Đo lường lạm phát: dùng Chỉ số giá
Có 3 loại chỉ số giá thông dụng:
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI):phản ánh mức giá chung của tất cả các hàng hóa, dịch vụ được người tiêu dùng trong nước mua.
- Chỉ số giá sản xuất(PPI):hay còn gọi là chỉ số giá bán buôn, phản ánh mức giá bán buôn (từ người sản xuất đến người phân phối) của các hàng hóa (không tính dịch vụ).
- Chỉ số điều chỉnh GDP:GDP deflator phản ánh mức giá chung của tất cả các hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra trong nước.
39 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2722 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lạm phát: Nguyên nhân và tác động (Bài 9), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 9 Lạm phát: Nguyên nhân và tác động Lạm phát Lạm phát là tình trạng mức giá chung trong nền kinh tế tăng lên theo thời gian. Lạm phát Tỷ lệ lạm phát (the inflation rate) là phần trăm thay đổi trong mức giá chung của thời kỳ này so với thời kỳ trước. Lạm phát Đo lường lạm phát: dùng Chỉ số giá Có 3 loại chỉ số giá thông dụng: - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI):phản ánh mức giá chung của tất cả các hàng hóa, dịch vụ được người tiêu dùng trong nước mua. - Chỉ số giá sản xuất(PPI):hay còn gọi là chỉ số giá bán buôn, phản ánh mức giá bán buôn (từ người sản xuất đến người phân phối) của các hàng hóa (không tính dịch vụ). - Chỉ số điều chỉnh GDP:GDP deflator phản ánh mức giá chung của tất cả các hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra trong nước. CPI Mức giá chung của nền kinh tế được phản ánh thông qua chỉ số giá tiêu dùng: CPI (Consumer Price Index) Ý nghĩa của chỉ số giá tiêu dùng: CPI tăng có nghĩa là các gia đình phải chi tiêu nhiều hơn để duy trì một mức sinh hoạt như trước. CPI Chỉ số CPI đo sự thay đổi giá hàng hoá dịch vụ mà người tiêu dùng mua và phải trả trong quá trình tiêu dùng. CPIi là chỉ số giá tiêu dùng năm i Cii là tổng chi tiêu cho tiêu dùng năm i tính theo giá năm i Cig là tổng chi tiêu cho tiêu dùng năm i tính theo giá năm gốc CPI Lựa chọn năm gốc: VD: - Việt Nam chọn năm gốc là năm 2000 - CPI của năm gốc bằng 100 - Tính CPI các năm sau bằng cách lấy giá của rổ hàng hóa năm đó chia cho giá của rổ hàng hóa năm gốc, rồi nhân với 100 Tính chỉ số giá tiêu dùng Bước 1: Xác định rổ hàng hóa và số lượng từng hàng hóa Tính chỉ số giá tiêu dùng Bước 2: Xác định giá của giỏ hàng trong mỗi năm Tính chỉ số giá tiêu dùng Bước 3: Tính giá rổ hàng hóa Tính chỉ số giá tiêu dùng Bước 4: Chọn năm gốc (giả sử năm 2007), tính CPI của từng năm Tính chỉ số giá tiêu dùng Tỷ lệ lạm phát Tỷ lệ lạm phát được tính như sau: Ví dụ: CPI2007 =100 CPI2008=160 Tốc độ lạm phát cả năm 2008 là Tỷ lệ lạm phát năm 2 = CPI năm 2 - CPI năm 1 CPI năm 1 ´ 100 gp2008 = 160 - 100 100 ´ 100 = 16% Quy mô lạm phát Lạm phát vừa phải: tỷ lệ lạm phát dưới 10%/ năm, khi tỷ lệ lạm phát thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát không gây tác động đáng kể đối với nền kinh tế (mức độ lạm phát