Kinh tế Việt Nam và những thành tựu đạt được

Đoạn 2006 – 2007 Việt Nam đã tiến thêm được một bước trên chặng đường phát triển mới, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Sang những năm cuối của thời kỳ kế hoạch, nhất là từ Quý II năm 2007 mặc dù lạm phát trong nước bắt đầu tăng cao, tiếp đến là cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động không thuận đến nền kinh tế nước ta, nhưng Việt Nam đã sớm vượt qua và vẫn giữ vững được ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng khá với mức tăng trưởng bình quân trong cả thời kì 2006 – 2010 khoảng 7%; mặt bằng kinh tế - xã hội được nâng lên đáng kể. Điều này được chứng minh qua những chỉ tiêu trong một số lĩnh vực lớn như sau: Quy mô và năng lực sản xuất của các ngành đều tăng. GDP (tính theo giá trị so sánh) năm 2010 gấp 2 lần so với năm 2000; (tính theo giá trị thực tế tính bằng đồng đô la Mỹ) ước đạt trên 101 tỉ USD, gấp hơn 3,2 lần năm 2000 (31,2 tỉ USD); (theo giá thực tế bình quân đầu người) ước khoảng 1.160 USD, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra là 1.050 – 1.100 USD, vượt qua ngưỡng nước đang phát triển có thu nhập thấp và trở thành nước có mức thu nhập trung bình. Hầu hết các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đều có bước phát triển khá. Cấu trúc kinh tế đã có những thay đổi tích cực, hứa hẹn sáng sủa hơn trong tầm nhìn dài hạn. Giao lưu kinh tế quốc tế phát triển. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu thời kỳ 2006-2010 đạt 56 tỉ USD/năm, bằng 2,5 lần thời kỳ 2001-2005 và tăng 17,2%/năm. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng ngày càng tăng, từ 4 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỉ USD năm 2006 đã tăng lên 8 mặt hàng năm 2010.Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và nguồn vốn ODA ngày càng tăng và có nhiều thuận lợi. Vốn FDI thực hiện năm 2006 đạt 4,1 tỉ USD, năm 2007 đạt 8,0 tỉ, năm 2008 đạt 11,5 tỉ USD, chiếm tới 30,9% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, cao hơn rất nhiều so với năm trước. Năm 2009 và 2010, mặc dù vốn đăng ký giảm nhưng vốn FDI thực hiện vẫn đạt 10 tỉ USD vào năm 2009 và khoảng 11 tỉ vào năm 2010 (tăng 157,5% so với năm 2006). Thời kỳ 2006-2010, FDI thực hiện tăng bình quân 25,7%/năm. Các cân đối kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiềm chế trong những năm cuối kỳ kế hoạch. Tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước bình quân 5 năm ở mức khoảng 28% GDP, bội chi ngân sách bình quân chỉ 5,7%. An ninh tài chính quốc gia được bảo đảm, ước tính đến cuối năm 2010 dư nợ chính phủ chiếm khoảng 44,5% GDP. Dư nợ ngoài nước của quốc gia so GDP ở mức an toàn cho phép. Chính sách tiền tệ điều hành linh hoạt theo nguyên tắc thị trường, góp phần tích cực vào việc kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô. Hệ thống ngân hàng thương mại có sự phát triển cả về quy mô và chất lượng tín dụng; tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của hầu hết các ngân hàng đều đạt chuẩn mực quốc tế trên 8%. Cán cân thanh toán quốc tế thặng dư khá cao trong những năm đầu của kỳ kế hoạch, còn 2 năm cuối (2009-2010) tuy có mức thiếu hụt, nhưng không bị phá vỡ cân đối.

doc13 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1835 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh tế Việt Nam và những thành tựu đạt được, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài gồm 3 phần chính: Phần 1 : Kinh tế Việt Nam và những thành tựu đạt được. Phần 2 : Hạn chế của Việt Nam giai đoan 2006 -2011 trong phát triển kinh tế. Phần 3: Kết luận. Những thành tựu nổi bật Biểu đồ 1: tăng trưởng GDP (nguồn Worldbank) Đoạn 2006 – 2007 Việt Nam đã tiến thêm được một bước trên chặng đường phát triển mới, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Sang những năm cuối của thời kỳ kế hoạch, nhất là từ Quý II năm 2007 mặc dù lạm phát trong nước bắt đầu tăng cao, tiếp đến là cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động không thuận đến nền kinh tế nước ta, nhưng Việt Nam đã sớm vượt qua và vẫn giữ vững được ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng khá với mức tăng trưởng bình quân trong cả thời kì 2006 – 2010 khoảng 7%; mặt bằng kinh tế - xã hội được nâng lên đáng kể. Điều này được chứng minh qua những chỉ tiêu trong một số lĩnh vực lớn như sau: Quy mô và năng lực sản xuất của các ngành đều tăng. GDP (tính theo giá trị so sánh) năm 2010 gấp 2 lần so với năm 2000; (tính theo giá trị thực tế tính bằng đồng đô la Mỹ) ước đạt trên 101 tỉ USD, gấp hơn 3,2 lần năm 2000 (31,2 tỉ USD); (theo giá thực tế bình quân đầu người) ước khoảng 1.160 USD, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra là 1.050 – 1.100 USD, vượt qua ngưỡng nước đang phát triển có thu nhập thấp và trở thành nước có mức thu nhập trung bình. Hầu hết các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đều có bước phát triển khá. Cấu trúc kinh tế đã có những thay đổi tích cực, hứa hẹn sáng sủa hơn trong tầm nhìn dài hạn. Giao lưu kinh tế quốc tế phát triển. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu thời kỳ 2006-2010 đạt 56 tỉ USD/năm, bằng 2,5 lần thời kỳ 2001-2005 và tăng 17,2%/năm. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng ngày càng tăng, từ 4 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỉ USD năm 2006 đã tăng lên 8 mặt hàng năm 2010.Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và nguồn vốn ODA ngày càng tăng và có nhiều thuận lợi. Vốn FDI thực hiện năm 2006 đạt 4,1 tỉ USD, năm 2007 đạt 8,0 tỉ, năm 2008 đạt 11,5 tỉ USD, chiếm tới 30,9% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, cao hơn rất nhiều so với năm trước. Năm 2009 và 2010, mặc dù vốn đăng ký giảm nhưng vốn FDI thực hiện vẫn đạt 10 tỉ USD vào năm 2009 và khoảng 11 tỉ vào năm 2010 (tăng 157,5% so với năm 2006). Thời kỳ 2006-2010, FDI thực hiện tăng bình quân 25,7%/năm. Các cân đối kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiềm chế trong những năm cuối kỳ kế hoạch. Tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước bình quân 5 năm ở mức khoảng 28% GDP, bội chi ngân sách bình quân chỉ 5,7%. An ninh tài chính quốc gia được bảo đảm, ước tính đến cuối năm 2010 dư nợ chính phủ chiếm khoảng 44,5% GDP. Dư nợ ngoài nước của quốc gia so GDP ở mức an toàn cho phép. Chính sách tiền tệ điều hành linh hoạt theo nguyên tắc thị trường, góp phần tích cực vào việc kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô. Hệ thống ngân hàng thương mại có sự phát triển cả về quy mô và chất lượng tín dụng; tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của hầu hết các ngân hàng đều đạt chuẩn mực quốc tế trên 8%. Cán cân thanh toán quốc tế thặng dư khá cao trong những năm đầu của kỳ kế hoạch, còn 2 năm cuối (2009-2010) tuy có mức thiếu hụt, nhưng không bị phá vỡ cân đối. Tổng vốn đầu tư được huy động đưa vào phát triển kinh tế - xã hội 5 năm qua theo giá hiện hành đạt khoảng 3.062 nghìn tỉ đồng (tăng 14,4% so với kế hoạch) bằng 42,7% GDP, gấp hơn 2,5 lần so với 5 năm trước đó (2001 – 2005). Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được cải thiện đáng kể tạo tiền đề thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Nhiều nhà máy công nghiệp lớn, kỹ thuật cao, nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, cụm công nghiệp được ra đời và đi vào hoạt động hiệu quả, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ở tất cả các vùng, miền trong cả nước. Cụ thể nhìn vào thực tế 2005-2010 cuộc sống của người dân đã được cải thiện một cách đáng kể. Các mặt hàng ngoài thị trường gia tăng cả về số lượng lẫn chất lượng giúp cho người tiêu dùng có thêm sự lựa chọn cho mua sắm. 1-1-2007, Việt Nam trở thành thành viên 150 của tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đây là một bước ngoặt lớn, hàng loạt các mặt hàng vốn bị cấm hoặc đánh thuế quan cao đã được chấp nhận lưu hành trong thị trường nội địa. (VD: xe máy phân khối lớn) Các mặt hàng cao cấp, xa xỉ, hàng nhập khẩu hàng Việt Nam chất lượng cao trở nên đa dạng phong phú, các khu mua bán, chợ được hình thành, hàng hóa trở nên phổ biến và phong phú. Các thương hiệu nổi tiếng cũng dần xuất hiện trên thị trường. Nền văn hóa ẩm thực cũng được mở rộng, từ các món gia truyền tới các quán đồ Nhật, đồ Tây, Trung Quốc, Nhật Bản. Hưởng ứng mục tiêu phổ cập giáo dục bậc tiểu học, hàng loại các ngôi trường đã được xây dựng trên khắp các vùng miền đất nước, giáo viên và giảng viên được luân phiên chuyển về các vùng miền xa xôi dạy học. Tạo điều kiện cho mọi trẻ em đều có quyền tới trường. Nhiều học bổng được lập nên nhằm khuyển khích việc học tập của học sinh. Các nhu cầu kinh tế chính được cải thiện, vấn đề về sức khỏe cũng như y tế được quan tâm và chú trọng. Trong giai đoạn 2006-2010, nhà nước đã cho xây dựng chuẩn nghèo mới cao gấp 2-3 lần chuẩn nghèo vào thời điểm trước đó nhằm phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế và giúp mức sống của người dân ngang bằng các nước trong khu vực, (thành thị: từ 150.000 đồng/ng/tháng lên 260.000 đồng/ng/tháng; ở nông thôn: từ 80.000 đồng/ng/tháng lên dưới 200.000 đồng/ng/tháng) các chuẩn này đã tính tới yếu tố vượt giá, tăng trưởng kinh tế, tăng tiền lương. Quyết định này đã khiến số hộ nghèo tăng lên đáng kể, nhưng nó cũng khẳng định sự gia tăng thu nhập phần nào của người dân. Đời sống được cải thiện một cách đáng kể. Nhu cầu tối thiểu được đáp ứng từ từ. Trao đổi hàng hóa ở những nơi không thuộc thành thị, khu đông dân cũng dần xuất hiện. Thuốc men đầy đủ, các hiện tượng bệnh dịch nguy hiểm trong giai đoạn trước ít xuất hiện, việc tiêm phòng được phổ biến. Tuổi thọ tăng lên khá đáng kể. Biểu đồ 2 tuổi thọ phụ nữ Biểu đồ 3: tuổi thọ đàn ông Biểu đồ 4: Mức chi cho ý tế từ ngân sách nhà nước Việc phổ cập giá dục mầm non được liên tiếp hoàn thành ở các tình và thành phố. Nạn mù chữ thậm chí còn bị loại bỏ tại một số địa phương. Tăng trưởng khiến con người có nhiều thời gian nhàn rỗi hơn để thư giãn, giải trí và tập trung cho các tiềm năng nghệ thuật khác. Đời sống được cải thiện, mức nhu cầu của con người trên tháp nhu cầu của Maslow được đẩy lên một nấc mới. Có thể thấy rất rõ ở các thành phố lớn, tầm những năm 2000 số lượng học sinh sinh viên biết chơi nhạc cụ là khá hiếm, các câu lạc bộ, nhóm tập luyện cũng vắng, thời kì đó, người dân dành nhiều