Lãi suất và vấn đề tự do hoá lãi suất ở Việt Nam hiện nay

Lãi suất là một trong những công cụ rất quan trọg của chính sách tiền tệ quốc gia. Nó tác động hết thảy các khâu sản xuất- tiêu dùng- tích luỹ - đầu tư, góp phần kìm hãm hay tăng trưởng kinh tế. Lãi suất là một phạm trù kinh tế có tính hai mặt, nếu xác định lãi suất hợp lí sẽ là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy sản xuất-lưu thông hàng hoá phát triển và ngược lại. Bởi vậy, lãi suất vừa là công cụ quản lí vĩ mô của Nhà nước, vừa là công cụ điều hành vi mô của các ngân hàng thương mại. Một chính sách lãi suất có hiệu quả là chính sách được áp dụng nhất quán trong một lãnh thổ và được NHNN điều chỉnh chặt chẽ, mềm dẻo theo từng thời kì cho phù hợp với nhu cầu huy động vốn và cung ứng vốn nhằm thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chúng, phục vụ phát triển kinh tế đất nước, đồng thời đảm bảo được cho hoạt động của các ngân hàng thương mại thực sự có hiệu quả. Tuỳ vào tốc độ phát triển kinh tế và mức độ ổn định tiền tệ mà mỗi quốc gia sẽ đưa ra các phương pháp điều hành và quản lý lãi suất ở các mức khác nhau. Đối với Việt Nam, trong bước chuyển mình từ một nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết quản lí của Nhà nước; trong quá trình hoà nhập cùng sự phát triển của nền kinh tế thế giới, việc xem xét vấn đề lãi suất là rất cần thiết. Chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà Nước đang từng bước tiến dần tới một chính sách lãi suất thị trường. Thay đổi theo hướng tự do hoá, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong nước và mức độ hội nhập với thị trường khu vực và thế giới. Để hiểu rõ hơn các bước đi trong lộ trình đổi mới chính sách lãi suất trong thời gian qua và từ đó có những định hướng phù hợp hơn trong gian đoạn tới. Đề án xin được đề cập đến vấn đề: Lãi suất và vấn đề tự do hoá lãi suất ở Việt Nam hiện nay.

doc59 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2684 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lãi suất và vấn đề tự do hoá lãi suất ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu L ãi suất là một trong những công cụ rất quan trọg của chính sách tiền tệ quốc gia. Nó tác động hết thảy các khâu sản xuất- tiêu dùng- tích luỹ - đầu tư, góp phần kìm hãm hay tăng trưởng kinh tế. Lãi suất là một phạm trù kinh tế có tính hai mặt, nếu xác định lãi suất hợp lí sẽ là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy sản xuất-lưu thông hàng hoá phát triển và ngược lại. Bởi vậy, lãi suất vừa là công cụ quản lí vĩ mô của Nhà nước, vừa là công cụ điều hành vi mô của các ngân hàng thương mại. Một chính sách lãi suất có hiệu quả là chính sách được áp dụng nhất quán trong một lãnh thổ và được NHNN điều chỉnh chặt chẽ, mềm dẻo theo từng thời kì cho phù hợp với nhu cầu huy động vốn và cung ứng vốn nhằm thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chúng, phục vụ phát triển kinh tế đất nước, đồng thời đảm bảo được cho hoạt động của các ngân hàng thương mại thực sự có hiệu quả. Tuỳ vào tốc độ phát triển kinh tế và mức độ ổn định tiền tệ mà mỗi quốc gia sẽ đưa ra các phương pháp điều hành và quản lý lãi suất ở các mức khác nhau. Đối với Việt Nam, trong bước chuyển mình từ một nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết quản lí của Nhà nước; trong quá trình hoà nhập cùng sự phát triển của nền kinh tế thế giới, việc xem xét vấn đề lãi suất là rất cần thiết. Chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà Nước đang từng bước tiến dần tới một chính sách lãi suất thị trường. Thay đổi theo hướng tự do hoá, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong nước và mức độ hội nhập với thị trường khu vực và thế giới. Để hiểu rõ hơn các bước đi trong lộ trình đổi mới chính sách lãi suất trong thời gian qua và từ đó có những định hướng phù hợp hơn trong gian đoạn tới. Đề án xin được đề cập đến vấn đề: Lãi suất và vấn đề tự do hoá lãi suất ở Việt Nam hiện nay. Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề án bao gồm 3 chương: Chương I: Các vấn đề cơ bản về lãi suất và tự do hoá lãi suet Chương II: Tiến trình tự do hoá lãi suất ở Việt Nam trong giai đoạn vừa qua. Chương III: Giải pháp hoàn thiện và nâng cao việc thực hiện chính sách tự do hoá lãi suất trong thời gian tới Chương I Các vấn đề cơ bản về lãi suất và tự do hoá lãi suất I. Tìm hiểu chung về lãi suất 1. Lãi suất và vai trò của lãi suất trong nền kinh tế. 1.1 Thế nào là lãi suất? Lãi suất là một phạm trù kinh tế khách quan, mang tính chất tổng hợp và đa dạng. Nó được hiểu theo nghĩa chung nhất là giá cả của tin dụng – giá cả của quan hệ vay mượn hoặc cho thuê những dịch vụ về vốn dưới hình thức tiền tệ hoặc các dạng thức tài sản khác nhau. Khi đến hạn, người ta sẽ phải trả cho người cho vay một khoản tiền dôi ra ngoài số tiền vốn gọi là tiền lãi. Và tỷ lệ phần trăm giữa só tiền lãi trên số tiền vốn đi vay gọi là lãi suất lãi suất được biểu hiện dưới dạng số tuyệt đối, đó chính là lợi tức tín dụng. Như vậy lợi tức tín dụng là khoản tiền chi trả cho việc vay mượn quyền sở hữư và quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất định. 1.2 Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường lãi suất giữ vị trí khá quan trọng, nó đươc thể hiện như sau: 1.2.1 Lãi suất là một công cụ kích thích lợi ích vật chất để thu hút các khoản tiền tiết kiệm của các chủ thể kinh tế. Tiết kiệm là phần thu nhập còn lại sau khi tiêu dùng ở hiên tại của các chủ thể kinh tế. Với việc tạo thu nhập cho người tiết kiệm, lãi suất trở thành một nhân tố cơ bản điều tiết tiêu dùng và tiết kiệm. Lãi suất cao khuyến khích ngưòi ta hy sinh tiêu dùng hiện tại, tiết kiệm nhiều hơn để có khoản tiêu dùng nhiều hơn trong tương lai và ngược lại. Trong một nền kinh tế thị trường tài chính phát triển, các khoản tiết kiệm được thu hút triệt để qua các kênh tài chính trực tiếp và kênh tài chính gián tiếp để tạo nên quỹ vay đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. 1.2.2 Lãi suất là công cụ điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Với tư cách là giá phải trả cho những số tiền vay để đầu tư hay mua các vật dụng tiêu dùng, lãi suất tạo nên khoản chi phí của người đi vay. Việc so sánh giữa lãi suất phải trả với hiệu quả biên của đồng vốn là căn cứ quan trọng để người kinh doanh đưa ra quyết định đầu tư. Một sự gia tăng trong lãi suất sẽ làm giảm khả năng có được những thu nhập khá lớn để bù đắp được số lãi phải trả và do đó số đầu tư chắc chắn sẽ giảm. Cũng có thể lập luận như vậy về việc đi vay để tiêu dùng, những người tiêu dùng so sánh số lãi phải trả cho một khoản vay mượn với ý muốn có càng sớm càng tốt một vật dụng như một căn nhà hay là một chiếc ô tô chẳng hạn. Những lãi suất cao hơn sẽ làm cho một số người tiêu dùng chờ đợi chứ không mua ngay, và số tiêu dùng dự định sẽ giảm xuống. Tổng cầu bao gồm cr các thành phần như cầu đầu tư của doanh nghiệp và cầu tiêu dùng của cá nhân, của hộ gia đình sẽ thay đổi theo. Vì sự biến động của lãi suất có tác dộng đến đầu tư, đến tiêu dùng nên nó có tác động gián tiếp đến các mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô, biểu hiện trong các trường hợp sau: +Lãi suất thấp đ khuyến khích đầu tư, khuyến khích tiêu dùngđtăng tổng cầu đSản lượng tăng , giá cả tăng, thất ngiệp giảm, nội tệ có xu hướng giảm giá so với ngoại tệ. +Lãi suất cao đ Hạn chế đầu tư, hạn chế tiêu dùng đ giảm tổng cầu đ sản lượng giảm , giá cae giảm , thất nghiệp tăng,nội tệ co xu hướng tăng so với đồng ngoại tệ. Vì có khả năng tác động đến các biến số kinh tế của nền kinh tế vĩ mô như trên nên lãi suất được Chính Phủ các nước làm công cụ có hiệu quả để điều tiết nền kinh tế quốc gia. 1.2.3 Lãi suất là công cụ phân phối vốn và kích thích sử dụng vốn có hiệu quả. Lãi suất có tác dụng trong việc phân bổ vốn. Đối với những dự án có mức độ rủi ro như nhau, dự án nào có lãi suất cao hơn thường thu hút được vốn nhanh hơn, nhiều hơn. Còn những dự án nào chứa đựng nhiều rủi ro thì phải trả lãi suất cao mới có khả năng thu hút được vốn. Như vậy bằng cách đưa ra các mức lãi suất khác nhau có thể tạo được sự phân bổ các luồng vốn theo mục đích mong muốn. Trong quan hệ vay vốn, người di vay không phải hoàn trả gốc khi đến hạn mà còn trả lãi khoản vay, hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi vừa là một đặc trưng của quan hệ tín dụng, vừa là một nguyên tắc tín dụng. Bằng việc buộc phải trả lãi đã kích thích các doanh nghiệp nói riêng, kích thích người vay vốn nói chung phải sử dụng vốn có hiệu quả, vốn phải có tác dụng thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo thu nhập để bù đắp chi phí, có lợi nhuận, tạo cơ sở cho viêc trả lãi vì tiền lãi thưc chất là một phần lợi nhuận mà người đi vay trả cho ngươi cho vay. 1.2.4 Lãi suất là công cụ đo lường tình trạng sức khoẻ của nền kinh tế. Trong giai đoạn đang phát triển của nền kinh tế lãi suất thường có xu hưóng tăng do cung – cầu quỹ cho vay đều tăng lên, trong đó tốc độ tăng của cầu quỷ cho vay lớn hơn tốc độ tăng của cung quỹ cho vay. Ngược lại, trong giai đoạn suy thoái của nền kinh tế, lãi suất thường có xu hướng giảm xuống. Lãi suất là biến số thường xuyên biến động trong nền kinh tế, căn cứ vào sự biến động đó của lãi suất, người ta có thể dự báo các yếu tố khác của nền kinh tế như : tính sinh lời của các cơ hội đầu tư, mức lạm phát dự tính, mức thiếu hụt ngân sách. Người ta cũng có thể dựa vào lãi suất trong một thời kỳ để dự báo tình hình kinh tế trong tương lai. Các dự báo sẽ là cơ sở quan trọng để chủ thể kinh tế đưa ra các quyết định đầu tư, tiêu dùng, các quyết định kinh doanh phù hợp. 1.2.5 Lãi suất là công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Khả năng điều tiết nền kinh tế vĩ mô của lãi suất đã làm cho nó trở thành công cụ quan trọng để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia: Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cũng như thị trường tài chính chưa phát triển, lãi suất được sử dụng làm một công cụ trực tiếp để tác động vào mục tiêu trung gian và qua đó tới mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ. Ngân hàng TW sử dụng loại công cụ này dưới hình thức ấn định trực tiếp lãi suất kinh doanh cho các ngân hàng hoạc qui định khung lãi suất tiền gửi – lãi suất tiền vay hoặc trần suất tiền vay qua đó khống chế lãi suất cho vay của các ngân hàng theo hướng chặt hoặc nới lỏng tiền tệ. Trong điều kiện thị trường tài chính phát triển, Ngân hàng TW sử dụng công cụ lãi suất gián tiếp chẳng hạn như lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay cầm cố để tác động gián tiếp tói lãi suất thị trường. Lãi suất thị trường thay đổi sẽ tác động tới các biến số kinh tế vĩ mô. Ngàynay theo xu hướng tự do hoá tài chính, cơ chế điều tiết nền kinh tế bằng công cụ lãi suất ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới. Như vậy trong nền kinh tế lãi suất là công cụ kinh tế khá quan trọng làm sao để lãi suất phải phù hợp với lãi suất của các nước trên thế giới trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề được đặt ra và cần được giải quyết. 2. Các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất, nguyên tắc và phương pháp xác định lãi suất. Các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất Trong các nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, nhà nước đóng vai trò trung tâm hầu hết tất cả các hoạt đông kinh tế – xã hội. Trong các nước này cũng không có thị trường tài chính và tài chính kiềm chế là mô hình quản lý tài chính phổ biến. Vì lẽ đó, lãi suất trong các nước đó đều do nhà nước qui định, thậm chí một số nước còn qui định đến cả mức chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay ngân hàng. Sự biến động của lãi suất trong các điều kiện như vậy phần lớn phụ thuộc và ý chí của chính phủ và không thể dự đoán hay xác lập bất cứ quy luật vận động nào. Trái lại trong nền kinh tế thị trường, nhà nước chỉ đóng vai trò là người điều tiết vĩ mô, thị trường tài chính và các ngân hàng cũng như các tổ chức tài chính trung gian rất phát triển. Hơn nữa đã các nươc này lại theo đuổi tài chính tự do hoá và cơ chế hình thành lãi suất là cơ chế thị trường. Lãi suất vì vậy luôn biến động phụ thuộc rất nhiều vao các nhân tố kinh tế vĩ mô cũng như nhiều nhân tố khác. Sau đây chúng ta sẽ đi sâu nghiên cứu một số nhân tố cơ bản và quan trọng nhất: 2.1.1 ảnh hưởng của cung cầu của quỹ cho vay. Lãi suất cả của cho vay vì vậy bất kỳ sự thay đổi của cung và cầu hoặc cả cung và cầu quỹ cho vay không cùng một tỷ lệ đều sẽ là thay đổi mức lãi suất trên thị trường, tuy mức độ biến động của lãi suất cũng ít nhiều phụ thuộc vào các quy định của chính phủ và ngân hàng TW, song đa số các nước có nền kinh tế thị trường đều dựa vào nguyên lý này để xác định lãi suất. Từ điều này cho thấy chúng ta có thể tác động vào cung cầu trên thị trường vốn để thay đổi lãi suất trong nền kinh tế cho phù hợp với mục tiêu chiến lược trong từng thời kỳ: chẳng hạn như thay đổi cơ cấu vốn