cho phép). Lạm phát phi mã: Tỷ lệ lạm phát ở mức 2 chữ số, tình trạng này kéo dài có thể gây những biến dạng kinh tế nghiêm trọng Siêu lạm phát: Tỷ lệ lạm phát trên 200% Thiểu phát (disinflation): Tình trạng tỷ lệ lạm phát thấp (0 –1%) và giảm dần Giảm phát (deflation): Tình trạng mức giá chung trong nền kinh tế giảm (tỷ lệ lạm phát âm) Vấn đề tính toán chỉ số giá tiêu dùng Xác định rổ hàng hóa: Lựa chọn những hàng hóa điển hình và quan trọng đối với người tiêu dùng. Lựa chọn đầy đủ các hàng hóa đại diện cho các nhu cầu tiêu dùng khác nhau (thực phẩm, nhà ở, phương tiện đi lại, quần áo, giải trí, giáo dục…) Các hàng hóa trong rổ tính CPI được gán các tỷ trọng theo mức độ ảnh hưởng đến mức sống người tiêu dùng(các tỷ trọng này được điều chỉnh theo từng thời kỳ,5 năm 1 lần) Giỏ hàng hóa CPI của Việt nam Giỏ hàng hóa CPI của Mỹ Copyright©2004 South-Western Đánh giá mức chính xác của CPI CPI là một thước đo tương đối chính xác về mức giá chung của nền kinh tế, tuy nhiên cũng chưa phải là một thước đo chính xác về mức sống của người dân. Có một số vấn đề chưa được tính đến: hàng hóa thay thế (đặc biệt khi giá hàng hóa tăng, người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang những hàng hóa thay thế có giá rẻ hơn), chất lượng hàng hóa thay đổi qua các thời kỳ, xuất hiện hàng hóa mới Nguyên nhân lạm phát Hai nguyên nhân chính : Lạm phát do cầu kéo (demand- pull inflation) Lạm phát do chi phí đẩy (cost- push inflation) Lạm phát do cầu kéo Khi tổng cầu tăng dẫn đến mức giá chung của hàng hóa tăng ta gọi đây là lạm phát cầu kéo. Lạm phát do cầu kéo • Nền kinh tế cân bằng tại ①, Yp là sản lượng toàn dụng • Trong ngắn hạn, AD tăng, điểm cân bằng của nền kinh tế dịch từ ① đến②, sản lượng tăng lên mức Y1> Y2 • Trong dài hạn, lương tăng, chi phí đầu vào tăng, tổng cung giảm, đường AS dịch lên trên. Điểm cân bằng dịch chuyển từ ② lên ③, tại đó sản lượng trở về mức Y1, và P tăng (lạm phát) AS2 Y Y1 P ① Y2 P1 P2 AD1 AD2 ② P3 ③ AS1 Lạm phát do chi phí đẩy Chi phí sản xuất tăng (tiền lương, giá nguyên liệu đầu vào tăng, lãi suất tăng , …)làm hạn chế khả năng sản xuất của doanh nghiệp, AS giảm.Nên mức giá chung của hàng hóa tăng. Cpsx AS Y , P Lạm phát do chi phí đẩy AD ① P2 ② P1 Khi tổng cầu ổn định, một cú sốc về cung (giá cả đầu vào tăng: giá dầu, giá nguyên vật liệu,…) sẽ đẩy mức chi phí sản xuất và giá cả tăng lên - gây ra lạm phát Điểm cân bằng của nền kinh tế dịch từ ① đến ②sản lượng giảm, giá tăng: Tình trạng đình lạm - stagflation) AS1 AS2 P Y Y2 Yp Lạm phát do chi phí đẩy Y AS1 AD1 AD2 Y1 Y2 Tình trạng đình lạm - Stagflation Stagflation: Tình trạng suy thoái kinh tế đi kèm lạm phát (stagnation + inflation) Ví dụ: Nền kinh tế Nhật, Mỹ giai đoạn khủng hoảng dầu mỏ 1973 – 1974. Giá dầu tăng gấp 4 lần từ $3 lên $12/ thùng- nền kinh tế rơi vào suy thoái và lạm phát cao. Nền kinh tế Mỹ giai đoạn đầu năm 2008 Tình trạng đình lạm - Stagflation Bài toán hóc búa cho các nhà hoạch định chính sách : Phục hồi kinh tế bằng cách kích cầu - càng làm