Trong nền kinh tế thị trường lãi suất là một trong những biến số
được theo dõi một cách chặt chẽ nhất bởi nó có quan hệ mật thiết đối
với lợi ích kinh tế của từng người trong xã hội. Lãi suất tác động đến
quyết định của mỗi cá nhân: chi tiêu hay tiết kiệm để đầu tư. Sự thay
đổi của lãi suất có thể dẫn tới sự thay đổi quyết định của mỗi doanh
nghiệp: vay để mở rộng sản xuất, hoặc đầu tư vào đâu có lợi nhất.
Thông qua những quyết định của cá nhân, doanh nghiệp lãi suất ảnh
hưởng đến mức độ phát triển cũng như cơ cấu của nền kinh tế đất
nước.
Công cuộc đổi mới toàn diện ở nước ta trong hơn mười năm qua
đã tạo cho đất nước bộ mặt mới, sức sống mới. Những thành tựu đạt
được trên các mặt đã đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế xã
hội, nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế, từ đó tạo tiền đề
cho giai đoạn phát triển mới của đất nước -giai đoạn phát triển không
chỉtheo chiều rộng mà còn hướng tới chiều sâu. Trong công cuộc đổi
mới nền kinh tế, ý thức được lãi suất là công cụ quan trọng để điều
hành chính sách tiền tệ quốc gia, Chính phủ, Ngân hàng nhà nước đã
có những bước cải cách quan trọng về lãi suất để tiến dần tới tự do hoá
hoàn toàn lãi suất ở nước ta - đáp ứng đòi hỏi mang tính tất yếu của
nền kinh tế thị trường. Lãi suất bước đầu đã điều chỉnh theo yêu cầu
của thị trường, chế độ kiểm soát lãi suất cứng nhắc dần được nới lỏng,
ngày càng trở nên linh hoạt. Tuy nhiên, hiện nay việc xây dựng và
thực thi một chính sách lãi suất tiến tới tự do hoá trên cơ sở vừa đảm
bảo được sự kiểm soát của nhà nước đối với thị trường nhằm phù hợp
với mục tiêu và diễn biến của các biến kinh tế vĩ mô, với thực trạng thị
trường tàichính trong nước đang là một bài toán khó đối với các nhà
hoạch định chính sách
42 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2140 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lãi suất và vấn đề sử dụng các chính sách lãi suất trong việc điều tiết nền kinh tế tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 1 -
Luận Văn
“Lãi suất và vấn đề sử dụng các chính sách lãi suất
trong việc điều tiết nền kinh tế ở Việt Nam”
- 2 -
LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường lãi suất là một trong những biến số
được theo dõi một cách chặt chẽ nhất bởi nó có quan hệ mật thiết đối
với lợi ích kinh tế của từng người trong xã hội. Lãi suất tác động đến
quyết định của mỗi cá nhân: chi tiêu hay tiết kiệm để đầu tư. Sự thay
đổi của lãi suất có thể dẫn tới sự thay đổi quyết định của mỗi doanh
nghiệp: vay để mở rộng sản xuất, hoặc đầu tư vào đâu có lợi nhất.
Thông qua những quyết định của cá nhân, doanh nghiệp lãi suất ảnh
hưởng đến mức độ phát triển cũng như cơ cấu của nền kinh tế đất
nước.
Công cuộc đổi mới toàn diện ở nước ta trong hơn mười năm qua
đã tạo cho đất nước bộ mặt mới, sức sống mới. Những thành tựu đạt
được trên các mặt đã đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế xã
hội, nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế, từ đó tạo tiền đề
cho giai đoạn phát triển mới của đất nước - giai đoạn phát triển không
chỉ theo chiều rộng mà còn hướng tới chiều sâu. Trong công cuộc đổi
mới nền kinh tế, ý thức được lãi suất là công cụ quan trọng để điều
hành chính sách tiền tệ quốc gia, Chính phủ, Ngân hàng nhà nước đã
có những bước cải cách quan trọng về lãi suất để tiến dần tới tự do hoá
hoàn toàn lãi suất ở nước ta - đáp ứng đòi hỏi mang tính tất yếu của
nền kinh tế thị trường. Lãi suất bước đầu đã điều chỉnh theo yêu cầu
của thị trường, chế độ kiểm soát lãi suất cứng nhắc dần được nới lỏng,
ngày càng trở nên linh hoạt. Tuy nhiên, hiện nay việc xây dựng và
thực thi một chính sách lãi suất tiến tới tự do hoá trên cơ sở vừa đảm
bảo được sự kiểm soát của nhà nước đối với thị trường nhằm phù hợp
với mục tiêu và diễn biến của các biến kinh tế vĩ mô, với thực trạng thị
trường tài chính trong nước đang là một bài toán khó đối với các nhà
hoạch định chính sách.
