Kỷ yếu nhiệm vụ khoa học và công nghệ (2016-2020)

+ Mô hình chôm chôm Năng suất chôm chôm thu được trong năm 2016 là 2.530,7kg, trong đó xã Hành Trung đạt cao nhất là 1.047,2kg. Tiếp đến là xã Hành Phước 648,8 kg, tuy có số hộ có cây ra hoa, đậu quả nhiều nhưng số lượng quả/cây thấp (150 quả/cây) và khối lượng quả chỉ đạt 34,6g nên năng suất thu được ở xã Hành Phước chỉ đạt 648,8kg. Hiện nay, đa số cây chôm chôm còn lại đều sinh trưởng, phát triển tốt, ít sâu bệnh hại nên nếu chăm sóc theo đúng quy trình thì những năm tiếp theo khi cây chôm chôm bước vào thời kỳ kinh doanh, năng suất tăng và ổn định nên chắc chắn sẽ có lãi. Với tình hình sinh trưởng, phát triển như hiện nay, vào thời kỳ kinh doanh mô hình chôm ước đạt 50 tấn/ha/năm. + Mô hình bưởi da xanh Tổng năng suất bưởi da xanh thu được ở các xã là 1.082,74kg. Do tổng số quả và khối lượng quả trung bình tại xã Hành Thịnh cao nhất nên năng suất của xã đạt 997,5kg, cao hơn nhiều so với các xã còn lại. Năng suất các xã còn lại đạt thấp hơn, xã Hành Tín đông là 167,3 kg, Hành Phước là 146,4 kg, và Hành Thuận là 126 kg. Hiện nay, đa số cây bưởi sinh trưởng và phát triển tốt, trong những năm tới cây được đầu tư đầy đủ và chăm sóc theo đúng quy trình thì khi cây bưởi chính thức bước vào thời kỳ kinh doanh chắc chắn sẽ có lãi. Năng suất ước đạt trong thời kỳ kinh doanh của mô hình bưởi Da xanh tại Nghĩa Hành khoảng 10 tấn /ha/năm. + Mô hình sầu riêng Diện tích sầu riêng còn lại là 6,755 ha, đa số cây hiện nay sinh trưởng tốt, tuy nhiên đối với cây sầu riêng thì trung bình phải đến năm thứ 6, thứ 7 mới ra hoa đậu quả. Do đó, để bước đầu đánh giá được hiệu quả kinh tế phải chờ đến 2 hoặc 3 năm nữa. Năng suất ước đạt trong thời kỳ kinh doanh của mô hình sầu riêng tại nghĩa hành là 20 tấn/ha/năm.

pdf332 trang | Chia sẻ: Trịnh Thiết | Ngày: 06/04/2024 | Lượt xem: 434 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kỷ yếu nhiệm vụ khoa học và công nghệ (2016-2020), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XIX xác định: “Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ cho các vùng nông thôn, miền núi, xây dựng nông thôn mới; hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến”. Thực hiện chủ trương đó, trong thời gian qua, hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) tỉnh ta đã có bước phát triển vượt bậc, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, từng bước khẳng định vai trò động lực trong phát triển kinh tế - xã hội; đóng góp thiết thực trong nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, quốc phòng, cải thiện an sinh xã hội và chất lượng cuộc sống. Nhằm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống, Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Ngãi biên tập và xuất bản cuốn “Kỷ yếu nhiệm vụ khoa học và công nghệ giai đoạn 2016-2020” nhằm giới thiệu kết quả nghiên cứu các nhiệm vụ khoa học và công nghệ giai đoạn 2016-2020 để phục vụ cán bộ và nhân dân trong tỉnh. Kỷ yếu, bao gồm 55 nhiệm vụ thuộc 5 lĩnh vực: (1) Nông nghiệp, nông thôn; (2) Kỹ thuật công nghệ; (3) Y dược; (4) Tài nguyên, môi trường; (5) Khoa học Xã hội - Nhân văn; Kỷ yếu được xuất bản không chỉ nhằm chia sẻ nguồn tư liệu bổ ích này đến các nhà quản lý, cán bộ nghiên cứu, nhân dân trên địa bàn tỉnh mà còn phản ánh sự đóng góp và thành tựu của đội ngũ cán bộ khoa học thuộc các tổ chức, doanh nghiệp và các viện, trường đại học. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do thời gian và năng lực có hạn, nên không tránh khỏi những thiếu sót trong khâu biên tập các báo cáo tóm tắt nhiệm vụ KH&CN, chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc để lần xuất bản sau được hoàn thiện hơn. SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH QUẢNG NGÃI MỤC LỤC LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 1. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng cánh đồng mẫu sản xuất mía trên đất đồi gò nhằm nâng cao thu nhập cho người dân trồng mía tại huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi. 13 2. Trồng và phát triển cây Mây nước, cây Sa nhân tím dưới tán rừng phòng hộ cho đồng bào dân tộc Hrê ở huyện Ba Tơ tỉnh Quảng Ngãi. 17 3. Hỗ trợ xây dựng làng nghề trồng nấm (nấm ăn và nấm dược liệu) phục vụ chuyển đổi nghề nghiệp cho lao động từ các lò gạch thủ công xã Đức Nhuận và Đức Chánh, huyện Mộ Đức. 22 4. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển cây ăn quả hàng hóa tại huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. 26 5. Điều tra, đánh giá tiềm năng và hoạt động khai thác thủy sản, đề xuất mô hình quản lý khai thác bền vững tại đầm An Khê, huyện Đức Phổ. 30 6. Hỗ trợ áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phát triển sản xuất nông nghiệp phục vụ xây dựng nông thôn mới tại xã Hành Dũng, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. 35 7. Hỗ trợ xây dựng vùng chuyên canh cây thanh long ruột đỏ LĐ1 tại thị trấn Trà Xuân, xã Trà Phú và xã Trà Bình huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi. 39 8. Thực nghiệm các giải pháp kỹ thuật trong canh tác tỏi ở huyện đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi (canh tác tỏi không bổ sung đất, không thay cát). 43 9. Tuyển chọn, nuôi lưu giữ, bảo tồn nguồn gen giống gà H’re Quảng Ngãi. 50 10. Ứng dụng các giải pháp kỹ thuật thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp tại Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Đức Vĩnh, xã Đức Phú, huyện Mộ Đức. 56 11. Xây dựng vùng chuyên canh rau an toàn đạt tiêu chuẩn VietGap tại xã Nghĩa Dũng, thành phố Quảng Ngãi. 61 12. Hỗ trợ ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở xã Tịnh Bắc, huyện Sơn Tịnh. 69 13. Xây dựng mô hình phát triển chăn nuôi bò thành nghề sản xuất chính của nông hộ trên địa bàn huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. 76 14. Chăm sóc vườn cây ăn quả (bưởi da xanh, chôm chôm Java, sầu riêng hạt lép) nhằm tuyển chọn và cung cấp nguồn giống cây ăn quả có chất lượng. 81 15. Thử nghiệm công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá ngựa đen (Hippocampus kuda Pleeker 1852) tại tỉnh Quảng Ngãi. 90 16. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất giống và thử nghiệm nuôi thương phẩm lươn đồng (Monopterus albus) tại Quảng Ngãi. 96 17 Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thử nghiệm ương giống cá Bớp (Rachycentron canadum) giai đoạn từ trứng lên cá giống tại Quảng Ngãi. 103 18. Hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật sản xuất lúa gạo hữu cơ chất lượng cao tại Quảng Ngãi. 112 19. Quản lý và phát triển Nhãn hiệu Chứng nhận chè Minh Long. 118 20. Chọn tạo và phát triển một số giống lúa mới ngắn ngày có năng suất cao, phẩm chất gạo tốt phục vụ sản xuất để tăng thu nhập cho nông dân Quảng Ngãi và một số tỉnh khu vực miền Trung. 127 21. Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phát triển đàn bò lai hướng thịt trên nền bó cái zêbu tại các xã miền núi huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. 132 22. Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển chăn nuôi bò lai tăng thu nhập cho nông dân góp phần xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. 