tăng lạm phát Kiềm chế lạm phát bằng các chính sách thắt chặt - sản lượng càng sụt giảm trầm trọng Cung tiền và lạm phát 1, Sản lượng Y ổn định trong ngắn hạn. 2,Vận tốc lưu chuyển tiền tệ V không thay đổi. 3,M tăng dẫn đến P tăng Figure 4 Money and Prices During Four Hyperinflations Copyright © 2004 South-Western (a) Austria (b) Hungary Money supply Price level Index (Jan. 1921 = 100) Index (July 1921 = 100) Price level 100,000 10,000 1,000 100 1925 1924 1923 1922 1921 Money supply 100,000 10,000 1,000 100 1925 1924 1923 1922 1921 Figure 4 Money and Prices During Four Hyperinflations Copyright © 2004 South-Western (c) Germany 1 Index (Jan. 1921 = 100) (d) Poland 100,000,000,000,000 1,000,000 10,000,000,000 1,000,000,000,000 100,000,000 10,000 100 Price level 1925 1924 1923 1922 1921 Price level Index (Jan. 1921 = 100) 100 10,000,000 100,000 1,000,000 10,000 1,000 1925 1924 1923 1922 1921 Tác động của Lạm phát Lạm phát cao - Sức mua đồng tiền giảm - giảm tiêu dùng, đầu tư - ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Tác động của Lạm phát Lạm phát làm tỷ lệ lãi suất thực giảm-giảm động cơ tiết kiệm. r = i – π r: Lãi suất thực tế (real interest rate) i: Lãi suất danh nghĩa (nominal interest rate) π: Tỷ lệ lạm phát (% thay đổi của mức giá chung P) Figure 5 The Nominal Interest Rate and the Inflation Rate Copyright © 2004 South-Western Percent (per year) 1960 1965 1970 1975 1980 1985 1990 1995 2000 0 3 6 9 12 15 Tác động của Lạm phát Lạm phát bóp méo các tương quan giá cả, do đó làm các quyết định tiêu dùng và đầu tư không chính xác, làm giảm khả năng phân phối nguồn lực hiệu quả của nền kinh tế. Tác động của Lạm phát Làm giảm mức sống của người dân (đặc biệt tác động tiêu cực đến người dân có thu nhập thấp). Phân phối lại tài sản: những người giữ nhiều tài sản có giá trị danh nghĩa (tiền mặt) sẽ bị thiệt. Tác động của Lạm phát Đồng nội tệ mất giá làm những người cho vay bằng đồng nội tệ thiệt và những người đi vay có lợi. Ngược lại làm thiệt những người đi vay bằng ngoại tệ. Lạm phát quá cao có thể làm đồng tiền mất vai trò là phương tiện trao đổi và dự trữ giá trị. Tác động của Lạm phát Chi phí mòn giày - Shoeleather costs: Lạm phát làm giảm giá trị đồng tiền, do đó làm người dân không mong muốn nắm giữ tiền mặt (tăng số lần phải đến NH rút tiền, giảm thời gian cho các hoạt động hiệu quả khác). Chi phí in lại biểu giá - Menu costs Tax distortions: Lạm phát làm thổi phồng các khoản thu nhập từ đầu tư và làm tăng gánh nặng thuế phải chịu với các khoản này Chi phí của việc giảm lạm phát Để giảm lạm phát, NHTƯ phải thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, tổng cầu suy giảm. Chi phí của việc giảm lạm phát: Nền kinh tế phải chấp nhận tình trạng sản lượng giảm, thất nghiệp tăng cao. Tỷ lệ hy sinh ước khoảng 5 lần: để giảm 1% tỷ lệ lạm phát, phải hy sinh 5% sản lượng. Năm 1979 – 1981: để giảm tỷ lệ lạm phát từ 10% xuống còn 4%, Mỹ đã phải chấp nhận để sản lượng hằng năm giảm 30% (tỷ lệ thất nghiệp cao: 10% năm 1983)