thời gian cho việc đi làm, các hình thức giải trí nghèo nàn, môn nghệ thuật không được phổ biến. Nhưng bây giờ, các club, quán bar khá nhiều tại Hà Nội, Hải Phòng, HCM…, trong một lớp học thuộc các trường cấp 3 như Chu Văn An hay Amstedam, phải có ít nhất một đến hai học sinh biết sử dụng nhạc cụ. Các câu lạc bộ chơi Ghitar, sáo, violin tự thành lập và hoạt động có hiệu quả. Các lớp dạy cũng xuất hiện, gia đình đầu tư nhiều hơn. Nơi để bộc lộ và tôn vinh tài năng các nhân ngày càng đa dạng. Các cuộc thi tìm tài năng được tổ chức như Sao Mai điểm hẹn, VTV bài hát tôi yêu, các buổi tìm kiếm tài năng của báo Hoa học trò. Người dân cũng dành nhiều thời gian hơn cho du lịch. Thậm chí dù hoạt động du lịch theo tour phát triển, các hàng máy bay xuất hiện nhiều (Jetstar), có ưu tiên giảm giá và mở rộng quy mô các chuyến bay thì vẫn không thể phục vụ hết được du khách trong mùa nghỉ mát. Ở các vùng ngoại ô và nông thôn các hoạt động công tác văn nghệ, các cuộc thi các cấp phát triển và được tổ chức đều đặn theo quý hoặc năm, nhân những ngày lễ lớn. Công nghệ thông tin phát triển, ti vi và internet giúp người dân dễ dàng hơn trong việc giải trí cũng như học tập. Số thuê bao băng Internet ở Việt Nam đã tăng lên từ 0,5 triệu thuê bao năm 2006 lên 3,8 triệu thuê bao vào năm 2010. Cũng trong năm 2010, số thuê bao sử dụng mạng 3G của Việt Nam đạt 7,7 triệu. Tăng trưởng kinh tế đem lại bình đẳng về kinh tế, chính trị, xã hội cho các cá nhân. Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện tăng thu cho ngân sách nhà nước, do đó đầu tư công được tăng lên đồng thời một phần chi phí sẽ được đâu tư vào các lính vực đảm bảo bình đẳng về kinh tế, chính trị xã hội. Ví dụ: Ưu ái học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, trợ cấp xã hội cho sinh viên nghèo và thuộc vùng sâu vùng xa. Trong Tài dự thảo báo cáo “Kết quả giám sát việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá giai đoạn 2006-2010”, được lập bởi bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin truyền thông, Uỷ ban Dân tộc…9 dự án được nêu ra trong đó nghiên cứu, bảo tồn một số làng bản tiêu biểu và lễ hội truyền thống đặc sắc của các dân tộc thiểu số; dự án đầu tư xây dựng phát triển hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở ở vùng sâu, vùng xa; dự án làng, bản, buôn có hoàn cảnh đặc biệt… Tăng trưởng kinh tế thúc đẩy hoạt đông sản xuất phát triển, tăng yêu cầu về nhân công, tạo thêm nhiều việc làm với lương cao hơn, giúp người phụ nữ có thêm cơ hội làm việc. Trong một số trưởng hợp, người phụ nữ thoát khỏi cái bóng của chồng thậm chí trở thành nguồn thu nhập chính trong gia đình. Hoạt động nhân đạo. Theo sự tăng trưởng của kinh tế, các hoạt đông nhân đạo ngày càng được lưu tâm. Khi người dân đã có đủ lượng thiết yếu, họ bắt đầu chia sẻ với người khác. Hoạt động bán đấu giá cuối năm. Các thanh thiếu niên tham gia các hoạt động tình nguyện, chăm sóc trẻ em vô gia cư, người già… Chính quyền và nhà nước cấp trợ cấp cho người cao tuổi bị mất quá 80% sức lao động. Tăng trưởng kinh tế trong một khoảng thời gian dài, đều đặn chính là cơ sở để nâng cao nội lực của nền kinh tế. Với các nước nằm trong khu vực nghèo, thu nhập thấp, trung bình thấp nếu không đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong một thời gian dài thì khó có thể nâng cao đời sống người dân. Qua đó tích lũy và đầu tư cho mục đích phòng thủ, quân sự. rèn luyện quân nhân. Nền kinh tế