137 LĨNH VỰC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ 1. Đổi mới thiết bị, công nghệ bảo quản hạt giống lúa. 145 2. Đổi mới công nghệ, thiết bị chế biến và bảo quản hạt giống lúa. 148 3. Đổi mới thiết bị, công nghệ chế biến gỗ ở Công Ty TNHH Sản Xuất Thương Mại và Đầu Tư Tam Minh. 152 4. Ứng dụng đồng bộ các thiết bị cơ khí trong sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu. 155 5. Sản xuất tỏi đen từ tỏi Lý Sơn. 162 6. Thiết kế và chế tạo máy cắt Plasma, Oxy CNC dạng trung bình. 172 7. Đổi mới công nghệ, thiết bị trong chế biến và bảo quản hạt giống lúa. 176 8. Đổi mới thiết bị công nghệ chế biến gỗ ở Công ty Cổ phần Lâm sản Tân Tân Thành. 180 9. Đổi mới thiết bị, công nghệ chế biến gỗ ở Công Ty TNHH chế biến gỗ Minh Dương Dung Quất. 184 10. Đổi mới thiết bị, công nghệ trong dây chuyền sản xuất mộc dân dụng xuất khẩu. 188 11. Đổi mới thiết bị, công nghệ chế biến gỗ ở Công Ty TNHH Hoàn Vũ. 191 12. Đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ trong lĩnh vực sản xuất kết cấu thép tại Nhà máy cơ khí Quảng Ngãi. 195 13. Đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất gạch Terrazzo nội thất khổ 60x60. 199 14. Đổi mới công nghệ, thiết bị đóng gói hạt giống rau màu. 204 15. Đổi mới thiết bị, công nghệ trong dây chuyền sản xuất bánh ngọt. 207 16. Đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và năng lực sản xuất sản phẩm tại Nhà máy chế biến thủy sản Tấn Thành. 212 17. Đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ trong cấp đông sản phẩm tại Nhà máy chế biến thuỷ sản Hưng Phong. 216 18. Ứng dụng công nghệ thông tin thí điểm xây dựng mô hình quản lý, vận hành hệ thống tưới nước tự động trên một phần diện tích tưới của kênh NVC2 thuộc hệ thống kênh chính Nam Thạch Nham tại xã Nghĩa Lâm, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. 219 LĨNH VỰC Y DƯỢC 1. Nghiên cứu một số bệnh học đường thường gặp ở học sinh cấp tiểu học tỉnh Quảng Ngãi và đề xuất các giải pháp phòng chống. 225 2. Hỗ trợ chuyển giao ứng dụng kỹ thuật phẫu thuật điều trị trĩ bằng phương pháp Longo tại tỉnh Quảng Ngãi. 233 3. Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp can thiệp đối với trẻ tự kỷ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. 238 LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG 1. Thử nghiệm giải pháp kỹ thuật nhiệt phân để xử lý thu hồi dầu từ cặn dầu thải của Nhà máy lọc dầu Dung Quất. 243 2. Chuyển giao công nghệ chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học (ứng dụng công nghệ lên men vi sinh vật) cho hộ chăn nuôi. 248 3. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trồng phục hồi rạn san hô khu vực biển ven bờ huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. 253 LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN 1. Nghiên cứu, biên soạn tài liệu dạy-học tiếng Co cho cán bộ, công chức (người Kinh) công tác tại huyện Trà Bồng và huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi. 261 2. Nghiên cứu tình hình bạo lực gia đình ở tỉnh Quảng Ngãi. 267 3. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện các nhóm giải pháp trong công tác phòng chống tham nhũng ở tỉnh Quảng Ngãi. 273 4. Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. 277 5. Nghiên cứu hành vi phạm tội và vi phạm pháp luật trong thanh thiếu niên tỉnh Quảng Ngãi. 283 6. Nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát huy vai trò của doanh nghiệp đối với sự phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Ngãi. 294 7. Sưu tầm, dịch thuật, phân loại và đánh giá tư liệu Hán Nôm ở Quảng Ngãi. 306 8. Phát huy vai trò của tổ chức cơ sở đảng các xã ven biển, hải đảo tỉnh Quảng Ngãi trong lãnh đạo phát triển kinh tế gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. 312 9. Nghiên cứu, đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động phòng cháy, chữa cháy ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. 