đầu tư, tập trung vốn đầu tư cho các dự án trọng điểm mặt khác, muốn duy trì sự ổn của lãi suất thì sự ổn định của thị trường vốn phải được đảm bảo vững chắc 2.1.2 ảnh hưởng của lạm phát kỳ vọng. Khi mức lạm phát được dự đoán sẽ tăng lên trong một thòi kỳ nào đó, lãi suất sẽ có xu hướng tăng. Điều này có thể giải thích bằng cả hai hướng tiếp cận: thứ nhất ,xuất phát từ mối quan hệ giữa lãi suất thực va lãi suất danh nghĩa cho thấy, để duy trì lãi suất thực không đổi, tỷ lệ lạm phát tăng ,sẽ danh phần tiết kiệm của mình cho việc dự trữ hàng hoá hoặc những dạng thức tài sản phi tài chính khác (non –financial assets ) như vàng, ngoại tệ mạnh, hoặc đầu tư vốn ra nước ngoài nếu có thể. Tất cả các điều này làm giảm cung quỹ cho vay và gây áp lực tăng lãi suất của các nhà băng cũng như trên thị trường. Từ mối quan hệ này cho thấy ý nghĩa và tầm quan trọng của việc khắc phục tâm lý lạm phát đối với việc ổn định lãi suet, sự ổn định và tăng trưởng nền kinh tế 2.1.3 ảnh hưởng của bội chi ngân sách Một cách đơn giản nhất, bội chi ngân hàng TW và địa phương trực tiếp làm cho cầu của quỹ cho vay tăng lãi suất. Sau nữa bội chi ngân hàng sẽ tác động đến tâm lý công chúng về gia tăng mức lạm phát và do vậy sẽ gây áp lực tăng lãi suất. Trên một gốc độ khác thông thường khi bội chi ngân sách tăng chính phủ thường gia tăng việc phát hành trái phiếu. Lượng cung trái phiếu trên thị trường tăng lên làm cho giá trái phiếu có xu hướng giảm, lãi suất thị trường vì vậy mà tăng lên. Hơn nữa ,tài sản có của các ngân hàng thương mại cũng gia tăng ở khoản mục trái phiếu chính phủ, dự trữ vượt quá giảm, lãi suất ngân hàng cũng sẽ tăng. 2.1.4 Những thay đổi về Thuế Thuế thu nhập cá nhân và thuế lợi tức công ty luôn tác động đến lãi suất giống như khi thuế tác động đến giá cả hàng hoá. Nếu các hình thức này tăng lên cũng có nghĩa điều tiết đi một phần thu nhập của những cá nhân, tổ chức cá nhân và tổ choc cung cấp dịch vụ tín dụng hay những người tham gia kinh doanh chứng khoán. Thông thường ai cũng có quan tâm đến thu nhập thực tế hay lợi nhuận sau thuế hơn là thu nhập danh nghĩa. Do vậy, để duy trì một mức thuận lợi thực tế nhất định họ phải cộng thêm vào lãi suất cho vay những thay đổi của thiếu. Điều quan trọng được rút ra từ mối quan hệ này là việc xác lập và điều chỉnh đối với chính sách thuế, nhằm hạn chế những tác động ngoài ý muốn của mổi thay đổi nói trên của thuế. 2.1.5 Những thay đổi trong đời sống xã hội Ngoài những yếu tố được trình bày trên đây, sự thay đổi của lãi suất còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về đời sống xã hội khác, Sự phát triển của thị trường tài chính với các công cụ tài chính đa dạng phong phú là một ví dụ. Các công cụ này khác nhau không chỉ ở thời gian phương pháp tính và trả lãi, khả năng tiêu thụ mà cả về độ co dãn của giá cả theo lượng cầu của chúng. Chính vì vậy mà những thay đổi trong cơ cấu chứng khoán; sự xuất hiện các chứng khoán mới, cũng như phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu của thị trường sơ cấp cũng sẽ tác động thay đổi lãi suất trên thị trường thứ cấp. Mức độ phát triển của các thể chế tài chính trung gian và gắn liền theo đó là sự cạnh tranh trong hoạt động cung cấp dịch vụ của các tổ chức