tăng trưởng vững mạnh tạo một vị thế ổn định trên đấu trường quốc tế.giảm thiểu vấn đề xung đột. 2.Những hạn chế, yếu kém Chất lượng tăng trưởng kinh tế thấp thể hiện ở sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, tính hiệu quả của kinh tế thấp, đồng thời, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu. Hiện nay ở Việt Nam, các vấn đề về xã hội như lao động – việc làm, xóa đói giảm nghèo, công bằng xã hội… đều đang là những vấn đề bức xúc, còn môi trường đang ở mức báo động. Theo tính toán của các chuyên gia, thiệt hại môi trường do các hoạt động kinh tế gây ra chiếm khoảng 5,5% GDP hàng năm. Có rất nhiều nguyên nhân tác động tới chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên vấn đề mấu chốt tập trung vào một số nguyên nhân chủ yếu là năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn vật chất và năng lượng thấp. Về hiệu quả sử dụng vốn, GS.TS Nguyễn Văn Nam – Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nhận định: “Trong suốt thời gian vừa qua, mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam mới chỉ tập trung vào chiều rộng, tăng trưởng nhờ tăng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên và sức lao động chứ chưa tập trung vào tăng trưởng chiều sâu”. Theo tính toán, tỷ trọng đầu tư toàn xã hội đã tăng liên tục trong vòng hơn một thập kỷ qua từ mức 28,4% của GDP năm 1996 đến mức cao kỷ lục là 43,1% năm 2007 và 42,2% năm 2008. Nếu năm 1997, chỉ với mức đầu tư chiếm 28,7% GDP Việt Nam đạt được mức tăng trưởng 8,2% thì năm 2008 chúng ta đạt tốc độ tăng trưởng tương tự 8,5% nhưng với lượng vốn đầu tư tới 43,1% GDP. Đồng thời, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thấp và hầu như không được cải thiện từ năm 2001 đến nay. Năm 2009, Việt Nam bị tụt 5 hạng so với năm 2008, trong khi các nước trong khu vực lại cải thiện được vị thế cạnh tranh của mình trong bảng xếp hạng. Bên cạnh đó, cấu trúc đầu vào của tăng trưởng, những bất ổn về môi trường và hệ số co giãn giảm nghèo đang giảm dần và bất bình đẳng đều có xu hướng tăng mạnh… cũng là những nguyên nhân tác động không nhỏ tới chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế. Thể hiện: Một là, tăng trưởng chủ yếu dựa vào khai thác nguồn tài nguyên và các yếu tố tác động đầu vào (vốn, lao động) của nền kinh tế, còn tác động của các nhân tố tổng hợp (TFP), chủ yếu là nhân tố khoa học, công nghệ... thì rất thấp. Mặt khác, chất lượng các nhân tố tác động vào mô hình tăng trưởng trong thời kỳ 5 năm 2006 – 2010 vẫn chưa có những đột biến tích cực, biểu hiện rõ nét nhất là nguồn vốn sử dụng kém hiệu quả, lãng phí, thất thoát nhiều, chất lượng nhân lực còn hạn chế, chưa tạo được động lực cho sự phát triển kinh tế và năng suất lao động. Hai là, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm hơn dự kiến. Tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP 5 năm qua chỉ giảm được 0,67 điểm phần trăm so với năm 2005 (mục tiêu đặt ra là phải giảm khoảng 5 – 6 điểm phần trăm). Tương tự, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP chỉ tăng khoảng 0,08 điểm phần trăm so với năm 2005 (mục tiêu đặt ra là khoảng 2 – 3 điểm phần trăm); tỷ trọng các ngành dịch vụ trong GDP 5 năm qua cũng chỉ tăng khoảng 0,59 điểm phần trăm. Mặt khác, trình độ công nghệ ở nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ còn thấp, chi phí năng lượng, nguyên nhiên liệu cho một đơn vị sản phẩm trong quy trình sản xuất khá lớn, nhưng sản