319 MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 324 CÁC PHẦN THƯỞNG CAO QUÝ CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TRAO TẶNG 330 LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 8KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 13 KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG CÁNH ĐỒNG MẪU SẢN XUẤT MÍA TRÊN ĐẤT ĐỒI, GÒ NHẰM NÂNG CAO THU NHẬP CHO NGƯỜI TRỒNG MÍA TẠI HUYỆN SƠN HÀ, TỈNH QUẢNG NGÃI Chủ nhiệm dự án: CN. Tạ Công Tường Cơ quan chủ trì: Nhà máy Đường Phổ Phong – Công ty CP Đường Quảng Ngãi Năm nghiệm thu: 2016 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Huyện Sơn Hà có điều kiện thời tiết khí hậu, tính chất đất đai phù hợp với sự sinh trưởng phát triển của cây mía, đặc điểm diện tích đất đồi, gò có độ dốc từ 5÷100 rất lớn, có khả năng mở rộng sản xuất mía công nghiệp theo hướng tập trung, hiệu quả, bền vững. Hiện diện tích mía ở vùng dự án khoảng 300ha nhưng phân tán, ít tập trung và còn thấp so với tiềm năng đất đai của vùng. Vì vậy để sản xuất mía có hiệu quả cao và bền vững trên đất, gò, nhất là vùng có địa hình rửa trôi khá mạnh, trình độ canh tác và điều kiện ứng dụng các tiến bộ khoa học còn hạn chế cần phải xây dựng cánh đồng mẫu theo hướng tập trung thâm canh nhằm nâng cao năng suất chất lượng mía bình quân của toàn huyện đạt 60÷65tấn/ha và 10CCS so với bình quân chung của cả nước. Do đó, việc triển khai thực hiện dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng cánh đồng mẫu sản xuất trên đất đồi, gò nhằm nâng cao thu nhập cho người dân trồng mía tại huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi” là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. II. MỤC TIÊU Hình thành vùng sản xuất mía bền vững, nâng cao nhận thức trong sản xuất và tăng thu nhập cho người dân trồng mía tại huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi. III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 1. Kết quả xây dựng mô hình cánh đồng mẫu canh tác mía theo phương thức tiểu bậc thang Địa điểm triển khai mô hình tại xã Sơn Hạ, Sơn Thành, Sơn Cao, Sơn Giang, Sơn Kỳ, với qui mô thực hiện 113,646ha. Trong đó, mía tơ: 69,978ha (năm 2014: 43,668ha; năm 2015: 26,31ha); mía gốc: 43,668ha (năm 2015) Kết quả thực hiện mô hình: + Đối với vụ mía tơ trồng 2014: (thu hoạch vụ 2014-2015) Năng suất mía bình quân trong mô hình (tính bình quân ở các xã xây dựng mô hình và sử dụng 2 loại giống k88-92 và ROC27) đạt 74,12 tấn/ha cao hơn 56,7% so với ngoài mô hình cùng thời vụ và giống sử dụng để trồng (chỉ đạt bình quân 47,3tấn/ha). Ngoài ra, hàm lượng đường trong mô hình đạt 9,54%, trong khi đó ngoài mô hình đạt 9,2% thấp hơn 0,34%. Qui đổi theo hàm lượng đường 10%, năng suất bình quân của vụ tơ năm 2014 đạt 70,71tấn/ ha cao hơn 62,55% so với ngoài mô hình (chỉ đạt bình quân 43,5tấn/ha). 14 KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN + Đối với vụ mía tơ trồng năm 2015 (thu hoạch vụ 2015-2016) Năng suất mía bình quân trong mô hình đạt 80,75tấn/ha cao hơn 59,4% so với ngoài mô hình cùng thời vụ trồng và giống sử dụng để trồng (chỉ đạt bình quân 50,65tấn/ha). Hàm lượng đường trong mô hình đạt 9,5%, trong khi đó ngoài mô hình đạt 9,2%, thấp hơn 0,3% so với mô hình. Tương tự như vụ mía tơ 2014, năng suất vụ mía tơ 2015 quy đổi hàm lượng đường 10% đạt 76,71tấn/ha (tính trung bình ở các xã xây dựng mô hình trên 2 giống K88-92 và ROC27) và cao hơn 64,6% so với ngoài mô hình (chỉ đạt 46,6tấn/ha) cùng thời điểm. + Đối với mía gốc năm thứ nhất (thu hoạch vụ 2015-2016): Năng suất bình quân của vụ mía gốc 1 đạt 77,4tấn/ha cao hơn so với ngoài mô hình cùng thời điểm