này là các ví dụ khác. Hiệu suất sử dụng vốn hay tỷ suất đầu tư cận biên trong nền kinh tế trong các thời kỳ khác nhau do những thay đổi trong công nghiệp và sự phát triển mang tính chu kỳ của nền kinh tế cũng tác động đến sự thay đổi lãi suất. Thêm nữa tình hình về kinh tế, chính trị cũng như những biến động tài chính quốc tế như các khủng hoảng tài chính tiền tệ trên thế giới; các luồng vốn dầu tư ra,vào các đối với các nước...,đều ít nhiều tác động đến sự thay đổi của lãi suất của các nước khác. Tất cả các vấn đề này gợi ý cho tất cả những nghiên cứu, soạn thảo và điều hành chính sách lãi suất phải có những sự nhìn nhận và đánh giá một cách tổng thể trước khi đưa ra bất kỳ kết luận hoặc quyết định nào liên quan đến lãi suất. Như vậy trong nền kinh tế lãi suất là công cụ kinh tế khá quan trọng làm sao để lãi suất phải phù hợp với lãi suất của các nước trên thế giới trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề được đặt ra và cần được giải quyết. 2.2 Các nguyên tắc cơ bản để xác định chế độ lãi suất. Lãi suất tín dụng phải đảm bảo các nguyên tắc sau: Nguyên tắc 1: Lãi suất phải đồng thời thực hiện được 2 chức năng kích thích, điều tiết hoạt động kinh tế phát triển và là chính sách kinh tế có hiệu quả. Do lãi suất có ảnh hưởng đến tất cả các quyết định liên quan đến tiền trong xã hội nên việc xác định một mức lãi suất hợp lí là rất quan trọng. Lãi suất có khả năng điều tiết một cách tự nhiên lượng vốn lưu thông từ nơi thừa đến nơi thiếu, từ người có vốn sang người cần vốn để đưa vốn vào sử dụng trong các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh có lợi cho nền kinh tế và xã hội. Mức lãi suất nhỏ hơn mức hợp lí sẽ khiến người vay đánh giá thấp giá trị sử dụng của đồng vốn dẫn đến đầu tư không hiệu quả, lãng phí nguồn vốn, gây thiệt hại cho bản thân người đi vay lẫn người cho vay và hơn nữa, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, mức lãi suất cao hơn mức hợp lí tức là đánh giá quá cao giá trị sử dụng của đồng vốn thì chỉ có tác dụng khuyến khích người cho vay, làm cho vốn trở nên dư thừa, ứ đọng, không được đầu tư vào sản xuất kinh doanh, không sinh lãi, lúc đó đồng vốn trở thành “ vốn chết ” không còn tác dụng gì nữa. Vì vậy, trước khi xác định mức lãi suất phải tính đến nguyên tắc này đầu tiên. Nguyên tắc 2: Bảo tồn giá trị của vốn, bù đắp được rủi ro, có tích luỹ cho người sở hữu vốn và người sử dụng vốn. Khi đem vốn vào sử dụng, sau một thời gian nhất định, người sử dụng vốn cũng như người cho vay vốn đều hi vọng vốn ban đầu sẽ tạo ra một lượng tiền lớn hơn tức là có sinh lãi đủ để trang trải các chi phí và để lại một phần lợi nhuận. Đây là lẽ đương nhiên. Song trên thực tế không phải đầu tư nào cũng đem lại kết quả tốt đẹp, sẽ có những lúc bị lỗ, thậm chí mất cả vốn ban đầu. Do đó, lãi suất phải đảm bảo nguyên tắc 2 để người cho vay và người đi vay không bị thiệt thòi dù cho việc sử dụng vốn có lúc lãi có lúc lỗ. Nguyên tắc 3: Lãi suất phải được phân định theo thị trường tiền tệ cấp 2. Sở dĩ lãi suất phải phân định ra vì trên mỗi thị trường, các yếu tố quyết định đến mức lãi suất là khác nhau như: chủ thể sở hữu và sử dụng vốn, chi phí huy động vốn, mức độ rủi ro, uy tín của người vay.v.v...Tuy nhiên, lãi