phẩm làm ra lại đơn điệu, chất lượng thấp, giá thành cao... Trình độ phát triển giữa các vùng kinh tế cũng còn khoảng cách quá xa. Các vùng kinh tế trọng điểm chưa tạo được sức lan tỏa thúc đẩy những vùng khác cùng phát triển. Các thành phần kinh tế chưa được khuyến khích phát triển trên cùng một mặt bằng về cơ chế chính sách... Ba là, nguồn nhân lực kỹ năng lao động, có tay nghề cao thiếu trầm trọng, đang là vật cản kìm hãm chất lượng, hiệu quả tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Chỉ số xếp hạng cạnh tranh của Việt Nam theo Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đã giảm trong giai đoạn 2006 – 2009, từ thứ 64 xuống 75 năm 2009. Năm 2010, tuy đã tăng 16 bậc trong bảng xếp hạng (lên vị trí số 59), nhưng 4 yếu tố cơ bản được coi là ảnh hưởng tới chỉ số cạnh tranh của Việt Nam (gồm lạm phát, kết cấu hạ tầng, lao động có trình độ và tham nhũng) vẫn chưa được cải thiện nhiều. Bên cạnh đó, các ngành dịch vụ hỗ trợ sản xuất, kinh doanh chậm phát triển và chưa theo kịp yêu cầu của nền kinh tế, dẫn đến hậu quả tăng chi phí trung gian và các yếu tố đầu vào, năng lực cạnh tranh thấp. Bốn là, tài chính quốc gia còn hạn hẹp; thu ngân sách nhà nước chủ yếu mới đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên và trả nợ, phần lớn vốn đầu tư phát triển phải dựa vào các khoản vay trong nước và ngoài nước thông qua hình thức phát hành trái phiếu, và huy động vốn để xây dựng một số công trình giao thông, thuỷ lợi, giáo dục. Gánh nặng kinh phí để chi trả khi các trái phiếu chính phủ đến hạn thanh toán sẽ dễ tạo khả năng bấp bênh trong cân đối ngân sách, trong khi những cân đối này và các cân đối tiền tệ, tín dụng, xuất nhập khẩu, cán cân thanh toán quốc tế chưa thật ổn định và còn nhiều yếu tố có thể gây ra tái lạm phát. Năm là, kết cấu hạ tầng kinh tế kém phát triển, thiếu đồng bộ gây nhiều hạn chế cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước và khả năng hợp tác kinh tế với nước ngoài .Cụ thể, chất lượng đường bộ còn rất thấp và lạc hậu. Các cảng biển chưa có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng lớn. Nhiều cảng hàng không thể tiếp nhận máy bay vào ban đêm hoặc khi thời tiết xấu. Nguồn và lưới điện chưa đáp ứng kịp yêu cầu của sản xuất và đời sống nhân dân. Sản lượng điện thương phẩm bình quân đầu người đến năm 2010 chỉ ước đạt 980KWh, thấp hơn so với nhiều nước trên thế giới. Nhiều công trình thủy lợi quá cũ, hạ tầng thuỷ lợi chưa đáp ứng yêu cầu khai thác sử dụng tổng hợp đa mục tiêu. Việc đầu tư xây dựng mạng lưới hạ tầng thông tin, truyền thông tới khu vực nông thôn, đặc biệt là vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa còn chậm. Hạ tầng đô thị, đặc biệt là giao thông, cấp thoát nước, thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn vừa thiếu, vừa kém chất lượng đang gây ách tắc cho sự phát triển. Nhìn một cách cụ thể hơn ta sẽ thấy: 2.1 Ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường và điều kiện sống (ô nhiễm) Về mội trường. Đi cùng với tăng trưởng kinh tế, ô nhiễm môi trường đã trử thành chi phí tất yếu cho sự biến đôi của nó. Không khí ở các khu đô thị lớn ô nhiễm một cách nhanh chóng, thời tiết bị biến chuyển. Các vùng cận khu công nghiệp lớn cũng không tránh khỏi được tình trạng trên. - ô nhiễm nước: Nước thải sinh hoạt xả ra nhiều, tập trung dồn về một khu vực, không qua xử lí, thêm vào đó, các ao hồ, sông bị lấp dẫn tới tình trặng tắc ứ, tích nước khiến