trồng và giống sản xuất là 64,7% (ngoài mô hình đạt 47,0tấn/ha). Bên cạnh năng suất qui theo hàm lượng đường thực tế, năng suất bình quân của mía gốc 1 qui theo hàm lượng đường 10% của mô hình đạt 73,53tấn/ha, cao hơn 70,2% so với ngoài mô hình (đạt bình quân 43,20tấn/ha). Từ kết quả trên cho thấy năng suất bình quân của chu kỳ mía tơ và mía gốc 1 trong mô hình canh tác theo phương thức tiểu bậc thang ở các điểm sau hai năm thực hiện đạt năng suất bình quân qui đổi theo hàm lượng đường 10% là: 73,14tấn/ha cao hơn mục tiêu của dự án đề ra là 61,75tấn/ha (65tấn/ha x 9,5%) và cao hơn so với ngoài mô hình cùng thời điểm là 61,1% (ngoài mô hình đạt 45,4tấn/ha). Tuy nhiên, trong hai năm thực hiện dự án do điều kiện thời tiết nắng hạn cục bộ kéo dài tại các xã Sơn Hạ, Sơn Thành, Sơn Giang, Sơn Cao không có điều kiện tưới đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng phát triển của cây mía nên năng suất mía của một số hộ còn thấp... Vì vậy, năng suất bình quân chung mía mô hình cánh đồng mẫu tiểu bậc thang của chu kỳ mía tơ và mía gốc 1 tuy vượt mục tiêu nhưng chưa cao so với tiềm năng. Bên cạnh năng suất mía theo từng vụ, từng thời điểm và từng năm, kết quả đánh giá năng suất mía bình quân quy đổi theo hàm lượng đường 10% của chu kỳ “1 vụ mía tơ + 1 vụ mía gốc 1” và hiệu quả kinh tế cho thấy: Năng suất bình quân quy đổi theo hàm lượng đường 10% của chu kỳ “1 vụ mía tơ + 1 vụ mía gốc 1” đạt 146,39tấn/ha và cao hơn 67,72% so với ngoài mô hình (đạt 87,28 tấn/ha). Kết quả phân tích về hiệu quả kinh tế của mô hình canh tác mía theo phương thức tiểu bậc thang với chu kỳ “2 vụ mía tơ + 1 vụ mía gốc 1” cho thấy: Tổng doanh thu hai vụ thu hoạch đạt 125.420.880đồng/ha theo giá mía Nhà máy Đường Phổ Phong mua trong năm 2015 và 2016, tỷ suất lợi nhuận so với vốn đầu tư đạt 0,63 lần. Tính bình quân cho 1 năm lãi của mô hình là 24.475.440đồng/ha và thu nhập (Lãi tính cả công lao động) là 48.475.440đồng/ha. Hiệu quả kinh tế như trên của mô hình sẽ vượt hơn so với thu nhập bình quân trên diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện Sơn Hà. So với ngoài mô hình thì mía trong mô hình đạt năng suất cao hơn 67,72%, lãi thuần cao hơn 410,3% sau hai vụ thu hoạch. Nguyên nhân chính là trong mô hình một số chi phí thấp hơn như: giá làm đất bằng cơ giới, giá giống được phân bổ trong 4 năm (1 vụ tơ + 3 vụ gốc), trong khi đó mía ngoài mô hình phân bổ trong 3 năm (1 vụ tơ + 2 vụ gốc). Hơn nữa, đất trong mô hình làm được tơi xốp hơn, giữ ẩm và dinh dưỡng tốt hơn, bên cạnh đó việc đầu tư phân bón hợp lý hơn (bón vôi, lân, phân hữu cơ vi sinh) nên đã làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón của cây mía. Ngoài ra, cây mía của mô hình tiểu bậc thang cũng hiệu quả hơn cây mỳ 14.875.440đ/ha/ 15 KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN năm, gấp 2,25 lần (lợi nhuận cây mỳ 9.600.000đ/ha/năm) và cây keo 15.250.440đ/ha/năm, gấp 2,65 lần (lợi nhuận cây keo 9.225.000đ/ha/năm). 2. Kết quả xây dựng mô hình cánh đồng mẫu canh tác mía theo đường đồng mức + Đối với vụ mía tơ: Trong vụ mía tơ 2014-2015, năng suất bình quân (tính trung bình ở các điểm xây dựng mô hình và trên 2 giống ROC27 và K88-92) của mía trong mô hình theo hàm lượng đường thực tế đạt 82,81tấn/ha cao hơn so với mía ngoài mô hình là 51,78% (ngoài mô hình năng suất bình quân 54,56tấn/ha). Bên cạnh năng suất, hàm lượng đường của mía trong mô hình cũng đạt cao hơn so với ngoài mô hình cùng giống cùng thời vụ, cụ thể: Hàm lượng đường của mía trong mô hình được xác định mua tại ruộng bình quân là 9,5% trong khi đó hàm lượng đường của mía ngoài mô hình chỉ đạt bình quân 9,2%. Tương tự, trong vụ mía tơ 2015-2016, năng