suất trên thị trường cấp 2 có thể dựa vào lãi suất trên thị trường cấp một để định ra mức lãi suất phù hợp và lãi suất trên thị trường cấp 1 có thể tăng hay giảm để tác động vào lãi suất của thị trường cấp 2. Tóm lại, lãi suất trên 2 thị trường tiền tệ phải khác nhau nhưng có quan hệ hữu cơ và ràng buộc lẫn nhau. Thông thường, lãi suất trên thị trường cấp một nhỏ hơn lãi suất trên thị trường cấp 2 để đảm bảo cho các tổ chức tín dụng sau khi đi vay trên thị trường cấp 1 và cho vay trên thị trường cấp 2 sẽ thu được một phần lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất trên hai thị trường đó. Nguyên tắc 4: Nguyên tắc này được hình thành trên cơ sở nguyên tắc 1 và 2, trong đó: Tỉ lệ lạm phát < Lãi suất đi vay < Lãi suất cho vay < Tỉ suất lợi nhuận bình quân của nền kinh tế (1) Lãi suất ngắn hạn < Lãi suất trung và dài hạn (2) Bất đẳng thức (1) cho thấy lãi suất phải đảm bảo có lợi cho cả người vay và người đi vay đồng thời có tác dụng thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phát triển nền kinh tế. Tỉ lệ lạm phát càng thấp và tỉ suất lợi nhuận bình quân của nền kinh tế càng cao thì càng tốt đối với cả dân cư, tổ chức tín dụng và doanh nghiệp. Trong bất đẳng thức (2) lãi suất rõ ràng phải có tính bù đắp được rủi ro, thời hạn sử dụng vốn càng dài, rủi ro càng cao thì lãi suất càng lớn. Vì nếu lãi suất ngắn hạn lớn hơn lãi suất trung và dài hạn thì nó chỉ có lợi cho những người giàu, lắm tiền gửi vào TCTD, sống dựa vào lãi cao, ngắn ngày, làm mất đi chức năng cơ bản của các tổ chức tín dụng là “ đi vay để cho vay” và có hại cho nền kinh tế, xã hội và các doanh nghiệp sản xuất. Nguyên tắc 5: Đảm bảo sự biến thiên của lãi suất theo sát sự biến động của thị trường tiền tệ trong nước và tiếp cận thị trường quốc tế. Lãi suất phản ánh qui luật cung- cầu vốn, do đó nó phải phụ thuộc vào sự biến động của các luồng vốn trên thị trường. Nếu cung vốn đang thừa mà lãi suất cứ tăng lên thì những người cần vốn trên thị trường sẽ không vay tiền nữa, làm cho vốn không được lưu thông, hạn chế sự tăng trưởng của nền kinh tế. Mặt khác, đối với mỗi quốc gia, lãi suất không chỉ phù hợp với thị trường trong nước mà còn phải vận động ngày càng gần với lãi suất trên thị trường quốc tế. Có như thế, đất nước mới có thể hoà nhập với nền kinh tế thế giới và có quan hệ bình đẳng với các quốc gia phát triển khác. 2.3 Phương pháp xác định lãi suất. 2.3.1 Cơ sở hình thành lãi suất. Việc tìm ra một cơ sở có thể hoàn toàn tin cậy là không thể có ngay được. Các nước có nền kinh tế thị trường cạnh tranh hoàn hảo cũng đã và đang xây dựng lãi suất theo phương pháp phân tích thông tin của thị trường, với kinh nghiệm và sự uyên thâm trong nghề nghiệp để định lượng một lãi suất phù hợp. Trong phần này, chúng ta xem xét các cơ sở mà hầu hết các nước đang sử dụng cho việc hình thành lãi suất. Tỉ lệ lợi nhuận bình quân và tỉ lệ trượt giá là hai yếu tố quan trọng cấu thành nên lãi suất đồng thời cũng là 2 cơ sở hình thành nên mức lãi suất. Lãi suất tín dụng trong cơ chế thị trường bị giới hạn bởi tỉ suất lợi nhuận bình quân của nền kinh tế (giới hạn trên) và tỉ lệ lạm phát (giới hạn dưới). Lãi suất chỉ có thể vận động trong giới hạn đó và phải căn cứ
Luận văn liên quan