật của kinh tế thế giới trong những thập kỷ đầu thế kỷ XXI.
Kinh tế thế giới sẽ chuyển dần từ giai đoạn quá độ từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức. Trong nền kinh tế mới này, trí tuệ và tri thức đóng vai trò là nội dung chủ yếu của sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu thụ. Với sự phát triển như vũ bão của các công nghệ ICT và mạng Internet, các hoạt động của nền kinh tế sẽ được số hoá và vận hành trong những siêu xa lộ thông tin tạo nên “xã hội thông tin toàn cầu”. Thương mại điện tử sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ hơn và đóng góp nhiều hơn vào tăng trưởng kinh tế thế giới.
Theo đà phát triển nhanh chóng của KHCN, các quốc gia đều tiến hành điều chỉnh lại cơ cấu kinh tế nhằm tạo độ thích nghi cao và tăng khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu. Định hướng của việc tái cấu trúc này là nâng cao vai trò chủ đạo, dẫn đầu của các ngành kinh tế dựa trên các công nghệ có hàm lượng chất xám cao để làm động lực kéo toàn bộ nền kinh tế phát triển. Bởi vậy, xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức đang và sẽ tiếp tục là ưu tiên chính sách của nhiều quốc gia trong những thập kỷ tới, trước hết là ở các nước công nghiệp phát triển Bắc Mỹ và Tây Âu, đi đầu là Mỹ. Còn trong cuộc chạy đua số hoá này, các nước ĐPT ở vào thế bất lợi do chưa đáp ứng được những yêu cầu về hạ tầng cơ sở, nguồn lực con người,... của nền kinh tế tri thức. Bởi vậy, tuy cơ cấu kinh tế ở một số nước ĐPT cũng đã chuyển đổi với sự góp mặt đáng kể vào tăng trưởng của ngành công nghệ thông tin, có thể nói sự chuyển đổi này sẽ chưa diễn ra một cách phổ biến và đồng đều ở tất cả các nước đang phát triển. Và trong vòng 20 năm tới, phần lớn các nước ĐPT vẫn chủ yếu tiến hành công nghiệp hoá để trở thành nước công nghiệp.
c. Quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá gắn liền với tự do hoá thương mại, đầu tư và các liên kết kinh tế quốc tế tiếp tục gia tăng mạnh mẽ.
- Tự do hoá thương mại tiếp tục được đẩy mạnh và thương mại quốc tế vẫn là động lực thúc đẩy kinh tế thế giới tăng trưởng: Hai thập niên đầu thế kỷ XXI là khoảng thời gian có tính chất “quyết định” đối với sự phát triển của thương mại thế giới trong nhiều thập niên tới. Trong thập niên đầu tiên sẽ diễn ra Vòng đàm phán Doha của WTO, và những thoả thuận đạt được trong đàm phán về hai lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ nhiều khả năng sẽ đưa lại một thời kỳ tăng trưởng sống động hơn cho thương mại thế giới. Mặt khác, năm 2010, 2015 và 2020 là những thời điểm bước ngoặt, đánh dấu sự hoàn tất việc dỡ bỏ hoàn toàn các rào cản thuế quan và giảm thiểu các hàng rào phi quan thuế của các khối kinh tế-thương mại khu vực lớn như: AFTA, APEC, NAFTA, MERCOSUR, COMESA,... dẫn đến sự hình thành những thị trường tự do rộng lớn ở hầu hết các khu vực. Hàng loạt các thoả thuận thành lập các khu vực mậu dịch tự do song phương và đa phương từ cấp độ khu vực đến liên khu vực, xuất hiện ngày càng nhiều từ thập kỷ 90 cũng sẽ tạo thêm động lực thúc đẩy tăng trưởng thương mại thế giới trong hai thập niên tới.
Song song với với quá trình đẩy mạnh tự do hoá thương mại, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch đi kèm với các cuộc chiến tranh thương mại giữa các nền kinh tế lớn có thể cũng sẽ nổi lên, song cũng không thể kìm hãm được đà tiến của làn sóng tự do hoá thương mại.