- 3 -
Xuất phát từ những lý do trên, em đã lựa chọn đề tài: “Lãi suất và
vấn đề sử dụng các chính sách lãi suất trong việc điều tiết nền kinh
tế ở Việt Nam”. Đề án gồm ba chương:
Chương I: Lý thuyết chung về lãi suất.
Chương II: Những chính sách lãi suất ở Việt Nam trong
thời gian qua.
Chương III: Giải pháp hoàn thiện chính sách lãi suất ở Việt
Nam - Tự do hoá lãi suất.
Thông qua việc sử dụng các kênh thông tin thứ cấp: sách, báo, tạp
chí... với phương pháp thống kê, phân tích kinh tế, tổng hợp, so sánh
số liệu. Bằng cách kết hợp việc nghiờn cứu lý thuyết và thực tế, thực
trạng của nền kinh tế, của chớnh sỏch lói suất ở Việt Nam. Mục đích
của đề án là trình bày rõ lý luận về lãi suất trên phương diện chung, từ
đó đi nghiên cứu các chính sách lãi suất đã sử dụng ở Việt Nam nhằm
thấy rõ những ưu điểm và các mặt hạn chế của từng chính sách qua đó
có thể rút ra những bài học để hoàn thiện chính sách lãi suất ở Việt
Nam, giải pháp để tiến hành tự do hoá lãi suất.
- 4 -
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ LÃI SUẤT 3
I. Khái niệm lãi suất
II. Phân loại lãi suất 5
III. Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế 7
1. Lãi suất với quá trình huy động vốn 7
2. Lãi suất với quá trình đầu tư 9
3. Lãi suất với tiêu dùng và tiết kiệm 12
4. Lãi suất với tỷ giá hối đoái và hoạt động xuất khẩu 13
5. Lãi suất với lạm phát 15
6. Lãi suất với quá trình phân bổ các nguồn lực 18
7. Vai trò của lãi suất đối với ngân hàng thương mại 21
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ LÃI SUẤT NĂM 2011 22
I. Quý I năm 2011 23
II. Quý II năm 2011 24
III. Quý III năm 2011 25
IV. Quý IV năm 2011
CHƯƠNG 3. DỰ BÁO LÃI SUẤT NĂM 201228
I. Diễn biến lãi suất hai tháng đầu năm 32
II. Dự báo lãi suất 33\
1. Dự báo trong 6 tháng đầu năm 35
2. Dự báo trong 6 tháng cuối năm 36
KẾT LUẬN 40
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- 5 -
Chương I. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ LÃI SUẤT
1. Khái niệm về lãi suất.
Khái niêm về lãi suât.
* Theo quan điểm của K.Marx: “Lãi suất là phần giá trị thặng dư
được tạo ra do kết quả bóc lột lao động làm thuê bị tư bản - chủ ngân
hàng chiếm đoạt”.
- 6 -
Như vậy theo K.Marx lãi suất có nguồn gốc từ lợi nhuận, là một
bộ phận của lợi nhuận. Từ quan điểm của K.Marx cho thấy nhìn
chung lãi suất tỷ suất lợi nhuận bình quân. Tuy nhiên, ta thấy phạm
vi đề cập của K.Marx chỉ ở phạm vi của quan hệ cho vay và đi vay do
sự phát triển hạn chế của các quan hệ tài chính, tiền tệ ở thời kỳ đó.
* Quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại cho rằng:“Lãi suất
chính là sự trả công cho số tiền vay, là phần thưởng cho “sở thích chi
tiêu tư bản”. lãi suất do đó còn được gọi là sự trả công cho sự chia lìa
với của cải, tiền tệ.” (J.M. Keynes). Nói một cách khác lãi suất chính
là chi phí cơ hội của việc giữ tiền, là kết quả của hoạt động tiền tệ.