suất bình quân của mía trong mô hình theo hàm lượng đường thực tế đạt 90,99tấn/ha, trong khi đó ngoài mô hình chỉ đạt 52,87tấn/ha thấp hơn 70,1% so với mía mô hình. Hàm lượng đường được xác định mua bình quân tại ruộng là 9,5CCS đối với mía mua trong mô hình cao hơn 0,3% so với mía ngoài mô hình (mía ngoài mô hình bình quân tại ruộng là 9,2%). + Đối với mía gốc 1 (vụ 2015-2016) Năng suất mía bình quân của vụ gốc 1 trong mô hình theo hàm lượng đường thực tế là 80,11tấn/ha cao hơn 42,6% so với ngoài mô hình (ngoài mô hình đạt 56,17tấn/ha). Với hàm lượng đường mua bình quân tại ruộng được xác định là 9,5% cao hơn hàm lượng đường mía mua bình quân tại ngoài mô hình là 0,3%, ngoài mô hình là 9,2%. Bên cạnh năng suất theo hàm lượng đường thực tế, năng suất bình quân của hai giống tại các điểm trong mô hình được quy đổi theo hàm lượng đường 10% đạt 81,57tấn/ha đối với mía tơ và 76,1tấn/ha đối với mía gốc 1. Mặc dù các điểm thực hiện mô hình cánh đồng mẫu theo phương thức đường đồng mức trong hai năm không bị nắng nóng cục bộ gay gắt kéo dài như ở các điểm mô hình tiểu bậc thang, song cũng bị ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của mía nên năng suất mía chỉ vượt hơn so với mục tiêu của dự án là 25,46% đối với mía tơ và 17,07% đối với mía gốc 1 và cao hơn so với mía ngoài mô hình cùng giống cùng thời vụ trồng là 65,9% đối với mía tơ và 47,25% đối với mía gốc 1. Kết quả phân tích về hiệu quả kinh tế của mô hình canh tác mía theo đường đồng mức với chu kỳ “1 vụ mía tơ + 1 vụ mía gốc 1” tại huyện Sơn Hà cho thấy: Tổng doanh thu của 2 vụ thu hoạch 134.790.750đồng/ha theo giá mía Nhà máy Đường Phổ Phong mua trong 2 năm 2015 và 2016, tỷ suất lợi nhuận so với vốn đầu tư 0,71lần. Tính bình quân cho 1 năm, lãi thuần của mô hình là 28.010.375đồng/ha/năm và thu nhập (lãi tính cả công lao động) là 53.135.375đồng/ha/ năm. Hiệu quả kinh tế như trên của mô hình chắc chắn sẽ vượt so với thu nhập bình quân trên diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện Sơn Hà. Cũng như mô hình canh tác tiểu bậc thang, so với mía ngoài mô hình thì mía trong mô hình đạt năng suất cao hơn 56,35%; lãi thuần cao hơn 178,4% sau hai vụ thu hoạch và lợi nhuận cao hơn cây mỳ là: 18.410.375đ/ha/năm tương ứng với 191,77%; cây keo là: 18.785.375đ/ha/năm tương ứng với 203,64%. Tuy có một số hộ không đạt được mục tiêu dự án về năng suất – chất lượng nhưng đa số các hộ đều vượt mục tiêu của dự án nên có thể khẳng định việc ứng dụng giải pháp kỹ thuật 16 KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN thâm canh mía xây dựng cánh đồng mẫu theo phương thức đường đồng mức, không những đạt được năng suất và chất lượng cao hơn so với phương thức canh tác truyền thống của nông dân đang sử dụng tại huyện Sơn Hà, mà còn vượt cao hơn so với mục tiêu của dự án đã được UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt. Tương tự như mô hình tiểu bậc thang, đối với mô hình cánh đồng mẫu theo phương thức đường đồng mức khi nhân rộng kết quả của dự án cũng cần tập trung hơn nữa việc hướng dẫn nâng cao trình độ canh tác mía theo hướng thâm canh và đôn đốc nhắc nhở hộ chăm sóc, bón phân kịp thời vụ. Bởi vì, biến động về năng suất mía của các hộ trong mô hình dao động từ 55,7÷118 tấn/ha đối với vụ mía tơ 2014-2015, 62,5÷125t/ha đối với mía tơ vụ 2015-2016 và đối với vụ mía gốc vụ 2015-2016: 60,0÷105,26t/ha, làm cho khoảng cách về năng suất giữa các hộ khá lớn, có hộ chỉ đạt 55,7tấn/ha không đạt mục tiêu dự án, nhưng có hộ đạt đến 125tấn/ha do hộ chăm sóc kịp thời. Tuy vậy năng suất bình quân của mô hình đạt được mục tiêu của dự án đề ra. 3. Kết quả xây dựng mô hình cánh đồng mía mẫu Kết quả sau 2 năm