- Đầu tư nước ngoài ngày càng mở rộng và luồng đầu tư có xu hướng dịch chuyển đến những địa điểm đầu tư an toàn và có lợi thế so sánh trong nền kinh tế tri thức: Đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới do trong nền kinh tế thế giới hiện tồn tại những lượng vốn dư thừa khổng lồ. Đặc điểm mới là các nguồn vốn sẽ chuyển hướng sang những địa bàn có cơ sở hạ tầng thông tin-viễn thông hiện đại, có nguồn nhân công với tri thức và tay nghề cao. Đồng thời, do tác động của chủ nghĩa khủng bố quốc tế, tiêu chí “an toàn” trở nên ngày càng quan trọng đối với các nhà đầu tư. Nhìn chung, Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản, Trung Quốc và một số nước Đông á khác sẽ vẫn là những nơi thu hút được nhiều dòng vốn đầu tư nhất. Trung Quốc có thể sẽ dần thay thế vị trí của Mỹ trở thành nước thu hút FDI lớn nhất thế giới.
- Các công ty xuyên quốc gia sẽ ngày càng lớn mạnh và đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của kinh tế thế giới: Cùng với làn sóng siêu sáp nhập, các tập đoàn kinh tế khổng lồ có doanh số lớn hơn cả GDP của các nước loại trung bình sẽ đẩy nhanh tốc độ toàn cầu hoá vốn FDI quốc tế. Đầu tư trực tiếp giữa các nước phát triển với nhau vẫn tiếp tục chiếm bộ phận chủ yếu của các công ty xuyên quốc gia, còn đầu tư FDI của các nước phát triển vào các nước ĐPT cũng sẽ tăng liên tục và ổn định.
- Trong điều kiện các luồng vốn quốc tế lưu chuyển với khối lượng ngày càng lớn và tốc độ ngày càng nhanh giữa các quốc gia, hệ thống tài chính-tiền tệ thế giới có thể sẽ có nhiều biến động. Trong hai thập kỷ tới, khủng hoảng chu kỳ TBCN mang tính chất toàn cầu có sức phá hoại nặng nề như thời kỳ 1929-1933 sẽ rất ít khả năng xảy ra, song khủng hoảng cơ cấu và khủng hoảng tài chính-tiền tệ có xu hướng phổ biến hơn do nhiều nước, đặc biệt là các nước ĐPT, sẽ phải trải qua quá trình điều chỉnh, cải cách cơ cấu kinh tế để thích ứng với nền kinh tế thế giới đã quốc tế hoá cao độ và kinh tế tri thức.
Mặc dầu vậy, nguy cơ khủng hoảng lan rộng và kéo dài sẽ không lớn do phối hợp hành động ngăn chặn và đối phó với khủng hoảng giữa các quốc gia và các tổ chức kinh tế-tài chính thế giới sẽ được tăng cường. Yêu cầu cải tổ các định chế tiền tệ-tài chính quốc tế như IMF, WB nhằm bảo đảm thực hiện tốt hơn vai trò của những “nhà nước quốc tế” vì thế cũng trở nên bức xúc hơn. Trong hệ thống tiền tệ quốc tế, đồng USD tuy vẫn giữ đại vị chủ đạo, nhưng địa vị của đồng Euro ngày càng nâng cao.
d. Trong nền kinh tế toàn cầu hoá, các nước ngày càng có xu hướng lựa chọn chiến lược kinh tế phát triển bền vững.
Khái niệm phát triển bền vững xuất hiện khoảng mười năm gần đây, với nguyên tắc tổng quát là những thế hệ hiện tại cần đáp ứng các nhu cầu của mình mà không làm hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Cụ thể, phát triển bền vững bao hàm không chỉ sự phát triển về kinh tế, mà còn gắn liền với việc giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường,... Trong những thập kỷ tới, trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế tiến triển ngày càng nhanh, mạnh, mang lại những cơ hội phát triển lớn lao nhưng đồng thời cũng đi kèm với những thách thức phát triển không kém phần gay gắt, nhất là các thách thức về môi trường-xã hội..., mô thức phát triển bền vững sẽ dần trở thành lựa chọn phổ biến của các quốc gia trong hoạch định chiến lược phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế bền vững đặt ra cho các nước yêu cầu sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả, và do đó gắn liền với yêu cầu các quốc gia phải tham gia rộng hơn và sâu sắc hơn vào phân công lao động quốc tế, vì khi đó các nguồn lực cho phát triển sẽ được sử dụng hợp lý và hiệu quả hơn theo nguyên tắc phát huy lợi thế so sánh.
e. Kinh tế thế giớ