Quan điểm coi lãi suất là kết quả của hoạt động tiền tệ, là chi phí
cơ hội của việc giữ tiền có thể nói là một bước tiến lớn trong việc xác
định các hình thức biểu hiện và những nhân tố tác động tới lãi suất.
Tóm lại, lãi suất được hiểu theo một nghĩa chung nhất là giá cả của
tín dụng-giá cả của quan hệ vay mượn hoặc cho thuê những dịch vụ về
vốn dưới hình thức tiền tệ hoặc các dạng thức tài sản khác nhau. Khi
đến hạn, người đi vay sẽ phải trả cho người cho vay một khoản tiền
dôi ra ngoài số tiền vốn gọi là tiền lãi. Tỷ lệ phần trăm của số tiền lãi
trên số tiền vốn gọi là lãi suất (World Bank).
1.2. Các loại lãi suất cơ bản và phương pháp đo lường.
1.2.1. Lãi suất đơn.
Vay đơn là cung cấp cho người vay một khoản tiền vốn, vốn này
phải được hoàn trả người cho vay vào ngày mãn hạn cùng với một
khoản tiền phụ được gọi là tiền lãi.
Đối với những khoản tín dụng được thực hiện dưới hình thức vay
đơn, lãi suất được gọi là lãi suất đơn.
Phương pháp tính lãi suất đơn:
- 7 -
Tiền lãi
Lãi suất đơn = ––––––––––
Tổng số vốn
Như vậy ta thấy việc tính toán lãi suất đơn rất đơn giản và thông
thường được áp dụng trong các món vay thương mại có thời hạn ngắn
hơn một năm hay là thời hạn cho vay trùng khít với chu kỳ tính lãi.
1.2.2. Lãi suất tích họp.
Từ việc xem xét lãi suất đơn ta thấy nảy sinh vấn đề: nếu chúng ta
tham gia vào một quan hệ tín dụng dài hạn hơn, 2 hoặc nhiều năm,
trong đó chu kỳ tính lãi lại thường là một năm hoặc thậm chí ít hơn,
tức là chu kỳ tính lãi nhỏ hơn thời gian tín dụng mà lại áp dụng cách
tính toán trên đây thì, một là mặc nhiên đã có sự thừa nhận một mức
lãi suất giống nhau giữa các thời kỳ khác nhau, và hai là chúng ta đã
không tính toán đầy đủ giá trị của việc sử dụng số tiền vốn dĩ đã lớn
hơn số tiền gốc ban đầu do khoản tiền lãi của chu kỳ tính lãi hoặc năm
trước đó đem lại. Chính vì lẽ đó lãi suất tích họp được coi là công
bằng và chính xác hơn trong việc đo lường lãi suất đối với các món
vay dài hạn.
Lãi suất tích họp là loại lãi suất tính cho các khoản vay mà thời
gian tín dụng chia làm nhiều chu kỳ tính lãi, ở chu kỳ tính lãi đầu tiên
lãi suất tích họp được tính toán dựa trên cơ sở lãi suất đơn, nhưng từ
chu kỳ tính lãi thứ hai trong thời hạn tín dụng do số vốn tín dụng thực
tế đã được tích luỹ thêm phần tiền lãi của chu kỳ trước nên lãi suất
đơn tính cho các chu kỳ sau sẽ lớn hơn chu kỳ đầu và “tích họp” lại
chúng ta sẽ có một mức lãi suất cho suốt thời kỳ khác so với mức lãi
suất đơn ban đầu. Một cách đơn giản, chúng ta có thể hiểu lãi suất tích
họp là lãi suất có tính đến yếu tố “lãi mẹ đẻ lãi con”.
- 8 -
Phương thức đo lường lãi suất tích họp:
it = (1+i)1/t -1
Trong đó: - it là lãi suất tích họp tại chu kỳ tính lãi bất kỳ (t) nào
đó.
- i là lãi suất đơn hàng năm.