nguồn nước ô nhiễm ngày càng trầm trọng (sông Tô Lịch –HN). Các nguồn nước ngầm tại Hà Nội như Pháp Vân, Mai Động mất khả năng khai thác, tại HCM, nước bị nhiễm mặn, không sử dụng được. Năm 2008, câu chuyện về Vedan và sông Thị Vải đã trở thành một bằng chứng rõ nét cho vấn đề này. Sau đó, hàng loạt các nhà điều tra đã vào cuộc và rà soát lại hệ thông sông ngòi trong nước. - Ô nhiễm khí: Dẫu nền công nghiệp chư aphats triển nhưng hieenjtuwowngj ô nhiễm không khí đã xuất hiện, khu vực nhà máy dệt 8-3, nhà máy cơ khí Mai Động, khu CN Thượng Đình, Khu CN Văn Điển (HN), nhà máy Xi Măng, Thủy tinh, Sắt tráng men (Hải Phòng), nhà máy Supe Photphat Lâm Thao, nhà máy Giấy, nhà máy Dệt (Việt Trì), Các khu CN Biên Hòa(HCM) cũng như các khu vực khác có chỉ số ô nhiễm cao. - Ô nhiễm đất: Hiện tượng đất bị bạc máu, vôi hóa. - Nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, lãng phí, đặc biệt các mỏ vừa và bé. Hiện tượng chặt phá rừng xây đường, mở rộng diện tích dân cư hay chặn đầu nguồn sông để làm đập thủy điện (nhà máy thủy điện Sơn La xây năm 2006) dẫn tới thay đổi tương đối về cảnh quan thiên nhiên cũng như khu vực sinh thái. Đa dạng sinh học suy giảm nghiêm trọng, nhiều loài rơi vào sách đỏ và một số loài tuyệt chủng như tê giác một sừng. Hệ quả dẫn theo chính là các căn bênh lạ không ngừng xuất hiện. Thiên tai bão lũ, cùng với sự nóng lên biến đổi khai hậu toàn cầu, cuộc sống dân cư cũng trở nên khó khăn. Thiên tai bất chợt và có xu hướng tàn phá nặng nề hơn trước. Về cuộc sống. Trước tăng trưởng kinh tế, cơ cấu thành thị, nông thôn thay đổi mạnh mẽ. Người dân đổ xô về thành thị nhằm kiếm kế mưu sinh do đó, mật độ dân số tăng lên đột ngột, mức sống dân cư trung bình giảm xuống. Các tệ nạn xã hội xuất hiện ở nhiều nơi. Các khu nhà trọ, nhà ổ chuột ven ngoại thành mọc lên. Tỉ lệ người thất nghiệp tại thành thi tăng trong khi khu vực khác lại thiếu nhân lực. 2.2Tăng trưởng kinh tế quá chú trọng vào việc tích lũy tạo nên một thứ chủ nghĩa vật chất, hám lợi, coi thường yếu tố tinh thần, đạo đức và thẩm mĩ. Tăng trưởng kinh tế là tăng sản lượng theo nguyên tắc tối đa hóa sản lượng cho một mức chi phí hoặc tối thiểu hóa chi phí cho một mức sản lượng mà trong đó chủ yếu chi phí nhân công sẽ là chi phí bị tối đa hóa đầu tiên. Công nhân thuộc các khu công nghiệp, phân xưởng thường sẽ là nạn nhân đầu tiên của vấn đề này.Tiền lương hạn chế tầm 750.000 đồng tới 2.000.000 làm việc theo ca 6 - 8 tiếng trên ngày được trả cho công nhân thuộc vùng nông thôn sau khi họ đã bán ruộng cho tư nhân (hoặc bị giải tỏa) để xây nhà máy xí nghiệp. Điều kiện lao động bị coi nhẹ, sức khỏe , sự an toàn của người lao động không được đảm bảo. Bệnh do nghề nghiệp xuất hiện nhiều. Các doanh nghiệp khi làm ăn chỉ coi trọng tới lãi lại làm ăn nhỏ lẻ, ham lợi nhuận dẫn tới quá trính bóc lột mạnh mẽ hơn, một ví dụ về công nhân mỏ tại mỏ than Quảng Ninh thường mắc các chứng về phổi, tỉ lệ rủi ro bị sập hầm cao do khai thác thôi sơ, doanh nghiệp không đủ tiền đầu tư vốn để nâng cao thiết bị - an toàn lao động. Nền kinh tế thi trường thúc đẩy trao đổi thương mại tự do, tiền trở nên quan trọng và có ý nghĩa hơn bao giờ hết, cũng vì thế mà con người có xu hướng kiếm nhiều tiền hơn, một để trang trai cho cuộc sống gia đình không thì hai, họ muốn giàu có hơn nữa. Sức mạnh của đồng tiền ngày càng được khẳng định. Những người có tiền thường sẽ được coi trọng hơn những người không có, cuôc số