Ưu điểm: - Lãi suất tích họp đã giải quyết được nhược điểm của
lãi đơn, nó phản ánh được mức lãi suất phụ thuộc vào độ dài thời gian
của tín dụng và chu kỳ tính lãi: độ dài thời gian tín dụng càng lớn hơn
chu kỳ tính lãi, lãi suất tích họp càng lớn.
- Lãi suất tích họp cho phép tính toán chính xác hơn số
tiền lãi trong các khoản vay ngắn hạn thậm chí theo số ngày. Chính
điều này đã làm cho thị trường tiền tệ với những món vay mượn nóng
ngày càng trở nên sôi động hơn.
1.2.3. Lãi suất hoàn vốn.
Lãi suất hoàn vốn là lãi suất làm cân bằng giá trị hiện tại của tiền
thanh toán nhận được từ một khoản tín dụng với giá trị hôm nay của
khoản tín dụng đó.
Lãi suất hoàn vốn thường được áp dụng đối với các khoản tín dụng
mà việc trả vốn và lãi theo định kỳ hoặc trả một khoản cố định theo
định kỳ, chẳng hạn vay cố định hoặc trái phiếu coupon.
Phương pháp tính:
- Trường hợp thời hạn tín dụng là n năm ta có
PV(1+i)n =FVn hay PV=FVn/(1+i)n
Trong đó - PV: giá trị hiện tại
- 9 -
- FVn: giá trị tương lai sẽ được thanh toán của số tiền
sau thời gian tín dụng.
- Trường hợp những khoản tín dụng trả từng phần cố định vào thời
điểm cuối mỗi năm trong suốt thời kỳ tín dụng thì ta có:
PV=FP/(1+i)1+FP/(1+i)2+…+FP/(1+i)n
Trong đó FP: khoản thanh toán hàng năm đã biết.
Để tính lãi suất hoàn vốn (i) ta phải giải các phương trình trên.
- Đối với trái phiếu Coupon, người sở hữu trái phiếu Coupon sẽ
được thanh toán số lợi nhuận ở dạng tiền Coupon cố định hàng năm và
đến năm cuối cùng của kỳ hạn sẽ nhận nốt số Coupon cuối cùng và
toàn bộ tiền vốn. Do đó ta có:
PV = C/(1+i)1 + C/(1+i)2 + … + C/(1+i)n + F/(1+i)n
Trong đó: - C là số tiền coupon cố định nhận được hàng năm.
- F là số tiền vốn nhận được vào năm cuối cùng của kỳ
hạn.
Giải phương trình trên ta được lãi suất hoàn vốn (i) của trái phiếu
Coupon.
Việc giải các phương trình trên được thực nhờ các phần mềm tính
toán của máy tính hoặc tra bảng.
Nhằm làm đơn giản việc tính toán lãi suất hoàn vốn của các trái
phiếu trên thương trường một cách nhanh chóng, ngay cả khi không
có máy tính cá nhân và bảng số, hai hình thức vận dụng lãi suất hoàn
vốn là lãi suất hoàn vốn hiện hành và lãi suất hoàn vốn trên cơ sở tính
giảm.
1.2.3.1. Lãi suất hoàn vốn hiện hành.
- 10 -
Phương pháp tính: bằng tỷ số giữa tiền thanh toán coupon hàng
năm với giá của trái phiếu đó.
ic = C/Pcb
Trong đó: - ic là lãi suất hoàn vốn hiện hành của trái phiếu
coupon.
- Pcb là giá của trái phiếu coupon.
- C là tiền coupon hàng năm.
1.2.3.2. Lãi suất hoàn vốn trên cơ sở tính giảm.
Sử dụng cho các loại trái phiếu chiết khấu hay tính giảm, tức là để
trả thu nhập cho người mua người ta bán trái phiếu với giá thấp hơn
mệnh giá của nó. Để đơn giản người ta tính tỷ suất lợi nhuận của trái
phiếu và coi tỷ suất đó như là lãi suất hoàn vốn:
itg = {(F - Ptg)/F}(360/N)
Trong đó: - itg là lãi suất hoàn vốn trên cơ sở tính giảm.
- F là mệnh giá của trái phiếu tính giảm.
- Ptg là giá bán trái phiếu.
- N số ngày tới khi đến hạn thanh toán của trái phiếu.
1.3. Một số phân biệt về lãi suất.
1.3.1. Lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa.
Tỷ lệ lạm phát hay tỷ lệ trượt giá của đồng tiền trong một thời gian
nhất định luôn làm cho giá trị thực trở nên nhỏ hơn giá trị danh nghĩa.
Vì vậy, lãi suất thực luôn nhỏ hơn lãi suất danh nghĩa bởi tỷ lệ lạm
phát nói trên.
- Trường hợp tỷ lệ lạm phát (ii) không lớn hơn 10% thì lãi suất
thực và lãi suất danh nghĩa có liên hệ với nhau qua công thức:
- 11 -
ir = in + ii
Trong đó: - ir là lãi suất thực
- in là lãi suất danh nghĩa
- ii là tỷ lệ lạm phát
- Trường hợp tỷ lệ lạm phát ii cao hơn 10% thì lãi suất thực phải
tính theo công thức sau:
in - ii
ir = –––
ii + 1
Ta thấy tỷ lệ lạm phát càng cao, lãi suất thực càng thấp.
1.3.2. Lãi suất và tỷ suất lợi tức.
Lãi suất là tỷ lệ phần trăm của số tiền lãi trên số tiền vốn cho vay.
Tỷ suất lợi tức là tỷ lệ phần trăm của số thu nhập của người có vốn
trên tổng số vốn anh ta đã đưa vào sử dụng (đầu tư hay cho vay).
- Ví dụ về lãi suất và tỷ suất lợi tức: Ông A mua một trái phiếu
kho bạc có thời hạn là 1 năm, mệnh giá là 1.000.000 VND với lãi suất
cố định là 6% năm. Nếu ông A giữ trái phiếu đó cho đến ngày đáo
hạn và nhận khoản thu nhập bằng 6% mệnh giá trái phiếu và đúng
bằng lãi suất của trái phiếu. Nhưng nếu lãi suất trên thị trường là 5%,
ông A đem bán trái phiếu này và thu được 1.200.000 VND, thì lúc này
khoản thu nhập của ông A là 200.000 VND và tỷ suất lợi tức là 20%.
Như vậy, lãi suất không nhất thiết phải bằng với tỷ suất lợi tức.
Trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng, ngoài một tỷ lệ lãi
nhất định các tổ chức này còn đòi hỏi người vay tiền phải trả thêm các
khoản phí, và do đó, tổng thu nhập từ những khoản cho vay không chỉ
là phần tiền lãi có được do lãi suất cho vay mang lại mà còn cộng
- 12 -
thêm các khoản chi phí trên. Tỷ lệ % của tổng thu nhập (còn gọi là chi
phí tài chính đối với người đi vay) trên số vốn cho vay chính là tỷ suất
lợi tức hay lãi suất hiệu quả của tổ chức tín dụng.
1.3.3. Các lãi suất cơ bản của ngân hàng.
Ba loại lãi suất cơ bản của ngân hàng thường được quan tâm hơn
cả bao gồm lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay và lãi suất liên ngân
hàng.
- Lãi suất tiền gửi thông thường là lãi suất mà ngân hàng thương
mại (NHTM) trả cho người gửi tiền trên số tiền ở tài khoản tiền tiết
kiệm, lãi suất tiền gửi được xác định thông qua công thức:
itg = icb + ii
Trong đó: - itg là lãi suất tiền gửi.
- icb là tỷ lệ lãi cơ bản của ngân hàng trả cho từng loại
tiền gửi khác nhau.
- Lãi suất cho vay là lãi suất mà ngân hàng cho các cá nhân, tổ
chức vay vốn trong thời hạn nhất định, tuỳ theo tính chất của món vay
và thời gian vay vốn mà lãi suất cho vay được xác định khác nhau, tuy
vậy lãi suất cho vay thường được xác định dựa trên cơ sở của lãi suất
tiền gửi:
icv = itg + X
Trong đó: - icv là lãi suất cho vay.
- X là chi phí nghiệp vụ của ngân hàng.
- Lãi suất liên ngân hàng là lãi suất mà các ngân hàng cho nhau
vay tiền tệ như lãi suất LIBOR hay PIBOR... tương ứng với lãi suất
trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng London hay Paris...
- 13 -
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất.
2.1. Cung cầu của quỹ cho vay.
Lãi suất là giá cả của cho vay chính vì vậy bất kỳ sự thay đổi nào
của cung và cầu quỹ cho vay không cùng một tỷ lệ đều sẽ làm thay
đổi mức lãi suất trên thị trường
Từ đó cho thấy ta có thể điều chỉnh mức lãi suất trên thị trường
bằng cách tác động vào cung cầu vốn trên thị trường mặt khác muốn
duy trì sự ổn định của lãi suất thì sự ổn định của thị trường vốn phải
được đảm bảo vững chắc.
2.2. Lạm phát dự tính.
Khi mức lạm phát được dự đoán sẽ tăng lên trong một thời kỳ nào
đó, lãi suất sẽ có xu hướng tăng lên (hiệu ứng Fisher).
Nguyên nhân:
- Xuất phát từ mối quan hệ giữa lãi suất thực và lãi suất danh
nghĩa cho thấy để duy trì lãi suất thưc không đổi, tỷ lệ lạm phát tăng
đòi hỏi lãi suất danh nghĩa phải tăng lên tương ứng.
- Công chúng dự đoán lạm phát tăng sẽ dành phần tiết kiệm của
mình cho việc dự trữ hàng hoá hoặc những dạng thức tài sản phi tài
chính khác như vàng, ngoại tệ mạnh… chính điều này sẽ làm giảm
cung quỹ cho vay và gây áp lực tăng lãi suất của các ngân hàng cũng
như trên thị trường.
2.3. Hoạt động thu, chi ngân sách Nhà nước.
Ngân sách Nhà nước vừa là nguồn cung tiền gửi vừa là nguồn cầu
tiền vay đối với ngân hàng. Do đó, sự thay đổi giữa thu, chi ngân sách
Nhà nước là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất. Ngân
sách bội chi hay thu không kịp tiến độ sẽ dẫn đến lãi suất tăng. Để bù
- 14 -
đắp, chính phủ sẽ vay dân bằng cách phát hành trái phiếu. Như vậy
lượng tiền trong dân chúng sẽ bị thu hẹp làm tăng lãi suất.
Ngoài ra khi thâm hụt ngân sách đã trực tiếp làm cầu về quỹ cho
vay trong các định chế tài chính tăng lên, trong khi cung lại giảm và
nâng cao lãi suất hoặc người dân dự đoán lạm phát sẽ tăng cao do Nhà
nước tăng khối lượng cung ứng tiền tệ, dẫn tới việc găm tiền lại để
mua tài sản khác làm cung quỹ cho vay bị giảm một cách tương ứng
và lãi suất tăng lên.
2.4. Thay đổi của thuế.
Thuế thu nhập cá nhân và thuế lợi tức công ty khi tăng lên có
nghĩa là điều tiết đi một phần thu nhập của những cá nhân và tổ chức
cung cấp dịch vụ tín dụng hay những người tham gia kinh doanh
chứng khoán. Mọi người đều quan tâm tới lợi nhuận sau thuế hay thu
nhập thực tế hơn là thu nhập danh nghĩa do đó để đảm bảo mức lợi
nhuận thực tế họ phải cộng thêm vào lãi suất cho vay những thay đổi
của thuế.
Vấn đề xác lập và điều chỉnh thuế cho phù hợp nhằm hạn chế
những tác động ngoài ý muốn.
2.5. Tỷ giá.
Tỷ giá là giá cả tiền tệ của nước này thể hiện bằng đơn vị tiền tệ
của nước khác. Tỷ giá do quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối
quyết định và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như cán cân thanh
toán quốc tế, cung cầu ngoại tệ, lạm phát… trong xu thế toàn cầu hoá
hiện nay làm cho không một quốc gia nào, nếu muốn tồn tại và phát
triển, lại không tham gia thực hiện phân công lao động và thương mại
quốc tế. Thông qua quá trình trao đổi buôn bán giữa các nước, tỷ giá
(tỷ giá được niêm yết theo phương pháp biểu hiện trực tiếp) của một
- 15 -
nước tăng, xuất khẩu tăng lên nguồn thu ngoại tệ tăng lên. Điều đó
làm tăng cung ngoại tệ, tương đương với việc tăng cầu nội tệ kết quả
là làm lãi suất tăng lên.
Bằng cách lập luận tương tự, chúng ta sẽ thu được một mức lãi
suất nội tệ thấp hơn nếu tỷ giá giảm, đồng nội tệ có giá hơn. Tóm lại,
khi mức giá của đồng tiền một nước so với các nước khác giảm xuống
thì một ước đoán hợp lý là lãi suất trong nước sẽ tăng lên và ngược lại.
2.6. Những thay đổi trong đời sống xã hội.
Ngoài những yếu tố ở trên, lãi suất còn rất nhạy cảm với những
biến đổi của tình hình kinh tế, chính trị cũng như những biến động tài
chính quốc tế như các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trên thế
giới...
Từ cuối năm 2000, nền kinh tế Mỹ rơi vào tỡnh trạng suy thoỏi.
Cỏc nền kinh tế lớn khỏc trờn thế giới : Tõy Âu, Nhật Bản,... cũng rơi
vào tỡnh trạng trỡ trệ. Để cứu vón xu thế đó, từ ngày 4-1-2001, Cục
dự trữ liên bang Mỹ - FED (Ngân hàng trung ương của nước này) đó
11 lần hạ lói suất chủ đạo của mỡnh, từ 6,5%/năm (trước tháng 1-
2001) lần lượt xuống cũn 1,75%/thỏng (từ 12-12-2001), thấp nhất
trong vũng hơn 30 năm qua trong lịch sử nền kinh tế Mỹ. Ngân hàng
trung ương Nhật Bản (BOJ) hạ lói suất của mỡnh xuống bằng 0. Ngõn
hàng trung ương châu Âu (ECB) cũng nhiều lần hạ lói suất của
mỡnh... Tỏc động dây chuyền của lói suất trờn cỏc thị trường chủ chốt
của thế giới : Thị trường liên ngân hàng Luân Đôn (LIBOR), Thị
trường liên ngân hàng Xin-ga-po (SIBOR),... cũng liên tục giảm. Ở
Việt Nam, để hạn chế tác động tiêu cực của xu hướng suy giảm nền
kinh tế toàn cầu từ đầu năm 2001 đến nay, ngân hàng nhà nước
(NHNN) đó cắt giảm lói suất cơ bản đối với đồng Việt Nam (VND)
- 16 -
tới 4 lần, từ mức 0,75%/tháng, xuống cũn 0,725%, 0,65% và
0,60%/thỏng (từ 1-11-2001) ; đồng thời, 2 lần cắt giảm lói suất tỏi cấp
vốn, từ mức 0,50% xuống 0,45%/thỏng rồi 0,40%, 2 lần cắt giảm lói
suất tỏi chiết khấu từ 0,45%/thỏng xuống 0,40% rồi 0,35%.
3. Ảnh hưởng của lãi suất trong nền kinh tế.
3.1. Lãi suất với quá trình huy động vốn.
Đối với Việt Nam trên con đường phát triển kinh tế thì vấn đề tích
luỹ và sử dụng vốn có tầm quan trọng đặc biệt cả về phương pháp
nhận thức và chỉ đạo thực tiễn. Vì vậy chính sách lãi suất có vai trò
hết sức quan trọng trong việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong xã
hội và các tổ chức kinh tế đảm bảo đúng định hướng vốn trong nước
là quyết định, vốn ngoài nước là quan trọng trong chiến lược CNH-
HĐH nước ta hiện nay.
Việc áp dụng một chính sách lãi suất hợp lý đảm bảo nguyên tắc:
lãi suất phải bảo tồn được giá trị vốn vay, đảm bảo tích luỹ cho cả
người cho vay và người đi vay. Cụ thể:
+ Tỷ lệ lạm phát< lãi suất tiền gửi < lãi suất tiền vay < tỷ suất lợi
nhuận bình quân.
+ Lãi suất ngắn hạn < lãi suất dài hạn (đối với cả tiền gửi và tiền
vay)
Lãi suất có khả năng điều tiết một cách tự nhiên lượng vốn lưu
thông từ nơi thừa đến nơi thiếu, từ người có vốn sang người cần vốn
để đưa vốn vào sử dụng tr